This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám

guest11

Rìu Chiến Chấm
Covid-19 tại Ba Tây

Số tử vong Covid-19 tại Ba Tây lên đến 52.000 người, với 1.100.000 ca nhiễm, con số cao nhất ngoài nước Mỹ. Và đã có 181 y tá chết, một con số cao nhất thế giới, và 15.000 y tá nhiễm bệnh. Số ca nhiễm của người thiểu số là 7.700, số tử vong của họ là 350 người. Số còn lại 900.000 dân thiểu số sống trong sợ hãi.

Một thẩm phán liên bang đã ra lệnh tổng thống Ba Tây, Brazilian President Jair Bolsonaro, ban hành luật phải mang khẩu trang khi ra ngoài công cộng. Số tử vong và ca nhiễm lên cao đến nỗi y tá phải ngủ dưới nền nhà bệnh viện, tử thi cho vào bao rác và đặt kế giường bệnh nhân đang nằm. Bên ngoài bệnh viện có 4 containers, mỗi containers có thể chứa được 75 tử thi.

Y tá thường trực phải ngủ trên nền bệnh viện


Bao bọc tử thi được đặt kế giường bệnh nhân đang nằm


Containers ngoài bệnh viện. Mỗi container có thể chứa được 75 tử thi


Trẻ em dân tộc thiểu số đang chờ nhân viên y tế quân đội


Lính trong quân đội Ba Tây đang khử trùng hàng tiếp liệu tới phi trường
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Cầu gần biên giới Trung-Ấn bị gãy, cắt đứt tuyến đường cung cấp thực phẩm cho 7.000 dân và lính Ấn Độ


Một chiếc xe tải chở máy móc hạng nặng chạy đến giữa cầu thì cây cầu đột nhiên bị gãy.

Tờ Hindustan Times ngày 23/6 đưa tin, vào khoảng 9h sáng ngày 22/6, cây cầu duy nhất nằm trên tuyến đường dẫn tới biên giới Trung-Ấn đã bất ngờ bị gãy sau khi một chiếc xe tải chở máy móc hạng nặng phớt lờ cảnh báo nguy hiểm để đi qua.
Sĩ quan cảnh sát địa phương Mohammed Asif Khan cho biết: "Vào thời điểm xảy ra sự cố, một cây cầu khác đang được xây dựng gần cây cầu bị sập. Do cây cầu [bị sập] đang xuống cấp tồi tệ. Các công nhân lo lắng rằng cây cầu không chịu được tải trọng, đã cảnh báo tài xế xe tải không nên qua cầu...".

cây cầu bị gãy đồng nghĩa việc cắt đứt tuyến đường cung cấp thực phẩm cho khoảng 7.000 cư dân và binh lính địa phương ở biên giới Ấn Độ.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Du thuyền cho thuê với giá mắc nhất trên thế giới

Chiếc du thuyền vĩ đại Flying Fox dài 150 mét, 6 tầng, có sân bay trực thăng, hồ tắm, vườn cây.... Flying fox được đóng tại Đức năm 2017 với phí tổn 500 triệu Bảng Anh và hoàn thành năm 2919.

Giá cho thuê là 3 triệu Bảng Anh cho một tuần. Flying fox có 11 cabins cho 25 người khách (đêm ngủ), hoặc 34 khách thuê ban ngày. Để phục vụ cho số khách đó, Flying Fox cần 54 nhân viên phục vụ.

Flying Fox 6 tầng có sân bay, hồ bơi, đồ chơi thể thao lướt (bay) trên mặt nước


Flying Fox bắt đầu thuê năm 2020


Hồ bơi trên Flying Fox với diện tích 400 mét vuông, giá thuê 3 triệu một tuần, hoặc 18000 Bảng Anh/một giờ


Phí tổn đóng cho Flying Fox là 500 triệu Bảng Anh


Giống như một thành phố nổi


"phòng ngủ"


"Phòng thư giãn"












Hoàng hôn
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Khỉ ơi là khỉ

City of Lopburi,
tại Thái Lan, là một thành phố có dân số 750.000 người và 6.000 khỉ. Trước mùa dịch Covid-19 khách du lịch thường hay đến thành phố này và cho khỉ ăn chuối, trái cây, đồ dư. Nhưng từ hồi đầu mùa dịch đến giời, khách không tới, khỉ thiếu thức ăn và bắt đầu làm trò khỉ trên đường phố. Dân cư bắt đầu cảm thấy khó chịu và cho chúng ăn để chúng bớt quấy rối. Nhưng nhiều người cho rằng nếu cứ cho chúng ăn, đặc biệt đồ ngọt, chúng sẽ có nhiều năng lượng hơn, và sinh sản nhiều hơn. Cứ 3 năm số lượng khỉ trong thành phố tăng gấp đôi. Chính quyền có dự tính sẽ bắt chúng, đánh thuốc mê, tiêm thuốc diệt sản và thả chúng ra, hoặc bắt chúng mang đến thành phố khác. Nhưng chắc chắn dân thành phố khác sẽ phản đối.

Dân chúng bắt đầu thấy phiền vì không có khách du lịch, khỉ đói, làm loạn


Dân cư nói nếu khách du lịch đi ngang qua mà không cho chúng ăn, có thể chúng tấn công


Một số dân cho chúng ăn để chúng khỏi quấy phá. Nhưng người khác lại nói nếu làm vậy dân số chúng sẽ tăng nhanh


Những tòa nhà bỏ hoang bị chúng chiếm cứ. Một rạp chiếu phim bỏ hoang bị chúng chiếm cứ làm địa bànsinh sản, khu nghĩa trang riêng. Nếu có người vào, người đó có thể bị tấn công


Nhiều nhà phải giăng lưới thép nơi cửa, cửa sổ vì sợ chúng vào. Một người trong họ nói giờ đây họ như sống trong chuồng, còn bày khỉ được sống tự do.


Đói, chờ đồ ăn, nhưng không có khách du lịch tiếp tế đồ ăn, khi bắt đầu trở nên hung hãn với dân cư


Gỡ nẹp cao su trên xe


Phá biểu ngữ cấm cho khỉ đồ ăn (chuối)


Nhà bỏ hoang là nơi chúng ngủ, sinh sản, và chết


Một chủ tiệm cho chúng ăn rau để chúng khỏi quấy


Ngồi đợi dân cư ăn xong vất đồ thừa


Giống như "biểu tình ôn hòa"


Một nơi hành hương, nơi khách hành hương thường cho ăn. Giờ đây không còn khách nữa, nên khỉ đói


Khỉ trên đầu tượng khỉ


Bảng cảnh báo khách du lịch: khu vực có khỉ


Thành phố khỉ
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Tôi mà ở khu KHỈ này có lẽ tôi bán nhà dù được giá hay ko thì cũng bán .
Hồi những năm 1990 nhà tôi thì ở nông thôn nhà tranh vách lá khu nhà có mấy con người ta nuôi nó xúc xích rồi sinh sản 1 lủ gần chục con , 4 ~ 5 giờ sáng nó trèo vô nó tháo dây mùng , nó phá phách nhiều nơi , vào nhà máy phá bảo vệ bắn lần hồi hết luôn
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Maglev: Xe lửa siêu tốc Trung Quốc nhanh nhất thế giới 600km/giờ

TQ đã hoàn thành cuộc thử nghiệm, 200 chức năng, của xe lửa siêu tốc Maglev Trains, với kết quả tốt đẹp. Cuộc thử nghiệm đã được thử nghiệm tại viện đại học Thượng Hải. Xe dùng kỹ thuật Maglev (từ trường nâng xe lên cao khỏi đường rầy), nam châm điện sẽ nâng xe lên khỏi mặt đường rầy (xe không cần bánh xe),và sẽ không có lực ma xát giữa đường rầy và xe. Do đó xe sẽ chạy nhanh hơn, gia tốc cao hơn, thắng nhanh và dễ hơn.

Trong cuộc thử nghiệm xe đạt vận tốc tối đa là 600km/giờ. Nếu chạy từ London (Anh) đến Paris (Pháp) chỉ mất 50 phút. Nếu chạy từ Thượng Hải đến Bắc Kinh, thời gian giảm từ 5 tiếng 30’ xuống còn 3 tiếng 30’.
Châu Âu và TQ đã có xe tốc hành dùng kỹ thuật từ trường nhưng với vận tốc thấp hơn. Hiện tại TQ đã có xe lửa siêu tốc Fuxing, Bullet Train (Xe lửa đầu đạn) chạy trên đoạn đường rầy ngắn 30 km từ Phi Trường Thượng Hải vào trung tâm thành phố với vận tốc 350km/giờ, hoạt động từ năm 2022.

Maglev Trains sẽ là phương tiện giao thông để điền vào khoảng trống khác biệt giữa Bullet Train và máy bay.
Các chuyên gia TQ đang dự tính trong tương lai sẽ chế tạo một xe lửa siêu tốc nhanh hơn Maglev Trains, với vận tốc 1200km/giờ, cũng dùng kỹ thuật Maglev, cộng thêm kỹ thuật mới: xe chạy trong “khoảng chân không.

Toa xe thử nghiệm không bánh xe. Từ trường sẽ nâng xe lên khỏi đường rầy, chạy trên không


Chuyên viên kỹ thuật thử nghiệm 200 chức năng của xe


Bên trong xe lửa siêu tốc Maglev


Xe chạy đạt vận tốc tối đa 600Km/giờ, nhanh gấp 2 lần xe Bullet Train bên Âu Châu


Cuộc thử nghiệm thành công đánh dấu kỹ thuật đột phá xe lửa siêu tốc của TQ


Xe lửa cũ cũng với kỹ thuật Maglev đang hoạt động tại Thượng Hải từ năm 2002




Thử nghiệm xe lửa siêu tốc mới tại TQ
 

dammage

Rìu Chiến
Giống như một thành phố nổi
chiếc này chỉ bằng 1 nửa queen elizabeth, chưa tới mức gọi là thành phố nổi nhưng thiết kế đúng là đẹp hơn mấy du thuyền cỡ lớn, tui thích chiếc nào vừa vừa cỡ 10 - 12 người lênh đênh trên biển, chừng nào đụng băng thì bơi vô
 

dammage

Rìu Chiến
gặp thời này mà bắn nó lỡ xui xui bị quay đưa lên mạng thế nào cũng bị 1 lũ ngồi trong hầm cầu cào phím chửi, ai ở những chỗ này mới biết phiền phức cỡ nào, nói sao ở thành phố du lịch mà lại có nhà bỏ hoang
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Thành phố này trở nên thành phố du lịch nhờ......khỉ. Không có khỉ, chẳng có khỉ (khách) nào tới.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Còn chiếc này thì sao?
Chiếc dưới đây mới chỉ là một mô hình Galileo 2 do hãng Đức BeiderBeck thiết kế, chưa được tiến hành sản xuất. Phí tổn lên tới 500.000.000.000 Euros Dollars, chưa kể ''đồ chơi"
- Hồ bơi 464 mét vuông
- Bến đậu dài 83 mét cho du thuyền khác
- Bãi đáp trực thăng và nơi cất giữ trực thăng
- Rạp cinema
- Bệnh viện cấp cứu (nhỏ)
- Cây xăng cho trực thăng
- Phục vụ 38 khách du lịch với 75 nhân viên phục vụ
- .................................................

Mô hình tàu Galileo 2 với bến đậu cho du thuyền khác


Bến đậu










 

guest11

Rìu Chiến Chấm
- Phe tả và phóng viên báo chí, truyền hình yêu cầu bãi bỏ quốc ca, vì người sáng tác sở hữu nô lệ

- Một số tiệm, công ty, và công ty thưa kiện thành phố Minneapolis vì để "khu tự trị" tồn tại, thiệt hại kinh tế, an toàn cho business và dân cư.

- Người sống sót trong vụ nổ súng trong "khu tự trị" (khu cấm cảnh sát) nói người phe hữu đã cố tình sát hại và đổ lỗi cảnh sát không ngăn chặn và cấp cứu đúng lúc.

- Một khu dân cư gần "khu tự trị" đồng lòng và hứa sẽ không bao giờ gọi cảnh sát và còn cấp phát thực phẩm cho những người đến dựng trại tại công viên.... cho tới ngày hôm qua, dân gọi cảnh sát vì có hơn 300 người vô gia cư đến dựng trại, cộng thêm dân mua bán thuốc phiện.

- Thị trưởng New York City nói sẽ cho sơn hàng chữ vĩ đại "Black Lives Matter" ngay tại đại lộ nơi khách sạn to lớn của Trump tọa lạc.

- Trump sẽ đến dãy núi Mount Rushmore, nơi chân dung 4 vị tổng thống được khắc vào, để ăn mừng đốt pháo bông kỷ niệm ngày Độc Lập của Mỹ (ngày 4 tháng 7). Sự kiện này càng làm cánh tả tức giận vì một tượng đài của 4 vị tổng thống này đã bị dân biểu tình hạ, một số sẽ bị thị trưởng cho hạ vì sợ cánh tả biểu tình, phá hoại....Cánh tả chỉ trích cuộc thăm viếng của Trump với lý do là có sự rủi ro: Covid-19 lan rộng, cháy rừng vì nhiệt độ năm nay cao hơn, và biểu tình của bộ lạc Mọi da đỏ.

Trump và phu nhân sẽ tới Mount Rushmore vào ngày 3 tháng 7


Chân dung 4 vị tổng thống được khắc trên núi




Một bộ lạc người thiểu số cũng tính biểu tình chống cuộc thăm viếng của Trump tại Mount Rushmore



 

vettinhsau

Rìu Sắt
Vé đắt hơn máy bay, nên làm 9trị là 9 chứ chứ bù lỗ thấy mịa trong đó.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Tôi không nghĩ vé đắt hơn vé máy bay vì
- Số hành khách rất đông. Thượng Hải và Bắc Kinh là hai thành phố sầm uất nhất.
- Nhiều chuyến đi/chuyến về trong ngày hơn máy bay.
- Phí tổn bảo trì/ bảo hiểm ít hơn máy nhiều.
- ............
 

Cuong1977

Rìu Chiến Chấm
Cái này gọi là chủ nghĩa xét lại . Ai cũng có công có tội, nước Mỹ cả một giai đoạn lịch sử sở hữu nô lệ nên khó tìm được nhân vật lịch sử không liên quan.
Thật khó hiểu đối với đất nước được coi là tự do và phát triển nhất thế giới
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Thật đúng khi tìm một nhân vật lịch sử thời nô lệ, mà không liên quan đến việc sở hữu nộ lệ, vì khoảng thời gian nô lệ quá dài qua bao thế hệ, 246 năm.

"Thật khó hiểu đối với đất nước được coi là tự do và phát triển nhất thế giới"
Cuộc chiến tả, hữu không bao giờ chấm dứt, giống như tiểu thuyết Kim Dung với các cuộc chiến "chánh, tà".

Trong vài thập niên gần đây, đặc biệt bây giờ, cánh tả có thế lực rất lớn, là giới truyền thông và giới đại học. Không có 2 giới này cánh tả không có được như hiện thời. Quyền lực giới truyền thông được ví là Đệ Tứ Quyền, ngang hàng với Tam Quyền: Lập pháp, hảnh pháp, và tư pháp. Giới truyền thông lớn của Mỹ (truyền hình, báo chí, radio...)không còn như thời 50 năm về trước nữa, nay hoàn toàn thuộc cánh tả, giờ cộng thêm Google, Facebook, Twitter... cũng thuộc cánh tả. Còn đại học rất tinh vi, họ uốn nắn, định hướng tư tưởng thiên tả vào tư duy học sinh trước khi họ ra ngoài xã hội Nếu không cò những giời trên, chắc chắn những sự việc bạo loạn, biểu tình, hạ tượng đài...không có trong những ngày qua.

Nhưng các giới trên hãy coi chừng. Sẽ có ngày nhóm cực tả sẽ quay đầu lại diệt các giới đó. Người có công trong việc giải phóng nô lệ còn bị hạ nhục, hạ tượng đài, ngay cả tượng Đức Jesus cũng đang bị đe dọa, xá gì giới truyền thông.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Covid-19 và lockdown.

Câu hỏi quan trọng: “Luật lockdown (đóng cửa kinh tế, cách ly…) trong mùa dịch Covid-19 vừa qua có mang lại kết gì không?”

Tuần qua nhóm nghiên cứu đưa kết quả của họ về đại dịch Covid-19. Kết quả, dựa trên dữ liệu, thống kê, và suy luận, cho biết.

- Số ca nhiễm Covid-19 80 lần nhiều hơn số chính thức và lan truyền nhanh (gần) gấp 2 lần như mọi người nghĩ.

- Luật Lockdown hầu như không có hiệu quả gì

- Bản báo cáo cũng cho biết Covid-19 trải rộng nhiều nơi và tử vong ít hơn như rất nhiều người tiên đoán.

Nhưng những nhà “chuyên gia”, giới truyền thông, chính quyền vẫn từ chối xét lại việc phòng chống Covid-19 (lockdown) vừa qua thực sự có hiệu quả hay không dựa trên dữ liệu đưa ra.

Nhóm nghiên cứu phân tách dữ liệu số bệnh nhân mắc bệnh “giống như dịch cúm” (influenza-like illnesses (ILI)) nhưng không phải cúm trong thời gian 3 tuần trong tháng 3. Họ ghi nhận bệnh “giống như dịch cúm” tăng lên tới 7 triệu 800 ngàn trong suốt 3 tuần cuối của tháng 3 so với con số chính thức là 100.000 trong cùng thời điểm (gấp hơn 80 lần).

Điều khám phá trên rất quan trọng cho những kết luận sau

1) Luật Lockdown vô hiệu vì quá trễ. Ngựa mất mới đóng cửa chuồng.

Khi luật Lockdown được áp dụng vào cuối tháng 3, thời điểm mà Covid-19 đã lan rất rộng và nhanh. Theo cuộc nghiên cứu riêng của Cơ Quan Phòng/Chống Covid-19 (CDC) “Việc phòng dịch sẽ mất hiệu lực nhanh chóng nếu tỷ số ca nhiễm/ số dân cao hơn 1% trước ngày Lockdown được áp dụng trong khu vực bị dịch.”

Theo như cuộc nghiên cứu của Đại Học Penn State, vào thời điểm luật Lockdown được ban hành, tỷ số ca nhiễm/số dân của nước Mỹ là 4% và của New York là 9%. Điều này giải thích tại sao 66% số người nằm viện lại là số người ở trong nhà, hầu như không ra khỏi nhà.

https://www.cnbc.com/2020/05/06/ny-...hospitalizations-are-people-staying-home.html

Số người nằm viện nhiều nhất là số người ở nhà (home, 66%), hầu như không ra khỏi nhà



Nói ngắn gọn, Luật Lockdown không hiệu quả vì tỷ số của toàn quốc và của New York nhiều hơn 1%.

Trong mùa dịch, có một số bản báo cáo Covid-19 đã bắt đầu sớm vào tháng 12 năm 2019. Tuần trước, kết quả nghiên cứu của Italy's National Institute of Health của ý cho biết vi khuẩn Corona được tìm thấy trong 80 mẫu (samples) nước thải tại Milan và Turin vào ngày 18 tháng 12 năm 2019. Mỹ có nhiều khách du lịch đi và đến từ Trung Quốc hơn so với Ý. Cho nên việc vi khuẩn có tại Mỹ từ tháng 12 như ở Ý là điều hợp lý, đáng tin cậy.

2) Với số ca nhiễm to lớn của của người bị nhiễm không có triệu chứng hoặc ít triệu chứng, thì kết quả ca nhiễm mới qua việc xét nghiệm rộng rãi, là vô nghĩa.

Với số ca nhiễm 87 lần cao hơn ca nhiễm được xét nghiệm chính thức hồi tháng ba, hãy tưởng tượng sẽ còn bao nhiêu chục triệu ca nhiểm từ lúc đó. Cuộc nghiên cứu này cho thấy Covid-19 lan truyền như dịch cúm, không như SARS-CoV-1 năm 2003, hiếm nhưng nguy hiểm chết người. Và với cuộc xét nghiệm Covid-19 rộng rãi tại rất nhiều nơi, số ca nhiễm mới dĩ nhiên tăng nhiều, mặc dầu không bị nặng, và số tử vong giảm.

3) Tất cả chỉ là biên giới và số lượng ban đầu vi khuẩn nhập vào quốc gia, hoặc khu vực.

Số lượng vi khuẩn thực sự nhập vào một khu vực đóng một vai trò lớn trong việc lây nhiễm và tử vong. Trong một cuộc nghiên cứu và phân tích 500 khu vực tại Âu Châu cho thấy những vùng có số lan nhiễm rộng lớn bị hậu quả tai hại hơn những vùng lan nhiễm ít hơn trong tháng 3. Nói cách khác, khi vi khuẩn Corona đã lan rộng ra một khu vực lớn, việc phòng dịch [shutdown] bị giới hạn rất nhiều, coi như vô hiệu.

Theo dữ liệu, thống kê, tiểu bang Arizona và tiểu bang Arkansas tỷ số ca nhiễm/số dân hầu như không có , trong khi New York 9%, tiểu bang California, Texas, Florida có số ca nhiễm/số dân ít hơn rất nhiều so với New York, mặc dẩu 3 tiểu bang đó cũng lớn và đông dân không kém New York là bao nhiêu. Tại sao vậy? Lý do: Tại 3 tiểu bang trên Luật Shutdown được áp dụng khi tỷ lệ ca nhiễm/số dân còn rất thấp so với New York hồi tháng 3.

Thế còn tiểu bang Arizona thì sao? Vào tháng 3 số ca nhiễm/số dân hầu như không có, và tại sao hiện tại Arizona lại trở thành điểm nóng của dịch với số nhiễm/dân số tăng nhanh. Lý do: Arizona giáp ranh Mễ Tây Cơ. Số ca nhiễm/số dân của Mễ Tây Cơ không đáng kể hồi tháng 3, nhưng bắt đầu báo động vào tháng 5 vì Mễ Tây Cơ không có Luật Shutdown (vẫn cho tới giờ này.) Khi số ca nhiễm/số dân lên cao tới điểm báo động hồi tháng 5. Số đông dân Mễ nhiễm bệnh được qua Arizona điều trị, và Covid-19 từ đói lan nhanh tại Arizona.

Thêm một điểm ghi nhận là 3 tiểu bang trên giờ đây số ca nhiễm có tăng vì việc xét nghiệm được phổ biến rộng rãi hơn. Tuy nhiên số người nhiễm bệnh thuộc thành phần nhẹ, không triệu chứng; và Covid-19 kéo dài hơn so với New York.

Kết luận: Shutdown có hiệu quả hay không, nhiều hay ít, tùy vào thời điểm áp dụng. Bạn có thể phòng dịch [shutdown] hữu hiệu trước khi dịch lan rộng. Chính phủ Mỹ đã từ chối đóng cửa biên giới lúc thực sự cần, nhưng lại shut down sự sống của dân chúng khi việc shutdown không giúp gì được nữa vì quá trễ.
Nguồn:
https://www.theblaze.com/op-ed/horo...ons-existing-in-march-than-the-official-count

Bản tường trình kết quả nghiên cứu Covid-18 của Đại Học Penn State:

https://news.psu.edu/story/623797/2...ction-rate-may-be-80-times-greater-originally
 

Cuong1977

Rìu Chiến Chấm
Em không rõ tình hình chính trị ở Hoa Kỳ nhưng bác nói giới truyền thông, google, facebook... hoàn toàn cánh tả thì hơi khiên cưỡng. Giới truyền thông hay Google, Facebook không thuộc cánh gì cả, chỉ có con người hoạt động trong đó mới theo cánh này hay cánh kia và em không tin 100% những người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông theo cánh tả .
Mà thực ra chả có cánh nào, đều là do người ta gán ghép hết, tỷ dụ bây giờ em ủng hộ phong trào bình đẳng cho người không phải da trắng bác cũng cho em là cánh tả à
 

dammage

Rìu Chiến
chiếc này nhìn tạm được hơn chiếc trên

con người sống ở 1 thời đại hay quốc gia nào đó thường rất khó thoát khỏi ảnh hưởng từ quan niệm suy nghĩ của thời đại hay nước đó, lấy quan niệm thời nay mà xét thời xưa đúng là chuyện tào lao, chỉ là cái cớ để đám đó phá phách thôi, làm quá rồi sẽ tới lúc phía đối lập bật dậy
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Linh tinh

Đá quí Tanzanite
Một người thợ mỏ đã tìm thấy 2 viên đá quí, dài khoảng30 cm, dày 10cm màu xanh tím. Trọng lượng một viên là 9,27kg, viên khác là 5,1kg. Cả hai có màu tím-xanh dương.

Đây là loại đá rất hiếm và quí, chỉ tìm thấy tại một vùng nhỏ bé của nước Tanzania thuộc Tây Phi Châu. Viên đá quí Tanzanite đầu tiên được tìm thấy tại đây vào năm 1967, và viên lớn nhất được kiếm thấy nặng 3,38 ký vào 15 năm trước.

Vùng đất có đá quí Tanzanite


Hai viên đá trên đã được bán với giá $3,300,000. USD. Saniniu Laizer, người thợ mỏ tìm thấy 2 viện đá quí trên, 4 vợ, 30 đứa con, nói ông sẽ dùng số tiền này để xây một shopping mall và một trường học gần nơi ông ở vì nhiều người dân nơi ông không thể cho con đi học được.




Saniniu Laizer, người sau một đêm trở thành triệu phú USD


Đạp xe trong rừng núi.
Giải nhất của cuộc thi "GoPro of the World", $7,000 USD