Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám | Page 27 | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám

dammage

Rìu Chiến
Tình trạng này kéo dài đến bao giờ nhỉ?
trừ khi con người tìm ra phương thuốc gì đó ngăn chặn phòng ngừa, chứ nếu không có khi nhân loại sẽ phải sống chung với con corona này vĩnh viễn, có người từng cảnh báo rồi nè

nghĩ lúc đầu chỉ có 1 nhóm nhỏ người bị nhiễm mà lây lan khắp thế giới, vậy thì chỉ cần tồn tại 1 patient zero thôi là nó cũng có thể bùng trở lại bất cứ lúc nào, hiện tại do con người cảnh giác phòng trừ nên bệnh mới được ngăn chặn, nhưng hông thể nào cứ căng như vầy hoài được, căng quá nhiều người mỹ chịu hổng nổi xách súng đi biểu tình rồi kìa
7L1XX2F.gif
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Chi phí điều trị cho bệnh nhân 91 nhiễm Covid-19 lên đến 3 tỉ đồng, đang xem xét ghép phổi

2020-05-22_00181.jpg





Bệnh nhân 91 - phi công người Anh nhiễm Covid-19 đã được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị; xem xét ghép tạng. Chi phí điều trị đã lên đến 3 tỉ đồng.

Bệnh nhân người Anh được chuyển từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới sang Bệnh viện Chợ Rẫy /// ẢNH: CTV
Bệnh nhân người Anh được chuyển từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới sang Bệnh viện Chợ Rẫy
ẢNH: CTV

Lúc 17 giờ 30 phút ngày 22.5, phi công người Anh nhiễm Covid-19 (bệnh nhân 91) đã được chuyển từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới đến Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM để điều trị và xem xét ghép tạng (phổi).
Như vậy, bệnh nhân 91 đã kết thúc 64 ngày điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và cũng đã 15 ngày liên tiếp âm tính với Covid-19.

=============
Báo Pháp Luật đưa tìn về Nga thử nghiệm vắc xin

https://baophapluat.vn/quoc-te/gioi-khoa-hoc-nga-cong-bo-tin-vui-ve-thu-nghiem-vaccine-ngua-covid19-518682.html

Các nhà khoa học Nga ở Viện nghiên cứu dịch tễ học và vi trùng học Gamalei của Nga đã thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19 trên cơ thể mình và tuyên bố thử nghiệm đã thành công, hãng tin Sputnik dẫn lời Viện sĩ Alexandr Gunzburg - Giám đốc Viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga - cho biết.
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
trừ khi con người tìm ra phương thuốc gì đó ngăn chặn phòng ngừa, chứ nếu không có khi nhân loại sẽ phải sống chung với con corona này vĩnh viễn, có người từng cảnh báo rồi nè

nghĩ lúc đầu chỉ có 1 nhóm nhỏ người bị nhiễm mà lây lan khắp thế giới, vậy thì chỉ cần tồn tại 1 patient zero thôi là nó cũng có thể bùng trở lại bất cứ lúc nào, hiện tại do con người cảnh giác phòng trừ nên bệnh mới được ngăn chặn, nhưng hông thể nào cứ căng như vầy hoài được, căng quá nhiều người mỹ chịu hổng nổi xách súng đi biểu tình rồi kìa
7L1XX2F.gif
Giống như các dịch khác trong lịch sử nhân loại, không bao giờ Covid-19 vĩnh viễn ra đi, nó sẽ tồn tại mãi. Có điều con số cq nhiễm và tử vong của tất cả các dịch sẽ giảm dần nhưng vẫn tồn tại, chẳng hạn như lao phổi, sốt xuất huyết.... Dưới đây là một số đại dịch trong thời cận đại.

Spanish Flu: 1918-1920
Xuất phát từ Tây Ban Nha, 500 triệu người (1/3 nhân loại) nhiễm trùng. 50 triệu người chết, 675 ngàn người Mỹ chết.

Asian Flu: 1957-1958
Xuất phát từ Singapore. 1.000.000 người chết, 116.000 người chết tại Mỹ.

AIDS pandemic and epidemic: 1981-present day
Còn gọi là SIDA, xuất phát từ Tây Phi. Vi khuẩn này làm tê liệt hệ thống đề kháng trong bạch huyết cầu. Cho tới ngày nay đã có khoảng 35 triệu người chết vì bệnh này.

H1N1 Swine Flu pandemic: 2009-2010
Còn gọi là cúm gà, xuất phát từ Mễ Tây Cơ và lan rộng khắp hoàn cầu. Dịch này đã làm 1.400.000.000 người nhiễm và từ 151,700 tới 575,400 người chết.

West African Ebola epidemic: 2014-2016
Xuất phát từ Tây Phi với 28,600 ca nhiễm và 11,325 tử vong

 

pepePE

Rìu Chiến Vàng
VIP User
Một lưu ý về bệnh cúm Tây Ban Nha
Cúm Tây Ban Nha: đại dịch 1918 không bắt đầu ở Tây Ban Nha

Cúm Tây Ban Nha đã giết chết từ năm 1918 đến 1920, hơn 40 triệu người trên toàn thế giới. Con số chính xác của đại dịch, được coi là tàn khốc nhất trong lịch sử, vẫn chưa được biết. Một thế kỷ sau, nguồn gốc của dịch bệnh này, không hiểu biên giới hay tầng lớp xã hội, vẫn chưa được biết.

Mặc dù một số nhà nghiên cứu tuyên bố rằng nó bắt đầu ở Pháp vào năm 1916 hoặc Trung Quốc vào năm 1917, nhưng nhiều nghiên cứu đã đặt những trường hợp đầu tiên tại căn cứ quân sự Fort Riley (Mỹ) vào ngày 4 tháng 3 năm 1918.

Sau khi đăng ký các trường hợp đầu tiên ở châu Âu, cúm đã lan sang Tây Ban Nha. Một quốc gia trung lập trong Thế chiến I đã không kiểm duyệt việc công bố các báo cáo về căn bệnh này và hậu quả của nó, không giống như các quốc gia khác tập trung vào cuộc chiến.

Là quốc gia duy nhất lặp lại vấn đề này đã gây ra dịch bệnh được gọi là Cúm Tây Ban Nha. Và mặc dù không phải là tâm chấn, Tây Ban Nha là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 8 triệu người mắc bệnh và 300.000 người chết.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Một lưu ý về bệnh cúm Tây Ban Nha
Cúm Tây Ban Nha: đại dịch 1918 không bắt đầu ở Tây Ban Nha

Cúm Tây Ban Nha đã giết chết từ năm 1918 đến 1920, hơn 40 triệu người trên toàn thế giới. Con số chính xác của đại dịch, được coi là tàn khốc nhất trong lịch sử, vẫn chưa được biết. Một thế kỷ sau, nguồn gốc của dịch bệnh này, không hiểu biên giới hay tầng lớp xã hội, vẫn chưa được biết.

Mặc dù một số nhà nghiên cứu tuyên bố rằng nó bắt đầu ở Pháp vào năm 1916 hoặc Trung Quốc vào năm 1917, nhưng nhiều nghiên cứu đã đặt những trường hợp đầu tiên tại căn cứ quân sự Fort Riley (Mỹ) vào ngày 4 tháng 3 năm 1918.

Sau khi đăng ký các trường hợp đầu tiên ở châu Âu, cúm đã lan sang Tây Ban Nha. Một quốc gia trung lập trong Thế chiến I đã không kiểm duyệt việc công bố các báo cáo về căn bệnh này và hậu quả của nó, không giống như các quốc gia khác tập trung vào cuộc chiến.

Là quốc gia duy nhất lặp lại vấn đề này đã gây ra dịch bệnh được gọi là Cúm Tây Ban Nha. Và mặc dù không phải là tâm chấn, Tây Ban Nha là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 8 triệu người mắc bệnh và 300.000 người chết.
Rất có thể bạn đúng. Vẫn còn đang trong vòng tranh luận vì cái tên của bệnh dịch. Có thể Tây Ban Nha là một trong số quốc gia đầu tiên dịch lan tràn và quá nhiều dân Tây Ban Nha chết, nên họ đặt tên Spanish Flu.

Dịch Covid-19, Mỹ nói xuất xứ từ Tàu, Tàu nói xuất xứ từ Mỹ.

Giới truyền thông và chính trị gia Mỹ (đảng Dân Chủ) tuyên bố nếu nói Dịch Tàu hoặc Dịch Vũ Hán là kỳ thị chủng tộc.
 

dammage

Rìu Chiến
Giống như các dịch khác trong lịch sử nhân loại, không bao giờ Covid-19 vĩnh viễn ra đi, nó sẽ tồn tại mãi. Có điều con số cq nhiễm và tử vong của tất cả các dịch sẽ giảm dần nhưng vẫn tồn tại, chẳng hạn như lao phổi, sốt xuất huyết.... Dưới đây là một số đại dịch trong thời cận đại.

Spanish Flu: 1918-1920
Xuất phát từ Tây Ban Nha, 500 triệu người (1/3 nhân loại) nhiễm trùng. 50 triệu người chết, 675 ngàn người Mỹ chết.

Asian Flu: 1957-1958
Xuất phát từ Singapore. 1.000.000 người chết, 116.000 người chết tại Mỹ.

AIDS pandemic and epidemic: 1981-present day
Còn gọi là SIDA, xuất phát từ Tây Phi. Vi khuẩn này làm tê liệt hệ thống đề kháng trong bạch huyết cầu. Cho tới ngày nay đã có khoảng 35 triệu người chết vì bệnh này.

H1N1 Swine Flu pandemic: 2009-2010
Còn gọi là cúm gà, xuất phát từ Mễ Tây Cơ và lan rộng khắp hoàn cầu. Dịch này đã làm 1.400.000.000 người nhiễm và từ 151,700 tới 575,400 người chết.

West African Ebola epidemic: 2014-2016
Xuất phát từ Tây Phi với 28,600 ca nhiễm và 11,325 tử vong

virus dĩ nhiên sẽ tồn tại mãi mãi nhưng nếu có thuốc trị hoặc vaccine hoặc phương pháp phòng ngừa nào đó thì nó sẽ không có cơ hội bùng lên thành đại dịch nữa, bệnh dịch nào ban đầu cũng xuất phát từ 1 nhóm nhỏ người rồi lây lan thành thảm họa mà, bệnh sida giờ vẫn còn nhưng người ta đã áp dụng các biện pháp phòng tránh, thậm chí nghe nói uống thuốc đều dặn có thể sống hết tuổi thọ nên nó không còn đáng sợ như xưa nữa

Một lưu ý về bệnh cúm Tây Ban Nha
Cúm Tây Ban Nha: đại dịch 1918 không bắt đầu ở Tây Ban Nha
người ta đã quá quen với cách gọi cúm tây ban nha rồi, nên những người ít tìm hiểu vẫn sẽ nghĩ rằng cúm tây ban nha bùng phát từ tây ban nha thôi
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
virus dĩ nhiên sẽ tồn tại mãi mãi nhưng nếu có thuốc trị hoặc vaccine hoặc phương pháp phòng ngừa nào đó thì nó sẽ không có cơ hội bùng lên thành đại dịch nữa, bệnh dịch nào ban đầu cũng xuất phát từ 1 nhóm nhỏ người rồi lây lan thành thảm họa mà, bệnh sida giờ vẫn còn nhưng người ta đã áp dụng các biện pháp phòng tránh, thậm chí nghe nói uống thuốc đều dặn có thể sống hết tuổi thọ nên nó không còn đáng sợ như xưa nữa
Đúng
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Trong thời gian đầu của luật cách ly, các thống đốc tiểu bang Mỹ ra lệnh chỉ có những những người, những cơ quan... làm công việc "quan trọng" như làm việc cho chính phủ, tiệm tạp hóa, công ty xây dựng, bệnh viện... được quyền làm việc và mở cửa trong thời gian cách ly. Còn đại đa số các công việc, dịch vụ khác đều phải đóng cửa.

Nay luật cách ly đã được nới lỏng dần dần, nhiều hãng xưởng đã được mở cửa trở lại. Tuy nhiên tại một vài tiểu bang mà thống đốc thuộc đảng dân chủ, đã rất hạn chế trong việc nới lỏng luật cách ly. Các nơi thờ phượng như nhà thờ, chùa chiền, đền thờ... của các tôn giáo vẫn còn bị thắt chặt: không quá 10 người tại nơi thờ phượng và phải tuân giữ cách xa 2 mét trong khi có những nơi người ra vào nườm nượp vẫn được phép.

Theo thống kê, những tiểu bang giới hạn việc mở cửa kinh tế, trên phương diện số ca nhiễm và tử vong, không khá hơn những tiểu bang và các nước mở cửa kinh tế sớm hơn.

Trong 2 tuần nay nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo phản đối chính quyền cấp tiểu bang, thành phố trong việc không công bằng với sinh hoạt tôn giáo, mặc dầu tín đồ vẫn tuân theo hướng dẫn của chính quyền: cách xa 2 mét, hoặc giảm thiểu số giáo dân tham dự 50%.

Trong tuần qua 25 mục sư và linh mục (phần lớn là mục sư) đã đệ đơn lên chính quyền, phản đối chính quyền đã có chính sách không công bằng với tôn giáo, vi phạm tự do tôn giáo trong thời hậu dịch Covid-19. Và họ tuyên bố sẽ mở cửa nơi thờ phượng trở lại, mặc dầu chính quyền đe dọa phạt.

Trong cuộc họp báo hôm nay, tổng thống Trump khuyếncáo chính quyền địa phương nên nới lỏng luật cách ly đối với tôn giáo, giống như đối với các hãng xưởng đã được mở cửa trở lại. Ông nói nếu không ông sẽ dùng quyền của ngành hành pháp phủ quyết luật của tiều bang và thành phố.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Không biết nói gì luôn:

20201b19b4a6-c505-44f7-943f-f1a2ed53c107.png
Bác làm tôi liên tưởng đến tên bài hát này
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Trích dẫn một nghiên cứu vừa được công bố bởi quỹ Well Being Trust, hãng tin Bloomberg cho biết, sẽ có khoảng thêm 75.000 người chết vì tuyệt vọng do đại dịch Covid-19. Được biết, mục tiêu của nghiên cứu vừa nêu là để định lượng số người chết trong giai đoạn sắp tới vì "tuyệt vọng" (khái niệm bao gồm hành động tự tử và lạm dụng chất kích thích dẫn đến tử vong), do hậu quả của cuộc khủng hoảng gây ra bởi đại dịch Covid-19.


===============

Những nỗ lực của Việt Nam đã được báo chí nước ngoài ghi nhận. Rất nhiều bài viết từ các trang tin nổi tiếng thế giới đang nhìn nhận sự cố gắng của Việt Nam, về việc "làm tất cả để điều trị cho bệnh nhân 91."
Có lẽ TT Trump nhận thấy tai hại kinh tế, bệnh tật, và tử vong trong tương lại của việc shutdown toàn quốc trong thời gian Covid-19 hoành hành nên ông tuyên bố "Nếu làn sóng thứ 2 của dịch Covid-19 tái diễn, sẽ không có chuyện shutdown toàn quốc."
 

Cuong1977

Rìu Chiến Chấm
trừ khi con người tìm ra phương thuốc gì đó ngăn chặn phòng ngừa, chứ nếu không có khi nhân loại sẽ phải sống chung với con corona này vĩnh viễn, có người từng cảnh báo rồi nè

nghĩ lúc đầu chỉ có 1 nhóm nhỏ người bị nhiễm mà lây lan khắp thế giới, vậy thì chỉ cần tồn tại 1 patient zero thôi là nó cũng có thể bùng trở lại bất cứ lúc nào, hiện tại do con người cảnh giác phòng trừ nên bệnh mới được ngăn chặn, nhưng hông thể nào cứ căng như vầy hoài được, căng quá nhiều người mỹ chịu hổng nổi xách súng đi biểu tình rồi kìa
7L1XX2F.gif
Thích nghi và tiến hóa :). Quan điểm của em giống như Thụy Điển. Khi số lượng người bị nhiễm đủ lớn thì nó cũng giống như cúm thông thường. Tất nhiên cái giá phải trả là số lượng người chết vì dịch cao hơn bình thường. Cách lý một cách toàn diện thì lúc nào cũng sẽ phải sống trong phòng ngừa, sợ hãi nếu chưa có thuốc chữa hoặc vắc xin
 

haivu

Administrator
Thành viên BQT
Thích nghi và tiến hóa :). Quan điểm của em giống như Thụy Điển. Khi số lượng người bị nhiễm đủ lớn thì nó cũng giống như cúm thông thường. Tất nhiên cái giá phải trả là số lượng người chết vì dịch cao hơn bình thường. Cách lý một cách toàn diện thì lúc nào cũng sẽ phải sống trong phòng ngừa, sợ hãi nếu chưa có thuốc chữa hoặc vắc xin
Nhưng vấn đề nằm ở giới truyền thông bất lương, bọn chúng lợi dụng số người bị nạn để đánh phá dữ dội cả về cường độ lẫn thậm từ (bọn càng bất lương lại càng yêu thích thậm từ nặng nề nhất), dưới áp lực quá lớn thì mọi thứ đều sẽ lung lay...
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Thích nghi và tiến hóa :). Quan điểm của em giống như Thụy Điển. Khi số lượng người bị nhiễm đủ lớn thì nó cũng giống như cúm thông thường. Tất nhiên cái giá phải trả là số lượng người chết vì dịch cao hơn bình thường. Cách lý một cách toàn diện thì lúc nào cũng sẽ phải sống trong phòng ngừa, sợ hãi nếu chưa có thuốc chữa hoặc vắc xin
"Thích nghi và tiến hóa" cụm từ rất chuẩn. Chủ trương của Thụy Điển từ đầu mùa dịch là giảm thiểu suy thoái kinh tế và thích nghi với hoàn cảnh dịch để tiến hóa sức đề kháng của người dân bằng cách truyền dịch sang người khỏe, những người khỏe này khi đã thoát dịch sẽ được miễn dịch (không vĩnh viễn), lại truyền dịch sang những người khỏe khác và cứ thế tiếp tục cho tới khi đạt được "miễn dịch cộng đồng". Họ khuyến cáo những người già nên ở trong nhà để tránh nhiễm bệnh. Dĩ nhiên Thụy Điển cũng phải trả giá: Số tử vong không tránh khỏi như ở các nước Âu Mỹ của những người già 75 tuổi trở lên. Trên nguyên tắc, đây là cách chủng hoàn toàn tự nhiên, không cần đợi thuốc chủng. Theo một số chuyên gia, cách làm của Mỹ và của các nước Âu Mỹ khác chỉ là trì hoãn cơn dịch, giống như ủ bệnh. Nó có thể trở lại không kém phần dữ tợn.
Nhưng vấn đề nằm ở giới truyền thông bất lương, bọn chúng lợi dụng số người bị nạn để đánh phá dữ dội cả về cường độ lẫn thậm từ (bọn càng bất lương lại càng yêu thích thậm từ nặng nề nhất), dưới áp lực quá lớn thì mọi thứ đều sẽ lung lay...
Ngành truyền thông Âu Mỹ rất mạnh và có ảnh hưởng rất lớn. Quyền lực của nó rất lớn, được mệnh danh là đệ tứ quyền, quyền lực ngang hàng với lật pháp, hành pháp, và tư pháp. Đại dịch Covid-19 làm mọi người hoảng sợ. Đó là một điều rất tự nhiên và hợp lý khi số nhiễm và tử vong quá sức cao trong một thời gian rất ngắn. Tuy nhiên nó đã thổi phồng sự sợ hãi mỗi ngày đến mức quá độ, mục đích để lèo lái chính sách quốc gia, và định hướng dư luận nhằm đè bẹp tư tưởng bảo thủ, và phát triển tư tưởng cấp tiến. Hoàn toàn có tính cách chính trị, phe phái.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Lockdown: Đóng cửa

Thời gian ca nhiễm đầu tiên và đóng cửa tại mỗi quốc gia

Màu đen: ca nhiễm đầu tiên
Màu vàng nhạt: Khuyến cáo địa phương
Màu vàng đậm: Khuyến cáo toàn quốc
Màu tím: Đóng cửa địa phương
Màu nâu: Đóng cửa toàn quốc

_111648244_asia_countries_lockdown_cv_7_apr_3x_640-nc.png



_111689680_europe_lockdown_heatmap_v2_7apr-nc.png



_111717764_americas_countries_lockdown_cv_640-nc.png
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Thích nghi và tiến hóa :). Quan điểm của em giống như Thụy Điển. Khi số lượng người bị nhiễm đủ lớn thì nó cũng giống như cúm thông thường. Tất nhiên cái giá phải trả là số lượng người chết vì dịch cao hơn bình thường. Cách lý một cách toàn diện thì lúc nào cũng sẽ phải sống trong phòng ngừa, sợ hãi nếu chưa có thuốc chữa hoặc vắc xin
Những nước hàng đầu đáng ghi nhận trong chính sách không áp dụng chính sách lockdown.
Thụy Điển, Băng Đảo (Iceland), Belarus, Nhật, Nam Triều Tiên, và Đài Loan.

Trong 6 nước trên, có 4 nước có nền kinh tế mạnh: Thụy Điển, Nhật, Nam Triều Tiên, và Đài Loan
Riêng Belarus: không có gì đáng lo ngại, không đóng cửa, không đeo khẩu trang, không cách xa 2 mét. Nếu nhiễm bệnh, chỉ cần uống Vodka hoặc tắm hơi ấm là khỏi.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Memorial day - Ngày Chiến Sĩ Trận Vong
Ngày tưởng niệm những người đã hy sinh cho Tổ Quốc Mỹ, một ngày lễ lớn của Mỹ, vào ngày thứ hai cuối cùng của tháng 5. Chính quyền và nhân viên y tế lo ngại dân chúng sẽ không giữ khoảng cách 2 mét, không đeo khẩu trang. Nhưng phần lớn dân Mỹ bất chấp những lo ngại, hằng trăm ngàn người ra khỏi nhà hưởng thụ khí trời nóng, ấm, đặc biệt tại bãi biển, sau hai tháng cấm cung.

28756584-8351221-image-a-38_1590291388599.jpg



28756114-8351221-image-a-85_1590292124225.jpg


28756652-8351221-image-a-21_1590291313055.jpg



28756058-8351221-image-a-51_1590291986875.jpg


28756636-8351221-image-a-27_1590291346003.jpg


28755800-8351221-image-a-184_1590292997595.jpg

 

malemkhoang

Rìu Chiến
Trong suốt thời gian giãn cách xã hội,
Khu vực của tôi không thấy bóng dáng một con chuột nào.
Nhưng giờ đây, chúng đã bắt đầu xuất hiện trở lại.
 

pepePE

Rìu Chiến Vàng
VIP User
Trang nhất trên tờ Thời báo New York với tên của 97.426 người chết vì coronavirus ở Hoa Kỳ. Trong khi đó, tổng thống Donald Trump của nó đã bị bắt gặp đang chơi golf.

:( :)
 

tndoubleh

Gà con
Mình mới đọc thấy thử nghiệm thành công vacxin trên người, bắt đầu từ tháng 3 trên các tình nguyện viên ấy
 


Top