Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám | Page 21 | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám

guest11

Rìu Chiến Chấm
Loại thuốc từng bị coi là phế phẩm giờ trở thành thuốc đặc trị Covid-19
Với mục đích sản xuất ban đầu là điều trị bệnh việm gan và bệnh do virus Ebola, loại thuốc này đã gây thất vọng lớn trong quá trình thử nghiệm vì không đạt hiệu quả như mong đợi để rồi bị “bỏ xó”. Tuy nhiên, thứ thuốc từng bị coi là “phế phẩm” giờ lại được Mỹ phê duyệt khẩn cấp trở thành thuốc đặc trị cho bệnh nhân Covid-19 với hiệu quả cao.\

Số người lạc quan về thuốc này đông hơn số người bi quan. Tàu là nước không lạc quan về thuốc này. Nhưng những người lạc quan cho rằng sở dĩ Tàu tuyên bố hiệu ứng này không cao chỉ thuần lý do chính trị.
 

dammage

Rìu Chiến
Biểu tình đòi mở cửa kinh tế
Tiểu bang New Hampshire
27933988-8281159-NEW_HAMPSHIRE_Crowds_ignored_social_distancing_rules_to_pack_int-a-52_1588461980005.jpg
có người VN mình ủng hộ ông trùmp nữa kìa
7L1XX2F.gif


Loại thuốc từng bị coi là phế phẩm giờ trở thành thuốc đặc trị Covid-19
Với mục đích sản xuất ban đầu là điều trị bệnh việm gan và bệnh do virus Ebola, loại thuốc này đã gây thất vọng lớn trong quá trình thử nghiệm vì không đạt hiệu quả như mong đợi để rồi bị “bỏ xó”. Tuy nhiên, thứ thuốc từng bị coi là “phế phẩm” giờ lại được Mỹ phê duyệt khẩn cấp trở thành thuốc đặc trị cho bệnh nhân Covid-19 với hiệu quả cao.\

con ebola hông sợ nhưng con corona lại sợ
7L1XX2F.gif
, nói chung có thuốc rồi kể như là đã thấy được ánh sáng cuối đường hầm rồi
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
con ebola hông sợ nhưng con corona lại sợ
7L1XX2F.gif
, nói chung có thuốc rồi kể như là đã thấy được ánh sáng cuối đường hầm rồi
Loại thuốc từng bị coi là phế phẩm giờ trở thành thuốc đặc trị Covid-19
Với mục đích sản xuất ban đầu là điều trị bệnh việm gan và bệnh do virus Ebola, loại thuốc này đã gây thất vọng lớn trong quá trình thử nghiệm vì không đạt hiệu quả như mong đợi để rồi bị “bỏ xó”. Tuy nhiên, thứ thuốc từng bị coi là “phế phẩm” giờ lại được Mỹ phê duyệt khẩn cấp trở thành thuốc đặc trị cho bệnh nhân Covid-19 với hiệu quả cao.\

Remdesivir
Cho tới bây giờ vẫn chưa có thuốc chữa hoặc ngừa (chủng) Covid-19. Rất nhiều người nhiễm. Trong số đó số hồi phục rất nhỏ so với số tử vong, mặc dầu các bác sĩ đã thử nhiều cách để cứu chữa.

Remdesivir là một dược phẩm được dùng trong nhiều cách thử nghiệm chữa trị. Remdesivir được thử nghiệm chữa trị dịch Ebola tại các quốc gia Tây Phi vào năm 2014. Trong thời gian đang thử nghiệm, và nghiên cứu, một số dược phẩm khác xuất hiện và có triển vọng tốt đẹp hơn trong việc ngừa/chữa trị Ebola, Remdesivir liền bị ngưng thử nghiệm.

Trong những thử nghiệm khác trên thú vật, Remdesivir có hiệu quả chống trả vi khuẩn SARS, vi khuẩn này thuộc dòng coronavirus và có cấu trúc tương tự như vi khuẩn SARS-CoV-2, loại vi khuẩn dẫn đến Covid-19.

Khi dịch Covid-19 lên tột đỉnh số ca nhiễm/chết, hãng sản xuất liền lấy thuốc Remdesivir thử nghiệm trên vi khuẩn Covid-19. Thuốc này được thử nghiệm cho 1000 bệnh nhân nhiễm bện nặng tại 75 bệnh viện.

Cách thử nghiệm
Khi thử nghiệm một loại thuốc (mới), bệnh nhân được chia làm hai nhóm. Một nhóm được chích/uống thuốc thử nghiệm, một nhóm được chích/uống một loại không có hiệu ứng thể lý, mà chỉ có hiệu ứng tâm lý (thuốc giả nhưng vô hại). Sau một thời gian, bác sĩ so sánh kết quả của 2 nhóm.

Kết quả sơ khởi
Các bác sĩ bên Tàu tường trình thuốc không có hiệu ứng tích cực, hoặc có nhưng không đáng ghi nhận. Các kết quả sơ khởi khác cho thấy thời gian hồi phục của bệnh nhân khi dùng Remdesivir tăng khoảng 30%. Trung bình thời gian hồi phục của bệnh nhân không dùng thuốc là 15 ngày, nhưng thời gian của bệnh nhân dùng thuốc là 11 ngày. Ngoài ra thuốc còn tăng thêm tỷ lệ sống sót: 8% tử vong so với 12% tử vong của những người không dùng thuốc.1

Ghi nhận của bác sĩ
Một số bác sĩ chưa dám đi đến kết luận vì họ nghĩ sự hồi phục sớm của bệnh nhân dùng thuốc vẫn có thể là từ nguyên nhân khác, không nhất thiết 100% từ thuốc dùng. Các bác sĩ và các nhà nghiên cứu còn đang đợi thêm kết quả của những bệnh viện thử nghiệm khác, để biết rõ hơn.

Khi dùng thuốc, Remdesivir sẽ tấn công các chất xúc tác mà vi khuẩn cần để sinh sôi nẩy nở (chất xúc tác là chất làm phản ứng hóa học nhanh hơn.)

Theo một số bác sĩ, mặc dầu hiệu ứng của thuốcchỉ tăng 30%, nhưng đầy hứa hẹn. Vì sự phục hồi nhanh hơn, phổi của bệnh nhân ít bị tổn thương hơn.

Quan trọng hơn nữa, cũng theo những bác sĩ này, thuốc được đưa vào cơ thể bệnh nhân trong thời gian bệnh nhân bị nhiễm nặng (lúc thử nghiệm), mà có kết quả như vậy, thì nếu bệnh nhân dùng thuốc khi mới bị nhiễm (nhẹ), hiệu ứng của thuốc có thể tăng hơn nhiều.
 

st4nhan

Gà con
Trích đoạn ngày đăng quang "đức vua Thái"

Bắt đầu phút 2:25



Bắt đầu phút 3:15


Mình thấy luật lệ hoàng gia Thái Lan khá gắt. Mình đọc được rằng người thường dân Thái Lan mà gặp người trong hoàng tộc Thái, bất kể ngườu nổi tiếng, thủ tướng, nhà sư,... cũng phải cúi gập sát đất để chào.
 

Zy Hai

Gà con
Do dịch hoành hành , chính phủ ra lệnh cách ly toàn nước .
Có nhiều time rỗi , các bác vào đây chém gió .
# Nhưng khuyến nghị ngôn từ ôn hòa và ko mang tính bàn luận về chính CHỊ , mà chỉ nói về chính em thôi nha các bác

Và đây là link tôi theo dõi tình hình dịch bệnh hàng ngày

https://corona.kompa.ai/?fbclid=IwAR320wQoKHWd3RlPUslXYWSkqieP7KnbuXK3BAuGnU8Xy5QQfv_knMVT7_0']Realtime Monitoring Wuhan Coronavirus - By Kompa Group
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Dân chúng bên Anh được báo cho dù luật cách ly kết thúc, mỗi người dân vẫn giữ khoảng cách 2 mét với nhau cả tháng hoặc cả năm sau đó. Điều này hầu như không thể thực hiện được tại những nơi chuyên chở công cộng, đặc biệt tại phi trường và trạm xe điện ngầm.

CEO của Heathrow Airport nói:
"Quên chuyện giữ khoảng cách 2 mét giữa người với người. Vấn đề không phải là máy bay, mà là không gian nhỏ bé của phi trường."

"Một phi cơ 380 chuyên chở 500 hành khách phải cần một hàng cho khách hàng đợi là 1 cây số."
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
Tình hình hôm nay:

2020d7061b81-d93e-4a90-bfce-336fe233f55e.png


Hồi trước mỗi lần đi chợ thấy vui trong lòng, giờ thì cứ lần lựa mãi không muốn ra khỏi nhà.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Tình hình hôm nay:

2020d7061b81-d93e-4a90-bfce-336fe233f55e.png


Hồi trước mỗi lần đi chợ thấy vui trong lòng, giờ thì cứ lần lựa mãi không muốn ra khỏi nhà.
Nhiều hãng làm thịt đóng cửa, nhiều thú vật heo, gà bị giết và chôn. Dấu hiệu thiếu thịt tại Mỹ bắt đầu. Những siêu thị lớn như Cosco giới hạn số lượng bán cho khách hàng. Nhà hàng Wendy không còn món hamburger trên tờ thực đơn...
 

duaxiem

Gà con
Các bác cho hỏi là ở VN còn bị Covid-19 không mà sao đợt lễ rồi, ở Đà Lạt đông như kiến cỏ vậy ạ?
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Nói chung có nhiều nguyên nhân dẫn đến biểu tình. Một nguyên nhân là nhiều người đã mệt mỏi với luật cách ly sau một tháng, họ không màng tới sự rủi ro của dịch, cộng thêm họ không thích sự không công bằng của luật cách ly khi được ban hành.
- Thị trưởng Thành phố New York muốn áp dụng triệt để luật cách ly, nhưng dân không thích vì có lần dân bắt gặp ông và hộ vệ đi tới nơi chuyên tập thể dục. Khi hỏi tại sao ông không tuân theo luật mà bắt người khác tuân theo, ông trả lời ngụ ý ông là cấp lãnh đạo, cần có sức khỏe để lãnh đạo.
- Thống đốc tiểu bang Michigan áp dụng triệt để luật cách ly. Nhưng khi được hỏi tại sao bà không tuân theo luật bà ban hành khi bà kêu thợ làm tóc đến làm tóc cho bà. Bà trả lời vì bà là nhân vật thường hay xuất hiện trước công chúng.
_ Thống đốc tiểu bang Illinois bị chỉ trích bắt dân ở trong nhà khi vợ con ông lên máy bay qua tiểu bang Florida trốn dịch trong thời gian cách ly tại 1 tòa nhà hơn 1 triệu Đô la ông mua sau khi nhậm chức.
- Thị trưởng của một quận ở tiểu bang Texas bị bắt quả tang đi làm móng tay (bị một công nhân chụp ảnh lén) trong thời gian cách ly. Dân chúng phản đối. Ban đầu bà viện lý do bà cho là chính đáng, nhưng sau đó bà nhận lỗi.
- Nhiều người đặt câu hỏi tại sao đóng cửa những nơi thờ phụng mà lại cho mở cửa tiệm bán (chai) rượu và nơi phá thai.
Luật cách ly chỉ dành cho ai?
Giảng sư đại học, ông Neil Ferguson, trưởng một nhóm nghiên cứu Covid-19 tại đại học Imperial College London bên Anh đã phổ biến mô hình nghiên cứu của ông về đại dịch Covid-19. Theo mô hình của ông, sẽ có 500.000 tử vong tại Anh Quốc trong mùa đại dịch. Ông đã được mời vào làm cố vấn cho thủ tướng chính phủ Anh trong việc phòng chữa dịch. Thủ tướng Anh đã theo lời khuyên của ông ra luật cách ly. Ông đề nghị luật nên được áp dụng, và áp dụng chặt chẽ, luật cách ly.

Hôm qua ông xin từ chức vì ông vi phạm luật cách ly do chính ông làm ra. Mới tuần qua ông còn tuyên bố nếu không áp dụng chặt chẽ, sẽ có thêm 100.000 dân Anh chết vì dịch.

Ông đã để cho người tình của ông, cô Staats, đến nhà ông và ngủ lại.
Cô Staats đã có chồng và 2 con ngụ tại một căn nhà giá trên 1 triệu bảng Anh. Cô đã đến và ngủ lại tại nhà ông vào ngày 30 tháng 3, cùng ngày ông tuyên bố nên giữ luật cách ly tới tháng 6, lần thứ hai cô đến và ngủ lại vào ngày 8 tháng 4.
Ông đã xin từ chức và được chấp thuận.

Ông Neil Ferguson vi phạm luật cách ly do chính ông làm ra
NINTCHDBPICT000563320958.jpg


Người tình của ông, cô Staats
NINTCHDBPICT000581188122.jpg
 
Sửa lần cuối:

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Tờ The Korea Times ngày 6.5 đưa tin hai ca tử vong do đeo khẩu trang lúc chạy bộ xảy ra tại tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) vào ngày 24.4 và tại tỉnh Hồ Nam vào ngày 30.4.
Hai học sinh trung học bị cho là bất ngờ ngã gục trong giờ học thể dục và tử vong ngay trên đường chạy.
“Con tôi đeo khẩu trang và bất thình lình nó ngã ngửa ra sau, đầu đập xuống đất. Ngày hôm đó trời nắng và tiết học thể dục diễn ra vào buổi chiều, nhiệt độ ít nhất là 20 độ C. Không thể nào thoải mái khi đeo khẩu trang trong lúc chạy”, phụ huynh của học sinh tử vong tại Hà Nam cho biết.
Theo tờ Hoàn Cầu Thời báo, ca tử vong tại Hồ Nam là một học sinh 14 tuổi, đeo khẩu trang N95 trong lúc thực hiện bài kiểm tra chạy 1 km.
Các bậc phụ huynh cho rằng hai học sinh tử vong là do đeo khẩu trang lúc chạy, theo quy định của nhà trường để phòng tránh Covid-19.



2020-05-06_00138.jpg
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
Tờ The Korea Times ngày 6.5 đưa tin hai ca tử vong do đeo khẩu trang lúc chạy bộ xảy ra tại tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) vào ngày 24.4 và tại tỉnh Hồ Nam vào ngày 30.4.
Hai học sinh trung học bị cho là bất ngờ ngã gục trong giờ học thể dục và tử vong ngay trên đường chạy.
“Con tôi đeo khẩu trang và bất thình lình nó ngã ngửa ra sau, đầu đập xuống đất. Ngày hôm đó trời nắng và tiết học thể dục diễn ra vào buổi chiều, nhiệt độ ít nhất là 20 độ C. Không thể nào thoải mái khi đeo khẩu trang trong lúc chạy”, phụ huynh của học sinh tử vong tại Hà Nam cho biết.
Theo tờ Hoàn Cầu Thời báo, ca tử vong tại Hồ Nam là một học sinh 14 tuổi, đeo khẩu trang N95 trong lúc thực hiện bài kiểm tra chạy 1 km.
Các bậc phụ huynh cho rằng hai học sinh tử vong là do đeo khẩu trang lúc chạy, theo quy định của nhà trường để phòng tránh Covid-19.



Xem phần đính kèm 12618
Chạy đua tìm thuốc chữa mới. Mỹ và Anh đang tố cáo hackers của Tàu đang tìm cách len lỏi vào hệ thống y tế và phòng thí nghiệm y khoa của Mỹ và Anh.
Ai có thuốc chữa trị mới sẽ chiếm thế thượng phong trong thương trường và chính trường.
 


Top