Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám | Page 178 | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám

guest11

Rìu Chiến Chấm
chơi nói lái luôn, bên kia biên giới có "let's go brandon" thì bên này có "truck frudeau" ha ha... nhìn đoàn xe hùng hậu quá
Bàn đầu tôi tưởng là "typo", nói về xe truck, sai chính tả khi viết tên thủ tướng Trudeau. Nhưng sau một vài giây, tôi mới biết là chửi Trudeau.
Một hành khách đội mũ FJB bị ép phải bỏ mũ xuống, vì mũ làm cho phi hành đoàn cảm thấy "không thoải mái"
Screenshot_20220128-190617_Twitter-913x479.jpg
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Pháp-Việt: Những người « Chân Đăng » và việc giữ gìn phong tục tập quán

Minh Anh

Cách nay hơn 130 năm, những người Đông Dương đầu tiên đã đặt chân đến Nouvelle-Calédonie để làm phu mỏ theo hợp đồng ký kết. Xa quê hương, xa người thân, dù sống và làm việc trong những điều kiện khắc nghiệt, những người « Chân Đăng » - những người « phu mỏ » Bắc Kỳ năm xưa - vẫn gìn giữ và lưu truyền các tập tục cổ truyền cho các thế hệ con cháu.

Vào cuối những năm 1890, để đáp ứng nhu cầu nhân công hầm mỏ, chính quyền toàn quyền Đông Dương tổ chức tuyển dụng đưa người sang làm việc tại Nouvelle-Calédonie. Và thế là những lao động xứ Bắc Kỳ đầu tiên đã đến hòn đảo thuộc Pháp ở Thái Bình Dương ngay từ năm 1891. Phần đông trong số này là tù nhân Côn Đảo. Họ được hứa hẹn có được tự do nếu làm việc tốt một khi đến Nouvelle-Calédonie. Trốn một đất nước nghèo nàn và cuộc sống khốn khổ, họ nuôi ảo tưởng hy vọng sẽ được đổi đời với một hợp đồng lao động đầy hứa hẹn, nhưng đâu có ngờ rằng đó là một kiểu « địa ngục trần gian », thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và đôi khi nhuốm cả máu.

Con tầu Eastern Queen đưa người lao động Việt Nam từ Nouvelle-Calédonie và Vanuatu về nước năm 1960. © Ảnh do GS. Lê Thị Xuyến cung cấp
PAQUEBOT%20CHAN%20DANG.webp



Phu mỏ Bắc Kỳ : Lao động cưỡng bức hay nô lệ da vàng ?

Họ, khoảng 4.000 - 5.000 di dân Việt Nam đầu tiên ở vùng Thái Bình Dương, đã tự gọi mình là những người « Chân Đăng ». Giáo sư Lê Thị Xuyến, nguyên trưởng ban Việt học, khoa Ngôn ngữ và Văn minh Đông Á, đại học Paris-Diderot, có thân phụ, thân mẫu là những người « Chân Đăng » trong một cuộc trò chuyện với RFI Tiếng Việt trước hết lưu ý, việc tìm hiểu và giải thích ý nghĩa thật sự của từ này vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.

GS. Lê Thị Xuyến : « Chỉ xin hiểu nôm na, "Chân Đăng" là những người ký hợp đồng để đi làm phu mỏ. Có những định nghĩa cho rằng một hợp đồng 5 năm nhưng vì không được tự do đi lại, dưới chế độ giấy thông hành rồi kiểm soát rất chặt chẽ, người ta gọi nhau và cho đấy như là một dạng bị trói chân. Tôi cho rằng, theo nhà văn Jean Van Mai, cũng là thế hệ con cháu "Chân Đăng" như chúng tôi và cuốn sách của anh viết về những người "Chân Đăng" được giải thưởng từ năm 1981, anh định nghĩa rất đơn giản : Đó là những người ghi tên và đi làm theo hợp đồng. Bản thân anh cũng là người rất tâm huyết và cũng đã đi làm điều tra, đi hỏi rất nhiều người mà tôi tin nguồn đó là tương đối chính xác. »

Trái với những gì được ghi trong hợp đồng, điều kiện làm việc và sinh sống của phu mỏ Bắc Kỳ cực kỳ khắc khổ : Thiếu ăn, thiếu mặc, đôi khi phải làm việc 15 giờ mỗi ngày và tuyệt đối phải đạt sản lượng 20 tấn đất quặng đào được cho một người trong một tháng dưới sự cai quản bất nhẫn của các đốc công da trắng. Đáng chú ý, trong quá trình làm việc, người ta không gọi họ bằng tên mà bằng con số. Giáo sư Xuyến cho rằng đây thật sự là một nỗi mất mát lớn.

« Ngay cả vấn đề này tôi cũng có nhiều thắc mắc. Trong tất cả các sách báo đều nói là để cho dễ gọi, tức là người ta nói là người Pháp để dễ đọc, dễ gọi tên cho đúng người ta gọi bằng con số. Bởi vì phát âm tiếng Việt khó, tất cả các báo đều nói như thế. Nhưng tôi không tin. Cho đến bây giờ khi đọc các tài liệu tôi không tin, vì họ coi những người đi làm phu cho họ như là nô lệ thì đúng hơn. Một số người cũng đã gọi đó là những nô lệ da vàng. »

Ngoài ra, trong chính sách tuyển dụng, thực dân Pháp tuyển nam nhiều hơn nữ do sợ vấn đề sinh đẻ có thể ảnh hưởng đến nguồn lợi kinh tế.

« Bởi vì trong hợp đồng, ngoài chế độ ăn uống, còn có cả chế độ thuốc men. Do vậy, một gia đình có cả vợ và con thì sẽ tổn phí cho họ. Vì chính sách của chế độ thực dân tuyển người dạo đó là cứ 9 người đàn ông và một người đàn bà, nên khi những người sang trước, người ta luôn để ý những chuyến sang sau để tìm đồng hương một phần và một phần khác là xem có người phụ nữ nào không, thì như vậy người ta đã nhắm trước rồi. »

GS. Lê Thị Xuyến và cành đào ngày Tết tại văn phòng làm việc đại học Paris-Diderot. © Ảnh do GS. Lê Thị Xuyến cung cấp.
CO%20XUYEN%20ET%20BUREAU.webp   Giữ gìn tập tục : Sự phản kháng thầm lặng chống người da trắng
CO%20XUYEN%20ET%20BUREAU.webp


Đôi dòng nhắc lại bối cảnh lịch sử. Nhân dịp Tết Nhâm Dần, giáo sư Lê Thị Xuyến hồi tưởng lại không khí những ngày Tết đầm ấm cùng gia đình khi bà còn nhỏ ở Nouméa, thủ phủ Nouvelle-Calédonie. Điều làm bà cảm động và trân trọng nhất mỗi lần được nghe Ba, Má kể lại vào những năm đầu mới sang là dù phải sống trong những điều kiện khắc nghiệt, những người phu mỏ năm xưa vẫn luôn tìm cách lưu giữ kỹ lưỡng những phong tục cổ truyền Việt Nam để rồi truyền đạt lại cho con cháu. Đó cũng là một hình thức phản kháng thụ động chống lại cách đối xử bất nhân của người da trắng theo như nhận định của một số sử gia.

« Người Việt Nam khi sang đến Nouvelle-Calédonie, trong giai đoạn đầu bắt buộc phải ở theo khu vực, từng khu mỏ. Các tỉnh xa nhau hàng 200, 300 thậm chí 400 cây số, thì ngoài tình bà con, là người Việt Nam, những người cùng quê họ quý trọng nhau lắm, như là ruột thịt. Không những tổ chức Tết của từng gia đình một, mà còn tổ chức theo nhóm, theo đoàn.

Bởi vì, còn có một chi tiết là từ năm 1946, khi được làm ăn tự do, gia đình tôi ở cùng một khu với trên một chục gia đình khác, dù không cùng quê nhưng rất gắn bó với nhau và vẫn sum họp nhau lại để mà cùng tham gia vào các hoạt động. Chẳng hạn như văn nghệ, các chị thì múa nón, cũng có đoàn múa lân, các bậc trên như cha ruột tôi có tham gia một đội tuồng.

Rất tiếc là khi đi tìm tài liệu, thì không có, vẫn chưa tìm được. Ngoài phòng lưu trữ (ở Nouméa) còn có phòng phim ảnh thì tôi lại không xem được do chỉ tập trung vào tư liệu. Nhưng các vở truyền thống mà các cụ hay nhắc đến như Phạm Công Cúc Hoa, Tình Nghĩa Bạn Bè của Lưu Bình – Dương Lễ, hay Thị Mầu Lên Chùa…
»

Một buổi biểu diễn tuồng của những người Chân Đăng. © Ảnh do GS. Lê Thị Xuyến cung cấp.
THEATRE%20CHAN%20DANG.webp


Sau này, khi được tự do đi lại, chợ búa cũng đông đúc hơn. Dù sống xứ người, nhưng những nghi thức ngày Tết vẫn giữ nguyên không khí thiêng liêng. Mâm cỗ Tết của những người « Chân Đăng » ở Nouméa trong những năm 1950 cũng thịnh soạn không kém như ở quê nhà.

« Cho đến bây giờ mấy anh em ngồi nói chuyện với nhau chúng tôi phục các cụ lắm. Không hiểu sao mà tất cả các món ăn cổ truyền dân tộc ngày Tết không thiếu món gì. Cho đến bây giờ, dù đã hơn 70 tuổi, tôi vẫn nhớ từng món ăn ba má tôi hay là sau này dượng tôi làm như bánh chưng, các món miến gà, chân giò nấu măng, bánh cuốn, rau xào với bóng, hay như má tôi còn làm món chè kho, bánh mật nữa, rất là ngon. Sau này, ở trong nước, có thể tôi chưa đi hết, chưa biết hết mọi miền, nhưng bánh mật của má vẫn có một mùi thơm dịu ngọt không thể nào quên được. Về việc tổ chức Tết thì thiêng liêng lắm. Bàn thờ gia tiên là phải sạch sẽ, chuẩn bị Tết hàng tháng trước. Bàn thờ gia tiên bao giờ cũng đủ mâm ngũ quả, các câu đối, hoa, rồi dâng các món ăn mời tổ tiên ông bà về ăn cỗ. »

Tết cổ truyền : Từ Nouméa đến Paris

Giờ sống tại Paris, nhưng giáo sư Xuyến vẫn không quên được không khí háo hức chuẩn bị đón Tết như thế nào của những người « Chân Đăng » thuở xưa.

« Khi chuẩn bị Tết, là vì các anh phải giã giò, mỗi người một tay một chân, tức là, mấy chị em thì rửa lá, má thì đãi đỗ. Khi gói bánh, thì các cụ gói. Sau này thì các cụ truyền lại cho các con, bắt các con là phải học, tập gói bánh. Không khí ngày Tết nó lạ lắm. Ngày Mồng Một, biết chắc chắn là thế nào cũng được mừng tuổi. Không những bố mẹ mừng tuổi mà hàng xóm cũng sẽ mừng tuổi, rồi được mặc quần áo mới. »

Rồi tục nhuộm răng đen, mời trầu, 30 năm ở xứ người nhưng vẫn không mai một…

« Nói về truyền thống dân tộc, cả cụ ông lẫn cụ bà và nhất là cụ bà đều nhuộm răng đen. Suốt hơn 30 năm ở Nouvelle-Calédonie, và cho đến khi về nước, các cụ vẫn để răng đen. Khi có khách đến nhà, bao giờ cũng vậy, các cụ bà mời ăn trầu và những miếng trầu mà các cụ têm, các cụ làm cẩn thận và têm rất đẹp. Cách các cụ bổ quả cau cũng thế, rất trân trọng, rồi các bình vôi ở góc nhà ra sao. Các cụ ông thì không hút thuốc lào bằng điếu cày mà bằng chiếc bát, điếu bát. Khi khách đến nhà, các cụ mời uống nước trà ướp sen hoặc là ướp hoa nhài và cũng có khi có một cái ấm mà nếu đúng như từ các cụ ngày xưa gọi là vò trà, thì là bằng nụ vối ».

Câu chuyện về những người « Chân Đăng » là một câu chuyện dài nhiều đau thương, để lại nhiều hệ quả, cả về chấn thương tâm thần lẫn những chia rẽ sâu sắc trong cộng đồng người Việt Nam ở Nouvelle-Calédonie. Trong không khí ngày Tết, điều mà giáo sư Lê Thị Xuyến muốn gởi gắm là làm thế nào duy trì những nét đẹp văn hóa dân tộc cho thế hệ mai sau, nhất là cho những người Việt Nam sống nơi đất khách quê người.

Cái không khí Tết ở Nouméa khó quên đó nay đã được giáo sư Xuyến, khi còn giảng dạy truyền đạt lại cho nhiều lớp thế hệ sinh viên. Hàng năm, cũng vào dịp Tết, sinh viên Việt Học tại trường đại học Paris 7 vẫn háo hức chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. Cũng bàn thờ tổ gia tiên, bánh chưng xanh, dưa hành tím, câu đối đỏ. Cũng những cảnh múa lân và trình diễn văn nghệ như ngâm Kiều… chỉ thiếu mỗi tiếng pháo vang rộn rã mà thôi !


https://www.rfi.fr/vi/tạp-chí/tạp-chí-đặc-biệt/20220127-chan-dang-phong-tuc-tap-quan-co-truyen-viet-nam

NGƯỜI CHÂN ĐĂNG CUỐI CÙNG Ở NEW CALEDONIA (2018)


Những người Chân Đăng làm việc phu mỏ trong thập niên 1890
Chan-Dang-Workers_72dpi.jpg


Tượng kỷ niệm những người Việt đầu tiên đến New Caledonia vào năm 1891
030A6593_72dpi-600x900.jpg


https://dvan.org/2019/08/once-an-island-home-vietnamese-diaspora-in-new-caledonia/

Một số clips tài liệu về người Chân Đăng

 

dammage

Rìu Chiến
một số hình ảnh tết xưa, thiệt ra cũng hông xưa lắm, mới những năm giữa 90 đổ về trước thôi nhưng chắc sẽ làm nhiều người hoài niệm

tui thấy mỗi dịp lễ đều có những đặc trưng riêng của nó, trung thu thì có lồng đèn bánh trung thu, noel thì có cây thông hang đá, còn tết chính là bánh mứt và xác pháo nhuộm đỏ cả con đường, hồi đó có mấy nhà giàu đốt 1 lần cả phong pháo dààiiii.... từ trên lầu xuống tới đất, đứng đợi nó nổ hết mà mỏi chân luôn


2:38 có mấy thằng nhóc nhìn giống y tui hồi xưa, nhà nghèo nên tết vẫn mặc đồ cũ, mấy đứa khác toàn đồ mới hoặc nếu hông mới thì cũng đẹp, chỉ có tui là vẫn bèo nhèo haha..., nhưng hồi đó vô tư hổng có mặc cảm hay xấu hổ gì đâu

cái bà ở 1:28 đúng là mỹ nhân, bà này hồi đó chỉ có lấy việt kiều hoặc đại gia thứ xịn chứ mấy ông trai tầm tầm thì chỉ có đứng từ xa hít hà, mà hồi đó nhìn ai cũng mộc mạc chất phát, nhà cửa nhiều khi đơn sơ mà ấm cúng rộn ràng, hông như giờ





<<----------------<<oOo>>---------------->>​

có chuyện này tui nhớ hình như kể rồi nhưng thôi tết nhất kể lại nghe chơi, hồi xưa năm đó cũng đúng dịp tết trong xóm có 1 ông việt kiều về thăm quê, xa bao nhiêu năm ổng nhớ quá nên vác máy đi khắp xóm quay quay chụp chụp tá lả, thấy mặt ai quen quen cũng kêu lại chụp chung, mà người hồi đó cũng vô tư nghe kêu là chạy lại há miệng cười hông cần biết quen lạ
7L1XX2F.gif


hồi đó trong xóm có 1 cô rất đẹp, da tráng dáng thon giọng ngọt tính hiền lành lại thích hát nữa, làm biết bao nhiêu chú trai mê mệt, ông việt kiều có xin quay phim cổ với bà má, lúc về mỹ chiếu cho gia đình bạn bè coi thì có 1 chú bên đó nhìn thấy cổ lập tức ngã cái rầm, năn nỉ ông kia giới thiệu làm mai làm mối từa lưa

rồi chú cũng sắp xếp bay về nước gặp cô, cô này mới gặp được có 1 lần là gật đầu chịu luôn, 1 phần vì nhà cổ quá nghèo (không có cha, lấy việt kiều hi vọng cuộc sống tốt hơn), phần nữa chú kia dù sao cũng việt kiều, ăn mặc cư xử nói năng khác hẳn mấy ông trai xóm, ngày cổ lấy chồng mấy ông trong xóm chết lên chết xuống, có ông xách đàn ra bờ sông ngồi đàn tưng tửng tới khuya, có ông đi nhậu xỉn về té đường mương trặc ống quyển, có ông thì đi xăm đầy mình mẩy, có ông còn đòi xách súng bắn chết mẹ mấy thằng việt kiều hết
7L1XX2F.gif
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
chơi nói lái luôn, bên kia biên giới có "let's go brandon" thì bên này có "truck frudeau" ha ha... nhìn đoàn xe hùng hậu quá
53462345-10449587-The_Freedom_Convoy_left_from_Vancouver_to_Ottawa_on_Sunday_in_pr-a-30_1643384567469.jpg


CÂU CHUYỆN NÓI LÁI
Chiều nay, ăn cơm xong, Chàng và Nàng rủ nhau đi bộ hóng mát chút cho tiêu cơm, vừa đi vừa chuyện trò. Chàng kể:
- Hôm qua, anh có gặp lại anh Vũ Như Cẩn. Anh ấy vẫn như cũ. Vậy chứ ngày xưa, anh ấy đi xe ôm, uống bia hơi, ngày nay, anh đi xe hơi, uống bia ôm. Anh ấy còn nói: “Tôi chả sợ gì, chỉ sợ già”.
- À, tuần trước em cũng có nói chuyện với chị Nguyễn Y Vân. Cũng thế, vẫn y nguyên.
- Nghe nói chị ấy đang lo thủ-tục sang Mỹ hả, đến đâu rồi?
- Ô, anh ơi, có những người chỉ đi mưa mà chưa đi Mỹ đó. Chị ấy khoái ăn sang nhưng lại sáng ăn khoai. Nói không thành có, nói khó thành công lắm. Đúng là cố quá chỉ quá cố thôi.
- Chuyện đã an bài thì ai bàn làm chi?
Đi ngang một căn nhà thật lớn, Chàng buột miệng nói:
- Em ơi, biệt thự này…
- Bự thiệt, bự thiệt! Nàng nhanh nhẩu tiếp lời.
Chàng chỉ lên mái nhà, nói:
- Em thấy không, nhà này lại còn dùng năng lượng mặt trời nữa. Đúng là hiện đại mà không hại điện.
- Nhưng mà anh ơi, đừng mơ hão cho hao mỡ làm chi?
- Ừ, biết vậy nhưng viết bậy chơi cho vui mà.
- ...
- Em nói câu gì đó?
- Có gì đâu?

NÓI LÁI
- Nghệ sĩ tránh ăn cá kho vì sợ khó ca.
- Nhà vua khi ngồi trên ngai là khi ngài trên ngôi.
- Không nên giỡn quá lố trong ngày giỗ quá lớn.
- Các cô thích anh chàng ngông mà không thích anh chồng ngang.
- Da nhăn thì kéo, da nhéo thì căng.
- Say để đỡ nhớ ngày xưa và đỡ ngứa nhờ say.
- Người già ngồi câu còn người giàu ngồi ca.
- Nhiều người năng làm việc thiện mà không thiên làm việc nặng.
- Tình chan chứa là tình chưa chán.
- Nhiều cô gái ngây thơ ôm mộng ban đầu để rồi ôm bầu đang mộng.
- Từ đâu có chữ đầu tư?
- Đầu tiên là tiền đâu?
- Điếc không sợ súng mà đúng không sợ siết.
- Người có lông mép thường có mông lép.
- Chuyện đau lòng nghĩ đến lại long đầu.
- Tâm không đầy như Tây không Đầm.
- Củ không đứng vì cứng không đủ
- Người đầy bạo tính thích người tình bạo đấy.
- Người bí ẩn thường có ý bẩn
- Có thánh tâm thì không có tánh thâm
- Lời tạ từ của lính trong lời tự tình của lá
- Tình không chấm hết, chết không tấm hình
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Bỏ Tết hay giữ Tết?
Theo giáo sư Võ Tòng Xuân


Một bài phản biện

BỎ TẾT ĐỂ… VĂN MINH
Thiếu Khanh



Mấy hôm nay trên mạng xã hội Facebook xuất hiện câu hỏi của nhà thơ Tung Nguyen (Bác sĩ Nguyễn Đức Tùng đang sống ở Canada) người hơn mười năm trước đây đã phỏng vấn nhiều nhà thơ trong nước, và xuất bản thành tác phẩm “Thơ Đến Từ Đâu.” Câu hỏi:
“Có ý kiến của Võ Tòng Xuân và những người khác bỏ Tết âm lịch, để cho văn minh. Tôi thấy không đúng. Không biết các bạn nghĩ sao?”
Ông Võ Tòng Xuân là một Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động, từng là hiệu trưởng nhiều trường đại học ở miền Tây. Chuyện ông giáo sư vận động bỏ Tết âm lịch này không phải mới đây. Năm 2005 ông đăng trên báo chí một bài viết “Tết Hội Nhập” kêu gọi bỏ Tết cổ truyền để ăn Tết Tây. Lý do được đưa ra là người Việt nghỉ Tết Ta quá nhiều ngày, quá lãng phí thời gian và của cải của xã hội, với nhiều tập quán lỗi thời, không văn minh.
Số người phản đối ý kiến này rất đông, nhưng cũng có người hưởng ứng, thậm chí có người “vẽ” thêm những lý do khác như Tết Ta là Tết của Tàu không phải Tết truyền thống của người Việt, và rằng muốn hội nhập kinh tế với thế giới thì ta phải bỏ Tết Ta để ăn Tết Tây cho phù hợp với thời đại văn minh, để đất nước có cơ hội phát triển, vân vân.
Các lý do sau này không phải do giáo sư Võ Tòng Xuân đưa ra, chỉ là của một vài kẻ ăn theo nói leo, không hiểu mình nói điều gì. Tuy vậy, suốt 17 năm qua, cứ mỗi lần Tết sắp đến trên mạng xã hội Facebook lại có người xới vấn đề này lên. Nhưng trong số những người bài bác hay ủng hộ ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân dường như chưa có một nhà nghiên cứu văn hóa văn minh nói chung nào lên tiếng. Tức là cần có những người có thẩm quyền tri thức về tất cả các mặt liên quan của vấn đề như văn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị, vân vân, để có thể nói lời quyết định chung cuộc (to have the final say). Vì ngay cả vị Giáo sư tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân, hiệu trưởng nhiều trường đại học như giáo sư Võ Tòng Xuân vẫn còn lẫn lộn giữa Tết cổ truyền và cách người ta ăn Tết. Ông gộp chung hai thực thể này làm một rồi bực bội, chán nản, đòi bỏ Tết cổ truyền, một trong những sự kiện quan trọng trong năm biểu lộ nhiều nhất tinh thần (hay bản sắc?) dân tộc.
Tết chỉ là một mùa tiết như các mùa tiết khác trong năm. Chỉ vì mùa tiết này xảy ra và đánh dấu trọn một vòng quay của trái đất quanh mặt trời, kết thúc vòng quay cũ, bắt đầu vòng quay mới của hành tinh Trái Đất trong không gian, tự nó không xấu hay tốt, không văn minh hay hoang dã gì cả. Con người không thể gạt bỏ hay thay đổi sự kiện này được. Người ta có thể xóa bỏ, thay đổi, hay sửa chữa cách đón nhận sự kiện này mà thôi. Và đó không phải là chuyện khó.
Một số dân tộc trên thế giới có tập quán đốt pháo mừng năm mới. Nhưng người Việt đốt pháo suốt năm trong mọi dịp quan hôn tang tế, nhất là trong những ngày Tết. Tập quán này tiêm nhiễm từ văn hóa Tàu trong thời Bắc thuộc, gần như trở thành một phong tục và kéo dài hàng ngàn năm. Thế mà đến đầu năm 1995, thời Thủ tướng Võ Văn Kiêt, thay vì cấm người ta cưới hỏi, cấm người ta ăn Tết, nhà nước có lệnh cấm đốt pháo. Tiếng pháo dứt ngay và luôn từ đó. Vẫn cưới hỏi, vẫn ăn Tết, nhưng không có tiếng pháo. Không những người ta không dám đốt pháo nữa mà còn không dám sản xuất, tàng trữ hay vận chuyển pháo. Những người vi phạm sẽ bị phạt, thậm chí có thể bị tù. Ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân không chính xác, thay vì kêu gọi/đề nghị tổ chức cách ăn Tết hợp lý ông lại đòi hỏi điều không thực tế là bỏ Tết cổ truyền, một sự kiện thiêng liêng của dân tộc đã có từ nhiều ngàn năm qua, thay bằng Tết Tây, một sản phẩm văn hóa ngoại lai phục vụ một số thị dân đã ít nhiều hỏng chân khỏi nền tảng dân tộc. Lời kêu gọi của ông giáo sư đã kéo dài 17 năm mà không có kết quả.
Ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân tưởng là nhắm vào lợi ích kinh tế và giúp cải tạo kinh tế của đất nước, mà bỏ qua hay không biết đến các giá trị tinh thần cực kỳ quan trọng của người dân Việt. Ông không biết Tết là một dịp không những để người ta sau một năm dài bươn chải làm ăn khắp nơi trở về sum họp với gia đình mà còn là dịp “sum họp” tinh thần giữa người sống và những người thân yêu đã qua đời; để con cháu cúng kính nhắc lại công ơn tổ tiên, ông bà cha mẹ đã khuất núi. Đó cũng là dịp người trong xóm làng thăm hỏi lẫn nhau, biểu lộ tình làng nghĩa xóm. Ngày Tết đâu phải chỉ để ăn và chơi như ông có thể nhìn thấy qua lớp trẻ con hay lớp thanh niên mới lớn bị văn hóa ngoại lai “bắt làm con tin.”
Mấy năm gần đây, ngày Tết dương lịch được tổ chức rôm rả với nhiều trò vui chơi và màn bắn pháp hoa ở các thành phố lớn, nhưng nhiều ngày trước đó có người Việt nào cảm thấy lòng mình rộn ràng náo nức, quét dọn sơn phết nhà cửa, lau chùi đánh bóng đồ thờ tự để “đón rước ông bà” dịp cuối năm và đầu năm mới không? Có ai đi làm ăn xa nôn nóng thu xếp công việc để về xum họp với gia đình trong Tết dương lịch không? Không có. Tuyệt nhiên không. Trái lại, người ta chỉ coi đó là những ngày nghỉ lễ, để nghỉ ngơi hay đi chơi bời đây đó. Nó là một sự kiện văn hóa ngoại lai, không tạo ra một rung động tinh thần nào trong tâm tư người Việt.
Lý lẽ của Giáo sư Võ Tòng Xuân kêu gọi bỏ Tết âm lịch là; người ta nghỉ việc để ăn Tết lâu quá, các hoạt động kinh tế ngưng trệ và các cơ hội có thể vuột qua không được nắm bắt. Nhưng ông giáo sư không nhận thấy những năm gần đây nhà nước có xu hướng cho người dân nghỉ lễ dài ngày. Những ngày lễ lớn, như Tết Dương lịch, 30/4 và 1/5 nhà nước “xoay sở” thế nào đó để người dân được nghỉ tối thiểu 4 ngày. Ngày Tết cổ truyển người dân được nghỉ đến 8 – 9 ngày hoặc có thể lâu hơn. Đó là một cách kích cầu kinh tế. Người dân có được nhiều ngày nghỉ, họ mới đi du lịch nơi này nơi kia, có dịp ăn tiêu mua sắm, giúp thúc đẩy sự sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trong nước, kinh tế mới có cơ hội phát triển, ngân sách nhà nước mới có tiền.
Giáo sư Võ Tòng Xuân là một nhà trí thức lớn, không ai nghi ngờ trình độ tri thức của ông về chuyên môn. Ông rất giỏi về cây lúa. Nhưng khi ông đề nghị bỏ Tết âm lịch để được văn minh, thì e có điều gì đó đáng ngờ về trình độ nhận thức của ông về… văn minh.
VĂN MINH là gì?
Văn Minh (文 明) là hai từ Hán Việt, thường được sách vở định nghĩa:
Văn (文) : là vẻ đẹp.
Minh (明) : Sáng, như trong sáng, sáng suốt.
Tóm lại: Văn minh là vẻ đẹp trong sáng. Nhưng nói như thế thì mơ hồ quá.
Tiếng Anh, “văn minh” là (being) civilized. Theo Từ điển Longman Dictionary of Contemporary English, “a civilized society is well organized and developed, and has fair laws and customs” (một xã hội văn minh được tổ chức và phát triển tốt, có luật pháp và phong tục công bằng.)
Nước ta có phải là “một xã hội được tổ chức và phát triển tốt, có luật pháp và phong tục công bằng” không? Cho dù có điều gì không được như thế, nguyên nhân cũng không phải là do ăn Têt cổ truyền.
Còn “một nền văn minh” (civilization) được từ điển Wikipedia định nghĩa: “is a complex society that is characterized by urban development, social stratification, a form of government, and symbolic systems of communication (such as writing)” (Một nền văn minh là một xã hội phức hợp với đặc tính là có sự phát triển đô thị, phân tầng xã hội, có một hình thức chính quyền và các hệ thống mang tính biểu tượng để giao tiếp (chẳng hạn như chữ viết)
Hãy xem, xã hội chúng ta:
Có phát triển đô thị không? -Có.
Có phân tầng xã hội không? -Có.
Có chính quyền không? -Có.
Có chữ viết để giao tiếp không? –Có
Thế thì xã hội Việt Nam đã có văn minh mặc dù ăn Tết âm lịch.
Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) định nghĩa: “Văn minh 1. d. Trình độ phát triển đạt đến một mức nhất định của xã hội loài người có nền văn hóa vật chất và tinh thần với những đặc trưng riêng.”
Theo nghĩa này, Việt Nam đã là một nước văn minh chưa? Tết cổ truyền có phải là một sản phẩm “văn hóa tinh thần với những đặc trưng riêng” của Việt Nam không? Sao phải gạt bỏ một “tài sản ‘tinh thần với những đặc trưng riêng,” như Tết cổ truyền, thì mới văn minh?
Một số người hưởng ứng lời kêu gọi của giáo sư Võ Tòng Xuân “hô hoán” rằng Tết âm lịch là Tết của Tàu, ta không nên theo văn hóa của kẻ thù phương Bắc. Nhưng có phải âm lịch là lịch của Tàu không?
Thứ lịch mà ngày nay người Việt và người Tàu đang dùng, và ngày Tết dựa trên lịch này gọi là Tết âm lịch, nên nhiều người tưởng ta dùng lịch của Tàu. Thực ra, nó không phải lịch của người Tàu mà cũng không phải hoàn toàn là âm lịch.
Âm lịch (Lunar calendar) là lịch pháp dựa trên sự chuyển động của mặt trăng quanh trái đất trong 29,5 ngày (gần một tháng). Dương lịch (solar calendar) là lịch pháp tính toán theo sự chuyển động của trái đất vòng quanh mặt trời trong khoảng thời gian 365 ngày và ¼ ngày (một năm). Lịch mà ta và Tàu dùng ngày nay là sự kết hợp tài tình và kỳ diệu của Âm lịch và Dương lịch, tính toán và phối hợp chuyển động của cả mặt trăng và mặt trời, nên được gọi là Âm-dương lịch (Lunisolar Calendar). Vì Âm-dương lịch là sáng tạo của nền văn minh nông nghiệp để phân định đúng mùa tiết, thời vụ, khí hậu mưa nắng, nóng lạnh, trăng tròn trăng mới ảnh hưởng nước lớn, nước ròng, cho người làm nông nên nó cũng được gọi là Nông Lịch (Agro/Agricultural calendar).
Tiến sĩ Lê Mạnh Thát (Thiền sư Thích Trí Siêu) trong Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, và tác giả Nguyễn Lang (Thiền sư Thích Nhất Hạnh) trong Việt Nam Phật Giáo Sử Luận cho rằng vào thời đại Hùng Vương người Việt có thể đã dùng lịch pháp Ấn Độ.
Ấn Độ và khu vực Đông Dương, nhất là nơi sau này là Việt Nam, là quê hương của cây lúa nước. Người Việt là một trong những chủ nhân sớm nhất của nền văn minh nông nghiệp trong đó có nền văn minh lúa nước. Nông lịch là kết tinh tri thức của nhiều thế hệ người làm công việc trồng trọt để làm đúng mùa vụ, phù hợp thời tiết, và bảo đảm năng suất sản phẩm của mình.. Trong khi đó người Tàu vốn thuộc nền văn minh du mục, họ có thể dùng Dương lịch (solar calendar) để biết ngày nào trong tháng, tháng nào trong năm thôi, họ có cần nông lịch làm gì đâu! Thế nên thứ nông lịch người Tàu đang dùng hiện nay đâu phải là sản phẩm do tổ tiên họ phát minh! Cho nên dù ở sát nách họ, và bị họ đô hộ, nhưng ta không “mượn” lịch của họ. Có người “bạo miệng” nói: khi chuyển sang định cư làm nông nghệp, người Tàu đã cướp lịch pháp của người Viêt, tuy có vẻ “nói khống” vô bằng, nhưng xác suất đúng có lẽ không phải là bằng không.
Âm dương lịch, tức thứ nông lịch ta đang dùng không phải là lịch của Tàu đâu, yên tâm rồi nhé.
Còn những kẻ to tiếng cho rằng “muốn kinh tế hội nhập với quốc tế thì Việt Nam phải bỏ ăn Tết cổ truyền để ăn Tết Tây” như nhiều quốc gia giàu có hùng cường trên thế giới, thì ở trên tôi gọi họ là người thuộc dạng ăn theo nói leo, không hiểu mình nói gì. Họ thường lấy nước Nhật làm ví dụ. Nước Nhật sau khi bại trận trong thế chiến II, đã không mất nhiều thời gian để phục hồi sức mạnh kinh tế, và nhanh chóng trở thành nền kinh tế lớn thứ hai sau nước Mỹ. Tôi cho rằng với tinh thần yêu nước, tinh thần kỷ luật và ý chí tự cường của người Nhật, dù ăn Tết Tây, tết Tàu gì họ cũng vẫn trở thành một quốc gia giàu mạnh như thế. (Hiện nay tuy bị Trung Công giành vị trí thứ hai, nhờ tổng gộp GDP trên gần một tỷ rưỡi dân, nhưng thực chất GDP bình quân đầu người Trung Quốc năm 2020 chỉ vào khoảng 10.500 USD, trong khi GDP bình quân đầu người của Nhật năm 2020 là 41.637 Đô la Mỹ). Ăn Tết Tây chỉ là một sự tình cờ trùng hợp, chớ không phải là nguyên nhân mang lại sự hưng thịnh cho họ. Những người lấy nước Nhật làm gương về chuyện ăn Tết Tây đã cố tình làm ngơ không đề cập đến Triều Tiên.
Cho đến năm 1989, Triều Tiên cũng ăn Tết dương lịch như các nước Tây phương, và họ “hội nhập kinh tế và giàu có” ra sao thì không nói ai cũng biết. Từ năm 1989, Kim Jong-Il quay lại ăn Tết âm lịch cho đến nay. Tình trạng vẫn vậy, Triều Tiên không nghèo hơn. Trong khi đó Đài Loan và Nam Hàn ở ngay bên cạnh vẫn ăn Tết âm lịch từ xưa cho đến nay, ai nói họ không “hội nhập”? Trung Cộng, quốc gia gần một tỷ rưỡi dân sắp hất Mỹ ra khỏi vị trí kinh tế hàng đầu thế giới để chiếm chỗ, cũng vẫn ăn Tết âm lịch đó. Thì sao?
Ở Châu Âu, cho đến khi khi bức tường Berlin sụp đổ các quốc gia Đông Âu vẫn ăn Tết dương lịch theo truyền thống Tây phương từ hàng ngàn năm trước, nhưng kinh tế vẫn lẹt đẹt, người dân trong nước vẫn nghèo đói thiếu thốn. Chỉ sau khi bức tường Berlin sụp đổ, họ trở lại và gia nhập Liên hiệp Châu Ấu thì mới khá lên được.
Vấn đề không phải là ăn Tết âm lịch hay dương lịch. Vấn đề nằm ở chỗ khác. Đất nước giàu hay nghèo, tiến bộ lay lạc hậu, cường thịnh hay suy nhược là do tài năng lãnh đạo của những người điều hành đất nước, và do thể chế chính trị có thuận tiện hay không.
Năm ngoái, bình luận dưới một bài viết trên Facebook (không nhớ của ai) có tựa đề: “Muốn kinh tế hội nhập cần bỏ tết âm lịch,” tôi đã viết:
“Nói bỏ tết âm lịch để kinh tế hội nhập với thế giới thì cũng ngây thơ như nói sửa hướng bếp theo phong thủy hay đặt hướng mồ mã để phát giàu sang vậy.”
Một người bình thường dốt nát có thể nói như thế, nhưng một giáo sư Tiến sĩ thì không nên.
TK.
 

dammage

Rìu Chiến
53462345-10449587-The_Freedom_Convoy_left_from_Vancouver_to_Ottawa_on_Sunday_in_pr-a-30_1643384567469.jpg


CÂU CHUYỆN NÓI LÁI
Chiều nay, ăn cơm xong, Chàng và Nàng rủ nhau đi bộ hóng mát chút cho tiêu cơm, vừa đi vừa chuyện trò. Chàng kể:
- Hôm qua, anh có gặp lại anh Vũ Như Cẩn. Anh ấy vẫn như cũ. Vậy chứ ngày xưa, anh ấy đi xe ôm, uống bia hơi, ngày nay, anh đi xe hơi, uống bia ôm. Anh ấy còn nói: “Tôi chả sợ gì, chỉ sợ già”.
- À, tuần trước em cũng có nói chuyện với chị Nguyễn Y Vân. Cũng thế, vẫn y nguyên.
- Nghe nói chị ấy đang lo thủ-tục sang Mỹ hả, đến đâu rồi?
- Ô, anh ơi, có những người chỉ đi mưa mà chưa đi Mỹ đó. Chị ấy khoái ăn sang nhưng lại sáng ăn khoai. Nói không thành có, nói khó thành công lắm. Đúng là cố quá chỉ quá cố thôi.
- Chuyện đã an bài thì ai bàn làm chi?
Đi ngang một căn nhà thật lớn, Chàng buột miệng nói:
- Em ơi, biệt thự này…
- Bự thiệt, bự thiệt! Nàng nhanh nhẩu tiếp lời.
Chàng chỉ lên mái nhà, nói:
- Em thấy không, nhà này lại còn dùng năng lượng mặt trời nữa. Đúng là hiện đại mà không hại điện.
- Nhưng mà anh ơi, đừng mơ hão cho hao mỡ làm chi?
- Ừ, biết vậy nhưng viết bậy chơi cho vui mà.
- ...
- Em nói câu gì đó?
- Có gì đâu?

NÓI LÁI
- Nghệ sĩ tránh ăn cá kho vì sợ khó ca.
- Nhà vua khi ngồi trên ngai là khi ngài trên ngôi.
- Không nên giỡn quá lố trong ngày giỗ quá lớn.
- Các cô thích anh chàng ngông mà không thích anh chồng ngang.
- Da nhăn thì kéo, da nhéo thì căng.
- Say để đỡ nhớ ngày xưa và đỡ ngứa nhờ say.
- Người già ngồi câu còn người giàu ngồi ca.
- Nhiều người năng làm việc thiện mà không thiên làm việc nặng.
- Tình chan chứa là tình chưa chán.
- Nhiều cô gái ngây thơ ôm mộng ban đầu để rồi ôm bầu đang mộng.
- Từ đâu có chữ đầu tư?
- Đầu tiên là tiền đâu?
- Điếc không sợ súng mà đúng không sợ siết.
- Người có lông mép thường có mông lép.
- Chuyện đau lòng nghĩ đến lại long đầu.
- Tâm không đầy như Tây không Đầm.
- Củ không đứng vì cứng không đủ
- Người đầy bạo tính thích người tình bạo đấy.
- Người bí ẩn thường có ý bẩn
- Có thánh tâm thì không có tánh thâm
- Lời tạ từ của lính trong lời tự tình của lá
- Tình không chấm hết, chết không tấm hình
có mấy câu nói lái nhái tiếng nước ngoài nữa, cái này tui biết nhiều mà quên gần hết rồi
quýt sơ măng mong se
cảo su hù măng khọ
đựt cáp chum tầy lây
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Năm ngoái, bình luận dưới một bài viết trên Facebook (không nhớ của ai) có tựa đề: “Muốn kinh tế hội nhập cần bỏ tết âm lịch,” tôi đã viết:
“Nói bỏ tết âm lịch để kinh tế hội nhập với thế giới thì cũng ngây thơ như nói sửa hướng bếp theo phong thủy hay đặt hướng mồ mã để phát giàu sang vậy.
Một người bình thường dốt nát có thể nói như thế, nhưng một giáo sư Tiến sĩ thì không nên.
TK.
Ai có suy nghĩ bỏ tết Âm Lịch ( truyền thống ) để đất nước đi lên thì quả là có 1 suy nghĩ hết sức mơ hồ , giống như cả đến ban ngày cũng nằm mộng
Chỉ có tư duy làm việc của người dân tích cực song song cơ quan đầu ngành bồi dưỡng nâng cao kiến thức và nhận thức
Tiêu cực tham nhũng bị đầy lùi thì có ăn tết 1 năm đến 3 lần đất nước vẫn giàu
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Ai có suy nghĩ bỏ tết Âm Lịch ( truyền thống ) để đất nước đi lên thì quả là có 1 suy nghĩ hết sức mơ hồ , giống như cả đến ban ngày cũng nằm mộng
Chỉ có tư duy làm việc của người dân tích cực song song cơ quan đầu ngành bồi dưỡng nâng cao kiến thức và nhận thức
Tiêu cực tham nhũng bị đầy lùi thì có ăn tết 1 năm đến 3 lần đất nước vẫn giàu
Sô quốc gia ăn mừng Tết Âm Lịch được một số nước tại Đông Nam Á không nhiều so với tổng số quốc gia trên thế giới. Những người cổ võ cho việc bỏ Tết bị lẫn lộn giữa trùng hợp, ngẫu nhiên với nguyên nhân và kết quả. Giáo sư Võ Tòng Xuân và những người ủng hộ cho rằng:

Ăn Tết quá dài là nguyên nhân của lãng phí thời gian làm việc, lãng phí thời gian làm việc dẫn đến sự nghèo đói của đất nước.

Những người này đi tìm một giải pháp cho vấn đề. Họ thấy một số nước văn minh giàu có (Tây Âu, Mỹ, Canada, Nhật…. không ăn mừng tết Âm Lịch nên vội vã kết luận không ăn mừng Tết Âm Lịch sẽ làm cho quốc gia văn minh, thịnh vượng. Họ không biết rằng không có Tết Âm Lịch và sự thịnh vượng của các quốc gia đó chỉ là sự trùng hợp, ngẫu nhiên chứ không phải nguyên nhân (không ăn Tết) và hậu quả (thịnh vượng).

Không ai phủ nhận đất người Việt Nam nghèo đói (ngoại trừ một số ít đại gia và quan quyền tham nhũng). GS Võ Tòng Xuân cho rằng nghèo đói là kết quả của việc lãng phí thời gian.

Nhìn vào số người Việt Nam trong tuổi lao động chúng ta có thể chia họ thành 2 nhóm: Nhóm thất nghiệp và nhóm có việc. Người thất nghiệp tại Việt Nam không phải họ lười nhưng vì thị trường lao động không có việc cho họ làm. Họ có ăn Tết 3 ngày, một tháng hay cả năm cũng vậy thôi.

Còn nhóm người Việt Nam có việc thì sao? Chúng ta hãy so sánh họ với nhóm người có việc tại các nước giàu.

- Tại các nước giàu, số ngày lễ nghỉ trong năm nhiều hơn số ngày lễ nghỉ tại Việt Nam,

- Tại các nước giàu, công nhân làm việc 5 ngày một tuần, nếu làm phụ trội, lương giờ phụ trội sẽ gấp rưỡi hoặc gấp 2, trong khi tại Việt Nam công nhân phải làm việc 6 ngày một tuần, thậm chí có nhiều người phải làm 7 ngày trong tuần.

- Tại những nước giàu, ngoài những ngày lễ nghỉ ăn lương, công nhân còn được 2, 3, 4 tuần nghỉ (vacation) mà vẫn ăn lương. Tại Hòa Lan, ngoài 4 tuần nghỉ ăn lương, công nhân còn được nhận thêm tiền đi nghỉ hè (gọi nôm na là lương tháng 13) nghỉ hè mà vẫn ăn 2 lương.

- Tại các nước giàu, tới tuổi về hưu mọi người không đi làm mà vẫn ăn lương suốt đời còn lại, tuy ít hơn số lương lúc đi làm, cộng thêm có bảo hiểm sức khỏe.

- Nếu trừ đi việc ăn Tết 1 tháng (từ giữa tháng Chạp tới giữa tháng Giêng) của công nhân Việt Nam, công nhân tại những nước giàu làm việc vẫn ít giờ hơn so với công nhân Việt Nam.

- Việc ăn Tết kéo dài (1, 2, 3 tuần) của người Việt Nam là một điều cần thiết: bảo tồn văn hóa, gặp lại thân nhân, và nghỉ ngơi sau suốt một năm làm việc. Tại Mỹ và Canada, có 2 mùa lễ nghỉ lớn trong năm: Lễ Tạ Ơn, và Lễ Noel (kéo dài đến Tết Dương Lịch). Hầu như mọi người Mỹ và Canada đều giữ tâm niệm gia đình, thân nhân phải họp mặt vào một trong 2 mùa lễ nghỉ này. Đất nước họ vẫn giàu.

Tính ra số giờ làm việc trong năm của công nhân các nước giàu ít hơn nhiều so với công nhân Việt Nam, chứng tỏ không phải làm việc nhiều giờ là tự trở thành giàu có.

Có rất nhiều quốc gia khác không ăn Tết Âm Lịch, không lãng phí thời gian làm việc, nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Rõ ràng sự thịnh vượng hay nghèo đói của một quốc gia phụ thuộc nhiều vào chính sách của các nhà lãnh đạo quốc gia, chứ không phải phụ thuộc vào số giờ làm việc trong năm. Giáo sư Võ Tòng Xuân và những người ủng hộ ông đã nông cạn chụp mũ dân Việt nghèo là tại ăn Tết Âm Lịch quá dài, lãng phí thời gian.

Con báo, con cọp chạy nhanh không phải vì lớp da có đốm hoặc rằn ri. Sơn đốm giống như con báo hoặc rằn ri giống như con cọp lên lớt da con chó không làm cho chó chạy nhanh hơn.

Ve sầu kêu ve ve trong thời gian nóng bức không có nghĩa là nhiệt độ cao làm cho ve sầu hát. Cứ thử mang ve vào phòng có nhiệt độ cao trong mùa đông để xem ve có hát hay không.

Các quốc gia giàu cấp nhiều văn bằng tiến sĩ. Việt Nam cũng bắt chước cấp nhiều văn bằng tiến sĩ (qua đường hối lộ) và Việt Nam vẫn nghèo rớt mùng tơi.
 

dammage

Rìu Chiến
Bỏ Tết hay giữ Tết?
Theo giáo sư Võ Tòng Xuân


Một bài phản biện

BỎ TẾT ĐỂ… VĂN MINH
Thiếu Khanh



Mấy hôm nay trên mạng xã hội Facebook xuất hiện câu hỏi của nhà thơ Tung Nguyen (Bác sĩ Nguyễn Đức Tùng đang sống ở Canada) người hơn mười năm trước đây đã phỏng vấn nhiều nhà thơ trong nước, và xuất bản thành tác phẩm “Thơ Đến Từ Đâu.” Câu hỏi:
“Có ý kiến của Võ Tòng Xuân và những người khác bỏ Tết âm lịch, để cho văn minh. Tôi thấy không đúng. Không biết các bạn nghĩ sao?”
Ông Võ Tòng Xuân là một Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động, từng là hiệu trưởng nhiều trường đại học ở miền Tây. Chuyện ông giáo sư vận động bỏ Tết âm lịch này không phải mới đây. Năm 2005 ông đăng trên báo chí một bài viết “Tết Hội Nhập” kêu gọi bỏ Tết cổ truyền để ăn Tết Tây. Lý do được đưa ra là người Việt nghỉ Tết Ta quá nhiều ngày, quá lãng phí thời gian và của cải của xã hội, với nhiều tập quán lỗi thời, không văn minh.
Số người phản đối ý kiến này rất đông, nhưng cũng có người hưởng ứng, thậm chí có người “vẽ” thêm những lý do khác như Tết Ta là Tết của Tàu không phải Tết truyền thống của người Việt, và rằng muốn hội nhập kinh tế với thế giới thì ta phải bỏ Tết Ta để ăn Tết Tây cho phù hợp với thời đại văn minh, để đất nước có cơ hội phát triển, vân vân.
Các lý do sau này không phải do giáo sư Võ Tòng Xuân đưa ra, chỉ là của một vài kẻ ăn theo nói leo, không hiểu mình nói điều gì. Tuy vậy, suốt 17 năm qua, cứ mỗi lần Tết sắp đến trên mạng xã hội Facebook lại có người xới vấn đề này lên. Nhưng trong số những người bài bác hay ủng hộ ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân dường như chưa có một nhà nghiên cứu văn hóa văn minh nói chung nào lên tiếng. Tức là cần có những người có thẩm quyền tri thức về tất cả các mặt liên quan của vấn đề như văn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị, vân vân, để có thể nói lời quyết định chung cuộc (to have the final say). Vì ngay cả vị Giáo sư tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân, hiệu trưởng nhiều trường đại học như giáo sư Võ Tòng Xuân vẫn còn lẫn lộn giữa Tết cổ truyền và cách người ta ăn Tết. Ông gộp chung hai thực thể này làm một rồi bực bội, chán nản, đòi bỏ Tết cổ truyền, một trong những sự kiện quan trọng trong năm biểu lộ nhiều nhất tinh thần (hay bản sắc?) dân tộc.
Tết chỉ là một mùa tiết như các mùa tiết khác trong năm. Chỉ vì mùa tiết này xảy ra và đánh dấu trọn một vòng quay của trái đất quanh mặt trời, kết thúc vòng quay cũ, bắt đầu vòng quay mới của hành tinh Trái Đất trong không gian, tự nó không xấu hay tốt, không văn minh hay hoang dã gì cả. Con người không thể gạt bỏ hay thay đổi sự kiện này được. Người ta có thể xóa bỏ, thay đổi, hay sửa chữa cách đón nhận sự kiện này mà thôi. Và đó không phải là chuyện khó.
Một số dân tộc trên thế giới có tập quán đốt pháo mừng năm mới. Nhưng người Việt đốt pháo suốt năm trong mọi dịp quan hôn tang tế, nhất là trong những ngày Tết. Tập quán này tiêm nhiễm từ văn hóa Tàu trong thời Bắc thuộc, gần như trở thành một phong tục và kéo dài hàng ngàn năm. Thế mà đến đầu năm 1995, thời Thủ tướng Võ Văn Kiêt, thay vì cấm người ta cưới hỏi, cấm người ta ăn Tết, nhà nước có lệnh cấm đốt pháo. Tiếng pháo dứt ngay và luôn từ đó. Vẫn cưới hỏi, vẫn ăn Tết, nhưng không có tiếng pháo. Không những người ta không dám đốt pháo nữa mà còn không dám sản xuất, tàng trữ hay vận chuyển pháo. Những người vi phạm sẽ bị phạt, thậm chí có thể bị tù. Ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân không chính xác, thay vì kêu gọi/đề nghị tổ chức cách ăn Tết hợp lý ông lại đòi hỏi điều không thực tế là bỏ Tết cổ truyền, một sự kiện thiêng liêng của dân tộc đã có từ nhiều ngàn năm qua, thay bằng Tết Tây, một sản phẩm văn hóa ngoại lai phục vụ một số thị dân đã ít nhiều hỏng chân khỏi nền tảng dân tộc. Lời kêu gọi của ông giáo sư đã kéo dài 17 năm mà không có kết quả.
Ý kiến của giáo sư Võ Tòng Xuân tưởng là nhắm vào lợi ích kinh tế và giúp cải tạo kinh tế của đất nước, mà bỏ qua hay không biết đến các giá trị tinh thần cực kỳ quan trọng của người dân Việt. Ông không biết Tết là một dịp không những để người ta sau một năm dài bươn chải làm ăn khắp nơi trở về sum họp với gia đình mà còn là dịp “sum họp” tinh thần giữa người sống và những người thân yêu đã qua đời; để con cháu cúng kính nhắc lại công ơn tổ tiên, ông bà cha mẹ đã khuất núi. Đó cũng là dịp người trong xóm làng thăm hỏi lẫn nhau, biểu lộ tình làng nghĩa xóm. Ngày Tết đâu phải chỉ để ăn và chơi như ông có thể nhìn thấy qua lớp trẻ con hay lớp thanh niên mới lớn bị văn hóa ngoại lai “bắt làm con tin.”
Mấy năm gần đây, ngày Tết dương lịch được tổ chức rôm rả với nhiều trò vui chơi và màn bắn pháp hoa ở các thành phố lớn, nhưng nhiều ngày trước đó có người Việt nào cảm thấy lòng mình rộn ràng náo nức, quét dọn sơn phết nhà cửa, lau chùi đánh bóng đồ thờ tự để “đón rước ông bà” dịp cuối năm và đầu năm mới không? Có ai đi làm ăn xa nôn nóng thu xếp công việc để về xum họp với gia đình trong Tết dương lịch không? Không có. Tuyệt nhiên không. Trái lại, người ta chỉ coi đó là những ngày nghỉ lễ, để nghỉ ngơi hay đi chơi bời đây đó. Nó là một sự kiện văn hóa ngoại lai, không tạo ra một rung động tinh thần nào trong tâm tư người Việt.
Lý lẽ của Giáo sư Võ Tòng Xuân kêu gọi bỏ Tết âm lịch là; người ta nghỉ việc để ăn Tết lâu quá, các hoạt động kinh tế ngưng trệ và các cơ hội có thể vuột qua không được nắm bắt. Nhưng ông giáo sư không nhận thấy những năm gần đây nhà nước có xu hướng cho người dân nghỉ lễ dài ngày. Những ngày lễ lớn, như Tết Dương lịch, 30/4 và 1/5 nhà nước “xoay sở” thế nào đó để người dân được nghỉ tối thiểu 4 ngày. Ngày Tết cổ truyển người dân được nghỉ đến 8 – 9 ngày hoặc có thể lâu hơn. Đó là một cách kích cầu kinh tế. Người dân có được nhiều ngày nghỉ, họ mới đi du lịch nơi này nơi kia, có dịp ăn tiêu mua sắm, giúp thúc đẩy sự sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trong nước, kinh tế mới có cơ hội phát triển, ngân sách nhà nước mới có tiền.
Giáo sư Võ Tòng Xuân là một nhà trí thức lớn, không ai nghi ngờ trình độ tri thức của ông về chuyên môn. Ông rất giỏi về cây lúa. Nhưng khi ông đề nghị bỏ Tết âm lịch để được văn minh, thì e có điều gì đó đáng ngờ về trình độ nhận thức của ông về… văn minh.

mới đọc có vẻ hay hay, đọc 1 hồi thấy giọng văn hằn học châm chích, tư duy cổ hủ, ý tứ dài dòng không giống những bài phản biện điển hình mà tui hay đọc, những người này mà trói được ông xuân đưa lên đài hỏa hình như galilei năm xưa chắc cũng đã trói rồi, tui không ủng hộ chuyện dời tết nhưng nhiều khi tui thấy thích những người phía bên kia hơn

viết ngắn vậy thôi, chủ đề này đến hẹn lại lên mà, mà theo tui những bài như vầy bạn nên post sau tết hoặc trước tết ít nhất 1 tháng, chứ tết đến sau lưng rồi còn mồi lửa gây war mất hết không khí
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Một làng tại Việt Nam sản xuất nhang, 50.000 cây nhang mỗi ngày để xuất cảng qua Ấn Độ
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
1643943870254.png


Cụ Bảy dạy:
Hãy chích vaccine.
Hãy chích thêm liều vaccine bổ sung.
Đeo khẩu trang trong khi ra ngoài đường phố.
Chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua cơn đại dịch.

Lòng tin của dân Mỹ nơi chính quyền đang bị lung lay chính vì những lời tuyên bố như trên của cụ Bảy.
- Nếu vaccine hiệu nghiệm như đã hứa (lèo), thì cần gì chích thêm mũi bổ sung nữa
- Nếu mũi bổ sung hiệu nghiệm tnhư đã hứa (lèo), thì cần gì đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà nữa.

Một nửa hoặc hơn một nửa những người nhiễm Covid trong những tháng qua lại là những người làm 3 điều trên của cụ.
Cụ Biden và Fauci sắp sửa đốc thúc việc ép chích vaccine nơi trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi.
Rốt cuộc mọi người, kể cả trẻ em vô tội vạ, chỉ là chuột thí nghiệm cho Fauci và các hãng sản xuất vaccine.
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
1643943870254.png


Cụ Bảy dạy:
Hãy chích vaccine.
Hãy chích thêm liều vaccine bổ sung.
Đeo khẩu trang trong khi ra ngoài đường phố.
Chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua cơn đại dịch.

Lòng tin của dân Mỹ nơi chính quyền đang bị lung lay chính vì những lời tuyên bố như trên của cụ Bảy.
- Nếu vaccine hiệu nghiệm như đã hứa (lèo), thì cần gì chích thêm mũi bổ sung nữa
- Nếu mũi bổ sung hiệu nghiệm tnhư đã hứa (lèo), thì cần gì đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà nữa.

Một nửa hoặc hơn một nửa những người nhiễm Covid trong những tháng qua lại là những người làm 3 điều trên của cụ.
Cụ Biden và Fauci sắp sửa đốc thúc việc ép chích vaccine nơi trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi.
Rốt cuộc mọi người, kể cả trẻ em vô tội vạ, chỉ là chuột thí nghiệm cho Fauci và các hãng sản xuất vaccine.
Các bài bác viết tôi đều xem qua và đồng tình rất nhiều bài . Nhưng bác viết bài với ngụ ý anti vaccin thì tôi nhấn mạnh là bác cực đoan
Vaccin ko phải là thuốc tiên thuốc thánh , nhưng nó có phần tích cực giảm tỉ lệ tử vong cho người bị nhiểm covid , dù có người 3 ~~ 10 mủi vẫn chết vì covid , nhưng con số đó là con số lẻ

==================
Về chính trị hiện cụ bảy nắm quyền điều hành nước Mỹ có hay hay dở thì do người dân nhận định , và lời nói của người làm chính trị thì 99,99% là lời dối trá . Do đó chính trị lúc nào cũng phải tô son trát phấn cho cái mặt của mình và lúc nào cũng tìm cách quẹt lọ nghẹ vào mặt đối phương
================
Bác cứ để cho dòng chảy tự nhiên làm nên điều nó tự làm . Nhìn lại vài triệu năm lịch sử của địa cầu lúc vầy lúc khác . Nước ngập toàn cầu nước rút do bị băng chia lục địa
===================
Việt Nam những thập niên đầu của thế kỷ trước có ai nghĩ VNCH sẽ thua CHXHNVN ( -censor- )
Nhưng cái gì đến nó sẽ đến bác và cộng đồng liên minh của bác cũng ko thể thay đổi được
==============
Tôi nghĩ tôi ko lớn tuổi hơn bác nhưng cái nhìn về tự NGÃ của nó khác hơn bác 1 chút ( lý tự nhiên ) như thời Thục Hán Khổng Minh có dở đâu nhưng cuối thì Tần vẫn thâu lục quốc
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
Tôi đã được tiêm mũi thứ ba Pfizer cách đây một tuần, hai mũi trước cũng là Pfizer, buổi sáng tiêm, buổi tối ngủ vẫn yên, chổ chích nhức nhẹ, sang ngày hôm sau thì thấy buồn ngủ rất nhiều, người hơi mệt, đo huyết áp thấy không cao, 120/80 nhưng nhịp tim lên tới 101, lại ngủ nhiều lần trong ngày. Tôi không thấy sốt, chỉ thấy ớn lạnh nên không dùng thuốc hạ sốt làm gì. Qua đến ngày kế tiếp thì sức khoẻ trở lại bình thường, chích rồi thì dù có nhiễm bệnh cũng không bị nặng, tôi cũng đã có vài người quen dù có chích vẫn nhiễm bệnh nhưng không đến nỗi phải dùng máy trợ thở hay vào cấp cứu.
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Tôi đã được tiêm mũi thứ ba Pfizer cách đây một tuần, hai mũi trước cũng là Pfizer, buổi sáng tiêm, buổi tối ngủ vẫn yên, chổ chích nhức nhẹ, sang ngày hôm sau thì thấy buồn ngủ rất nhiều, người hơi mệt, đo huyết áp thấy không cao, 120/80 nhưng nhịp tim lên tới 101, lại ngủ nhiều lần trong ngày. Tôi không thấy sốt, chỉ thấy ớn lạnh nên không dùng thuốc hạ sốt làm gì. Qua đến ngày kế tiếp thì sức khoẻ trở lại bình thường, chích rồi thì dù có nhiễm bệnh cũng không bị nặng, tôi cũng đã có vài người quen dù có chích vẫn nhiễm bệnh nhưng không đến nỗi phải dùng máy trợ thở hay vào cấp cứu.
Ko biết có phải là do kháng thể của tôi khá hay là do vaccin , vì tôi và gia đình tôi đều đã chích 2 mủi vaccin của Anh quốc và của Mỹ
Sau khi chích mủi 2 được hơn 1 tuần thì vợ tôi bị mất mùi và mỏi mệt , vậy là con tôi chạy mua kit test nhanh về nhờ đứa cháu nó làm Y tá của 1 bệnh viện test giúp . Khi lấy mẩu test thì bà nhà đã bị nhiễm Covid còn lại tất cả người trong nhà ko ai bị nhiễm
Đứa cháu làm y tá nó mua thuốc giúp để bà nhà điều trị tại nhà , hơn nữa tháng sau thì bà khỏi bệnh dần dà phục hồi lại mùi nhưng đến nay đã 3 tháng chức năng nghe mùi của bà nhà vẫn chưa tốt lắm

Sau khi bà nhà hết bệnh khoảng 2 tháng thì thằng con lại bị nhiễm , ko còn ngửi thấy mùi gì và cũng điều trị tại nhà sau nữa tháng thì khỏi
Hiện nay thì cả nhà đã chích thêm mủi thứ 3 thuốc của Pfizer , về việc bị hành sau khi chích thì có người bị người ko , có người bị hành nhiều có người thì ít
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
Ko biết có phải là do kháng thể của tôi khá hay là do vaccin , vì tôi và gia đình tôi đều đã chích 2 mủi vaccin của Anh quốc và của Mỹ
Sau khi chích mủi 2 được hơn 1 tuần thì vợ tôi bị mất mùi và mỏi mệt , vậy là con tôi chạy mua kit test nhanh về nhờ đứa cháu nó làm Y tá của 1 bệnh viện test giúp . Khi lấy mẩu test thì bà nhà đã bị nhiễm Covid còn lại tất cả người trong nhà ko ai bị nhiễm
Đứa cháu làm y tá nó mua thuốc giúp để bà nhà điều trị tại nhà , hơn nữa tháng sau thì bà khỏi bệnh dần dà phục hồi lại mùi nhưng đến nay đã 3 tháng chức năng nghe mùi của bà nhà vẫn chưa tốt lắm

Sau khi bà nhà hết bệnh khoảng 2 tháng thì thằng con lại bị nhiễm , ko còn ngửi thấy mùi gì và cũng điều trị tại nhà sau nữa tháng thì khỏi
Hiện nay thì cả nhà đã chích thêm mủi thứ 3 thuốc của Pfizer , về việc bị hành sau khi chích thì có người bị người ko , có người bị hành nhiều có người thì ít

Tôi cũng có người thân, hai vợ chồng và 1 đứa con. Chồng thì chích 2 mũi Vero Cell, còn vợ và con thì chích Astra Zeneca 2 mũi, chồng mắc bệnh Covid, lây cho cả vợ và con nhưng chỉ có người chồng bị nặng bởi vì đang có bệnh nền nên phải vào bệnh viện thở máy gần 3 tuần lễ còn vợ và con thì điều trị tại nhà chừng 10 ngày là khỏi. Vậy cũng nhờ có chích thuốc, nếu không thì chắc sẽ có hậu quả xấu. Hiện tại thì người chồng không làm được việc gì nặng, làm nặng sẽ thấy khó thở và hụt hơi đó bạn. Cách tốt nhất là cố tránh đừng để bị nhiễm bệnh, tôi rất sợ các di chứng sau Covid, tôi có nghe người thân bên Pháp nói có người sau khi khỏi bệnh thì không nói được luôn, phải tập nói lần hồi. Nghe thấy ớn quá phải không bạn?
 

Lang Thang

Rìu Chiến
Ko biết có phải là do kháng thể của tôi khá hay là do vaccin , vì tôi và gia đình tôi đều đã chích 2 mủi vaccin của Anh quốc và của Mỹ
Sau khi chích mủi 2 được hơn 1 tuần thì vợ tôi bị mất mùi và mỏi mệt , vậy là con tôi chạy mua kit test nhanh về nhờ đứa cháu nó làm Y tá của 1 bệnh viện test giúp . Khi lấy mẩu test thì bà nhà đã bị nhiễm Covid còn lại tất cả người trong nhà ko ai bị nhiễm
Đứa cháu làm y tá nó mua thuốc giúp để bà nhà điều trị tại nhà , hơn nữa tháng sau thì bà khỏi bệnh dần dà phục hồi lại mùi nhưng đến nay đã 3 tháng chức năng nghe mùi của bà nhà vẫn chưa tốt lắm

Sau khi bà nhà hết bệnh khoảng 2 tháng thì thằng con lại bị nhiễm , ko còn ngửi thấy mùi gì và cũng điều trị tại nhà sau nữa tháng thì khỏi
Hiện nay thì cả nhà đã chích thêm mủi thứ 3 thuốc của Pfizer , về việc bị hành sau khi chích thì có người bị người ko , có người bị hành nhiều có người thì ít
Có lẽ với người nghèo thì thì vaccin là một cứu cánh để được lao động kiếm tiền nuôi bản thân và gia đình và hy vọng nếu có mắc Covid_19 thì sẽ không để lại di chứng, không mất nhiều tiền thuốc chữa bệnh. (Tất nhiên xác xuất thì vẫn xảy ra nhưng có lẽ ít hơn không tiêm vaccin nhiều_Ý kiến cá nhân).
Cơ quan cháu trước tết một cô trong tổ xung kích phòng chống Covid bị nhiễm Covid sau khi đã tiêm mũi 3 được khoảng 1 tháng. (Mỗi Cơ quan được ưu tiên khoảng 5 người tiêm vaccin trước trong tổ xung kích phòng chống Covid). Cũng lạ là hai vợ chồng bị, nhưng 1 người con ở trong nhà không bị, cả cơ quan cũng không ai bị (có thể ở cơ quan bắt mang khẩu trang 24/24). Hai vợ chồng được đưa cách ly tập trung sau 10 ngày thì về và Không phải uống 1 viên thuốc nào.
Sau đó thì cả cơ quan được ưu tiên tiêm mũi 3 mặc dù mới tiêm mũi 2 Astra được 2 tháng. Chỉ có điều mũi 3 chả ai giống ai nên người may thì đủ 3 mũi Astra, còn không thì Pfizer; Moderna. Ai sợ thì không tiêm (vì tiêm sát tết Nguyên Đán nên nhiều người sợ phải kiêng rượu, bia 😁...).
Có điều lạ là khi tiêm mũi 1, mũi 2 thì mọi người tranh nhau tiêm kể cả phải "xyz", bây giờ vaccin về nhiều loa réo cả ngày xuyên tết thì chả thấy ai tiêm.
 

Lang Thang

Rìu Chiến
Ai có suy nghĩ bỏ tết Âm Lịch ( truyền thống ) để đất nước đi lên thì quả là có 1 suy nghĩ hết sức mơ hồ , giống như cả đến ban ngày cũng nằm mộng
Chỉ có tư duy làm việc của người dân tích cực song song cơ quan đầu ngành bồi dưỡng nâng cao kiến thức và nhận thức
Tiêu cực tham nhũng bị đầy lùi thì có ăn tết 1 năm đến 3 lần đất nước vẫn giàu
Bỏ bỏ tết Âm Lịch hay không bỏ thì cũng chả quan trọng. Chỗ cháu vẫn có một số đồng bào dân tộc họ ăn tết vào rằm tháng giêng đó thôi. Bao đời nay vẫn vậy.
Tiêu cực, tham nhũng vặt thì chắc 10-20 năm sau thì sẽ tự hết thôi. Thay vào đó là lợi ích của một số Tổng công ty hay tập đoàn, công ty.... sân sau nào đó được lợi về mặt chính sách.
Bây giờ cũng đã có một số Giám đốc Sở được một số công ty liên kết hậu thuẫn để hưởng lợi (tất nhiên các công ty không được lợi sẵn sàng liên kết hạ bệ Ông giám đốc này để đưa người mình lên)
Xã hội có mâu thuẫn thì mới có phát triển. Những ai thích nghi được thì sẽ tồn tại. (Hồi xưa ngồi ghế giảng đường đại học Triết học Mác-Lenin và tiếng Anh là 2 môn học phải thi lại và học lại nhiều nhất đây. Tiếng Anh thì có thể ra các trung tâm học thêm chứ Triết học thì chịu.)
 

Lang Thang

Rìu Chiến
bạch hổ, chụp trong thảo cầm viên sài gòn
IMG-20220204.jpg
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi tắt mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy phần tối tăm bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
....
(Nhớ rừng -Thế Lữ)
 
Sửa lần cuối:


Top