This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám

guest11

Rìu Chiến Chấm
Kết quả phiên tòa xử các bị cáo làm chết 39 người Việt năm 2019
Một người Việt Nam, chủ chốt trong vụ buôn người, đã bị tòa án Bỉ kết án 15 năm tù. Ông Võ văn Hồng 45 tuổi đã chuyển khoảng 115 người vào Anh lậu từ tháng 9 năm 2018. Đường dây đưa người lậu của ông trải rộng từ Bỉ, tới Đức, và Pháp. Tháng 10 năm 2019 tổng số 39 người Việt Nam đã chết trong một xe vận tải (container) vì thiếu dưỡng khí trên đường đi từ Bỉ tới Anh Quốc. Trong số người chết có 31 đàn ông và 8 phụ nữ, tuổi từ 15 đến 44.

Võ văn Hồng đã gởi 39 người Việt từ Bỉ qua Anh. Tất cả đều bị chết ngạt trong xe.


Võ văn Hồng đã cùng 22 bị can khác, Bỉ lẫn Việt, phải ra hầu tòa sau ngày tháng 6 năm 2020 khi cảnh sát đã khám xét một số căn hộ tại Bỉ để tìm bằng chứng phạm pháp của đường dây buôn người


Một số bị can tại tòa


18 người kể cả Võ Văn Hồng trong số 23 người bị kết án tù, 4 bị cáo khác được trắng án. Trung bình mỗi người muốn được tổ chức này đưa lậu vào Anh, phải trả 24.000 Euros.

39 nạn nhân Việt Nam bị thiệt mạng


Quê quán của những nạn nhân


Vì bị ngạt thở, một nạn nhân đã cố dùng vật nhọn vạch tường xe, hy vọng không khí bên ngoài lọt vào bên trong để thở, nhưng vô ích


Bên trong xe chở 39 nạn nhân


Phạm Trà My 26 tuổi, nạn nhân chết ngạt trong xe





Lời trăn trối cuối cùng của Trà My gởi cho mẹ
Xin lỗi bố mẹ.
Chuyến đi ngoại quốc đã thất bại.
Mẹ. Con vẫn yêu mẹ.
Con đang chết vì con không thở được.
Xin mẹ tha lỗi cho con.”




 

meebo

Rìu Vàng Đôi
Tôi nhớ rằng báo đài đưa tin vụ việc xe container đông lạnh chở người vượt biên suốt một thời gian dài mà tôi không giám đào sâu tìm hiểu, nhất là khi họ trích dẫn tin nhắn của Trà My là tôi né luôn không xem nữa.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Anh Quốc, Do Thái, và Cộng Hòa Czech

-Thủ tướng Anh bãi bỏ luật ép dân chích vaccine và đeo khẩu trang mặc dầu ca nhiễm Covid 19 trong thời gian gần đây tăng vọt...

-Do Thái là quốc gia đứng hằng đầu trong việc chích vaccine, và đã ép dân chích vaccine mũi thứ 4, nhưng kết quả không ngăn chặn ca nhiễm Covid-19. Cyrille Cohen, cố vấn cao cấp của chính quyền Do Thái cũng phải thừa nhận chính quyền đã phạm lỗi lầm nghiêm trọng trong việc ép dân chích vaccine, đặc biệt đóng cửa trường học.

-Cộng Hòa Czech cũng bãi bỏ luật bắt người già trên 60 tuổi chích vaccine vì vaccine không hữu hiệu.

- Vài tuần trước Tối Cao Pháp Viện Mỹ phán quyết luật của Biden bắt buộc công nhân của các doanh nghiệp Mỹ với số công nhân từ 100 người trở lên phải chích vaccine (3 liều), là vi hiến, và một số doanh nghiệp lớn đã bắt đầu bãi bỏ luật bắt công nhân phải chích vaccine.

- CEO hãng Pfizer cũng phải thú nhận 2 liều vaccines của hãng không hiệu quả cao như đã hứa hẹn trong việc phòng chống Covid, nên mọi người cần phải tiêm liều 3, liều 4... Dĩ nhiên dân càng tiêm nhiều liều, doanh thu Pfizer càng tăng...

- Theo thống kế ca nhiễm Covid 4 tháng cuối năm 2021, số người tiêm vaccines nhiễm Covid tại Anh nhiều hơn số người không tiêm vaccines bị nhiễm.

Đã đến lúc nhân loại bắt đầu nhận thức nhân loại phải sống chung với Corona và vaccines không hữu hiệu ngăn ngừa ca nhiễm như đã hứa hẹn....

Ca nhiễm tại Do Thái, Mỹ, Úc, và Âu Châu vào đầu năm 2022


Cyrille Cohen thừa nhận sự thất bại của chính sách Do Thái trong việc phòng chống Covid 19: lockdowns, ép dân chích 4 liều vaccine....
 
Sửa lần cuối:

meebo

Rìu Vàng Đôi
Dạo này tụi virus nó "lành tính" hơn rồi và người ta cũng đã dần nhờn với covid. Cho nên lúc này cần tập trung bảo vệ những người có nguy cơ cao khi mắc covid hơn là chiến dịch trải thảm vắc xịn đợt 3 đợt 4.
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Biến chủng Omicron "lành tính" hơn (số người nhập viện và ca tử vong rất thấp) là đúng. Lành tính hơn không phải do vaccines (người đã tiêm vaccines vẫn có thể bị nhiễm Omicron) mà thực sự do biến chủng yếu hơn và sức đề kháng của nguyên cộng đồng trở nên mạnh hơn vì đã có nhiều người trước đó bị nhiễm. Điển hình là tại Nam Phi, nơi số dân chích vaccine thuộc hàng thấp nhất trên thế giới và là nơi biến chủng Omicron xuất phát, đã bãi bỏ các chính sách lockdowns khắc nghiệt vì số ca nhiễm biến thể Omicron tự dưng tụt hẳn.

Chính quyền thiên tả tại Âu Mỹ, các hãng sản xuất vaccine, nghiệp đoàn giáo chức... đã thành công không ít trong việc cố tình gây hoang mang, áp đặt những luật lockdown khắt khe, ép mọi người chích vaccine chỉ nhằm mục đích đạt được chính sách độc tài, lợi nhuận cá nhân, tổ chức.
"
Nguyên văn lời CEO của hãng Pfizer tuyên bố vài tuần trước trong một cuộc phỏng vấn:

"And we know that the two doses of the vaccine offer very limited protection, if any. The three doses, with the booster, they offer reasonable protection against hospitalization and deaths—and, again, that’s, I think, very good—and less protection against the infection."

"Và chúng ta biết 2 liều vaccines bảo vệ người tiêm, nếu có, rất giới hạn. Nếu tính cả 3 liều, thì vaccine cung ứng sự bảo vệ hợp lý chống lại việc phải nhập viện và tử vong...."

Ông CEO của hãng Pfizer này đã để lộ chân tướng "hứa lèo" của hãng và các chính trị gia thiên tả. Chú ý những từ in đậm: very limited protection, if any (bảo vệ người tiêm, nếu có, rất giới hạn) reasonable protection (bảo vệ hợp lý), sự bảo vệ chỉ hợp lý trong suy luận (không như lúc vaccine mới ra với lời hứa lèo: 96% chống Covid, cuộc sống sẽ trở lại tự do bình thường...) chứ thực tế vẫn có nhiều người bị khi đã chích 3 liều, 4 liều.

Riêng cá nhân tôi, tôi không phải là người chống vaccine, mà chỉ chống lại sự "hứa lèo" và bắt ép mọi người chích vaccien (nếu không chích sẽ bị mất việc, sinh viên học sinh không được vào khuôn viên đại học, không được dùng phương tiên di chuyển công cộng...) Một số người không chích vaccine vì họ có lý do riêng của họ như đang bị bệnh, nghi ngờ sự dị ứng của vaccine trong tương lai (chưa một ai biết được có hoặc không có dị ứng trong tương lai của vaccine) Tôi cũng đã chích vaccine. Và tôi cũng có nhiều thân nhân tại Việt Nam cũng như hải ngoại, đã chích vaccine nhưng vẫn bị nhiễm sau khi tiêm ngừa.

Đã đến lúc mọi người phải sống chung với Covid, cũng như phải sống chung với cảm cúm trong cuộc đợi, và mọi người, không sớm thì muộn cũng sẽ bị nhiễm Covid như đã từng bị nhiễm cảm cúm.
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
Giải pháp cho sự khủng khoảng chuỗi cung cứng của chính quyền Biden.
Sự bền bỉ, vững chắc của chuỗi xích được đo bằng mắt xích yếu nhất của dây xích
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
TQ và xét nghiệm Covid qua đường hậu môn.
Chỉ còn vài ngày nữa là bắt đầu Thế vận Hội Mùa Đông tại Bắc Kinh. Chính quyền Bắc Kinh thông báo đã phát hiện ca nhiễm Omicron đầu tiên tại Bắc kinh, người mắc ca nhiễm là một phụ nữ 26 tuổi. Chính quyền đã ép 27 người tại chung cư có người nhiễm phải xét nghiệm Covid qua đường hậu môn.
Người xét nghiệm cách này sẽ thọc một que đầu tẩm chất hóa học, dài 5cm vào hậu môn và ngoáy vài vòng. Sau đó que xét nghiệm này sẽ được gởi lên phòng thí nghiệm để biết kết quả. Chính quyền TQ cho rằng việc xét nghiệm này có hiệu quả hơn việc xét nghiệm qua đường mũi hoặc qua đường miệng.
Cách xét nghiệm này đã xuất hiện từ năm ngoái nhưng bị các nhân viên đại diện chính phủ Nhật, Âu Mỹ phản đối, cho rằng cách xét nghiệm này hạ nhân phẩm của người được xét nghiệm. Có thể nhiều người đi xem Thế Vận Hội Mùa Đông năm nay phải được xét nghiệm cách này.


Năm ngoái khi cách xét nghiệm này xuất hiện, một clip châm biếm đã đượng tung lên mạng, chính quyền TQ tuyên bố clip này là fake và trấn an người xét nghiệm cách này không bị nhột hậu môn và không đi giống như chim cánh cụt tại Bắc Cực như clip mô tả.

 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
2021 – Nhìn lại một năm buồn của âm nhạc Việt Nam – Năm tiễn biệt nhiều nghệ sĩ

2021 có lẽ là năm buồn nhất đối với người Việt nói chung và đối với làng văn nghệ nói riêng. Bên cạnh những tang thương do con vi rút bé nhỏ gây ra cho hàng vạn người, năm 2021 cũng chứng kiến sự ra đi của nhiều ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng, để lại nhiều thương tiếc đối với những người mến mộ.

Nhạc sư Vĩnh Bảo
Ngay từ những ngày đầu năm 2021, cây đại thụ cuối cùng của cổ nhạc Việt Nam – nhạc sĩ Vĩnh Bảo – đã rời xa dương thế ở tuổi 103 vào ngày 8/1/2021. Nếu tính theo âm lịch, ông hưởng thọ 104 tuổi.


Tiếng đàn của ông được xem là độc nhất vô nhị, được gói gọn chỉ trong 4 chữ nhưng lột tả đầy đủ ý tứ để diễn tả tiếng đàn lẫn cốt cách của một tài năng: tinh tường, tinh tế. Cách sống nhẹ nhàng, thanh tao của ông đã vận vào tiếng đàn làm nên những âm thanh làm say lòng người.

Từ lúc 5 tuổi ông đã biết chơi đờn kìm, đờn cò, 10 tuổi biết chơi rất nhiều các loại nhạc cụ dân tộc. Tuổi thiếu niên, vì gia đình sa sút nên ông lang bạt kỳ hồ để kiếm sống, lưu lạc sang tận Cao Miên. Năm 20 tuổi, ông quay lại Sài Gòn, được hãng đĩa Béka mời thu thanh một số bản đờn. Từ năm 1955, ông cùng một số người bạn (Michel Nguyễn Phụng, Nguyễn Hữu Ba…) trở thành những người thầy đầu tiên của Trường Quốc gia Âm nhạc danh tiếng từ thuở mới khai sinh. Thập niên 1970, nhạc sư Vĩnh Bảo cùng 2 tài hoa khác của nền âm nhạc Việt Nam là GS Trần Văn Khê và nhạc sĩ Phạm Duy đã được ĐH IIlinois (Mỹ) mời sang giảng dạy.


Danh ca Lệ Thu
Cũng trong tháng 1 năm 2021, người yêu nhạc chứng kiến sự ra đi của một trong những nữ ca sĩ nổi tiếng nhất của tân nhạc, đó là danh ca Lệ Thu.

Cô qua đời vì bị nhiễm n-covi vào ngày 15/1/2021, dù được điều trị tích cực trong hơn 1 tháng nhưng không qua khỏi. Theo lời kể của con gái danh ca Lệ Thu là chị Cẩm Tú, trước khi nhiễm bệnh, cô chỉ sống một mình và có thói quen sinh hoạt rất sạch sẽ, cẩn thận. Khi ra ngoài Lệ Thu luôn đeo khẩu trang, khi về nhà luôn rửa tay và thay đồ khác. Điều đau buồn là chỉ 2 tháng sau khi Lệ Thu qua đời thì người con gái của cô là Cẩm Tú cũng ra đi vì bạo bệnh.


Trong thể loại nhạc trữ tình kể từ thập niên 1960, cùng với Khánh Ly và Thái Thanh, Lệ Thu là một trong ba tên tuổi nổi tiếng được yêu thích nhất ở miền Nam tại các phòng trà âm nhạc. Nhắc đến Lệ Thu, người ta nhớ đến “giọng hát vàng mười” rất sang trọng, giàu năng lượng, truyền cảm và sâu lắng. Giọng hát đã thể hiện thành công rất nhiều ca khúc của các nhạc sĩ nổi tiếng như Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Trường Sa, Cung Tiến… Cho đến những ngày tháng cuối cùng trước khi bị bệnh, danh ca Lệ Thu vẫn sinh hoạt âm nhạc và xuất hiện thường xuyên trên sân khấu.

Ca sĩ – nhạc sĩ Quốc Anh
Ca sĩ – nhạc sĩ Quốc Anh, tác giả ca khúc Ngày Xuân Vui Cưới quen thuộc mà ai cũng có thể nghe tại các đám cưới từ thôn quê đến thành thị, hoặc là vào dịp Tết đến xuân về. Như một định mệnh, ông cũng qua đời vào một ngày đầu xuân (19/1/2020).


Ca sĩ – minh tinh Khánh Ngọc
Danh ca Khánh Ngọc, một trong những nữ ca sĩ nổi tiếng nhất của làng nhạc Sài Gòn thập niên 1950 đã qua đời vào ngày 14/5/2021 tại Hoa Kỳ, hưởng thọ 85 tuổi. Không chỉ là một danh ca tân nhạc nổi tiếng, bà Khánh Ngọc còn là một diễn viên điện ảnh, kịch nghệ, là một trong những ngôi sao điện ảnh thuộc thế hệ đầu tiên của làng điện ảnh Sài Gòn cùng với các minh tinh Trang Thiên Kim, Mai Trâm, Thu Trang…


Khánh Ngọc thường được nhắc đến với sắc đẹp quyến rũ lúc còn xuân, và là vợ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nhưng ít người biết rằng bà đã có những đóng góp lớn trong cả âm nhạc lẫn điện ảnh vào thuở nghệ thuật Miền Nam còn sơ khai hồi thập niên 1950.

Ca sĩ – nhạc sĩ Trường Hải
Sau nhiều năm bị mắc căn bệnh Parkinson làm cho sức khỏe yếu dần, ca nhạc sĩ Trường Hải đã trút hơi thở cuối cùng vào 5h sáng ngày 11/6/2021 (giờ địa phương), hưởng thọ 83 tuổi.


Trong số những ca sĩ – nhạc sĩ nổi tiếng trước năm 1975, Trường Hải không phải là một tên tuổi quá nổi bật và quen thuộc với công chúng, tuy nhiên ông cũng để lại nhiều dấu ấn với những ca khúc Hận Đồ Bàn, Tình Như Mây Khói, Tôi Đưa Em Sang Sông… Ngoài ra ông cũng là nhạc sĩ sáng tác nhiều ca khúc quen thuộc đã trở thành bất tử là Những Chiều Không Có Em, Mimosa, Tình Ca Người Đi Biển…

Đặc biệt nhất là Trường Hải cũng là người thực hiện những cuốn băng nhạc Trường Hải Không Chủ Đề rất ăn khách từ trước năm 1975 mà đến nay vẫn được nhiều người tìm nghe. Có thể thấy ca nhạc sĩ Trường Hải là một người đa tài và thành công trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật so với các đồng nghiệp cùng thời.

au năm 1975, dù phải trải qua những khó khăn trong nhiều năm, đến khi có mặt ở hải ngoại thì ông đã thực hiện những cuốn băng video đầu tiên tại hải ngoại từ đầu thập niên 1980 và cũng rất ăn khách, điều đó thể hiện được sự nhạy bén trong kinh doanh của ca nhạc sĩ Trường Hải.


Danh ca Châu Hà
Danh ca Châu Hà, một trong những ca sĩ thế hệ đầu của làng nhạc Sài Gòn vào thập niên 1950 đã tạ thế vào ngày 15/8/2021.


Bà được xem là ca sĩ có giọng hát trời phú, chuyên trình diễn những ca khúc yêu cầu trình độ cao về nhạc thuật. Danh ca Châu Hà tên thật là Trần Thị Hồng Tâm, sinh năm 1935, xuất thân trong một gia đình trí thức ở Hải Phòng. Khi mới 5 tuổi, bà đã bộc lộ năng khiếu âm nhạc, có thể hát các ca khúc của nhiều danh ca Pháp. Song gia đình không ủng hộ theo đuổi con đường ca hát, bà tự trau dồi giọng hát, không qua trường lớp đào tạo. Năm 1963, danh ca Châu Hà kết hôn với nhạc sĩ Văn Phụng. Ông đã sáng tác cho vợ nhiều ca khúc nổi tiếng như Suối Tóc, Tiếng Dương Cầm, Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn, Yêu Và Mơ, Yêu, Tình, Tiếng Hát Với Cung Đàn, Giã Từ Đêm Mưa…

Ca sĩ Phi Nhung
Cho đến nay, nhiều người vẫn còn cảm thấy đau xót khi nhớ về sự ra đi bất ngờ của nữ ca sĩ Phi Nhung vào cuối tháng 9 năm 2021. Cô là một trong những nạn nhân của đại dịᴄh bùng phát tại Việt Nam kể từ giữa năm 2021 đến nay. Sau khoảng 1 tháng rưỡi được điều trị, Phi Nhung đã trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 28/9/2021. Bệnh viên đã thông tin như sau: “Tất cả các loại thuốc cao cấp nhất đã được bệnh viện sử dụng để điều trị cho ca sĩ Phi Nhung. Tất cả các y bác sĩ đã nỗ lực hết mình nhưng đã không thể cứu sống được ca sĩ và rất đáng tiếc trước sự ra đi này”.

Ca sĩ Phi Nhung có giọng hát ngọt ngào đã nổi tiếng với thể loại nhạc vàng, nhạc quê hương từ thập niên 1990. Trong suốt thời gian gần 30 năm, tiếng hát Phi Nhung đã gắn bó với nhiều thế hệ khán giả, là một phần tuổi thơ của nhiều người. Những ca khúc như Chiều Lên Bản Thượng, Ba Tháng Tạ Từ, Chiều Qua Phà Hậu Giang, Bông Điên Điển, Em Về Miệt Thứ, Sông Quê… đã gắn liền với sự nghiệp ca hát của Phi Nhung.

Nhạc sĩ Phú Quang
Tác giả của những ca khúc trữ tình hay nhất về Hà Nội thời kỳ sau 1975 là nhạc sĩ Phú Quang qua đời vào ngày 8/12/2021 sau 2 năm trị bệnh.

Ông nổi tiếng với những bản tình ca đẹp và lãng mạn là Em Ơi Hà Nội Phố, Đâu Phải Bởi Mùa Thu, Mơ Về Nơi Xa Lắm, Nỗi Nhớ Mùa Đông…, đều là tình ca buồn. Trong cuộc trò chuyện, nhạc sĩ Phú Quang đã lý giải vì sao ông hay viết về cảm xúc buồn: “Đời sống của tôi nỗi buồn nhiều hơn. Nỗi buồn thường liên quan đến tình yêu, tất nhiên rồi. Đôi khi người ta cố gắng bấu víu vào tình yêu và luôn thất vọng. Tôi uống cà phê vì vị đắng của nó an ủi được lòng tôi. Để thấy hóa ra đời sống này đắng cay mới là chính”.

Ca sĩ Ngô Quốc Linh
Cùng như Phi Nhung, nam ca sĩ dòng nhạc quê hương là Ngô Quốc Linh cũng qua đời vì dịch bệnh vào ngày 11/12/2021. Ca sĩ Ngô Quốc Linh đã quen thuộc với khán giả ở các tỉnh lẻ, vùng quê nhiều năm qua, đặc biệt được yêu thích với các ca khúc trữ tình, quê hương. Dù không phải là một ngôi sao hạng A được truyền thông quan tâm, nhưng anh vẫn có lượng khán giả đông đảo nhờ giọng hát giàu cảm xúc và đã kiên trì theo đuổi dòng nhạc anh yêu thích từ thuở nhỏ. Một số ca khúc làm nên tên tuổi Ngô Quốc Linh là Cát Bụi Cuộc Đời, Chiều Hạ Vàng, Tình Em Xứ Quảng, Hồng Ngự Mang Tên Em, Chuyện Tình Hoa Muống Biển, Chuyện Tình Ao Cá…


Giáo sư – nhạc sĩ Trần Quang Hải
Những ngày cuối cùng của năm 2021, người yêu nhạc lại vĩnh biệt một trong những cây đại thụ của âm nhạc Việt Nam, đó là giáo sư Trần Quang Hải (chồng của danh ca Bạch Yến).

Nhạc sĩ Trần Quang Hải sinh năm 1944 tại tỉnh Gia Định, là Giáo sư – tiến sĩ Dân tộc nhạc học nổi tiếng. Ông là con trai trưởng của giáo sư Trần Văn Khê và bà Nguyễn Thị Sương, cựu giáo sư Anh văn trường nữ trung học Gia Long.
Giáo sư Trần Quang Hải là hậu duệ đời thứ 5 của nhạc sĩ cung đình Huế, Trần Quang Thọ (1830-1890), đời thứ tư của nhạc sĩ nổi tiếng về đàn tỳ bà, Trần Quang Diệm, đời thứ 3 của nhạc sĩ nổi tiếng về đàn kìm và dây Tố Lan Trần Quang Triều (tự Bảy Triều). Cha của Trần Quang Hải là giáo sư Trần Văn Khê – là người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sĩ ngành âm nhạc học tại Pháp, có bề dày trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, và có công rất lớn trong việc quảng bá âm nhạc Việt Nam nói riêng, văn hóa Việt Nam nói chung ra thế giới. Đến đời thứ 5, giáo sư Trần Quang Hải nối tiếp sự nghiệp của cha mình, trở thành nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc cổ truyền (ethnomusicologist – ethnomusicologue) chuyên về nhạc Việt, Á châu và hát đồng song thanh từ năm 1968, đồng thời cũng là thuyết trình viên, nhạc sĩ sáng tác, chuyên gia về sư phạm âm nhạc, và thành viên của Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS – Centre National de la Recherche Scientifique).
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ trần

Thiền sư Thất Nhất Hạnh đã từ trần tại Chùa Từ Hiếu, tại Huế. Ông là một người được nhiều người biết đến, trong nước cũng như hải ngoại. Ông sống lưu vong tại hải ngoại 4 thập niên tại Pháp. Ông về Việt Nam năm 2018. Trong thời gian ông sống lưu vong ông đã viết khoảng 100 cuốn sách.

Ông sinh năm 1926 và trở thành một vị sư năm 16 tuổi. Năm 1960 ông qua Mỹ dạy học tại 2 trường đại học nổi tiếng thế giới Princeton University và Columbia University. Trong thời chiến Việt-Mỹ, ông ủng hộ phong trào phản chiến, kêu gọi ngừng chiến Mỹ Việt và bị cấm trở lại Việt Nam năm 1966. Trong thời gian ông ở Mỹ, ông có dịp tiếp xúc với vị lãnh đạo phong trào giải phóng kỳ thị dân da đen nổi tiếng tại Mỹ: Martin Luther King. Martin Luther King đã đề cử ông tranh giải Nobel Hòa Bình

Thiền sư Thích Nhất Hạnh


Năm 1967 thiền sư (phải) được Marin Luther King (trái) đề cử tranh giải Nobel Hòa Bình


Một tác phẩm nổi tiếng của thiền sư là cuốn "Bông Hồng Cài Áo" viết về mẹ nhân mùa Vu Lan

Bài "Bông Hồng Cài Áo" của thiền sư Thất Nhất Hạnh.
Để dâng mẹ,
và để làm quà Vu Lan cho những người nào có diễm phúc còn mẹ

Medford, tháng tám 1962.
Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà
tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon
lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn
thiếu tình thương thì cũng không lớn lên được. Cằn cỗi, héo mòn.
Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký: tại nạn lớn nhất đã xẩy ra cho
tôi rồi! Lớn đến cách mấy mà mất mẹ thì cũng như không lớn, cũng
cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi. Những bài
hát, những bài thơ ca tụng tình mẹ, bài nào cũng dễ hát, cũng hay.
Người viết, dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người
hát ca, trừ là kẻ không có mẹ ngày từ thu chưa có ý niệm, ai cũng
cảm động khi nghe nói đến tình mẹ, đâu cũng có, thời nào cũng có.
Bài thơ mất mẹ mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản
dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài ấy thì sợ sệt, lo âu... sợ
sệt lo âu cho một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chắc chắn phải đến:

Năm xưa tôi còn nhỏ
mẹ tôi đã qua đời!
lần đầu tiên tôi hiểu
thân phận trẻ mồ côi.
Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
để dòng nước mắt chảy
là bớt khổ đi rồi...
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi thấy tôi mất mẹ
mất cả một bầu trời.

Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã bơi lội trong đó,
sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi.
Người nhà quê Việt Nam không ưa nói cách cao kỳ. Nói rằng bà mẹ
già là một kho tàng của yêu thương, của hạnh phúc thì cũng đã là cao
kỳ rồi. Nói mẹ già là một thứ chuối, một thứ xôi, một thứ đường ngọt
dịu, người dân quê đã diễn tả được tình mẹ một cách giản dị vừa
đúng mức:

Mẹ già như chuối Ba Hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.

Ngon biết bao nhiêu! Những lúc miệng vừa nhạt sau một cơn sốt,
những lúc như thế thì không có món ăn gì có thể gợi được khẩu vị
của ta. Chỉ khi nào mẹ đến, kéo chăn đắp lại ngực cho ta, đặt bàn tay
trên trán nóng ta và than thở : "Khổ chưa, con tôi", ta mới thấy cảm
thấy đầy đủ, ấm áp, thấm nhuần chất ngọt của tình mẹ, ngọt thơm
như chuối ba hương, đường mía lau, xôi nếp một ấy, không bao giờ
cùng tận. Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong
nguồn chảy ra. Nước trong nguồn chảy ra thì bất tuyệt. Tình mẹ là
gốc của mọi tình cảm thương yêu. Mẹ là giáo sư dạy về thương yêu,
một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời. Không
có mẹ, tôi sẽ không biết thương yêu. Nhờ mẹ mà tôi biết được thế nào
là tình chúng sinh; nhờ mẹ mà tôi có được chút ý niệm về đức từ bi.

Vì mẹ là gốc của tình thương, nên ý niệm mẹ lấn trùm ý niệm thương
yêu của tôn giáo vốn cũng dạy về tình thương. Đạo Phật có đức Quán
Thế Âm, tôn sùng dưới hình thức mẹ. Em bé vừa mở miệng khóc thì
mẹ đã chạy tới bên nôi. Mẹ hiện ra như một thiên thần dịu hiền, làm
tiêu tan khổ đau lo âu. Đạo Chúa có đức Mẹ, Thánh nữ đồng trinh
Maria. Trong tín ngưỡng bình dân Việt có Thánh Mẫu Liễu Hạnh,
cũng dưới hình thức mẹ. Bởi vì chỉ cần nghe đến danh từ mẹ, ta đã
thấy lòng tràn ngập yêu thương rồi. Mà từ yêu thương đi tới tín
ngưỡng và hành động thì không xa, chỉ mấy bước.

Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ
(Mother's Day) mồng mười tháng năm. Tôi nhà quê không biết cái tục
ấy. Có một ngày tôi đi với thầy Thiên Ân, tới nhà sách khu Ginza,
Đông Kinh, nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy
Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy
trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo
tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên,
nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi
vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ,
theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa
màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất
mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng. Tôi nhìn lại bông hoa
trắng trên áo mà bỗng thấy tủi thân. Tôi cũng mồ côi như bất cứ một
đứa trẻ vô phúc, khốn nạn nào; chúng tôi không có được cài trên áo
một bông hoa màu hồng. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng
nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một
mai người khuất núi, có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy
cái tục cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước, áp dụng
trong ngày báo hiếu Vu Lan.

Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận, vậy mà lắm lúc ta không
biết, để lãng phí một cách oan uổng. Mẹ là một món quà lớn nhất mà
cuộc đời tặng cho ta, những kẻ đã và đang có mẹ. Đừng có đợi đến
khi mẹ chết rồi , mới nói: "Trời ơi, tôi sống bên mẹ suốt mấy mươi
năm trời mà chưa có lúc nào 'nhìn kỹ' được mặt mẹ". Lúc nào cũng chỉ
nhìn thoáng qua. Trao đổi vài câu ngắn ngủi. Xin tiền ăn quà. Đòi hỏi
mọi chuyện. Ôm mẹ mà ngủ cho ấm. Giận dỗi. Hờn lẫy. Gây bao
nhiêu chuyện rắc rối cho mẹ phải lo lắng, ốm mòn, thức khuya, dậy
sớm vì con. Chết sớm cũng vì con. Để mẹ phải suốt đời bếp núc, vá
may, giặt rửa, dọn dẹp. Và để mình bận rộn suốt đời, lên xuống ra
vào lợi danh. Mẹ không có thì giờ nhìn kỹ con. Và con không có thì
giờ nhìn kỹ mẹ. Để khi mẹ mất, mình có cảm nghĩ: thật như là mình
chưa bao giờ thật có ý thức rằng mình có mẹ.

Chiều nay khi đi học về, hoặc khi đi làm việc ở sở về, em hãy vào
phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Em sẽ ngồi
xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi em
sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ, và để biết rằng mẹ đang
sống và đang ngồi bên em. Cầm tay mẹ, em sẽ hỏi một câu ngắn làm
mẹ chú ý. Em hỏi: "Mẹ ơi, mẹ có biết không?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên,
và sẽ hỏi em, vừa cười vừa hỏi: "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn
giữ nụ cười trầm lặng và bền, em sẽ hỏi tiếp: "Mẹ có biết là con
thương mẹ không?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù người
lớn ba bốn mươi tuổi, cũng có thể hỏi một câu như thế, bởi vì người là
con của mẹ. Mẹ và em sẽ đều trở thành bất diệt và ngày mai, mẹ mất,
em sẽ không hối hận, đau lòng.

Ngày Vu Lan ta nghe giảng và đọc sách nói về ngài Mục Liên và về sự
hiếu để. Công cha, nghĩa mẹ. Bổn phận làm con. Ta lạy Phật cầu cho
mẹ sống lâu. Hoặc lạy mười phương tăng chú nguyện cho mẹ được
tiêu diêu nơi cực lạc, nếu mẹ đã mất. Con mà không có hiếu là con bỏ
đi. Nhưng hiếu thì cũng do tình thương mà có; không có tình thương,
hiếu chỉ là giả tạo, khó khăn, vụng về, cố gắng mệt nhọc. Mà có tình
thương là có đủ hết rồi. Cần chi nói đến bổn phận. Thương mẹ, như
vậy là đủ. Mà thương mẹ không phải là một bổn phận. Thương mẹ là
một cái gì rất tự nhiên. Như khát nước thì uống. Con thì phải có mẹ,
phải thương mẹ. Chữ phải đây không phải là luân lý, là bổn phận.
Phải đây là lý đương nhiên. Con thì đương nhiên thương mẹ, cũng
như khát thì đương nhiên đi tìm nước uống. Mẹ thương con, nên con
thương mẹ. Con cần mẹ, mẹ cần con. Nếu mẹ không cần con, con
không cần mẹ, thì đó không phải là mẹ, là con. Đó là lạm dụng danh
từ mẹ con. Ngày xưa, thầy giáo hỏi rằng: "con mà thương mẹ thì phải
làm thế nào?". Tôi trả lời: "Vâng lời, cố gắng, giúp đỡ, phụng dưỡng
lúc mẹ về già và thờ phụng khi mẹ khuất núi". Bây giờ thì tôi biết
rằng: "con thương mẹ thì không phải "làm thế nào" gì hết. Cứ thương
mẹ, thế là đủ lắm rồi, đủ hết rồi, cần chi phải hỏi làm thế nào nữa!

Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý đạo đức. Anh mà nghĩ
rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm.
Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ. Mẹ như suối ngọt, như đường
mía lau, như xôi nếp mật. Anh không hưởng thụ thì uổng cho anh.
Chị không hưởng thụ thì thiệt cho chị. Tôi chỉ cảnh cáo cho anh chị
đừng có than thở rằng: "Đời ta không còn gì cả". Một món quà như
mẹ mà còn không vừa ý thì hoạ chăng có làm Ngọc Hoàng Thượng
Đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết Ngọc
Hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc Hoàng là đấng tự sinh,
không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ.

Tôi kể chuyện này, anh đừng nói tôi khờ dại. Đáng lẽ chị tôi không
nên đi lấy chồng, và tôi, tôi không nên đi tu mới phải. Chúng tôi bỏ
mẹ mà đi, người thì theo cuộc đời mới bên cạnh người con trai
thương yêu; người thì đi theo lý tưởng đạo đức mình say mê và tôn
thờ. Ngày chị tôi đi lấy chồng, mẹ tôi lo lắng lăng xăng, không tỏ vẻ
buồn bã chi. Nhưng đến khi chúng tôi ăn cơm trong phòng, ăn qua
loa để đợi giờ rước dâu, thì mẹ tôi không nuốt được miếng nào. Mẹ
nói: "Mười tám năm trời nó ngồi ăn cơm với mình, bây giờ nó ăn bữa
cuối cùng rồi thì nó sẽ đi ăn một nhà khác". Chị tôi gục đầu xuống
mâm cơm, khóc. Chị nói: "Thôi con không lấy chồng nữa". Nhưng rốt
cuộc thì chị cũng đi lấy chồng. Còn tôi thì bỏ mẹ mà đi tu. Các ái từ sở
thân, là lời khen ngợi người có chí xuất gia. Tôi không tự hào chi về
lời khen đó cả. Tôi thương mẹ, nhưng tôi có lý tưởng, vì vậy phải xa
mẹ. Thiệt thòi cho tôi, có thế thôi. Ở trên đời, có nhiều khi ta phải
chọn lựa. Mà không có sự chọn lựa nào là không khổ đau. Anh không
thể bắt cá hai tay. Chỉ khổ là vì muốn làm người nên anh phải khổ
đau. Tôi không hối hận vì bỏ mẹ đi tu, nhưng tôi tiếc và thương cho
tôi vô phúc thiệt thòi, nên không được hương thụ tất cả kho tàng quí
báu đó. Mỗi buổi chiều lạy Phật, tôi cầu nguyện cho mẹ. Nhưng tôi
không được ăn chuối ba hương, xôi nếp mật và đường mía lau.

Anh cũng đừng tưởng tôi khuyên anh: không nên đuổi theo sự
nghiệp mà chỉ nên ở nhà với mẹ. Tôi đã nói là tôi không khuyên răn ai
hết, tôi không giảng luân lý đạo đức rồi mà. Tôi chỉ nhắc anh: mẹ là
chuối, là xôi, là đường, là mật, là ngọt ngào, là tình thương. Để anh
đừng quên. Để chị đừng quên. Để em đừng quên. Quên là một lỗi lớn:
Cũng phải là lỗi nữa, mà là một sự thiệt thòi. Mà tôi không muốn anh
chị thiệt thòi, vô tình mà bị thiệt thòi, khờ dại mà bị thiệt thòi. Tôi xin
cài vào túi áo một bông hoa hồng: để anh sung sướng , thế thôi.

Nếu có khuyên, thì tôi sẽ khuyên anh như thế này. Chiều nay, khi đi
học về, hoặc đi làm về, anh hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật
trầm lặng và thật bền. Anh sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng
kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi anh sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để
trông thấy mẹ, và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên anh.
Cầm tay mẹ, anh sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Anh hỏi: "Mẹ ơi,
mẹ có biết không?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên, và sẽ nhìn anh, vừa cười
vừa hỏi: "Biết gì?". Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng
và bền, anh sẽ hỏi tiếp: "Mẹ có biết là con thương mẹ không?" Câu hỏi
sẽ không cần được trả lời. Cho dù anh lớn ba bốn mươi tuổi, chị lớn
ba bốn mươi tuổi thì cũng hỏi câu ấy. Bởi vì anh, bởi vì chị, bởi vì em
đều là con của mẹ. Mẹ và anh sẽ sung sướng, sẽ được sống trong ý
thức tình thương bất diệt . Và ngày mai, mẹ mất, anh sẽ không hối
hận, đau lòng, tiếc rằng anh không có mẹ.

Đó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy
ca, chị hãy ca, em hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên
lãng. Đóa hoa màu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung
sướng đi!
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm

Thú yêu thương : Phiên bản mới nhân 50 năm nhạc phim ''The Godfather''​



Có những giai điệu mà chỉ cần nghe qua một lần là con tim không hiểu vì sao lại yêu hoài nhớ mãi. Bản nhạc chính của bộ phim ''Bố Già'' nằm trong số này. Được phát hành vào năm 1972, tức cách đây nửa thế kỷ, ''The Godfather'' chẳng những đoạt giải Oscar dành cho bộ phim xuất sắc nhất, mà còn nâng giai điệu của Nino Rota lên hàng ca khúc vượt thời gian.

Dựa vào tác phẩm ăn khách cùng tên của nhà văn Mario Puzo, đạo diễn người Mỹ Francis Ford Coppola đã thành công trong việc chuyển thể quyển tiểu thuyết dày lên màn ảnh lớn, kịch bản chặt chẽ, lời thoại cô đọng, nội dung thâm thúy. Bộ phim sau đó được Viện phim ảnh Mỹ xếp vào hàng 100 tác phẩm điện ảnh hay nhất thế kỷ (XX), ''Bố già'' đứng hàng thứ ba, chỉ sau ''Citizen Kane'' và ''Casablanca''. Đỉnh cao thành công ấy che khuất phần nào sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Nino Rota. Sinh thời, ông đã sáng tác hơn 150 nhạc phim đủ loại, ngoài ra còn có thêm 10 vở kịch opera, 5 vở múa ballet và hơn một chục khúc nhạc thánh ca và giao hưởng.
Do mến phục tài năng của Nino Rota, từng nổi tiếng trước đó nhờ soạn nhạc phim La Strada (1954) và La Dolce Vita (1960) cho Federico Fellini cũng như Chuyện tình Romeo & Juliet (1968) cho Franco Zefirelli, cho nên đạo diễn Coppola mới ngỏ lời mời Nino Rota hợp tác với mình. Nhà đạo diễn Mỹ đã đích thân đến Roma vào mùa thu năm 1971 để gặp tác giả người Ý.

Speak Softly Love vượt trội giai điệu chủ đề bộ phim Bố Già

Trong hành lý, đạo diễn Coppola mang theo một bản phim nhựa của ''Bố Già'' và yêu cầu nhạc sĩ soạn giai điệu sao cho hợp với các màn quay trong phim. Trong số này, nổi tiếng nhất vẫn là khúc nhạc minh họa cho mối tình trên đất Ý giữa hai nhân vật Apollonia và Michael Corleone. Bài hát tiếng Anh ''Speak Softly Love'' do Larry Kusik đặt lời, được ca sĩ Andy Williams trình bày lần đầu tiên. Từ đó cho tới nay đã có gần cả ngàn phiên bản trong nhiều thứ tiếng khác nhau. Trong tiếng Pháp, phiên bản phóng tác ăn khách đầu tiên là ''Parle plus bas'' qua giọng ca của Dalida, gần đây hơn nữa có phiên bản tiếng Ý ''Parla più piano'' của Petra Berger.
Tuy rất ăn khách và được đặt nhiều lời khác nhau trong cả chục thứ tiếng, nhưng giai điệu tình yêu ''Speak Softly, Love'' không phải là đoạn nhạc quan trọng nhất trong phim ''Bố Già'. Khúc nhạc quan trọng mà khán giả được nghe thường xuyên, do giai điệu được lặp đi lặp lại nhiều lần trong phim, chính là Điệu valse của Bố Già (The Godfather Waltz), khi ông bố Vito Corleone dìu đứa con gái cưng là Connie trong điệu vũ nhân ngày cưới. Giai điệu ''Speak Softly, Love'' chỉ xuất hiện trong phần sau của bộ phim, khi con trai út Michael Corleone buộc phải đến đảo Sicilia để lánh nạn. Giai điệu tình yêu nổi lên khi Michael lần đầu tiên bị cú sét ái tình khi tình cờ bắt gặp Apollonia, cô gái miền thôn dã với sắc đẹp mặn mà. Hai người làm đám cưới, nhưng mối tình của họ không được lâu dài, khi cô vợ mới cưới lại chết tức tưởi, khi ngồi vào xe của chồng cô, bị cài chất nổ.
''Speak Softly Love'' tuy không phải là giai điệu chính lại lấn lướt hẳn khúc nhạc chủ đề, do đây là bản nhạc tha thiết và lãng mạn nhất trong phim "Bố Già". Tuy nhiên, Nino Rota lại không đoạt giải Oscar một năm sau đó, chủ yếu cũng vì đoạn nhạc này từng được dùng vào năm 1958 trong bộ phim ''Fortunella'' của đạo diễn Eduardo de Philippe, trong khi giải Oscar thường được trao cho những khúc nhạc ''nguyên tác'' (chưa từng được phổ biến). Mãi đến hai năm sau, Nino Rota mới được trao giải nhờ soạn nhạc phim cho tập nhì của ''Bố Già''.

Andy Williams từng ghi âm lại bản tiếng Pháp ''Parle plus bas''

Trong tiếng Pháp, lời phóng tác của nhạc phẩm ''Speak Softly Love'' là của tác giả Boris Bergman. Nhắc tới tên ông, nhiều người Pháp nghĩ đến ngay nam danh ca quá cố Alain Bashung, do cặp bài trùng này đã hợp tác thành công trong gần ba thập niên liền từ năm 1980 đến năm 2008. Tuy nhiên, trước khi trở thành tác giả thân thuộc nhất của Alain Bashung, Boris Bergman đã sáng tác rất nhiều cho các ca sĩ khác. Tính tổng cộng, ông đã viết lời cho hơn một ngàn ca khúc, kể cả nguyên bản hay phóng tác. Ông đã từng hợp tác với Dalida vào năm 1970 và đã đặt lời tiếng Pháp cho nhạc phim ''Bố Già'' theo yêu cầu của hãng đĩa Barclay. Sau Dalida sẽ có nhiều nghệ sĩ Pháp khác ghi âm bài này kể cả Marie Laforêt, Georgette Lemaire và đáng ngạc nhiên hơn nữa, ca sĩ đầu tiên Andy Williams cũng đã ghi âm một phiên bản tiếng Pháp (Parle plus bas). Một trong những bản ghi âm gần đây là của Patrick Fiori trên album chuyên đề nhạc phim hay nhất mọi thời đại.
Còn trong tiếng Ý, bản nhạc có ít nhất hai lời : ''Parla più piano'' là phiên bản quen thuộc nhất của tác giả Gianni Boncompagni, phiên bản thứ hai với tựa đề ''Brucia la terra'' (hiểu theo nghĩa Nung cháy mặt đất) là của tác giả Giuseppe Rinaldi trong thổ ngữ Sicilia, từng ăn khách qua giọng ca tenor người Ý Andrea Bocelli trên album chuyên đề ''Cinema'', phát hành vào mùa thu năm 2015 cùng với ''Moon River'' nhạc phim Breakfast at Tifany's và nhất là ''Bài hát của Lara'' trích từ bộ phim kinh điển Bác sĩ Jivago. Hàng thập niên sau ngày ra đời, những tình khúc vàng tiếp tục ngời sáng nhờ được nhiều thế hệ nghệ sĩ ghi âm lại.
Còn trong tiếng Việt, giai điệu ''Speak Softly Love'' trước năm 1975 từng được tác giả Trường Kỳ việt hóa một cách tài tình thành nhạc phẩm ''Thú yêu thương'', cho dù có nhiều trang mạng vẫn ghi lầm là ''Thú đau thương''. Bản nhạc này từng ăn khách qua phần trình bày của nam danh ca Elvis Phương. Sau đó đã có khá nhiều nghệ sĩ khác như Don Hồ, Kenny Thái hay Thế Sơn ghi âm lại.
Một trong những bản ghi âm tiếng Việt gần đây nhất là của nam ca sĩ Kasim Hoàng Vũ với đoạn mở đầu như sau : Tình như thoáng mây, tình đến cùng ta, âm thầm không ngờ / Tình như cánh hoa, tình chiếm hồn ta, đâu ngờ là tình / Tình như mưa gió, thoảng vào trong tim / Tình như cánh chim, bay đến trong ta, sao nghe bồi hồi... Quả thật là có những giai điệu mà chỉ cần một lần lọt vào tai, con tim không hiểu vì sao lại yêu hoài nhớ mãi.



 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Biên giới Ukraine trong tình trạng căng thẳng với Nga.
Không lâu sau ngày Biden nhận chức tổng thống, Nga đem quân đóng dọc theo biên giới Ukraine.
Kỷ niệm 1 năm sau ngày nhận chức, ngày 20 tháng 1 nằm 2022, Biden tuyên bố nếu Nga đánh chiếm Ukraine, Nga sẽ lãnh hậu quả, trả đũa của Mỹ bằng biện pháp kinh tế cũng như quân sự. Tuy nhiên Biden còn tuyên bố nếu chỉ là xâm phạm nhỏ của Nga vào Ukraine thì Mỹ chỉ có biện pháp nhẹ.

Điều tuyên bố trên làm giới chính trị Mỹ và Âu Châu kinh ngạc vì lời tuyên bố đó. Tổng thống Ukrain và các chính trị gia cho lời tuyên bố của Biden biểu lộ sự nhu nhược của Mỹ, và có tính cách mời gọi và bật đèn xanh cho Nga xâm chiếm Ukraine.
Ngày hôm sau Biden phải lên đài truyền hình đọc lời đính chính của lời tuyên bố ông.

Thứ sáu ngày 21 tháng 2, bộ trưởng bộ ngoại giao Mỹ yêu cầu tất cả nhân viên ngoại giao (và gia đình) Mỹ đang ở Ukraine hãy rời khỏi Ukraine và khuyến cáo mọi người không nên đến Ukraine trong thời gian này.

Nga đóng quân tại biên giới Ukraine


Lính Ukraine thực tập phòng thủ gần biên giới ngày 22 tháng 1 năm 2022


Xe bọc thép Nga tiến về biên giới Ukraine ngày 18 tháng 1 năm 2022


Ngày 22 tháng 1 năm 2022, tình báo Anh cho biết Nga đang xúc tiến lật đổ chính quyền đương thời Ukraine và thay thế bằng chính quyền thân Nga.

Theo ước tính Nga hiện đang có khoảng 100000 quân đóng dọc theo biên giới Ukraine.

Mỹ dự định gởi quân tới, và cho hàng không mẫu hạm USS Harry S. Truman tiến về Địa Trung Hải.
Clip Hàng Không Mẫu Hạm USS Harry S. Truman của Mỹ năm 2020.
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
Tổng thống Mỹ Joe Biden tháng 1 năm 2021:
" Tôi không nói nói đùa khi tôi tôi nói điều này, nếu bạn làm việc chung với tôi và tôi nghe bạn không tôn trọng đồng nghiệp, nói hạ nhục người nào đó, tôi hứa tôi sẽ sa thải bạn ngay lập tức."


Tổng thống Mỹ Joe Biden tháng 1 năm 2022
Trong một cuộc họp báo, một phóng viên hỏi Biden:

" Ngài có nghĩ sự lạm phát là một gánh nặng [cho đảng Dân Chủ] trong mùa bầu cử quốc hội sắp tới?"

Biden: "Lạm phát là một tài sản quí báu. Lạm phát nữa đi. Đúng là một thằng con ngu đần của một con đĩ." (a stupid son of a bitch.)


Người Việt gọi TT Joe Biden là "Cụ Bảy Đần" cũng không sai lắm.

 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Tham Nhũng & Hối Lộ

Cơ quan thăm dò tham nhũng trên thế giới, Transparency International's 2021 Corruption Perceptions Index, đưa kết quả điều tra tệ nạn tham nhũng của các quốc gia trên thế giới. Kết quả chỉ số từ 0 tới 100. Chỉ số càng cao, tham nhũng càng ít; chỉ số càng thấp, tham nhũng càng nhiều.

- Đan Mạch, Tân Tây Lan, và Phần Lan tham nhũng ít nhất với chỉ số bằng nhau là 88.
- Nam Sudan, một nước tại Phi Châu, tham nhũng nhiều nhất với chỉ số 11.
- Na Uy, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Hòa Lan, Lục Xâm Bảo, và Đức đứng hạng Top 10 (chỉ số cao), trong khi Anh đứng hạng 11 với chỉ số 78.

Chỉ số tham nhũng trên thế giới. Chỉ số cao, tham nhũng ít; chỉ số thấp tham nhũng nhiều.




Đan Mạch là một trong nước có tham nhũng ít nhất


Tân Tây Lan với chỉ số 88


Phần Lan tăng 3 điểm so với năm 2020, đứng hàng đầu trên thế giới ít tham nhũng


Nam Sudan, tham nhũng nhiều nhất trên thế giới với chỉ số là 11


Chỉ số tham nhũng tại Âu Châu


Chỉ số tham nhũng tại Á Châu. Việt Nam với chỉ số 39 (thấp, tham nhũng nhiều)




10 nước với chỉ số cao nhất
Denmark (88 points)
Finland (88 points)
New Zealand (88 points)
Norway (85 points)
Singapore (85 points)
Sweden (85 points)
Switzerland (84 points)
Netherlands (82 points)
Luxemburg (81 points)
Germany (80 points)

10 nước với chỉ số thấp nhất
South Sudan (11 points)
Syria (13 points)
Somalia (13 points)
Venezuela (14 points)
Yemen (16 points)
North Korea (16 points)
Afghanistan (16 points)
Libya (17 points)
Equatorial Guinea (17 points)
Turkmenistan (19 points)
Democratic Republic of Congo (19 points)
Burundi (19 points)
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
XIN SỐ ĐIỆN THOẠI.
- Alô ! Con chim nhỏ của anh đấy à ? - Không ! chim bố đây.
- Ấy chết ! Cháu xin lỗi bác! Bác có khỏe không ạ ? - Khỏe để đánh nhau với ai ?
- Dạ ... cho cháu hỏi Trang có nhà không ạ ? - Nó không có nhà thì là dân vô gia cư à ?
- Dạ, dạ ... ý cháu là Trang có ở nhà không ạ ? - Nếu không thì sao ?
- Thế ... Trang đi đâu ạ ? - Ðến cơ quan rồi.
- Bác cho cháu số điện thoại của Trang được không ạ ? - Nó có nhiều số lắm !
- Bác cho cháu xin một số thôi ạ ! - 8... - 8 rồi... mấy nữa ạ? - Thì cậu bảo chỉ cần một số thôi mà .....
- Dạ bác cho cháu xin nốt mấy số còn lại luôn ạ - 5 7 3 6 8 2, còn sắp xếp sao thì tùy cậu .

CHIỀU VỢ.
Vợ cằn nhằn:
- Từ hồi lấy nhau tới bây giờ, tôi làm cái gì ông cũng cản, nào là: “Đừng mua sắm...”, “Đừng ăn diện...”, nào là “Đừng ngồi lê đôi mách với mấy người hàng xóm...”, tôi chán mấy chữ “Đừng” đó lắm rồi. Sao chẳng bao giờ ông nói: “Ừ, mua đi em” , “Ừ làm đi em...”. Chắc tôi phải dọn về nhà ba mẹ tôi ở quá!
- Ừ, đi đi em !!!!

RỂ QUÝ
Chàng rể đến nhà bạn gái chơi và nói chuyện với bố nàng. Ông bố muốn thăm dò tính tình chàng trai nên đặt câu hỏi thử thách.
- Nếu bây giờ có một túi tiền và một túi đạo đức rơi trên đường thì anh nhặt túi nào?
- Cháu nhặt túi tiền - chàng trai nhanh nhảu trả lời.
Vẻ mặt thất vọng, bố cô gái nói:
- Tôi biết ngay mà, các anh chị bây giờ coi tiền là trên hết, ngay cả đạo đức cũng chẳng coi vào đâu. Nếu là tôi thì tôi sẽ nhặt túi đạo đức.
Chàng trai nghe thế bèn vội vàng sửa chữa:
- Vâng, cháu nghĩ không nhất thiết phải nhặt túi tiền. Ai thiếu cái gì thì nhặt cái đó ạ.

CHÀNG RỂ TƯƠNG LAI.
Bố vợ nói với con rể tương lai:
- Thế là con gái tôi đồng ý làm vợ anh rồi. Anh đã định ngày cưới chưa?
- Con sẽ dành điều đó cho vợ chưa cưới của con.
- Thế anh muốn cưới ở hội trường thuê hay ở nhà riêng?
- Dạ thưa, con để cho mẹ vợ quyết định.
- Sau khi cưới vợ anh sẽ sinh sống bằng nguồn nào?
- Dạ, con sẽ hoàn toàn dành điều đó cho bố đấy ạ.

ĐÀN BÀ GIỎI THẬT
Một bà sau khi cho tiền ông hành khất ở cuối nhà thờ liền hỏi: "Sao ông ra nông nỗi này, vợ con ông đâu?"
"Thưa bà, vợ tôi chẳng may qua đời rồi ạ. Nếu vợ tôi còn thì tôi đâu đến nông nỗi này ạ"
Bà quay sang ông chồng: "Thấy chưa, đàn bà là đảm đang lắm. Không có đàn bà là chỉ có nước đi ăn mày. Nhưng khi còn sống bà ấy làm gì hả ông?"
"Thưa nó đi ăn mày thay cho tôi ạ.”
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Bất tuân lệnh chích vaccine.

Mỹ, Canada, và thế giới đang gặp khủng hoảng kinh tế, trong đó hàng hóa không đủ cung ứng làm vật giá leo thang khủng khiếp. Trong khi đó chính quyền ép dân phải chích vaccine. Nếu không chích sẽ bị phạt. Chính quyền Mỹ và Canada ép các tài xế xe vận tải phải chích vaccine. Tài xế Canada phản đối bằng cách xuống đường, không chở hàng hóa, biểu tình. Các tài xế bắt đầu khởi hành xuống đường tại Vancouver (phía tây Canada) và sẽ đi về thủ đô tại Ottawa (phía đông). Tài xế phía bắc tại Enfield Nova Scotia và phía nam tại Toronto cũng sẽ tụ về thủ đô.

Cuộc hành trình từ Vancouver tới thủ đô Ottawa dài khoảng 3.500 km. Khoảng 50.000 tài xế đã tham dự cuộc phản đối này, tạo thành một hàng xe dài khoảng 70 km trên xa lộ. Trên đường đi, dân chúng tại một số thành phố chào đón đoàn xe với cờ Canada và biểu ngữ chống thủ tướng Trudeau.

Mọi người sẽ có mặt tại điểm hẹn thủ đô vào cuối tuần này.

Cuộc hành trình kéo dài 6 ngày từ Vancouver tới thủ đô Ottawa, và đoàn xe đã phá ký lục thế giới. Kỷ lục cũ là đoàn xe dài 5km tại Ai Cập một vài năm về trước.

Một chương trình quyên tiền trên mạng Go Fund Me nhằm mục đích giúp tài xế trả chi phí cho cuộc biểu tình (xăng, thực phẩm). Số tiền quyên được đã lên gần 7 triệu Dollars

Cuộc “viễn chinh” của tài xế xe vận tải từ Vancouver tới Ottawa, từ Đông sang Tây


Tại mỗi thành phố đoàn xe đi qua, dân chúng chào đón trong giá lạnh của mùa đông


Trên đường về thủ đô biểu tình




Dân chúng không ngại giá lạnh chào đón đoàn xe



Dân chúng yêu cầu thủ tướng Trudeau từ chức


Dân chúng bất mãn chính quyền. Canada là một trong số nước áp dụng luật lockdown, ép chích vaccine nghiêm nhặt nhất thế thế giới


Elon Musk, tỷ phú Mỹ, CEO của hãng xe điện Telsa ủng hộ cuộc biểu tình




Dân chúng dương biểu ngữ chửi thủ tướng Trudeau










Tại Toronto

Trên đường tiến về thủ đô