Bẫy ngọt ngào , sự thật đằng sau hai ngày nghỉ cuối tuần thứ bảy và chủ nhật | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Bẫy ngọt ngào , sự thật đằng sau hai ngày nghỉ cuối tuần thứ bảy và chủ nhật

haithanh1510194

Búa Đá
Xã hội ngày nay, hầu như tất cả các cơ quan, doanh nghiệp đều sẽ có hai ngày nghỉ cuối tuần dành cho nhân viên. Bạn nghĩ lí do của nó là gì? Sự nhân đạo ư? Các ông chủ thương xót cho nhân viên ư? Chắc hẳn không ít người sẽ suy nghĩ như vậy nhưng chưa hẳn đâu.

bayngotngao.jpg

Sự thật trong suốt giai đoạn thế kỉ thứ 19-20 khái niệm 2 ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật chưa từng tồn tại. Những người công nhân Mỹ phải làm việc cả tuần. Khi đó các tầng lớp công nhân luôn đấu tranh yêu cầu phải giảm giờ làm nhưng hầu như không có tác dụng.
Vậy khái niệm hai ngày nghỉ cuối tuần ra đời từ đâu? Thật bất ngờ người đưa ra khái niệm này lại là Henry Ford – Ông chủ của hãng xe hơi quá nổi tiếng mà chắc hẳn ai cũng biết, một kẻ cứng nhắc, luôn phản đối các cuộc đấu tranh của công nhân đến tận cùng. Vậy vì lí do gì mà ông ta lại đưa ra khái niệm này? Ông ta nổi lên lòng trắc ẩn ư? Thế thì bạn nhầm rồi.
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1914, khi đó Henry Ford quyết định tăng lương cho công nhân của mình từ 2.34 $/ một ngày lên 5$/ngày. Henry Ford bị thuyết phục bởi vị phó chủ tịch của mình ông James Couzens về ý tưởng: Tăng lương không chỉ ổn định được lòng người mà còn khuyến khích công nhân chi tiêu nhiều hơn. Có tiền thì ham muốn tiêu xài, mua sắm sẽ trỗi dậy, và họ có thể bỏ tiền ra mua chính xe hơi của hãng.
Thật sự đây là một luận điểm vô cùng chính xác, không thể nào chối cãi. Có nhiều thì tiêu nhiều, một pha kích cầu hoàn hảo. Bạn có thể thử tưởng tượng một nhân viên Sam Sung bỏ 2 tháng tiền lương để mua một chiếc điện thoại Sam Sung đời mới, điều đó có nghĩa là nhân viên đó đã làm làm không công 2 tháng vì giá thành sản xuất chỉ là con số rất nhỏ so với giá bán. Cuối cùng số tiền bạn làm quần quật 2 tháng lại quay về túi của ông chủ. Đúng là không thể có sự "b.óc l.ột" nào ngọt ngào hơn thế nữa.
Và để dễ dàng thêm cho sự "b.óc l.ột" của mình Henry Ford đã đề ra chính sách làm việc 5 ngày và nghỉ 2 ngày cuối tuần. Vì sao? Vì có tiền là một chuyện bạn còn cần thời gian để tiêu tiền. Hãy nghĩ mà xem 2 ngày nghỉ cuối tuần luôn là khoảng
thời gian tuyệt vời

để mua sắm.
Henry Ford đã nói:
“Có nhiều thời gian rảnh mọi người sẽ muốn mua thêm quần áo, họ sẽ ăn nhiều đồ ăn ngon hơn, và họ cần nhiều phương tiện di chuyển hơn”
Vậy là khái niệm ngày nghỉ cuối tuần ra đời. Những ông chủ lớn của tất cả các ngành nghề đều nhanh chóng nhận thấy được mánh khóe ở trong đó. Và khái niệm ngày nghỉ cuối tuần ngày càng được nhân rộng ra. Từ đó phát triển thành đạo luật ngày làm việc 8h tối đa 40h/tuần. Đó chính xác là những gì ngày nay chúng ta được hưởng. Còn gì hay hơn khi bạn tăng sức "b.óc l.ột" mà người ta còn cảm ơn bạn?.
Dù vậy xét về kinh tế, đây là một chính sách hợp lí: con người được nghỉ ngơi sẽ chi tiêu nhiều hơn, thúc đẩy nền kinh tế, xã hội phát triển mạnh mẽ, đồng thời đẩy mạnh năng suất lao động. Còn bản thân chúng ta nên cẩn trọng trong chi tiêu là được.
(st)
 

5Characters

Rìu Sắt
Mình thấy nó nhân đạo hơn là bẫy ngọt ngào, đã có được điều kiện, thì mọi chuyện như nào đều do mình quyết định, do mình tự chịu trách nhiệm hết, chẳng đổ cho ai được.
 

malemkhoang

Rìu Chiến
giphy.gif
 

dammage

Rìu Chiến
thật ra lúc đầu ford định cho nghỉ 1 tuần 5 ngày, chỉ làm việc 2 ngày thôi nhưng ông sợ làm vậy thì nhân viên sẽ bị tiểu đường chết sạch do quá ngọt ngào, đành cho nghỉ có 2 ngày thôi
 

malemkhoang

Rìu Chiến
"Có nhiều thì tiêu nhiều" - điều này là hoàn toàn tự nhiên. Tui thì có nhiều ăn nhiều, không có cũng vẫn phải ăn, không thể ngừng ăn được; có thì mặc, không có cũng vẫn phải mặc, không thể bỏ mặc được.
Chúng ta có biết bao nhiêu sự nhìn nhận về điều tự nhiên này:
Giời sinh voi, giời sinh cỏ...
Đầy - vơi - rồi lại đầy - như nồi cơm Thạch Sanh... Đây còn là chiến thuật mà nhiều kẻ đã áp dụng, thành công đấy, nhưng bị mọi người xa lánh: bát một đầy và ăn nhanh, bát hai vơi và ăn nhanh, bát ba đầy và ăn chậm...
Cơm ba bát, áo ba manh... - đó là nhu cầu tối thiểu; nhưng: no cơm, ấm cật... thì sẽ giậm giật xung quanh... đó là nhu cầu tự nhiên...
Còn nữa, mà tui chưa thể nhớ ra được.

Biết được quy luật của tự nhiên, hiểu được quy luật của tự nhiên, vận dụng được quy luật của tự nhiên vào cuộc sống, cuối cùng thì cũng có người làm được. Henry Ford tui cho là cũng như Newton, Einstain vậy. Thông minh, nhưng không nên gắn cái nhãn bóc lột vào đó. Chỉ là triển khai quy luật tự nhiên một cách phù hợp. Chính chúng ta cũng đang vận hành quy luật này. Như vậy chẳng nên gọi là bóc lột làm gì.

Ngọt ngào thì có vẻ là lâm ly bi đát, tui cho là nhân đạo. Con người được sống trọn vẹn với tự nhiên, đó là niềm hạnh phúc. "Ông này lúc mới sinh ra, khi lọt lòng mẹ ông khóc oa oa... mỗi ngày ông một nhớn tướng, dần dần ông trở về già, nay ông đã hóa ra ma..." một người hạnh phúc chỉ đơn giản như vậy. Đảm bảo cho con người sống được hạnh phúc đó là nhân đạo.​
 


Top