malemkhoang
Rìu Chiến
“Bánh trôi, bánh chay” hay còn gọi là “Trứng phật sinh, phật đẻ” ngày nay vẫn còn được duy trì ở một số địa phương vùng Bắc bộ.
Bánh “Trứng phật sinh, phật đẻ” là một món ẩm thực mang tính tâm linh, tín ngưỡng có nguồn gốc từ thời Hùng Vương và nó được truyền từ đời này sang đời khác. Người ta quan niệm rằng, vào ngày 8 tháng 4 âm lịch là ngày phật sinh, phật đẻ ra loài người (gọi là Ngày Phật Đản). Tục làm bánh “Trứng phật sinh, phật đẻ” là để nhắc lại sự tích “Bọc trăm trứng” của Mẹ Âu Cơ. Xưa kia, hàng năm cứ đến ngày Mùng 8 tháng 4 âm lịch, gia đình nào cũng làm loại bánh này dâng lễ Phật Đản, cúng tổ tiên để nhắc nhở con cháu luôn nhớ tới nguồn cội tộc Việt, tưởng nhớ đến tổ tiên đã sinh ra loài người. Trong xu thế phát triển ngày nay tục làm bánh này không còn đúng tuần tiết (ngày 8 tháng 4 âm lịch) như trước kia nữa mà một số hộ dân có thể làm vào bất cứ ngày tết, ngày lễ nào, như ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch...
“Bánh trôi, bánh chay” được thực hiện bởi các nguyên liệu gồm gạo nếp ngon, đường phên, vừng hạt, đậu xanh, bột sắn dây, hoa bưởi. Cách tiến hành bắt đầu từ gạo nếp đem vo, rửa sạch rồi vớt lên cho khô; đem nghiền bột mịn, hơi ẩm hoặc bột nước cho vào túi treo lên để khô ẩm. Trước kia chưa có máy say, máy sát người dân đã giã bột bằng cối. Bột khi nghiền xong cho nước vào nhào, dùng tay lăn thành dải bột dài, dùng dao cắt thành từng đoạn nhỏ, rồi vo, nặn thành những viên nhỏ, tròn bằng đầu ngón chân cái nhồi đường phên làm nhân. Để nấu bánh chín, đun nước sôi, cho thêm chút gừng, để nhỏ lửa và thả bánh, khi nào bánh nổi lên là chín rồi vớt lên lại thả vào chậu nước đã đun sôi để nguội, lúc này bánh vừa đủ chín mà không bị nhão. Sau đó xếp bánh lên đĩa thành một lớp và rắc hạt vừng đã rang chín lên trên. Cũng từ nguyên liệu bột nếp, bánh chay (nhân đậu xanh, hình tròn, nặn dẹt và nằm gọn trong lòng bàn tay) thực hiện theo quy trình tương tự như bánh trôi, nhưng đưa vào bát rồi chan chè sắn dây sền sệt, nấu với gừng, hương hoa bưởi.
“Bánh trôi, bánh chay” được thực hiện bởi các nguyên liệu gồm gạo nếp ngon, đường phên, vừng hạt, đậu xanh, bột sắn dây, hoa bưởi. Cách tiến hành bắt đầu từ gạo nếp đem vo, rửa sạch rồi vớt lên cho khô; đem nghiền bột mịn, hơi ẩm hoặc bột nước cho vào túi treo lên để khô ẩm. Trước kia chưa có máy say, máy sát người dân đã giã bột bằng cối. Bột khi nghiền xong cho nước vào nhào, dùng tay lăn thành dải bột dài, dùng dao cắt thành từng đoạn nhỏ, rồi vo, nặn thành những viên nhỏ, tròn bằng đầu ngón chân cái nhồi đường phên làm nhân. Để nấu bánh chín, đun nước sôi, cho thêm chút gừng, để nhỏ lửa và thả bánh, khi nào bánh nổi lên là chín rồi vớt lên lại thả vào chậu nước đã đun sôi để nguội, lúc này bánh vừa đủ chín mà không bị nhão. Sau đó xếp bánh lên đĩa thành một lớp và rắc hạt vừng đã rang chín lên trên. Cũng từ nguyên liệu bột nếp, bánh chay (nhân đậu xanh, hình tròn, nặn dẹt và nằm gọn trong lòng bàn tay) thực hiện theo quy trình tương tự như bánh trôi, nhưng đưa vào bát rồi chan chè sắn dây sền sệt, nấu với gừng, hương hoa bưởi.
Trải qua các công đoạn, bánh “Trứng phật sinh, phật đẻ” đã hoàn thành, bánh có hương vị rất đặc trưng: Dẻo và bùi của bột nếp, ngọt thơm của đường phên, mát dịu của bột sắn dây, thơm nhẹ của hương hoa bưởi, cay ấm của gừng, ngầy ngậy thơm béo của vừng rang. Sự hòa quyện đó tượng trưng như một bọc trứng đã sinh nở ra loài người chúng ta, như Nàng Âu Cơ đã đẻ ra bọc trăm trứng, thể hiện tình yêu thương đùm bọc của người dân Lạc Việt.
Không gian thực hành và sử dụng bánh mang tính cộng đồng cao, cho đến nay quy trình làm bánh cũng như nguyên liệu vẫn còn giữ nguyên và thường là món hàng hóa phục vụ bà con trong các dịp chợ phiên vùng nông thôn, miền núi. Bánh “Trứng phật sinh, phật đẻ” không có nguy cơ bị mai một. Tuy vậy, nó không còn mang nghĩa tâm linh, tín ngưỡng như trước đây.
Không gian thực hành và sử dụng bánh mang tính cộng đồng cao, cho đến nay quy trình làm bánh cũng như nguyên liệu vẫn còn giữ nguyên và thường là món hàng hóa phục vụ bà con trong các dịp chợ phiên vùng nông thôn, miền núi. Bánh “Trứng phật sinh, phật đẻ” không có nguy cơ bị mai một. Tuy vậy, nó không còn mang nghĩa tâm linh, tín ngưỡng như trước đây.
Từ những quan niệm về nguồn gốc tổ tiên Lạc Việt sinh ra con cháu, ý nghĩa của bánh “Trứng phật sinh, phật đẻ” mang giá trị nhân văn cao. Hàng năm vào các tuần tiết như Mùng 3 tháng 3 âm lịch, Mùng 8 tháng 4 âm lịch, người dân quê tôi vẫn duy trì phong tục làm bánh này để cúng tổ tiên nhằm nhắc nhở con cháu mình phải biết đoàn kết, yêu thương đùm bọc và nhớ đến cội nguồn.
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi, ba chìm với nước non..."
(Trích: Bánh trôi nước, Thơ Hồ Xuân Hương)
P/S: Đại lễ Phật Đản (Vesak - Vesaka - Vaisakha) năm 2022 diễn ra vào ngày 15.5.2022 (15/4 Nhâm Dần).