Manila1996
Búa Đá
Bạn lo sợ ý kiến của mình ngược chiều hoặc sẽ không được lắng nghe và ủng hộ? Hãy học các kinh nghiệm kinh điển từ các nhà đàm phán. Nếu áp dụng đúng các quy tắc, ảnh hưởng của bạn có thể vượt khỏi chức danh thông thường của chính bạn.
Bạn có thể đã thấy đâu đó trong cuộc sống: rất nhiều quyết định được thông qua/ không được thông qua mà không dựa trên phổ thông đầu phiếu. Ví dụ như ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, lý do là có 5 thành viên thường trực được quyền phủ quyết. Hay như cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ, một ứng cử viên nhận được ít hơn hàng triệu phiếu bầu so với đối thủ vẫn được nhậm chức. Hay ngay chính trong công ty bạn, khi một chiến lược mới bị đa số bỏ phiếu chống, nhưng vì Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính đã thông qua, nên chiến lược đó vẫn được tiến hành.
Bạn có thể đã thấy đâu đó trong cuộc sống: rất nhiều quyết định được thông qua/ không được thông qua mà không dựa trên phổ thông đầu phiếu. Ví dụ như ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, lý do là có 5 thành viên thường trực được quyền phủ quyết. Hay như cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ, một ứng cử viên nhận được ít hơn hàng triệu phiếu bầu so với đối thủ vẫn được nhậm chức. Hay ngay chính trong công ty bạn, khi một chiến lược mới bị đa số bỏ phiếu chống, nhưng vì Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính đã thông qua, nên chiến lược đó vẫn được tiến hành.
Không dễ để người ra quyết định lắng nghe
Như vậy, trong bất kỳ nhóm - tổ chức nào, để ý kiến của bạn có thể gây ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng, bạn cần hiểu về quy tắc ra quyết định. Bao gồm: Quy tắc đa số, Lãnh đạo quyết định và Đồng thuận - Nhất trí.
1. Quy tắc đa số
Khi hơn 50% thành viên của nhóm chấp thuận một quy trình hành động, quyết định sẽ được thông qua.
- Tìm hiểu lợi ích của tất cả mọi người
Nhóm là một tập hợp các cá nhân. Nếu bạn lo ngại phương án mà mình ủng hộ không nhận được sự đồng thuận của tất cả, hãy thử tìm hiểu mối quan tâm của mọi người. Hãy xây dựng liên minh với những người có chung sở thích, quan điểm với bạn. Tránh việc “nhảy lên” đòi hỏi những người khác phải nghe theo bạn.
- Nhắm mục tiêu những người có ảnh hưởng
Chú ý những người có ảnh hưởng tới số đông, dù họ có thể không đặc biệt quan tâm đến vấn đề hiện tại hoặc quan điểm của bạn. Hãy nghĩ cách giải quyết các mối quan tâm của họ để đổi lấy sự ủng hộ.
- Điều chỉnh thông điệp
Hãy xem những đồng minh mục tiêu của bạn có quan điểm, sở thích và sử dụng cách nói chuyện như thế nào. Bạn có thể điều chỉnh cách diễn đạt phương án của bạn cho gần với nhu cầu của họ nhất để họ thấy được sự đồng cảm.
2. Lãnh đạo quyết định
Đây là điều thường thấy ở các cơ sở kinh doanh nơi quyền ra quyết định cao nhất vẫn là người chủ doanh nghiệp. Đôi khi một chính sách mới được ban hành “vì sếp muốn vậy”.
Để có được ảnh hưởng trong một tình huống như vậy:
Để có được ảnh hưởng trong một tình huống như vậy:
- Tìm hiểu lợi ích của sếp
Nếu bạn có quyền liên hệ để hỏi thì có thể mở đầu bằng “Nếu được thì cho em hỏi tại sao…”. Còn nếu bạn không có cơ hội đó, hãy tìm hiểu các tuyên bố và quyết định của họ trong quá khứ để biết xu hướng của họ.
- Xác định các cố vấn được tin tưởng
Rất ít sếp không tham khảo ý kiến cố vấn. Bạn muốn họ biết đến quan điểm của bạn? Bạn phải biết họ và xu hướng ra quyết định của họ trước khi tiếp cận. Tùy thuộc vào vị trí của bạn trong công ty, bạn có thể phải đi một con đường khá lòng vòng trước khi tiếp cận được người ra quyết định.
Hãy xây dựng mạng lưới đồng minh để thuận lợi hơn khi đề xuất phương án
- Chú ý lợi ích của các bên liên quan
Tác động thành công với 2 đối tượng ở trên có thể khiến đồng nghiệp nhận ra bạn có ảnh hưởng quá lớn và tìm cách để phản ứng lại quyết định. Vì vậy, hãy chú ý đến lợi ích của các bên liên quan khác và xây dựng hình ảnh của bạn như một thành viên ủng hộ quyền lợi của cả nhóm.
3. Nhất trí và Đồng thuận
Trường hợp này đòi hỏi sự đồng tình nhất trí của 100% nhóm quyết định. Có nghĩa là ý kiến của bạn khi đề xuất phải tránh được sự phản đối của những đồng nghiệp không thân thiện, hoặc không cùng mục tiêu.
- Khiến những người đối lập cảm thấy được lắng nghe và công nhận
Không nên phản ứng mạnh với những người bất đồng chính kiến, vì điều đó có thể kích động, khiến họ tập hợp lại để chống lại bạn. Các nhà đàm phán giỏi sẽ lắng nghe cẩn thận những người này để hiểu mối quan tâm của họ và thể hiện công khai về việc sẽ cố gắng đáp ứng nhu cầu của họ. Nếu khéo léo, có thể chuyển người phản đối sang phe ủng hộ.
- Dùng đòn kinh tế
Không phải ai cũng dễ dàng bị thuyết phục, kể cả khi một quyết định đã được đưa vào chính sách. Lúc này, hãy tính đến chi phí liên quan đến sự không chuyên nghiệp. Cách mà các quốc gia phương Tây dùng “cây gậy và củ cà rốt” hay cách mà một số doanh nghiệp tăng chi phí y tế với nhân viên từ chối tiêm vắc xin Covid-19 là ví dụ.
- Thay đổi luật chơi
Cuối cùng, khi dường như việc đạt được sự nhất trí - đồng thuận là quá khó, hãy cố gắng thay đổi luật chơi hoặc người chơi: chuyển ý tưởng đó cho một người có vị trí tốt hơn để đạt được kết quả.
Nói chung, điều chỉnh các chiến lược của bạn cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng quy tắc quyết định là bí kíp để thúc đẩy kết quả tốt hơn. Nhưng hãy nhớ rằng phương án của bạn phải thực sự có lợi cho tập thể, tổ chức, để những người chịu ảnh hưởng từ bạn không cảm thấy hối tiếc vì đã ủng hộ bạn.
Nói chung, điều chỉnh các chiến lược của bạn cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng quy tắc quyết định là bí kíp để thúc đẩy kết quả tốt hơn. Nhưng hãy nhớ rằng phương án của bạn phải thực sự có lợi cho tập thể, tổ chức, để những người chịu ảnh hưởng từ bạn không cảm thấy hối tiếc vì đã ủng hộ bạn.