Cloud
Administrator
Theo Howtogeek, trong thời đại internet hiện nay, Google, Facebook, hay những công ty lớn khác đều biết rất nhiều về bạn, và bạn sẽ cho rằng như vậy là không tốt. Tại sao vậy? bởi vì khi bất cứ ai biết quá nhiều những thông tin cá nhân của bạn, bạn sẽ cảm giác quyền riêng tư của mình bị vi phạm. Tuy nhiên, trong tình huống này, quyền riêng tư của bạn hoàn toàn không bị xâm phạm.
Dữ liệu của bạn được bảo vệ như thế nào?
Hiện tại, Google và Facebook thu thập tất cả những thông tin về bạn mà họ có thể thu thập, ví dụ như tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, sở thích hoặc những thông tin chi tiết hơn như trường cấp ba, đại học của bạn. Bên cạnh đó, họ cũng nắm được lịch sử tìm kiếm của bạn, những nơi bạn từng đến, bạn bè của bạn là ai… Tất cả những thông tin trên đều sẽ được họ thu thập, nhưng đó là cách mà Google và Facebook tồn tại.
Đó là điểm mấu chốt, Google và Facebook phải dựa vào dữ liệu của bạn để tiếp tục hoạt động và tồn tại. Chính vì vậy, việc giữ cho dữ liệu của bạn an toàn là một điều vô cùng quan trọng đối với Google hoặc Facebook.
Bởi vì sao nó lại quan trọng đến vậy ? Bởi vì hai công ty trên đều là hai công ty kiếm tiền từ quảng cáo. Những quảng cáo này cần được cá nhân hóa (dựa vào dữ liệu họ có được) để phân phối đến đúng đối tượng. Hãy hãy nghĩ xem, bạn thích chiếc điện thoại mới nhưng quảng cáo lúc nào cũng hiển thị bán quần áo?
Bằng cách biết rõ "bạn là ai", bạn thích gì, bạn đang cần gì, cả Google lẫn Facebook đều có thể tạo một quảng cáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn, liên quan đến những cái bạn đang cần mua. Google là một công ty lấy quảng cáo làm cốt lõi, vì vậy, việc bảo vệ dữ liệu của bạn là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển công ty. Facebook cũng tương tự, mặc dù không hẳn là một công ty quảng cáo, nhưng quảng cáo mang lại doanh thu rất đáng kể cho họ.
Google, Facebook hoàn toàn không có lợi ích gì khi bán dữ liệu của bạn
Vậy, Google hay Facebook bảo vệ dữ liệu của bạn một cách an toàn tối đa, nhưng họ có bán dữ liệu của bạn cho một công ty khác không? Câu trả lời vẫn là không.
Không chỉ giữ cho dữ liệu của bạn được an toàn, điều quan trọng không kém nữa là họ chỉ giữ nó cho riêng mình.
Cả hai công ty đều không kiếm tiền bằng cách bán dữ liệu của bạn, bởi vì cách kinh doanh đó, chỉ xảy ra một lần – họ bán dữ liệu, thu tiền, xong. Nhưng nếu họ giữ lại cho riêng mình, họ có thể kiếm tiền từ rất nhiều các đơn vị muốn quảng cáo đến bạn, mọi lúc họ muốn.
Cụ thể hơn như sau. Một công ty muốn quảng cáo điện thoại đến bạn trên Facebook. Thay vì cung cấp thông tin như tên, số điện thoại hay email của bạn cho công ty đó, thì Facebook sẽ đề xuất đưa quảng cáo của công ty trên vào nguồn dữ liệu của họ. Công ty trên sẽ có quyền xác định đối tượng mục tiêu quảng cáo của mình – điều này chỉ mỗi Facebook (hoặc Google) có được – và sau đó sẽ trả tiền cho Facebook để Facebook phân phối quảng cáo trên đến đúng đối tượng mà họ muốn xem quảng cáo.
Kết quả là tất cả các bên đều có lợi: người dùng nhận được quảng cáo họ quan tâm – người quảng cáo đã gửi quảng cáo đến đúng đối tượng – và Facebook cũng được tiền. Nhiều người có thể không thích quảng cáo, nhưng đại đa số trường hợp, nếu nhận được một quảng cáo đúng cái bạn đang quan tâm, thì chắc hẳn bạn cũng sẽ hài lòng.
Vậy là bạn có thể hiểu, lý do vì sao Google hay Facebook đều muốn giữ thông tin của bạn cho riêng mình rồi đúng không? Vì đó là cần câu cơm của họ, hoàn toàn không có lý do gì mà họ phải đi bán hay chia sẽ cho một công ty khác.
Google hay Facebook đều minh bạch về những gì họ sẽ làm với dữ liệu của bạn
Nếu bạn tò mò muốn biết Google hay Facebook sẽ làm những gì với dữ liệu của bạn, không có gì khó khăn – cả hai công ty đều cung cấp rất chi tiết, minh bạch về cách mà họ sử dụng những dữ liệu trên.
Không chỉ vậy, Google lẫn Facebook đều cho phép bạn tùy chỉnh cách dữ liệu của bạn được sử dụng, cũng như kiểm soát các quảng cáo. Nếu bạn không muốn thấy quảng cáo được cá nhân hóa từ Google, bạn có thể chọn không tham gia. Bạn sẽ vẫn thấy quảng cáo, nhưng chúng sẽ không đi sâu vào nhu cầu cụ thể của bạn — chúng sẽ chỉ chung chung.
Tương tự, Facebook có giải thích rõ về cách thức hoạt động của hệ thống quảng cáo, cũng như cách đơn giản để quản lý tùy chọn quảng cáo của bạn.
Dữ liệu của bạn sẽ vẫn là của bạn
Dưới đây là một phần thông tin quan trọng mà nhiều người có xu hướng quên (hoặc bỏ qua): dữ liệu của bạn vẫn là của bạn. Bạn có thể tải xuống mọi thứ Google, Facebook tất cả thông tin của bạn, mọi thứ được lưu trữ trên máy chủ của họ.
Và sau đó, bạn có thể tự xóa những dữ liệu trên. Bạn có thể xóa sự hiện diện của mình khỏi Google và Facebook. Facebook cho biết họ sẽ vẫn giữ dữ liệu của bạn một thời gian - lên đến ba tháng - và sau đó mới xóa nó. Công ty vẫn giữ một số dữ liệu, nhưng tất cả dữ liệu cá nhân đều bị loại bỏ.
Với Google thì chưa rõ họ sẽ xử lý như thế nào, nhưng được cho là cũng sẽ giống Facebook. Lý do chính mà cả hai công ty giữ dữ liệu người dùng trong một vài tuần sau khi xóa tài khoản rất đơn giản: trong trường hợp người dùng có thay đổi ý kiến. Trong một khoảng thời gian nhất định, về cơ bản bạn có thể mở lại tài khoản đã xóa của mình. Tuy nhiên, sau thời gian đó, mọi dữ liệu của bạn biến mất. Bạn sẽ phải bắt đầu lại từ đầu.
Điều cuối cùng, bạn sẽ có lợi nhiều hơn bạn nghĩ
Bạn đang được sử dụng Google và Facebok miễn phí, và có qua có lại, tới lượt họ sẽ thu thập dữ liệu của bạn và sử dụng nó để quay trở lại phục vụ quảng cáo cho bạn. Xét cho cùng, bạn không thể mong đợi những công ty này kinh doanh mà không kiếm tiền. Vì vậy, thay vì trả tiền cho Google hay Facebook để sử dụng dịch vụ, thì bạn ở trong trường hợp này sẽ trao đổi thông tin của mình. Bằng cách sử dụng dịch vụ, bạn đồng ý cho phép họ lấy dữ liệu của bạn và sử dụng nó giúp họ kiếm tiền. Nhưng bạn cũng nên an tâm rằng, dữ liệu của bạn sẽ được họ giữ một cách an toàn, đây là một phần quan trọng trong cách các dịch vụ này hoạt động, bởi vì một khi niềm tin đó bị vi phạm, đó là một thảm họa, như Facebook vừa trải qua.
Không chỉ phục vụ cho quảng cáo, Google lẫn Facebook đều sử dụng dữ liệu này để cải thiện dịch vụ của họ. Ví dụ: Google sử dụng dữ liệu Maps của bạn để cải thiện dữ liệu điều hướng và lưu lượng truy cập. Nó cũng sử dụng dữ liệu tìm kiếm của bạn để cải thiện đề xuất và hiển thị kết quả chính xác khi bạn nhập sai địa điểm.
Suy cho cùng, việc bạn chia sẽ dữ liệu cho Google hay Facebook đều mang lại kết quả có lợi cho đôi bên.
Dữ liệu của bạn được bảo vệ như thế nào?
Đó là điểm mấu chốt, Google và Facebook phải dựa vào dữ liệu của bạn để tiếp tục hoạt động và tồn tại. Chính vì vậy, việc giữ cho dữ liệu của bạn an toàn là một điều vô cùng quan trọng đối với Google hoặc Facebook.
Bởi vì sao nó lại quan trọng đến vậy ? Bởi vì hai công ty trên đều là hai công ty kiếm tiền từ quảng cáo. Những quảng cáo này cần được cá nhân hóa (dựa vào dữ liệu họ có được) để phân phối đến đúng đối tượng. Hãy hãy nghĩ xem, bạn thích chiếc điện thoại mới nhưng quảng cáo lúc nào cũng hiển thị bán quần áo?
Bằng cách biết rõ "bạn là ai", bạn thích gì, bạn đang cần gì, cả Google lẫn Facebook đều có thể tạo một quảng cáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn, liên quan đến những cái bạn đang cần mua. Google là một công ty lấy quảng cáo làm cốt lõi, vì vậy, việc bảo vệ dữ liệu của bạn là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển công ty. Facebook cũng tương tự, mặc dù không hẳn là một công ty quảng cáo, nhưng quảng cáo mang lại doanh thu rất đáng kể cho họ.
Google, Facebook hoàn toàn không có lợi ích gì khi bán dữ liệu của bạn
Vậy, Google hay Facebook bảo vệ dữ liệu của bạn một cách an toàn tối đa, nhưng họ có bán dữ liệu của bạn cho một công ty khác không? Câu trả lời vẫn là không.
Không chỉ giữ cho dữ liệu của bạn được an toàn, điều quan trọng không kém nữa là họ chỉ giữ nó cho riêng mình.
Cả hai công ty đều không kiếm tiền bằng cách bán dữ liệu của bạn, bởi vì cách kinh doanh đó, chỉ xảy ra một lần – họ bán dữ liệu, thu tiền, xong. Nhưng nếu họ giữ lại cho riêng mình, họ có thể kiếm tiền từ rất nhiều các đơn vị muốn quảng cáo đến bạn, mọi lúc họ muốn.
Cụ thể hơn như sau. Một công ty muốn quảng cáo điện thoại đến bạn trên Facebook. Thay vì cung cấp thông tin như tên, số điện thoại hay email của bạn cho công ty đó, thì Facebook sẽ đề xuất đưa quảng cáo của công ty trên vào nguồn dữ liệu của họ. Công ty trên sẽ có quyền xác định đối tượng mục tiêu quảng cáo của mình – điều này chỉ mỗi Facebook (hoặc Google) có được – và sau đó sẽ trả tiền cho Facebook để Facebook phân phối quảng cáo trên đến đúng đối tượng mà họ muốn xem quảng cáo.
Kết quả là tất cả các bên đều có lợi: người dùng nhận được quảng cáo họ quan tâm – người quảng cáo đã gửi quảng cáo đến đúng đối tượng – và Facebook cũng được tiền. Nhiều người có thể không thích quảng cáo, nhưng đại đa số trường hợp, nếu nhận được một quảng cáo đúng cái bạn đang quan tâm, thì chắc hẳn bạn cũng sẽ hài lòng.
Vậy là bạn có thể hiểu, lý do vì sao Google hay Facebook đều muốn giữ thông tin của bạn cho riêng mình rồi đúng không? Vì đó là cần câu cơm của họ, hoàn toàn không có lý do gì mà họ phải đi bán hay chia sẽ cho một công ty khác.
Google hay Facebook đều minh bạch về những gì họ sẽ làm với dữ liệu của bạn
Nếu bạn tò mò muốn biết Google hay Facebook sẽ làm những gì với dữ liệu của bạn, không có gì khó khăn – cả hai công ty đều cung cấp rất chi tiết, minh bạch về cách mà họ sử dụng những dữ liệu trên.
Không chỉ vậy, Google lẫn Facebook đều cho phép bạn tùy chỉnh cách dữ liệu của bạn được sử dụng, cũng như kiểm soát các quảng cáo. Nếu bạn không muốn thấy quảng cáo được cá nhân hóa từ Google, bạn có thể chọn không tham gia. Bạn sẽ vẫn thấy quảng cáo, nhưng chúng sẽ không đi sâu vào nhu cầu cụ thể của bạn — chúng sẽ chỉ chung chung.
Tương tự, Facebook có giải thích rõ về cách thức hoạt động của hệ thống quảng cáo, cũng như cách đơn giản để quản lý tùy chọn quảng cáo của bạn.
Dữ liệu của bạn sẽ vẫn là của bạn
Dưới đây là một phần thông tin quan trọng mà nhiều người có xu hướng quên (hoặc bỏ qua): dữ liệu của bạn vẫn là của bạn. Bạn có thể tải xuống mọi thứ Google, Facebook tất cả thông tin của bạn, mọi thứ được lưu trữ trên máy chủ của họ.
Và sau đó, bạn có thể tự xóa những dữ liệu trên. Bạn có thể xóa sự hiện diện của mình khỏi Google và Facebook. Facebook cho biết họ sẽ vẫn giữ dữ liệu của bạn một thời gian - lên đến ba tháng - và sau đó mới xóa nó. Công ty vẫn giữ một số dữ liệu, nhưng tất cả dữ liệu cá nhân đều bị loại bỏ.
Với Google thì chưa rõ họ sẽ xử lý như thế nào, nhưng được cho là cũng sẽ giống Facebook. Lý do chính mà cả hai công ty giữ dữ liệu người dùng trong một vài tuần sau khi xóa tài khoản rất đơn giản: trong trường hợp người dùng có thay đổi ý kiến. Trong một khoảng thời gian nhất định, về cơ bản bạn có thể mở lại tài khoản đã xóa của mình. Tuy nhiên, sau thời gian đó, mọi dữ liệu của bạn biến mất. Bạn sẽ phải bắt đầu lại từ đầu.
Điều cuối cùng, bạn sẽ có lợi nhiều hơn bạn nghĩ
Bạn đang được sử dụng Google và Facebok miễn phí, và có qua có lại, tới lượt họ sẽ thu thập dữ liệu của bạn và sử dụng nó để quay trở lại phục vụ quảng cáo cho bạn. Xét cho cùng, bạn không thể mong đợi những công ty này kinh doanh mà không kiếm tiền. Vì vậy, thay vì trả tiền cho Google hay Facebook để sử dụng dịch vụ, thì bạn ở trong trường hợp này sẽ trao đổi thông tin của mình. Bằng cách sử dụng dịch vụ, bạn đồng ý cho phép họ lấy dữ liệu của bạn và sử dụng nó giúp họ kiếm tiền. Nhưng bạn cũng nên an tâm rằng, dữ liệu của bạn sẽ được họ giữ một cách an toàn, đây là một phần quan trọng trong cách các dịch vụ này hoạt động, bởi vì một khi niềm tin đó bị vi phạm, đó là một thảm họa, như Facebook vừa trải qua.
Không chỉ phục vụ cho quảng cáo, Google lẫn Facebook đều sử dụng dữ liệu này để cải thiện dịch vụ của họ. Ví dụ: Google sử dụng dữ liệu Maps của bạn để cải thiện dữ liệu điều hướng và lưu lượng truy cập. Nó cũng sử dụng dữ liệu tìm kiếm của bạn để cải thiện đề xuất và hiển thị kết quả chính xác khi bạn nhập sai địa điểm.
Suy cho cùng, việc bạn chia sẽ dữ liệu cho Google hay Facebook đều mang lại kết quả có lợi cho đôi bên.
Dịch Vnreview theo Howtogeek.com