Cloud
Administrator
Theo Engadget, việc đưa và nhận hối lộ trong các công ty công nghệ hoặc trong các chuỗi cung ứng của họ không phải là điều gì mới (có rất nhiều câu chuyện về các công nhân nhà máy làm lộ sản phẩm chưa được công bố), nhưng Amazon đang vật lộn với một số mối lo ngại đặc biệt nghiêm trọng.
Công ty xác nhận với Wall Street Journal rằng họ đang điều tra các báo cáo về việc nhân viên tại Mỹ và Trung Quốc rò rỉ dữ liệu cho người bán trên nền tảng Amazon để đổi lấy khoản tiền hối lộ. Theo đó, các đại lý này đã bỏ ra số tiền lên tới 2000 USD để có được dữ liệu kinh doanh nội bộ và địa chỉ email của người dùng review sản phẩm của họ (để thuyết phục họ thay đổi hoặc xóa các đánh giá thấp của sản phẩm). Trong một số trường hợp, các cửa hàng còn trả tiền cho nhân viên của Amazon để xóa hoàn toàn các đánh giá tiêu cực.
Mục đích, tất nhiên, là để gian lận và đánh lừa người mua. Ngoài làm sai lệch các đánh giá, đưa hối lộ còn giúp các cửa hàng có lợi thế bằng cách cho họ biết thói quen mua sắm của khách hàng, từ khóa tìm kiếm phổ biến và các chi tiết khác mà thông thường sẽ phải được giữ bí mật. Sau đó, họ có thể viết lại mô tả sản phẩm và quảng cáo của họ để tăng cơ hội sản phẩm của họ được đẩy lên top đầu trong kết quả tìm kiếm.
Amazon được cho là đang rất nỗ lực để chống lại hành vi gian lận này, bao gồm cả thay đổi cách vận hành ở Trung Quốc để "nhổ tận gốc" việc đưa và nhận hối lộ. Tuy nhiên, đó là một trận chiến rất khó khăn. Số lượng cửa hàng bên thứ ba ngày càng tăng giúp Amazon bán được đa dạng sản phẩm hơn và giảm giá bán, nhưng nó cũng dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt, khiến một số công ty sẵn sàng phá luật để có được lợi thế. Và khi thu nhập cơ bản của nhân viên ở Trung Quốc thường thấp hơn, họ sẽ dễ bị những khoản tiền hối lộ ấy cám dỗ hơn.
Trong tuyên bố chính thức của mình, Amazon cho biết sẽ "không khoan nhượng" đối với kiểu hành vi này và sẽ giới hạn truy cập dữ liệu để giảm thiểu việc rò rỉ thông tin.
"Chúng tôi có các chính sách nghiêm ngặt về Quy tắc ứng xử và đạo đức kinh doanh hiện hành cho các nhân viên. Chúng tôi triển khai các hệ thống tinh vi để hạn chế và kiểm tra quyền truy cập thông tin. Chúng tôi yêu cầu nhân viên của mình phải đạt đủ các tiêu chuẩn về đạo đức và bất kỳ ai vi phạm Bộ luật của chúng tôi đều phải bị kỷ luật. Ngoài ra, chúng tôi sẽ không khoan nhượng đối với việc xâm hại hệ thống của chúng tôi và nếu chúng tôi tìm thấy những đối tác xấu tham gia vào hành vi này, chúng tôi sẽ thực hiện những biện pháp cần thiết, bao gồm cả việc chấm dứt tài khoản bán hàng của họ, xóa đánh giá, giữ lại tiền và thậm chí là đưa các cơ quan pháp lý vào cuộc. Chúng tôi đang tiến hành điều tra kỹ lưỡng các khiếu nại về vấn đề này".
Công ty xác nhận với Wall Street Journal rằng họ đang điều tra các báo cáo về việc nhân viên tại Mỹ và Trung Quốc rò rỉ dữ liệu cho người bán trên nền tảng Amazon để đổi lấy khoản tiền hối lộ. Theo đó, các đại lý này đã bỏ ra số tiền lên tới 2000 USD để có được dữ liệu kinh doanh nội bộ và địa chỉ email của người dùng review sản phẩm của họ (để thuyết phục họ thay đổi hoặc xóa các đánh giá thấp của sản phẩm). Trong một số trường hợp, các cửa hàng còn trả tiền cho nhân viên của Amazon để xóa hoàn toàn các đánh giá tiêu cực.
Mục đích, tất nhiên, là để gian lận và đánh lừa người mua. Ngoài làm sai lệch các đánh giá, đưa hối lộ còn giúp các cửa hàng có lợi thế bằng cách cho họ biết thói quen mua sắm của khách hàng, từ khóa tìm kiếm phổ biến và các chi tiết khác mà thông thường sẽ phải được giữ bí mật. Sau đó, họ có thể viết lại mô tả sản phẩm và quảng cáo của họ để tăng cơ hội sản phẩm của họ được đẩy lên top đầu trong kết quả tìm kiếm.
Amazon được cho là đang rất nỗ lực để chống lại hành vi gian lận này, bao gồm cả thay đổi cách vận hành ở Trung Quốc để "nhổ tận gốc" việc đưa và nhận hối lộ. Tuy nhiên, đó là một trận chiến rất khó khăn. Số lượng cửa hàng bên thứ ba ngày càng tăng giúp Amazon bán được đa dạng sản phẩm hơn và giảm giá bán, nhưng nó cũng dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt, khiến một số công ty sẵn sàng phá luật để có được lợi thế. Và khi thu nhập cơ bản của nhân viên ở Trung Quốc thường thấp hơn, họ sẽ dễ bị những khoản tiền hối lộ ấy cám dỗ hơn.
Trong tuyên bố chính thức của mình, Amazon cho biết sẽ "không khoan nhượng" đối với kiểu hành vi này và sẽ giới hạn truy cập dữ liệu để giảm thiểu việc rò rỉ thông tin.
"Chúng tôi có các chính sách nghiêm ngặt về Quy tắc ứng xử và đạo đức kinh doanh hiện hành cho các nhân viên. Chúng tôi triển khai các hệ thống tinh vi để hạn chế và kiểm tra quyền truy cập thông tin. Chúng tôi yêu cầu nhân viên của mình phải đạt đủ các tiêu chuẩn về đạo đức và bất kỳ ai vi phạm Bộ luật của chúng tôi đều phải bị kỷ luật. Ngoài ra, chúng tôi sẽ không khoan nhượng đối với việc xâm hại hệ thống của chúng tôi và nếu chúng tôi tìm thấy những đối tác xấu tham gia vào hành vi này, chúng tôi sẽ thực hiện những biện pháp cần thiết, bao gồm cả việc chấm dứt tài khoản bán hàng của họ, xóa đánh giá, giữ lại tiền và thậm chí là đưa các cơ quan pháp lý vào cuộc. Chúng tôi đang tiến hành điều tra kỹ lưỡng các khiếu nại về vấn đề này".