VNZ-ROAD
NEXTVNZ
Ban chỉ đạo phân loại nhóm các địa phương theo các tiêu chí như có đầu mối giao thông, mật độ di chuyển, đi lại lớn; có biên giới, nhiều người qua lại biên giới; những điểm trước đây có tiếp xúc rất nhiều với người nước ngoài; mật độ dân cư; mật độ các nhà máy, khu công nghiệp tập trung...
Trong đó, nhóm "nguy cơ cao" gồm 12 tỉnh thành gồm: TP.HCM, Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hòa, Tây Ninh và Hà Tĩnh.
Ban chỉ đạo kiến nghị những tỉnh này tiếp tục thực nghiêm các nội dung của chỉ thị 16 của Thủ tướng về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 ít nhất đến hết ngày 22-4.
Nhóm "có nguy cơ" gồm 15 tỉnh, thành: Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Kiên Giang, Nam Định, Hải Phòng, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Thừa Thiên - Huế, Đồng Tháp, Bình Phước, Nghệ An, Lạng Sơn, An Giang. Các tỉnh, thành còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp.
Đối với hai nhóm này, Ban chỉ đạo kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo cho một số hoạt động sản xuất kinh doanh được hoạt động có điều kiện trên cơ sở bảo đảm an toàn vệ sinh dịch tễ… Đồng thời, thực hiện các giải pháp hạn chế người dân ra khỏi nhà, nếu ra phải đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay.
Mặt khác, cấm tập trung đông người, kể cả các hoạt động tôn giáo, vui chơi giải trí.
Ban chỉ đạo cũng thống nhất sẽ đưa ra những yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các tỉnh trong cả nước phải thực hiện nghiêm chỉnh như: đeo khẩu trang, không tập trung đông người, giữ khoảng cách, bảo đảm vệ sinh dịch tễ... Một số loại hình dịch vụ kinh doanh, vui chơi giải trí chưa được phép hoạt động.
Danh sách các trường hợp mắc bệnh theo tỉnh, thành phố
Hiện, nhóm các nhà khoa học, các chuyên gia công nghệ thông tin do Bộ KH&CN và Bộ TT&TT chủ trì đã rà lại các kết quả nghiên cứu của Nhóm để giúp Ban Chỉ đạo Quốc gia hoàn thiện phương án kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện “cách ly xã hội” theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Nhóm đã bắt tay xây dựng dữ liệu, phân tích dữ liệu và mô hình dự báo nguy cơ theo từng tỉnh, thành phố. Các địa phương được phân theo 3 nhóm: Nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp.
+ Các chuyên gia tập trung rà soát nhóm các địa phương được dự báo là nguy cơ cao, cần tiếp tục áp dụng “cách ly xã hội” như quy định tại Chỉ thị 16 thêm một thời gian. Hai nhóm còn lại sẽ thực hiện “nới lỏng”.
+ Bên cạnh đó, qua phân tích hơn 200 ca mắc COVID-19 tại Việt Nam, các chuyên gia cho biết, nam giới chiếm tỷ lệ 35,4%. Ngoài ra, một phát hiện cũng được nhấn mạnh đó là, đa số các ca lây nhiễm do tiếp xúc rất gần và không đeo khẩu trang khi nói chuyện.
+ Theo đó, các biện pháp cần tiếp tục áp dụng bao gồm: yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc khi ra khỏi nhà, giữ khoảng cách tiếp xúc, cấm tụ tập đông người (kể cả các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng), chưa kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí… Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, phát triển kinh tế-xã hội của chính quyền thì những người tham gia phải được giám sát y tế theo quy định riêng.
+ Các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh tính kỷ cương trong phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong thực hiện các quy định theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Ban Chỉ đạo quốc gia, đơn cử như việc không đeo khẩu trang, tụ tập đông người. Nếu các biện pháp cơ bản đó được thực hiện nghiêm thì nguy cơ bùng phát sẽ giảm đáng kể.
Khuyến cáo:
Bộ Y tế khuyến cáo 10 biện pháp đơn giản phòng, chống dịch COVID-19:
1. Không đi ra ngoài khi không thật sự cần thiết. Không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng.
2. Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài kể cả khi làm việc; luôn đứng cách xa người khác 2 m.
3. Luôn rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc bằng dung dịch sát khuẩn, nhất là sau khi sờ tay vào bất cứ vật dụng nào và sau khi gặp, nói chuyện với người khác và khi về nhà.
4. Không bắt tay khi gặp người khác, không đưa tay lên mắt, mũi miệng.
5. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; giữ ấm vùng ngực cổ, uống nước ấm. Thay quần áo khi về nhà và quần áo thay ra cần được ngâm với xà phòng.
6. Ăn uống đủ chất, ăn chín, uống chín, tập luyện thể thao phù hợp, sinh hoạt lành mạnh. Thường xuyên vệ sinh, giữ thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
7. Nếu phải cách ly thì phải ở nhà, hạn chế gặp người trong nhà, thực hiện theo các hướng dẫn cách ly của cơ quan y tế.
8. Không nên đến cơ sở y tế nếu không phải cấp cứu. Hãy hỏi cán bộ y tế bằng điện thoại hoặc qua mạng trước khi muốn đi khám bệnh.
9. Khai báo y tế qua ứng dụng (https://ncovi.vn) cho mình và cho người thân trong nhà; theo dõi sức khỏe hàng ngày và báo ngay cho cơ quan y tế hoặc trên ứng dụng NCOVI.
10. Không mời khách đến nhà và cũng không nên đến nhà người khác. Cuộc sống sẽ còn nhiều dịp để gặp nhau.
Trong đó, nhóm "nguy cơ cao" gồm 12 tỉnh thành gồm: TP.HCM, Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hòa, Tây Ninh và Hà Tĩnh.
Ban chỉ đạo kiến nghị những tỉnh này tiếp tục thực nghiêm các nội dung của chỉ thị 16 của Thủ tướng về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 ít nhất đến hết ngày 22-4.
Nhóm "có nguy cơ" gồm 15 tỉnh, thành: Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Kiên Giang, Nam Định, Hải Phòng, Sóc Trăng, Thái Nguyên, Thừa Thiên - Huế, Đồng Tháp, Bình Phước, Nghệ An, Lạng Sơn, An Giang. Các tỉnh, thành còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp.
Đối với hai nhóm này, Ban chỉ đạo kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo cho một số hoạt động sản xuất kinh doanh được hoạt động có điều kiện trên cơ sở bảo đảm an toàn vệ sinh dịch tễ… Đồng thời, thực hiện các giải pháp hạn chế người dân ra khỏi nhà, nếu ra phải đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay.
Mặt khác, cấm tập trung đông người, kể cả các hoạt động tôn giáo, vui chơi giải trí.
Ban chỉ đạo cũng thống nhất sẽ đưa ra những yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các tỉnh trong cả nước phải thực hiện nghiêm chỉnh như: đeo khẩu trang, không tập trung đông người, giữ khoảng cách, bảo đảm vệ sinh dịch tễ... Một số loại hình dịch vụ kinh doanh, vui chơi giải trí chưa được phép hoạt động.
Danh sách các trường hợp mắc bệnh theo tỉnh, thành phố
|
Thông tin của một số ổ dịch hiện nay
* (Nguồn: Cục Y tế dự phòng, đang tiếp tục cập nhật... ) |
Hiện, nhóm các nhà khoa học, các chuyên gia công nghệ thông tin do Bộ KH&CN và Bộ TT&TT chủ trì đã rà lại các kết quả nghiên cứu của Nhóm để giúp Ban Chỉ đạo Quốc gia hoàn thiện phương án kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện “cách ly xã hội” theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Nhóm đã bắt tay xây dựng dữ liệu, phân tích dữ liệu và mô hình dự báo nguy cơ theo từng tỉnh, thành phố. Các địa phương được phân theo 3 nhóm: Nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp.
+ Các chuyên gia tập trung rà soát nhóm các địa phương được dự báo là nguy cơ cao, cần tiếp tục áp dụng “cách ly xã hội” như quy định tại Chỉ thị 16 thêm một thời gian. Hai nhóm còn lại sẽ thực hiện “nới lỏng”.
+ Bên cạnh đó, qua phân tích hơn 200 ca mắc COVID-19 tại Việt Nam, các chuyên gia cho biết, nam giới chiếm tỷ lệ 35,4%. Ngoài ra, một phát hiện cũng được nhấn mạnh đó là, đa số các ca lây nhiễm do tiếp xúc rất gần và không đeo khẩu trang khi nói chuyện.
+ Theo đó, các biện pháp cần tiếp tục áp dụng bao gồm: yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc khi ra khỏi nhà, giữ khoảng cách tiếp xúc, cấm tụ tập đông người (kể cả các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng), chưa kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí… Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, phát triển kinh tế-xã hội của chính quyền thì những người tham gia phải được giám sát y tế theo quy định riêng.
+ Các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh tính kỷ cương trong phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong thực hiện các quy định theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Ban Chỉ đạo quốc gia, đơn cử như việc không đeo khẩu trang, tụ tập đông người. Nếu các biện pháp cơ bản đó được thực hiện nghiêm thì nguy cơ bùng phát sẽ giảm đáng kể.
Khuyến cáo:
Bộ Y tế khuyến cáo 10 biện pháp đơn giản phòng, chống dịch COVID-19:
1. Không đi ra ngoài khi không thật sự cần thiết. Không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng.
2. Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài kể cả khi làm việc; luôn đứng cách xa người khác 2 m.
3. Luôn rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc bằng dung dịch sát khuẩn, nhất là sau khi sờ tay vào bất cứ vật dụng nào và sau khi gặp, nói chuyện với người khác và khi về nhà.
4. Không bắt tay khi gặp người khác, không đưa tay lên mắt, mũi miệng.
5. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; giữ ấm vùng ngực cổ, uống nước ấm. Thay quần áo khi về nhà và quần áo thay ra cần được ngâm với xà phòng.
6. Ăn uống đủ chất, ăn chín, uống chín, tập luyện thể thao phù hợp, sinh hoạt lành mạnh. Thường xuyên vệ sinh, giữ thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
7. Nếu phải cách ly thì phải ở nhà, hạn chế gặp người trong nhà, thực hiện theo các hướng dẫn cách ly của cơ quan y tế.
8. Không nên đến cơ sở y tế nếu không phải cấp cứu. Hãy hỏi cán bộ y tế bằng điện thoại hoặc qua mạng trước khi muốn đi khám bệnh.
9. Khai báo y tế qua ứng dụng (https://ncovi.vn) cho mình và cho người thân trong nhà; theo dõi sức khỏe hàng ngày và báo ngay cho cơ quan y tế hoặc trên ứng dụng NCOVI.
10. Không mời khách đến nhà và cũng không nên đến nhà người khác. Cuộc sống sẽ còn nhiều dịp để gặp nhau.
Sửa lần cuối: