Chia sẻ  Ý nghĩa của thông số tai nghe

diuiri
Bề ngoài, những chiếc tai nghe là vật dụng đơn giản: cắm jack đúng vị trí, đeo chúng lên và chơi nhạc. Nhưng để có thể tận dụng giá trị của tai nghe tốt nhất có thể, chúng ta cần phải hiểu được mọi khía cạnh đánh giá, thông số Headphone về cách mà chúng hoạt động. Để từ đó có thể biết được rằng liệu Headphone này có sử dụng hiệu quả trên Smartphone, liệu chúng phát ra được âm thanh hoàn hảo 100% khi đi kèm với DAC hoặc AMP. Hoặc điều chỉnh mức âm lượng phù hợp sao cho bạn vẫn cảm nhận được sức mạnh từ âm nhạc mà không thổi bay màng nhĩ của mình đi mất.

Bạn là người có sở thích đam mê âm thanh và đang có ý định sở hữu một chiếc tai nghe?. Nếu bạn muốn mua 1 chiếc tai nghe riêng cho mình, khi nhìn bảng thông số của tai nghe lần đâu cảm thấy bỡ ngỡ không hiểu nó có ý nghĩa gì. Bài viết này sẽ giải thích thông số của tai nghe (bài viết dưới có thể hơi nặng kiến thức vật lý hơi khô khan một chút nha ?).

I. Vì sao cần quan tâm đến ý nghĩa thông số tai nghe

Sau khi chọn cho mình một chiếc tai nghe có kiểu dáng phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng, điều tiếp theo bạn cần quan tâm đến chính là các thông số kỹ thuật của tai nghe. Bởi các thông số này sẽ quyết định phần lớn chất lượng âm thanh cũng như độ bền của chiếc tai nghe mà bạn đang quan tâm.

IEM.jpg


Khi mua tai nghe, chúng ta sẽ căn cứ vào ý nghĩa thông số tai nghe để làm căn cứ xác định xem sản phẩm tai nghe đó có kết nối được với thiết bị hỗ trợ nghe nhạc mà bạn sử dụng không? Có tương thích với hệ điều hành của thiết bị, chất lượng âm thanh của tai nghe có tốt không?...

Sau khi nắm rõ hết ý nghĩa các thông số trên tai nghe, bạn sẽ có đánh giá khách quan và quyết định chính xác xem chiếc tai nghe đó có phù hợp với bạn hay không? Và liệu có nên móc hầu bao để mua và sở hữu nó cho riêng mình không?


II. Ý nghĩa thông số tai nghe

Thông số tai nghe thường được nhà sản xuất in ngay trên vỏ hộp của sản phẩm. Phần mặt trước sẽ in một số thông tin tính năng cơ bản. Phần mặt sau cung cấp nhiều tính năng hơn về khả năng kết nối thiết bị, tính năng hỗ trợ âm thanh, ngôn ngữ, độ nhạy, tần số đáp ứng… Ngoài ra các thông số tai nghe này cũng được ghi rất chi tiết trong phần sách hướng dẫn sử dụng được đặt trong hộp tai nghe.

1. Loại tai nghe

Tai nghe có rất nhiều loại đa dạng khác nhau thường thì thông tin này thường nằm ở vị trí nổi bật, chẳng hạn ngay dưới tên sản phẩm. Sự xuất hiện của thông tin này không mấy quan trọng, vì bạn có thể dễ dàng đoán ra qua hình dạng của tai nghe, nhưng ý nghĩa của nó thì sẽ là thông số đầu tiên bạn muốn biết, vì nó cho biết phong cách hoặc một phần tính năng của tai nghe. Các loại tai nghe phổ biến
  • Closed-Back Headphones
  • Open-Back Headphones
  • On-Ear Headphones
  • Over-Ear Headphones
  • In-Ear Headphones
  • Earbuds
  • Bluetooth Headphones
  • Noise-Cancelling Headphones
2. Màng loa (Driver)

Màng Loa hay Drivers là bộ phận quan trong nhất trên tai nghe. Nhiệm vụ có nó sẽ biến các tín hiệu điện thành áp lực âm thanh - nói ngắn gọn là nó là bộ phận tạo ra âm thanh. Hiện tại có khá nhiều loại Driver có trên thị trường nhưng tất cả đều cấu tạo từ các cục nam châm (các tai nghe chơi game thường sử dụng nam châm đất hiếm neodymium), cuộn dây đồng và màng loa. Những bộ phận trên được lắp rắp sao cho màng loa có thể rung được để tạo ra các làn sóng âm giúp đôi tai chúng ta chuyển tải thành âm thanh.

direct-armature-drivers-for-earphones.jpg


Tuy nhiên chúng ta khó có thể quan sát được cách mà Driver hoạt động khu chúng được bảo vệ nghiêm ngặt trong phần housing của tai nghe. Thông thường khi nói về Driver, độ lớn và loại nam châm cấu tạo nên là 2 yếu tố quan trọng để có thể chọn được một Headphone ưng ý.

Độ lớn của Driver tương đối da dạng, từ 6-12mm đối với earbud cho tới 40-100mm ở các sản phẩm lớn hơn. Driver càng lớn, âm bass được tạo ra càng rõ ràng, tuy nhiên nhất thiết là chúng có lực. Thêm vào đó, Driver lớn thường gặp khó khăn trong việc tái tạo những âm thanh có tần số cao (như violin và snare).

Tuy nhiên, các headphone in-ear hay các tai nghe đi kèm với iPhone thông thường lại không được sử dụng màng loa quá lớn. Vậy nên các kỹ sư đã thiết kế một cặp củ loa (dual-driver). Kiểu thiết kế này thường bao gồm một củ loa cho âm bass và một củ loa cho âm mid cùng với treble.

Các loại Driver tai nghe:
  • Dynamic Driver là loại Driver phổ biến nhất. Chúng ta có thể tìm thấy chúng ở hầu hết các headphone on-ear hoặc over-ear. Dynamic Driver có kích thước tương đối “mình mẩy”, do đó tái tạo nên dải âm bass hiệu quả hơn, dù chúng có thể thiếu đi sự tinh tế cần thiết.
  • Planar Magnetic Driver hoặc Orthodynamics lại khá khác biệt so với Dynamic. Tạo nên âm thanh dựa nên nguyên lý điện từ trường và nổi tiếng với chất âm nhẹ nhàng, tinh tế. Một cặp Headphone trang bị Planar Magnetic Driver được đánh giá rất cao bởi khả năng tái tạo âm nhạc chuẩn xác mà không quá “làm màu”. Điểm trừ duy nhất cho loại Driver Headphone này đó là giá cả.
  • Balanced Armature Driver được trang bị nhiều nhất trên earbuds hoặc in-ear monitors. Các tai nghe có kích thước nhỏ thường gặp sở hữu khả năng “khuấy động” không khí kém – cách mà sóng âm truyền đến tai của người dùng. Thay vì cấu tên nên từ một màng driver duy nhất, Balanced Armature Driver được hình thành nên từ nhiều lớp và giúp chúng hoàn thành công việc thuận lợi.
  • Electrostatic Driver là loại Driver Headphone sử dụng màng âm được tích điện. Loại Driver này tương đối “đỏng đảnh”, cực kì đắt và yêu cầu những loại AMP chuyên dụng để có thể hoạt động bình thường. Không cần nói nhiều về ưu điểm của tai nghe được sở hữu driver này: âm thanh sáng với sự chính xác đáng kinh ngạc.
3. Trở kháng (Impedance)

Trở kháng là (độ kháng điện) cho biết chúng ta cần bao nhiêu năng lượng để thưởng thức âm nhạc qua headphone với âm lượng đủ nghe . Trở kháng càng cao, dòng điện sẽ truyền càng ít. Trở kháng được đo bằng Ohms, được biểu thị bằng ký hiệu Ω . Tai nghe và tai nghe từ 8 Ohms đến 600 Ohms trở lên. Nguồn âm thanh (đầu ra tai nghe) cũng có xếp hạng trở kháng. Để có được mức truyền năng lượng tối đa (tất cả nguồn điện có thể sử dụng được từ nguồn đến tai nghe) phải phù hợp với các trở kháng. Tuy nhiên, điều đó hiếm khi xảy ra. Khi trở kháng không khớp, sẽ bị mất điện áp hoặc dòng điện, nói cách khác là Power low. Power low này có thể được tính theo công thức sau:

Power Low (dB) = 10 x log (RS x RL / (RS + RL)^2)

Trong đó:

  • RS: Trở kháng nguồn (trở kháng của đầu ra tai nghe của hệ thống âm thanh)
  • RL: Trở kháng tải (trở kháng của tai nghe hoặc tai nghe)
Giả sử chúng ta muốn sử dụng tai nghe có trở kháng 110 Ohms. Nếu được kết nối với nguồn phù hợp với trở kháng này, công thức trên cho thấy mức mất -6,0 dB. Mặc dù có sự chuyển giao quyền lực tối đa, có một sự mất mát. Điều này được gọi là mất tải và không có cách nào để tránh nó. Ví dụ, sử dụng trở kháng nguồn cao hơn, giả sử là 600 Ohms, tổn thất điện năng trở thành -8,8 dB. Đây là thấp hơn gần 3 dB so với trước đây; -3 dB đại diện cho một nửa công suất. Sử dụng trở kháng nguồn thấp hơn, giả sử 16 Ohms, tổn thất điện năng là 9,5 dB. Lưu ý rằng tổn thất tải tăng nếu trở kháng nguồn cao hơn hoặc thấp hơn trở kháng tai nghe chính xác. Cho thấy tổn thất điện năng cho các tai nghe khác nhau được điều khiển bởi các trở kháng nguồn khác nhau.

oHGD3mm.jpg


Trong hầu hết các trường hợp, mất tải không quan trọng. Một bộ khuếch đại tai nghe thường có thể cung cấp nhiều năng lượng hơn mức cần thiết, do đó vượt qua ảnh hưởng của các trở kháng chưa từng có.

Vậy thì điểm khác nhau giữa trở kháng thấp và cao là gì? Trở kháng thấp nghĩa là bạn sử dụng ít năng lượng điện hơn nhưng nó sẽ cần tín hiệu điện tử cao hơn. Lúc này tai nghe có trở kháng thấp đôi khi sẽ có tiếng rít ở âm thanh nền.

4. Độ nhạy (Sensitivity)

Độ nhạy (Sensitivity)
là cách tai nghe chuyển đổi tín hiệu điện thành tín hiệu âm thanh hiệu quả. Độ nhạy cho biết mức độ lớn của tai nghe đối với một mức nhất định từ nguồn. Image Phép đo này được tính bằng decibel của Mức áp suất âm thanh trên mỗi milliwatt, hoặc dB SPL / mW. Trong một số trường hợp, nó có thể được hiển thị dưới dạng dB / mW và dựa trên tín hiệu đầu vào 1 mW. Một mW là một phần nghìn của một watt, hoặc 0,001 Watts. Độ nhạy của tai nghe thường nằm trong khoảng 80 đến 125 dB SPL / mW. Ví dụ như độ nhạy của tai nghe là 122 dB SPL / mW. Điều này có nghĩa là 1 mW công suất sẽ tạo ra 122 dB SPL. Mức SPL này vượt quá ngưỡng đau và có thể gây tổn thương thính giác vĩnh viễn trong một khoảng thời gian ngắn.

Nếu một hệ thống có mức đầu ra thấp, sử dụng tai nghe có độ nhạy thấp sẽ dẫn đến SPL thấp. Việc tăng mức khuếch đại trong cấu hình này sẽ dẫn đến âm thanh bị méo do cắt bộ khuếch đại. Mặt khác, một tai nghe có độ nhạy cao kết hợp với bộ khuếch đại tai nghe công suất cao sẽ buộc cài đặt âm lượng thấp và có thể gây ra nhiều tiếng ồn hơn.

Headphone-Amps-(M).jpg


Một trường hợp kinh điển của vấn đề này là kết nối một cặp tai nghe hiệu quả với hệ thống âm thanh máy bay. Đặt âm lượng ở vị trí đầu tiên, ngay trên 0, cho đủ mức nhưng không gây ồn. Tăng âm lượng làm cho nó quá to để sử dụng. Bộ suy giảm tai nghe thụ động, đơn giản giúp giải quyết vấn đề này bằng cách giảm mức độ được cung cấp cho tai nghe, cho phép bạn tăng âm lượng của bộ khuếch đại tai nghe đến một cài đặt tạo ra ít tiếng ồn hơn. Bảng sau đây cho thấy mức đầu ra SPL cho các tai nghe khác nhau ở các mức nguồn khác nhau.

Input power (mW)Tai nghe #1
(113.5 dB SPL/mW)
Tai nghe #2
(105 dB SPL/mW)
Tai nghe #3
(122 dB SPL/mW)
0.1​
103.5​
95.0​
112.0​
0.2​
106.5​
98.0​
115.0​
0.5​
110.5​
102.0​
119.0​
0.8​
112.5​
104.0​
121.0​
1.0​
113.5​
105.0​
122.0​
1.2​
114.5​
105.8​
122.8​
1.5​
115.5​
106.8​
123.8​

Độ nhạy (Sensitivity) liên hệ trực tiếp tới trở kháng nhưng không thực sự hữu ích khi chọn mua headphone. Thông số headphone này phản ánh khả năng chuyển hóa tín hiệu điện từ thành tín hiệu âm.

5. Tần số đáp ứng (Frequency Response)

cac_dai_am_thanh_1-693x420.jpg


Tần số đáp ứng chỉ dải tần mà tai nghe có tạo ra. Nó được tính bằng đơn vị Hertz (Hz). Độ Hz thấp chỉ âm bass, độ Hz cao chỉ âm Treble. Tuy nhiên, đa số các tai nghe có tần số đáp ứng ở khu vực 20-20,000 Hz bởi vì tai con người chỉ có thể nghe ở tần số âm thanh này.

Con số này không giúp bạn phân biệt tai nghe nào có chất lượng tốt hơn. Nhưng nó có thể giúp bạn chọn lựa tai nghe phù hợp với điều kiện của bản thân. Tần số đáp ứng cho biết một headphone có khả năng tái tạo âm thanh – cao hay thấp, tất cả được thể hiện thông qua Hertz (Hz)
  • Âm trầm hay còn được lại là Bass được tái tạo bởi những rung động ở tần số ~500Hz.
  • Âm cao (treble) thống trị khu vực tần số 16-17 kHz.
  • Mọi âm thanh với tần số nằm giữa ở 2 khu vực trên được gọi là âm trung (midrange)
6. THD (Total Harmonic Distortion)

Một thông số headphone tương đối thú vị dẫu cho 90% đều bị phớt lờ, nó sẽ cho biết đặc điểm của sản phẩm ở góc độ tinh tế hơn.

Về bản chất, thông số headphone THD cho biết tín hiệu âm từ nguồn cho tới khi được phát ra khỏi driver dưới dạng âm thanh hoàn chỉnh bị thất thoát/ nhiễu loạn đi bao nhiêu phần trăm. Total Harmonic Distortion càng thấp, headphone duy trì được sự chuẩn xác của âm thanh, chất lượng audio càng cao.

Công nghệ sản xuất headphone hiện nay tương đối hiện đại và hoàn thiện hóa hầu hết tai nghe với THD < 0.1%. Trên thực tế mọi tai nghe đều “tái hiện” âm thanh theo một cách khác biệt để tạo nên “cá tính” riêng nhưng sự thay đổi nhỏ này không hề là nhiễu loạn. Chúng ta có thể nghĩ tới THD là nhiễu loạn không mong muốn và ảnh hưởng tới trải nghiệm nghe nhạc theo hướng tiêu cực hơn là tinh chỉnh tinh tế nói trên.

7. Isolation vs Cancellation

Sound-Isolation hoàn thành công việc của mình bằng cách dựa vào thiết kế, chất liệu làm nên headphone như earpad bằng da, lực kẹp chặt, cấu tạo của housing,…

tai-nghe-khong-day-sony-mdr-1000abn-20.jpg


Noise-Cancellation Headphone cũng có thể thực hiện chức năng tương tự như Isolation, tuy nhiên cách thức hoạt động có phần tinh vi, chủ động hơn; với 3 thành phần microphone tích hợp, bộ chuyển đổi tín hiệu số (DSP), pin tích hợp.
Âm thanh từ môi trường sẽ được thu bởi microphone và phân tích bởi DSP. Để từ đó tạo nên những sóng âm đối nghịch, loại trừ. Ví dụ tiếng phản lực có âm ở mức +1, headphone sẽ tạo nên âm có mức -1 và loại trừ nhiễu loạn.

Noise-Cancellation xử lý tốt nhất những âm thanh có tần số thấp như tiếng động cơ, điều hòa,… Tuy nhiên cũng âm trung như giọng nói lại tương đối “khó nhằn”.

8. Mức cắt và mức đầu vào tối đa

Thông số kỹ thuật tai nghe hiếm khi hiển thị mức cắt hoặc mức đầu vào tối đa. Tuy nhiên, thiết bị nguồn âm thanh có thể hiển thị thông số kỹ thuật này cho đầu ra tai nghe. Trong trường hợp này, nó sẽ cho biết mức độ mà bộ khuếch đại tai nghe bắt đầu cắt và tín hiệu âm thanh bị biến dạng rõ rệt. Tùy thuộc vào trở kháng và độ nhạy của tai nghe được kết nối, điều này có thể quan trọng. Nếu độ nhạy thấp và / hoặc trở kháng tai nghe khác biệt đáng kể so với trở kháng nguồn, có thể cần một đầu ra mức cao để bù cho tổn thất tải và để có được mức áp suất âm thanh có thể sử dụng được. Nếu mức yêu cầu cao hơn mức đầu ra tối đa của bộ khuếch đại tai nghe, tín hiệu âm thanh sẽ bị méo và có thể làm hỏng tai nghe. Sử dụng bộ khuếch đại tai nghe hoạt động bằng pin ngoài có thể giải quyết vấn đề này.

9. Một số thuật thông số khác

Nam châm điện và cuộn dây động (Magnet & Voice Coil)
– Hai bộ phận chủ chốt để loa có thể hoạt động, cũng chính là tai nghe hoạt động. Chất lượng âm thanh phụ thuộc nhiều vào hiệu suất của nam châm vĩnh cửu và cuộn dây động, hai bộ phận này lại được quyết định bởi chất lượng của vật liệu chế tạo. Như đã nói, một vài thông số quan trọng nhưng bạn không cần quá để ý trừ khi có kiến thức kĩ thuật.

Trọng lượng (Weight) – Chỉ ra trọng lượng của tai nghe, không gồm dây cáp. Đây là một vấn đề vừa nhỏ vừa lớn. Ví như bạn thích tai nghe nhét trong thì trọng lượng rõ ràng không đáng kể, nhưng với những tai nghe fullsize, to và cồng kềnh thì trọng lượng lại đồng hành với sự thoải mái, đặc biệt là trong quá trình sử dụng lâu dài.

Dây nối (cables) Cáp có chiều dài và độ dày khác nhau, phù hợp với nhu cầu nghe khác nhau. Dây cáp thông thường có lõi là 99,5% đồng nguyên chất, nhưng để truyền tín hiệu hiệu quả hơn, một số tai nghe sử dụng dây có lõi đến 99,996% đồng nguyên chất (các loại đồng không oxy hóa), hoặc các nguyên liệu khác, thậm chí cả vàng. Ngoài ra, vỏ dây có thể được bọc bằng vải hoặc vật liệu tổng hợp có tính đàn hồi cao.

Connector – Tai nghe có nhiều loại kết nối khác nhau nên lưu ý kĩ thông số này, sau này nếu bị hỏng dây hay connector thì dễ dàng thay các loại connecter phổ biến như 2-Pin, MMCX, ...

Jack Jack cũng đóng phần vai trò quan trọng vì nó là phần kết nối tai nghe với nguồn phát. Có sự khác biệt rõ ràng giữa jack unbalancedbalanced

Phụ kiện đi kèm
– Một danh sách các phụ kiện bổ sung mà bạn sẽ có miễn phí khi mua tai nghe, có thể là những thứ như cáp bổ sung, hộp đựng, pin, vv. Tất nhiên, sản phẩm càng đắt thì danh sách này càng dài. Ghé nhìn qua danh sách này lâu một chút để đảm bảo rằng bạn có mọi thứ bạn cần để sử dụng tai nghe theo đúng dự định.
Nhân Nguyễn
FB: FoxMinChan

Nguồn: Tổng hợp Internet
 
Trả lời

yamikyo231295

Búa Gỗ
Trước giờ chả bao giờ quan tâm đến mấy thông số này, cứ ra trực tiếp cửa hàng lựa con nào hợp tai nhất thì mua :))))
 

diuiri

Rìu Vàng Đôi
Trước giờ chả bao giờ quan tâm đến mấy thông số này, cứ ra trực tiếp cửa hàng lựa con nào hợp tai nhất thì mua :))))
Đối với người dùng nghe nhạc bình thường thì cứ vác tai ưng thì mua, còn đối với audiophile là một câu chuyện khác vừa phải thẩm âm tai và vừa phải hiểu thông số tai nghe mới chọn được.
 

baongocdc

Rìu Vàng
Đam mê món này tốn kém thật, không biết bao nhiêu cho vừa. Càng tìm hiểu càng muốn mua nhiều để so sánh >"<
 

Hamano Kaito

Moderator
@ThaiTamNghien | Đừng giỡn bạn, tuy là mấy trăm K nhưng mỗi hãng sẽ có cách chế biến khác nhau nha. Mỗi tai nghe sẽ có chất âm ko giống nhau đâu
 

Handrf

Kiếm đá
với trở kháng khi bật cùng mức volume thì cho độ to âm thanh nó khác nhau nhỉ
 

vomitri

Rìu Chiến Chấm
Trở kháng có ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh không thớt ?
Ví dụ con Beyedynamic dt 770 Pro nhà sản xuất cho ra nhiều phiên bản trở kháng khác nhau giá cũng khác nhau luôn?
 

diuiri

Rìu Vàng Đôi
Trở kháng có ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh không thớt ?
Ví dụ con Beyedynamic dt 770 Pro nhà sản xuất cho ra nhiều phiên bản trở kháng khác nhau giá cũng khác nhau luôn?
Có khác chứ, trở kháng càng cao thì độ kháng điện cũng cao nên âm nhỏ đi, vì vậy mấy con tai trở cao thường phải đi kèm dac/amp để kéo. Âm sẽ hay hơn và giá tiền sẽ cao hơn