Hỏi/ Thắc mắc - Xin tài liệu dịch Việt - Anh hoặc Anh - Việt | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Hỏi/ Thắc mắc Xin tài liệu dịch Việt - Anh hoặc Anh - Việt

KHAI HOAN

Búa Đá
Em phải dịch một bài tiếng Việt sang tiếng Anh hoặc tiếng Anh - tiếng Việt để nộp vào đầu tuần tới, chủ đề tự chọn về các vấn đề Khoa học, Xã hội, Nhân văn (khoảng 3000-3500 từ) mà bận quá, không đủ thời gian (em ở hệ vừa làm vừa học)
Mặt dày lên đây xin các bác có tài liệu nào đã dịch mà chưa từng công bố ngôn ngữ đích thì cho em xin với ạ
Trăm ngàn cảm ơn các bác
 

KHAI HOAN

Búa Đá
bạn liên hệ ở khu vực gần trường bạn học chắc sẽ có nhiều cái hay ho :D
Cảm ơn bác đã lưu tâm, nhưng giờ với em đến thở cũng là xa xỉ, việc ngập đầu bác ạ
 

malemkhoang

Rìu Chiến
"Trăm ngàn..." kể cũng bõ công...


SUY NGHĨ VỀ CÂU
“THÚC SINH QUEN THÓI BỐC GIỜI, TRĂM NGÀN ĐỔI MỘT TRẬN CƯỜI NHƯ KHÔNG"
Thúc sinh là nhân vật được nhiều người khen chê, nhất là qua hành vi “ Trăm ngàn đổi một trận cười như không” của anh ta.
Xét cho cùng đó là một hành vi rất nhân văn. Tôi không nói nhân văn như một nhà Kiều học nói, là để cứu Kiều, có lẽ việc cứu Kiều không xuất phát từ tính nhân văn của Thúc Sinh, mà đó là cứu Kiều về làm vợ.
Nhân văn ở chỗ nó rất con người. Một con người có ham muốn, biết giá trị nào để sử dụng đồng tiền vào đâu cho đúng.
Tôi không bênh vực những đại gia bây giờ, một đêm cùng chân dài có thể chi hàng chục nghìn đô, hay vì một hợp đồng quái quỷ với môt người đẹp mà chi đến hàng chục tỷ đồng. Nhưng tất cả đều có lý của nó.
Hồi tôi làm việc với một giám đốc người nước ngoài, một hôm đã khuya, ông gọi điện cho tôi hỏi “Công nhân không đồng ý mức lương 36USD/tháng, tôi định tăng lên 36 đô rưỡi được không?”(Hồi ấy lương tối thiểu của công nhân trong doanh nghiệp nước ngoài chỉ 35USD/tháng ). Tôi nói rằng “Tăng gì mà keo kiệt thế, tăng lên 40 USD/tháng đi”, ông ta dứt khoát không đồng ý, chỉ tăng thế thôi.
Rồi một hôm đi hát Karaoke với ông ta, ngồi bên một cô gái khoảng 1 giờ, lúc về ông ta “bo” cho cô ta 100USD. Tôi ngạc nhiên hỏi “ Sao lại thế, một tiếng đồng hồ, vừa được ăn, uống hát hò, ngồi không làm gì, ông lại cho nhiều thế, mà lương công nhân thì ông kẹt xỉ mấy xu lẻ?”. Ông cười nhìn tôi trả lời rất hóm hỉnh “ Con người mà ông? Sự đời là thế, cô ta xứng được thưởng như thế”.
Như vậy ở đây có hai vấn đề cần được làm rõ:
1/ Những người làm ra tiền, họ có quyền được hưởng thụ văn hóa mà họ ưa thích và họ không cò kè về sự hào phóng, đó là sự hào phóng tự nguyện,
2/ Thế thì tại sao họ lại so đo, như là keo kiệt khi trả công cho người lao động, hay cò kè từng đồng khi giao dịch buôn bán, có phải trình độ văn hóa của họ kém hay không?
Ở đây có lẽ nên lí giải vấn đề bằng cách nhìn về hưởng thụ văn hóa.
Văn hóa là “Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”. Thưởng thức văn hóa nghệ thuật là một nhu cầu thiết yếu của con người. Cuộc sống vật chất, kinh tế càng phát triển thì nhu cầu hưởng thụ văn hóa càng cao.
Trong thưởng thức văn hóa nghệ thuật thì sắc đẹp là một nội dung không thể thiếu, nếu không nói là nội dung chính của thưởng thức văn hóa nghệ thuật. Thế thì, con người sinh ra, có quyền được thưởng thức những cái đó. Trong tất cả cái đẹp, cái đẹp của con người, của người phụ nữ, mà tạo hóa ban tặng cho họ là đáng để con người chiêm ngưỡng và hâm mộ nhất. Trong các hoạt động của con người thì hoạt động tình dục là hoạt động có ý nghĩa nhất và có tính văn hóa, nhân văn cao nhất.
Thế thì để hưởng thụ được cái hạnh phúc nhất đó, ai lại đi “cò kè”.
(“Cò kè” trong tuyện Kiều, được nói nhiều nhất khi Mã Giàm Sinh mua Kiều. Bao nhiêu lời phê bình cho hành động “Cò kè bớt một thêm hai” của Mã Giám Sinh là vô nhân đạo. Nhưng thực ra “cò kè” đâu phải chỉ có Mã Giám Sinh, vì anh ta cũng chỉ là người đi buôn. Ta có thể phê phán hành động buôn người là vô nhân đạo, nhưng không thể phê phán sự “cò kè” của người đi buôn bán được. Thử hỏi trong tất cả chúng ta, kể từ những doanh nghiệp to, đến các tiểu thương buốn bán nhỏ, khi mua khi bán một vật phẩm nào đó, có ai không “cò kè”!. Thế thì “cò kè” là hiện tượng phổ biến của thương nghiệp. Trong một xã hội mà việc buôn người không bị cấm, thì việc “cò kè” khi mua người cũng là một việc hết sức bình thường.)
Trong cả đoạn nói về quan hệ qua lại của Thúc Sinh và nàng Kiều, không hề có chữ “cò kè”, nói bao nhiêu trả bấy nhiêu, nên mới bị lên án là “bốc rời”. Nhưng cái “bốc rời” của Thúc Sinh là “có lí”. Một nàng Kiều xinh đẹp như thế, “trong ngọc trắng ngà…”như “tòa thiên nhiên”, rồi những cuộc giao hoan “miêt mài” như thế, rồi cái tài, cái thông minh, biện luận tuyệt vời đầy trí tuệ khi Thúc Sinh muốn lấy nàng làm vợ, thì ai lại đi “cò kè” khi được thưởng thức, hay được gần gũi với giá trị văn hóa đỉnh cao, đáng trân trọng như thế.
Cho nên khi có tiền (ngoại trừ đồng tiền bất chính), người ta có quyền được hưởng những gì đẹp nhất do trời ban tặng mà họ không phải đắn đo đắt rẻ.
Vậy thì những đại gia và các nữ chân dài hiện đại, họ có đáng phải chịu sự ghen ghét của xã hội hay không, nếu sự có đi có lại đó được hiểu là một sự hưởng thụ chân chính bằng sức lao động chân chính, bằng sự trao gửi chân tình.
Với cách nhìn ấy, thì “ Trăm ngàn đổi một trận cười..” có lẽ còn rẻ hơn các khách làng chơi đại gia hiện đại!
Còn câu hỏi thứ hai, vấn đề công lao động và lương bổng, việc buôn bán vật phẩm hàng ngày lại là một lĩnh vực hoàn toàn khác.
Tôi không tin rằng trong cái “ ngôi hàng Lâm Tri” của Thúc Sinh, anh ta cũng “bốc giời”. Có lẽ hoàn toàn không. Nếu bốc rời cả trong công việc buôn bán thì tiền đâu mà “bốc giời” nơi hưởng thụ.
Cho nên ở đó anh ta cũng “cò kè”, mà có khi phải “giả dối” đôi chút, vì dù sao cũng là con buôn.
Tôi không biết có doanh nghiệp nào đang ngồi ở đây, hoàn toàn nói thật khi buôn bán, trao đổi hàng hóa hay không? Tôi không tin là không có, nhưng hiếm lắm.
Những “kẻ keo kiệt bậc nhất” đã làm nên nền thương ngiệp Hàn Quốc: đó là anh chàng đi bán nước tiểu thì cho thêm nước lã, còn người đi mua nước tiểu thì trước khi mua hàng còn lấy ngón tay chấm vào nước tiểu rồi mút thử xem có lẫn nước lã vào hay không.
“Những kẻ keo kiết nhất” đó chính là những người mở đầu cho nền thương nghiệp Triều Tiên lúc bấy giờ.
Sự thật của thương nghiệp là thế! Ngoại trừ những kẻ vô lương tâm đem chất độc, sản xuất chất giả trong buôn bán làm hại cuộc sống con người và rối loạn xã hội.
Còn khi người ta sản xuất sản phẩm thì đồng lương là phần quan trọng trong giá thành sản phẩm, quyết định lời lỗ của sản xuất, cho nên phải “cò kè” là vì thế. Trong buôn bán không biết các nhà buôn có bao giờ nói đúng giá mua vào, chi phí giá thành một sản phẩm hay không. Nếu có thì số liệu đó có một chút sai số (mà nhà quản lý hoặc người mua có thể chấp nhận được!) nào không!, vì đó là số liệu trực tiếp liên quan đến thuế má, lời lỗ. Đó mới là nhà buôn, thương nghiệp. Điều này đòi hỏi các nhà quản lí phải nhạy bén và sát thực tiễn cuộc sống.
Thúc Sinh là một nhà buôn, lại lấy được con một nhà “họ Hoạn danh gia”, để không phải mang tiếng ăn bám nhà vợ, đã đi xa tận Lâm Tri để mở cửa hàng buôn bán, thì không thể nói anh ta không biết gì về những nghề lẻ của thương nhân.
Nói tóm lại, trong câu thơ:
“Thức Sinh quen thói bốc giời,
Trăm ngàn đổi một trân cười như không”

Nguyễn Du không có ý phê phán cái anh chàng Thúc Sinh kia, vì hơn ai hết Nguyễn Du biết rằng vì một nụ cười của phụ nữ mà vua còn mất nước nữa là chỉ mấy đồng tiền, nhưng ông muốn đi sâu vào cái lòng tham lam của Tú Bà, lợi dụng tính “bốc giời “ ấy của Thúc Sinh mà trục lợi.
Trong xã hội hiện nay, biết bao hiện tượng, hành động tốt bị lợi dụng. Kinh tế thị trường cho chúng ta bài học rằng:
Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

Biết sử dụng đồng tiền đúng theo giá trị của chính nó, để khi “bốc giời” cũng có lý, khi “cò kè” cũng không bị coi là keo kiết.
 


Top