VAR tại World Cup: Điểm sáng và những vấn đề tồn tại | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

VAR tại World Cup: Điểm sáng và những vấn đề tồn tại

Thầy Giáo Tỵ

Administrator
World Cup 2018 là lần đầu tiên VAR chính thức được áp dụng tại ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh sau khi được vận hành tại nhiều giải đấu trên thế giới và công nghệ này đã để lại vô số những phản ứng trái chiều từ cả giới chuyên môn lẫn người hâm mộ.

Trải qua 16 trận đấu của lượt trận đầu tiên vòng bảng vừa qua, chúng ta không thể phủ nhận những ưu điểm mà công nghệ tiên tiến này mang lại, nhưng vẫn còn những vấn đề cần cải thiện trong cách vận hành để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Trước khi tìm hiểu về những ưu điểm và những vấn đề tồn tại, hãy cùng điểm lại một số khái niệm liên quan đến công nghệ tiên tiến này.

VAR là từ viết tắt của Video Assistant Referee có thể hiểu nôn na là công nghệ hỗ trợ trọng tài bằng video, giúp trọng tài có thể đưa ra những quyết định chính xác hơn.

Trọng tài có thể tham khảo công nghệ VAR để công nhận hoặc không công nhận bàn thắng, phạt đền hoặc không thổi phạt đền, rút thẻ đỏ hoặc không rút thẻ đỏ và tránh nhận diện nhầm cầu thủ.

Hệ thống VAR sẽ được trong một phòng biệt lập và có thể truy cập vào tất cả các ống kính camera trên sân. Khi phát hiện ra vấn đề phạt nhầm hoặc bỏ sót, hệ thống sẽ gửi thông báo để vị trọng tài điều khiển trận đấu tham khảo trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

970258560.jpg

Hệ thống VAR tại FIFA World Cup 2018.​

Trước khi chính thức được áp dụng tại ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Trước đó, công nghệ này cũng đã được đưa vào sử dụng chính thức tại Bundesliga, Serie A, FA Cup và Confederation Cup 2017…

Những điểm sáng…

Trong tuần qua, VAR đã mang đến cho các đội bóng những quả phạt đền đáng được hưởng. Với lợi thế được xem hình quay chậm của các camera trên sân, những trợ lý VAR đã giúp trọng tài điều khiển trận đấu có thể phát hiện những pha phạm lỗi ở trong khu vực cấm địa.

Điển hình là pha xoạc bóng phạm lỗi của Josh Risdon của Australia ở ngay sát vạch 16 mét 50 đối với Antoine Griezmann của Pháp đã không được trọng tài theo kịp nhưng đã được VAR hỗ trợ kịp thời.

GettyImages-976122496.jpg

VAR giúp cho Pháp được hưởng một quả phạt đền chính xác.
Bên cạnh đó, pha phạm lỗi của Yussuf Poulsen của Đan Mạch đối với Christian Cueva của Peru, tình huống tranh chấp lỗi của Kim Min-woo của Hàn Quốc đối với Viktor Claesson của Thụy Điển ở trong vòng cấm cũng được VAR hỗ trợ trọng tài một cách chính xác.

Mặc dù theo lý thuyết, VAR được sử dụng trong bốn trường hợp như đã nói ở trên . Tuy nhiên, thực tế sử dụng vừa qua cho thấy công nghệ này chủ yếu được sử dụng để review lại những tình huống phạt đền bị bỏ qua.

Có thể nói rằng, tất cả những lần trọng tài xem lại VAR đều đưa ra những kết quả rất hợp lý…

Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong việc vận hành…

Theo lý thuyết, công nghệ VAR được sử dụng theo hai chiều, tức vừa giúp trọng tài điều khiển trận đấu tham khảo những tình huống bị bỏ sót và những trường hợp bị phạt nhầm.

Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng, sau 16 trận đấu vừa qua, toàn bộ những tình huống được sử dụng đều là những trường hợp giúp trong tài điều khiển trận đấu trong những trường hợp bị bỏ sót. Có thể những trợ lý VAR quá tin tưởng vào trọng tài chính, hoặc cũng có thể trọng tài chính quá tự tin vào phán quyết của mình cho nên công nghệ này vẫn chưa được sử dụng trong trường hợp phạt nhầm.

Điển hình có thể kể đến tình huống trọng tài điều khiển trận đấu đã thổi phạt đền Nacho của Tây Ban Nha khi va chạm với Cristiano Ronaldo của Bồ Đào Nha trong trận mở màn của hai đội mà không cần tham khảo qua hệ thống VAR hoặc hệ thống VAR đã không yêu cầu trọng tài xem lại. Tình huống quay chậm sau đó cho thấy dường như siêu sao người Bồ Đào Nha đã đánh lừa trọng tài trong tình huống đó.

GettyImages-975490158.jpg

Dường như trọng tài đã bị Cristiano Ronaldo đánh lừa trong tình huống này.​

Bên cạnh đó, trong một số tình huống tuần qua, khi trọng tài điều khiển trận đấu không theo kịp tình huống, thì các trợ lý VAR dường như cũng đã bỏ sót.

Trong trận đấu giữa Argentina và Iceland, Cristian Pavon đã bị Birkir Saevarsson, đốn ngã ở trong vòng cấm. Pha quay chậm cho thấy rõ ràng hậu vệ đến từ Bắc Âu đã phạm lỗi với tiền đạo của Boca Juniors và đáng ra đại diện Nam Mỹ được hưởng một quả phạt đền thì cả trọng tài và VAR đều đã bỏ qua tình huống này.

Ngoài ra, trong bàn quân bình tỷ số của Steven Zuber cho Thụy Sĩ trong trận đấu với Brazil cả trọng tài và công nghệ VAR đều đã bỏ qua tình huống phạm lỗi của cầu thủ ghi bàn đối với Miranda. Pha quay chậm cho thấy rõ ràng tiền vệ đang khoác áo Hoffenheim đã có động tác đẩy sau đối với hậu vệ đang khoác áo Inter Milan.

Steven-Zuber.jpg

Steven Zuber đã phạm lỗi trước khi ghi bàn quân bình tỷ số.​

Cùng với Goal-line, công nghệ VAR sẽ hỗ trợ giúp trọng tài có những quyết định chính xác hơn. Nếu như Goal-line giúp các cầu thủ khỏi bị mất oan những bàn thắng hợp lệ sau khi bóng đã bay qua vạch vôi, thì VAR đang dần giúp trọng tài tránh khỏi những tình trạng phạt nhầm hoặc bỏ sót.

Tuy nhiên, trong thời gian đầu vận hành, VAR vẫn còn những điểm hạn chế cần hoàn thiện, để giúp cuộc chơi trở nên công bằng hơn mà vẫn giữ được những cảm xúc mà chỉ có bóng đá mới mang lại cho thế giới.

Bài viết gốc từ FOX Sports Việt Nam do mình viết: VAR tại World Cup: Điểm sáng và những vấn đề tồn tại
 
Sửa lần cuối:

Trygoodlife

Búa Gỗ
Thảo nào đọc bài viết của bác thấy viết rất chuyên nghiệp, hóa ra đúng là dân chuyên thật ^^
 


Top