Haiz! Vậy tất cả mọi người có cùng kiểm tra trên PC của cá nhân có xuất hiện những IP khả nghi không? Và IP lạ xuất hiện bao nhiêu cái?. Có liên quan gì đến cấu hình đang sử dụng hay các soft VPN đang dùng?
Vâng có lẽ các Bạn giải thích trên đều rất đúng, về mặt "lý thuyết" hoàn toàn chính xác, và các Bạn đã kiểm tra, kiểm chứng được "Vợ nhà tôi". Thế còn "chồng nhà người khác" tại sao lại xuất hiện ở nhà mình, Tức là khi mình vắng nhà hay không mời nó lại tới
Chễm chệ trong lòng vợ mình.
Ở đây Tôi không dám khẳng định tính đúng/sai. Vì học thuật vô bờ bến, chúng ta đưa ra quan điểm chỉ dựa trên hiểu biết hạn hẹp. Tôi kể câu chuyện dưới đây hoàn toàn không nhắm vào bất kỳ một nhà mạng hay một thiết bị nào cụ thể, mà chỉ là các câu hỏi mà mọi người tự trả lời theo hiểu biết của mình nhé!.
Trước hết là mọi người đều biết tất cả các Nhà mạng đều có thể "bóp" băng thông tùy ý. Và chúng ta muốn kết nối ra bên ngoài đều thông qua cái "thòng lọng bóp" đó! ...mạng kết nối sẽ chậm/ nhanh tùy hoàn cảnh. Vậy tại sao khi ta dùng VPN tốc độ lại nhanh hơn? Vì các IPS đều bóp từ nguồn, chứ không bóp thông qua từng Ip hay thiết bị cụ thể, nên việc này tưởng trừng như vô lý ... nhưng lại là sự thật.
Lý do là đây : Vì không ít các soft VPN đều thuê máy chủ tại nước sở tại để kết nối ra bên ngoài, họ làm ăn mà, có hợp đồng ký kết, nên các ISP không thể tùy tiện hành động với đường truyền VPN họ đã thuê bao. Và khi họ có thuê đường riêng ... thì không bị bóp "D", nên đái rất khỏe. Và tất cả các công ty có soft VPN họ sẽ bắt tay cùng nhau mua chung đường truyền cho rẻ, như cách điện thoại di động chuyển vùng. Nên các soft VNP lớn họ sẽ chia sẻ nhau data kết nối cho nhau, còn các soft VPN nhỏ thì đái từng giọt vẫn hoàn đái.
Nên ai mơ màng nghĩ VPN là an toàn, ẩn danh, không ai biết mình làm gì thì nên kiểm tra lại. Vì tất cả các soft VPN khi chúng ta cài đặt vào đều được gán một IP để kết nối đến máy chủ của họ, tất nhiên họ kiểm soát được lưu lượng (cũng như thông tin gối truyền tải). Đó là lý do tại sao China nó siết VPN kết nối vào mạng của họ, chỉ có các công ty sân sau của chính China mới có thể dùng soft VPN kết nối vào mạnng TQ được, mạnh như ExpressVPN cũng bó tay. Đó là cách họ quản lý thuê bao sử dụng soft của họ, không bằng địa chỉ IP thì quản lý bằng niềm tin à?
Vậy họ quản lý bằng gì? Và VN chúng ta quản lý bằng gì. Thế giới mạng giờ phẳng đến mức, họ ngồi một chỗ có thể điểu kiển và biết tất những con chiên ngoan đạo dưới đó làm gì. Nên khi modem nhà bạn bị rớt mạng hay trục trặc, nhân viên kiểm tra có thể hường dẫn khắc phục sự cố hay phản hồi Bạn sự cố đường truyền lỗi do ai, bị từ lúc nào. Thật ra họ biết nhiều hơn nữa. Như lúc mới thành lập hai năm đầu tiên, nếu ai dùng mạng Viettel thì rõ, chỉ cần bạn vào bất kỳ trang XXX nào sẽ lập tức bị cảnh báo ngay. Tại sao sau này bỏ ... cũng vì lý do kinh tế cả thôi.
Vấn đề thứ hai là thuần kỹ thuật, bảo hành sửa chữa. Tôi nhớ khi còn làm cho Công ty NEC (Nhật) cách đây 30 năm, lúc đó, NEC gia công modem cho Cisco, lúc thiết kế con Chip chỉ có hai cổng 80 (8080) và 14(1414) là Cisco không gán địa chỉ IP tĩnh. Còn lại một số cổng khác (ít nhất 6 cổng), đều được gán một IP tĩnh khi xuất xưởng. Mục đích để làm gì? Chỉ đơn thuận là phục vụ sữa chữa và kiểm tra thiết bị từ xa. Và họ gán IP đó cố định để khi test dễ dàng kết nối với mạng nội bộ của họ (Và tất nhiên họ cũng có bảo mật rất tốt). Và đây là những địa chỉ IP nhúng vào chip, nó tồn tại trên thiết bị, Bạn có thể thấy nhưng không thể xóa. Nó vô hại nếu người tốt quản lý. Không phải đến đầu năm 2013 mới có kẻ la toáng lên các thiết bị Huawei có cổng sau đâu, mà nó có từ thời khai thiên lập địa các thiết bị kết nối. Nhưng vì Huawei "lộ liễu" quá gắn thêm cánh tay, con mắt truyền tải tín hiệu về nhà nó. Cũng phải thông cảm vì Huewei không có mạng lưới sửa chữa đủ mạnh và rộng khắp, cộng thêm một ít "ý đồ". Còn tất cả hàng Nhật, Mỹ, hay Thụy điển, Phần lan... khi Họ bán sản phẩm, luôn chuyển giao luôn gói công nghệ quản lý. Đó là lý do giá thành Họ luôn cao.
Trở lại vấn đề của chủ thớt, có lẽ nhận định ban đầu của Tôi khi đọc thông tin chủ quan nhận định sai, nhưng không phải không liên quan đến các lớp IP do các nhà mạng, các mạng VPN gán vào thiết bị khi cài đặt và sử dụng các phần mềm của họ.
Tôi chỉ chủ quan nói theo công thức thằng nào lớn, thằng nào nhỏ theo phân tần lớp mạng IP, mọi người tham khảo theo định dạng lớp thế này:
Lớp A
Địa chỉ IP thuộc lớp A được gán cho
các mạng chứa số lượng máy chủ lớn vì chúng có tận 3 Octet để phân biệt các thiết bị máy chủ. Các thiết bị cùng một mạng sẽ có Octet đầu tiên giống nhau. (Chủ quan cho là IP của Viettel gán cho thiết bị của họ)
Lớp B
Địa chỉ IP lớp B thường được gán
cho các mạng có số lượng máy chủ trung bình đến cỡ lớn. Các thiết bị cùng một mạng sẽ có 2 Octet đầu tiên giống nhau. (Chủ quan cho là IP của các soft VPN hay GG gán)
Lớp C
Địa chỉ IP thuộc lớp C
được sử dụng cho mạng nhỏ vì chỉ có 1 Octet được sử dụng để xác định máy chủ.
Còn tại sao đã có IP mạng lại còn cái đuôi IP thiết bị mạng, để Chúng ta phát hiện và soi ra được ... thì tiếp tục tìm hiểu nhé! Còn thông tin Tôi đưa ra "linh tinh" thì xem qua cho vui, đừng nặng nề làm gì. Vì VNZoom không phải diễn đàn học thuật chuyên ngành để tranh luận tính đúng sai, thông tin chỉ mang tính gợi mở, tham khảo thêm. Chúc mọi người một ngày làm việc đầy năng lượng.