Hướng dẫn  Update bài viết cài Windows 11-UEFI với WinNTsetup cho PC chưa có part EFI.

Hoang Duch2
UPDATE: Ngày 20/07/2021, theo góp ý của cháu @ndt2605 và bạn @anhtuan1967, tôi sẽ bổ sung lại bài viết hoàn chỉnh, một số hình ảnh cũ thì tôi sẽ gom vào mục ẩn bởi vì trước đây tôi dùng bản boot của @VuongNH vẫn thành công, nay tôi lại dùng bản Anhdvboot Free 216 để thực hành.



Thân chào các bạn, nhân thấy một số bạn thắc mắc về việc cài bản Win 11 này luôn bị thông báo máy không hợp lệ, lỗi không có TPM 2.0, đã có một số giải pháp khắc phục của các bạn khác cho file ISO cài Win11 ở các topic khác, ở đây tôi muốn sử dụng WinNTsetup để cài và dùng soft này thì tôi đã cài được trên rất nhiều máy khác nhau, đủ và không đủ tiêu chuẩn của MS đều thành công, riêng với máy có nhiều bản Win thì dùng tools này rất dễ dàng, nhưng có một số máy chỉ có một bản WIN và là MBR, giờ các bạn muốn xoá hết Windows rồi cài mới lại theo dạng UEFI thì hơi khó khăn. Các bạn hãy thử làm theo cách này, ở đây là máy ảo trống thành ra nó hơi khác với máy của các bạn đã có nhiều parts, part cài Win, part chứa Data. Nếu muốn cài theo UEFI thì bạn phải chắc chắn rằng Bios của bạn có hổ trợ UEFI, bạn vào BIOS chọn Enable cho UEFI, sau đó bạn boot vào WinPE, dùng soft MiniTool chọn convert từ MBR sang GPT, phần convert này thì theo tôi được biết nó không làm mất các part Data, nhưng các bạn nên chép riêng data quan trọng để phòng hờ sự cố. Có bạn nói khi convert như vậy thì part EFI nằm ở cuối ổ dĩa, bạn vẫn có thể tạo lại part EFI từ đầu ổ dĩa như cách tôi thực hiện trên máy ảo dưới đây.

1/ Chuẩn bị:

- 1 USBboot cứu hộ, tôi dùng bản anhdvboot-free-216, ở đây vì tôi cài trên máy ảo nên tôi chọn trực tiếp từ file ISO luôn
- 1 file ISO Win11, tôi dùng bản chưa chỉnh sửa , các bạn vào topic khác mà load về chép vào ổ dữ liệu, còn trên máy ảo thì tôi chép vào một ổ di động, sau khi chia ổ xong thì tôi mới kết nối với ổ di động. Tôi lấy link cho bản Win11-22000.71 từ ĐÂY



2/- Thực hành:

Các bạn xem tuần tự từng hình nhé.

Các thao tác chính khi tạo máy ảo:

Không chọn Secure Boot

2021-07-20-122905.png



2021-07-20-123003.png



2021-07-20-123115.png



Sau khi boot vào. mở MiniTool thấy Win ảo vẫn là MBR:

2021-07-20-123402.png


Right-click lên Disk 1 chọn convert như hình:

2021-07-20-123554.png


Kết quả:


2021-07-20-123634.png



Tạo part EFI, size 100MB trước:

2021-07-20-123833.png



2021-07-20-124039.png



Change Partition type ID cho part EFI như hình dưới:


2021-07-20-124255.png




Tiếp tục chọn như hình dưới:


2021-07-20-124614.png



Sau khi nhấn Yes ở hình trên, nhấn tiếp Apply có hình dưới:


2021-07-20-124850.png



Bước tiếp chuẩn bị cho partition C chứa Windows như hình dưới:



2021-07-20-125000.png



Nhấn OK, Apply và kết quả:


2021-07-20-125142.png



2021-07-20-125221.png




2021-07-20-125244.png



Kết nối ổ di động có chứa file ISO vào:


2021-07-20-134406.png



Chạy soft WINNTSETUP và lựa chọn như hình dưới:


2021-07-20-135338.png



Tôi chọn thêm từ mục Tweaks ở hình trên, các bạn nếu không thích thì khỏi làm bước này:


2021-07-20-135519.png




Tắt giao diện Tweaks, chọn Setup và tôi có hình dưới đây:


2021-07-20-135554.png




Ở giao diện trên, tôi để mặc định và nhấn OK thôi nha các bạn, lần trước có bạn hỏi phải chọn gì ở giao diện trên? Tôi đóng khung chữ nhật ba cái ô trống để xác minh.

Bắt đầu chạy, các bạn xem thời gian chổ mũi tên nhé:


2021-07-20-135700.png



Kết thúc và tôi không chọn reboot, chọn Ok để vào xem lại trước khi restart:


2021-07-20-140055.png



Check lại lần nữa:


2021-07-20-140156.png



2021-07-20-140229.png

Phần hình reboot cài đặt và vào Win tôi sẽ gửi lại vào cmt #2, mời các bạn xem tiếp nhé.



Tôi tạo một máy ảo với UEFI và không chọn turn on Secure boot, sau khi boot vào, mở với Minitool tôi có hình sau:


2021-06-19-132857.png



Ở hình trên cho thấy tôi đã chọn UEFI khi tạo máy ảo nhưng khi boot vào Usbboot, mở ra xem thì thấy nó vẫn có định dạng là MBR, đây la máy mới chỉ có một phân vùng, còn trên máy của các bạn có các ổ dữ liệu nên sẽ khác, ổ cứng là MBR thì phải convert sang GPT trước khi muốn cài Win theo UEFI. Phần convert từ MBR sang GPT thì theo tôi được biết nó không làm mất dữ liệu trên máy các bạn, nhưng cẩn tắc vô ưu, các bạn nên backup những files quan trọng sang ổ di động để phòng hờ nhé.


Right-click lên Disk 1, tôi chọn convert sang GPT và kết quả, mỗi khi làm xong nhớ nhấn Apply:


2021-06-19-133012.png



Tôi đã làm thử tạo thêm 1 pv 100MB, format với Fat32 nhưng khi chạy từ WinNTsetup thì nó bị màu đỏ như hình:


2021-06-19-134205.png



Tắt Minitool, tôi mở Partition Guru hay là Disk Genius để tạo thêm part EFI và MSR như sau :


2021-06-19-134446.png


Lưu ý: Các bạn xem thêm góp ý của @ndt2605 ở : Link này

Hình trên có khi bạn right click lên chổ Free, chọn create ESP và MSR, lẽ ra tôi nên không check cái MSR partition bởi vì khi nãy làm tôi chưa biết kết quả có tốt hay không nên để luôn. Các bạn có thể không check phần này tuỳ ý nhé. Tôi chọn 100 MB cho part ESP. Sau khi nhấn Ok thì có tiếp hình sau:


2021-06-19-134605.png



Sau khi xong thì các bạn phải nhấn Save All trước, sau đó sẽ chọn lại format cho part ESP từ Fat16 thành Fat32 như hình:


2021-06-19-134707.png




Lưu ý phần ký tự tôi chọn là E, không được chọn là C nha các bạn, nhấn format ở hình trên và sau đó tạo tiếp partition để cài Win với ký tự C như hình , nhớ nhấn Save All sau khi làm:


2021-06-19-134907.png



Giờ tới phần chép nội dung của folder Efi trước đó tôi đã trích xuất từ ISO Win11, chép vào part E như hình:


2021-06-19-135010.png



Bắt đầu cài với WinNTsetup, sau khi mở ra, tôi tìm tới file ISO Win11, nhấn đúp vào nó thì tôi có các kết quả sau:


2021-06-19-135257.png



Nhấn đúp vào file ISO tôi đã lưu trên part Data, nó tự động chọn Install.wim từ sources cho mình, còn part boot EFI giờ nó là ký tự Z, ký tự part chứa Windows là C, các bạn lưu ý các phần tôi đã khoanh hình bầu dục. Ở bản mới WinNTsetup này nó chỉ hiện có EFI và là màu xanh, bạn so sánh lại với hình trước đó khi tạo Efi từ Minitool thì nó là màu đỏ, tức là lỗi đó các bạn. Phần Tweaks thì tôi chọn thêm hai cái đó, nếu bạn không muốn thì bỏ qua và nhấn Setup, nó ra thêm screen này:


2021-06-19-135405.png



Nhấn OK cho nó chạy :

2021-06-19-135521.png



Kết quả:



2021-06-19-140910.png



Tôi đang xem video khác nên khi nó hết từ lâu tôi mới vào xem, không phải thời gian cài quá lâu như hình trên đâu các bạn. Sau khi chọn reboot thì tôi có các hình này:

Tôi chỉ gửi tượng trưng một số ít hình thôi nhe các bạn, cái chính là mình đã cài đặt thành công mới quan trọng:


2021-06-19-141003.png



2021-06-19-141244.png



2021-06-19-141416.png



2021-06-19-141632.png




2021-06-19-141831.png



2021-06-19-141831.png



2021-06-19-142801.png



2021-06-19-141919.png



2021-06-19-142922.png


Vậy là xong rồi đó các bạn, tôi luôn dùng WinNTsetup để cài cho máy đời cũ Legacy không có TPM 2.0 và không hề thấy báo lỗi gì cả.
Tôi xin chúc cho tất cả các bạn cài đặt thành công nhé.


UPDATE NGÀY 20/06/2021: Các bạn đọc thêm ở cmt #2, tôi có bổ sung thêm cách khác nhờ vào góp ý của các bạn PRO.

UPDATE NGÀY 21/06/2021: phần góp ý của @ndt2605 cmt #43, các bạn tham khảo thêm nhé.

 
Sửa lần cuối:
Trả lời

ndt2605

Rìu Bạc Đôi
Cái tên nằm ngay góc trái App đó bạn > WinNT
Thực ra mục 5, 6 là không cần, cứ để mắc định kệ nó.
Mục add driver có thể add driver hiếm, driver Gen 11th...
Mục VHD có thể tạo, cài Win lên VHDX.
Mục Teaks chọn các Tut ....
Hình như bác ấy hỏi phần mềm nào chụp và edit chú thích như ảnh trên chứ ko phải hỏi winnt đâu bạn.
 

anhtuan1967

Rìu Chiến Chấm
Cái tên nằm ngay góc trái App đó bạn > WinNT
Thực ra mục 5, 6 là không cần, cứ để mắc định kệ nó.
Mục add driver có thể add driver hiếm, driver Gen 11th...
Mục VHD có thể tạo, cài Win lên VHDX.
Mục Teaks chọn các Tut ....
Cảm ơn bác Dinhchungcm.
Tôi muốn hỏi là cách tạo biểu tượng các bước 1, 2, 3,... (hình tròn xanh đánh số ) bằng softs nào trên Win PE ấy? Tôi thì thường dùng Paint nhưng không đẹp như thế.
 

dinhchungcm

Rìu Chiến Vàng
Cảm ơn bác Dinhchungcm.
Tôi muốn hỏi là cách tạo biểu tượng các bước 1, 2, 3,... (hình tròn xanh đánh số ) bằng softs nào trên Win PE ấy? Tôi thì thường dùng Paint nhưng không đẹp như thế.
Đó là Fastone Capture hiện đã có ver 9.6- Hầu như trên Bộ cứu hộ nào cũng có app này.
Chả hiểu sao giờ trang chủ của nó lại không tồn tại.
Cách sử dụng rất giống vối cách chụp Màn hình của Windows; có thể quay Màn hình cũng rất tuyệt.
 

anhtuan1967

Rìu Chiến Chấm
Đó là Fastone Capture hiện đã có ver 9.6- Hầu như trên Bộ cứu hộ nào cũng có app này.
Chả hiểu sao giờ trang chủ của nó lại không tồn tại.
Cách sử dụng rất giống vối cách chụp Màn hình của Windows; có thể quay Màn hình cũng rất tuyệt.
Trang chủ ở đây
Mấy hôm nay đứt cáp AAG nên tải chậm thôi bác.
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
Bài viết rất công phu, chi tiết. Cảm ơn bác.
Xin bác chia sẻ thêm là để tạo mấy biểu tượng như hình sau, bác dùng softs nào trong win PE?
*** Hidden text: cannot be quoted. ***

Bạn xem 2 hình này nhé:

Sau khi chụp chọn Draw:

Screenshot-2021-07-21-041738.png


Tôi chọn đánh số ở đây, xong nhớ click OK:


Screenshot-2021-07-21-041630.png
 

anhtuan1967

Rìu Chiến Chấm
Mục đích của tôi khi sửa lại bài là dành cho một số bạn chưa hiểu nhiều về cách làm từ WinNTsetup, vì vậy trong hình ảnh tôi đánh số như dưới đây để lưu ý. Dĩ nhiên còn nhiều thao tác khác hữu ích nhưng ở phạm vi bài viết tôi chỉ giới thiệu những gì cần thiết thôi:

2021-07-21-043123.png
Trước đây tôi hay dùng MS Paint. Nó không thuận lợi và đẹp như dùng Fastone Capture bác ạ. Có một số bạn cũng hay dùng Fastone Capture song thấy bác dùng mới học hỏi thêm bác.
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
Trước đây tôi hay dùng MS Paint. Nó không thuận lợi và đẹp như dùng Fastone Capture bác ạ. Có một số bạn cũng hay dùng Fastone Capture song thấy bác dùng mới học hỏi thêm bác.

Tôi thì lại ít dùng Paint, chỉ dùng FastStone Capture từ bao nhiêu năm nay rồi bạn, edit hình ảnh cũng dễ, ngoài ra nó có thêm mấy cái hữu ích khác nữa đó bạn, chẳng hạn như là quay phim, thêm Watermark.... bạn sẽ thấy thú vị khi tìm hiểu thêm về nó.
 

XuxiLady

Rìu Bạc Đôi
Cảm ơn cháu đã ủng hộ và động viên bác, muốn rành về Hacksintosh thì ít nhất bác phải có cái máy đó, hiện tại bác chưa có điều kiện đó cháu, bác chỉ thử cài theo video hướng dẫn trên máy ảo và cài thành công, nói chung là do tác giả hướng dẫn rất cụ thể nên bác mới làm theo được đó cháu, còn không thì bác bó tay:


Dạ, cháu thấy bác rất kiên trì mày mò các vấn đề đến khi tìm ra cách giải quyết thì thôi, mà sự kiên trì đó thì rất phù hợp đề tìm hiểu và mày mò Hackintosh đấy ạ. Bác đã có máy ảo cài Mac thì đã là một bước khởi đầu rất thuận lợi rồi ạ.

Để so sánh thì Windows OS về bản chất là mở với các OEMs (nhà sản xuất phần cứng) nên Windows users ít khi gặp các lỗi không tương thích. Chỉ đến Windows 11 thì Microsoft "gọi là" có chút làm khó con dân với TPM 2.0, nhưng chỉ sau vài ngày là có tweak bypass rồi. Còn Macintosh (MacOS) là câu chuyện hoàn toàn khác ạ. MacOS chỉ tương thích với một số loại phần cứng nhất định nên khi mình ép nó vào một hệ thống phần cứng khác (thuật ngữ là Hackintosh) thì sẽ phải tinh chỉnh rất nhiều. Bác có thể hiểu đơn giản là mình phải chỉnh sửa các thông số bootloader (bộ nạp hệ điều hành, giống với Windows Boot Manager của Windows), của kexts (giống drivers của Windows), thậm chí là mod cả BIOS để đánh lừa MacOS là "tôi đang cài Macintosh trên một máy tính Mac của Apple". Nếu may mắn thì có thể cài được Hackintosh trong vài ngày nhưng nếu xui xẻo thì mất vài tháng cũng nên :D. Windows tạo cảm giác thân thiện, dễ gần như anh/chị hàng xóm, còn Hackintosh thì tuy "đỏng đảnh, khó chiều" nhưng xong rồi thì sẽ thấy như là mình vừa đạt được một thành tựu rất to lớn luôn ạ.

Cháu chỉ đơn giản cảm thấy là sự kiên trì và nhiệt tình của bác thực sự rất rất rất phù hợp với Hackintosh, sau có khi còn master ấy chứ. Diễn đàn mình mạnh thiên về Windows, nếu có bác gia nhập hội Macintosh/Hackintosh thì tốt quá ạ :D.
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
Dạ, cháu thấy bác rất kiên trì mày mò các vấn đề đến khi tìm ra cách giải quyết thì thôi, mà sự kiên trì đó thì rất phù hợp đề tìm hiểu và mày mò Hackintosh đấy ạ. Bác đã có máy ảo cài Mac thì đã là một bước khởi đầu rất thuận lợi rồi ạ.

Để so sánh thì Windows OS về bản chất là mở với các OEMs (nhà sản xuất phần cứng) nên Windows users ít khi gặp các lỗi không tương thích. Chỉ đến Windows 11 thì Microsoft "gọi là" có chút làm khó con dân với TPM 2.0, nhưng chỉ sau vài ngày là có tweak bypass rồi. Còn Macintosh (MacOS) là câu chuyện hoàn toàn khác ạ. MacOS chỉ tương thích với một số loại phần cứng nhất định nên khi mình ép nó vào một hệ thống phần cứng khác (thuật ngữ là Hackintosh) thì sẽ phải tinh chỉnh rất nhiều. Bác có thể hiểu đơn giản là mình phải chỉnh sửa các thông số bootloader (bộ nạp hệ điều hành, giống với Windows Boot Manager của Windows), của kexts (giống drivers của Windows), thậm chí là mod cả BIOS để đánh lừa MacOS là "tôi đang cài Macintosh trên một máy tính Mac của Apple". Nếu may mắn thì có thể cài được Hackintosh trong vài ngày nhưng nếu xui xẻo thì mất vài tháng cũng nên :D. Windows tạo cảm giác thân thiện, dễ gần như anh/chị hàng xóm, còn Hackintosh thì tuy "đỏng đảnh, khó chiều" nhưng xong rồi thì sẽ thấy như là mình vừa đạt được một thành tựu rất to lớn luôn ạ.

Cháu chỉ đơn giản cảm thấy là sự kiên trì và nhiệt tình của bác thực sự rất rất rất phù hợp với Hackintosh, sau có khi còn master ấy chứ. Diễn đàn mình mạnh thiên về Windows, nếu có bác gia nhập hội Macintosh/Hackintosh thì tốt quá ạ :D.

Bác cảm ơn cháu một lần nữa, cháu mến bác nên cố động viên bác, thật sự không ai hiểu mình bằng chính mình cả đó cháu, trên diễn đàn bác thấy có một số cao thủ, cháu có mời các bạn ấy chưa? Về bác thì tài hèn sức mọn, bác không dám múa rìu qua mắt thợ và bác không có máy chủ nên cũng bất tiện. Bác ở Windows nhiều khi làm sai còn bị người ta mắng đó cháu à bởi vì đâu phải cái nào bác cũng biết hết đâu cháu, khi có lỗi từ Windows thì cố công tìm giải pháp trên Net hay mò mẫm bậy bạ, may mà nó trúng.

Cũng như gần đây với vụ update từ Win 10 cũ lên 11, bác mới làm thêm cho 2 bản 10-PRO trên máy Legacy, bản đầu tiên thì nó đã là 21H1, update chạy từ file setup của ISO thì thành công nhưng khi chạy cái CMD để hoá giải cái IDM thì bị lỗi, giao diện không có bất cứ thứ gì, chỉ có một dấu gạch ngang nhỏ nhấp nháy, bác đoán mò và nhấn enter liên tục , đến cái đoạn dấu nhấn cần thiết thì bác type vào rôi cũng xong, đã restart máy và chạy SFC /SCANNOW cũng không sửa được cháu à.

Bản 10-Pro thứ hai thì nó đang còn là 20H2, làm update tiếp tục nó chạy rất lâu, nhưng cuối cùng nó chỉ update lên 21H1, lại làm update tiếp lên 11 thì lần này thành công nhưng khi vào giao diện desktop nó không có thanh taskbar, lại mò lại vào taskbar settings mà chỉnh. Bản này không bị lỗi từ CMD như bản trước.

Như vậy tới nay bác đã làm update từ 10 lên 11 cho cả 4 bản Win thì chỉ có bản Pro for Workstation là ổn nhất, nó không bị lỗi gì cả, trong khi 3 bản kia, mỗi bản một lỗi khác nhau.

Còn việc tham gia vào hội Macintosh thì bác ngại quá cháu, khả năng bác không có nên không dám đèo bồng cháu à.

Vài dòng tâm sự với cháu, thân chúc cháu và gia quyến luôn sức khoẻ, vạn sự an lành nhé.
 

XuxiLady

Rìu Bạc Đôi
Bác cảm ơn cháu một lần nữa, cháu mến bác nên cố động viên bác, thật sự không ai hiểu mình bằng chính mình cả đó cháu, trên diễn đàn bác thấy có một số cao thủ, cháu có mời các bạn ấy chưa? Về bác thì tài hèn sức mọn, bác không dám múa rìu qua mắt thợ và bác không có máy chủ nên cũng bất tiện. Bác ở Windows nhiều khi làm sai còn bị người ta mắng đó cháu à bởi vì đâu phải cái nào bác cũng biết hết đâu cháu, khi có lỗi từ Windows thì cố công tìm giải pháp trên Net hay mò mẫm bậy bạ, may mà nó trúng.

Cũng như gần đây với vụ update từ Win 10 cũ lên 11, bác mới làm thêm cho 2 bản 10-PRO trên máy Legacy, bản đầu tiên thì nó đã là 21H1, update chạy từ file setup của ISO thì thành công nhưng khi chạy cái CMD để hoá giải cái IDM thì bị lỗi, giao diện không có bất cứ thứ gì, chỉ có một dấu gạch ngang nhỏ nhấp nháy, bác đoán mò và nhấn enter liên tục , đến cái đoạn dấu nhấn cần thiết thì bác type vào rôi cũng xong, đã restart máy và chạy SFC /SCANNOW cũng không sửa được cháu à.

Bản 10-Pro thứ hai thì nó đang còn là 20H2, làm update tiếp tục nó chạy rất lâu, nhưng cuối cùng nó chỉ update lên 21H1, lại làm update tiếp lên 11 thì lần này thành công nhưng khi vào giao diện desktop nó không có thanh taskbar, lại mò lại vào taskbar settings mà chỉnh. Bản này không bị lỗi từ CMD như bản trước.

Như vậy tới nay bác đã làm update từ 10 lên 11 cho cả 4 bản Win thì chỉ có bản Pro for Workstation là ổn nhất, nó không bị lỗi gì cả, trong khi 3 bản kia, mỗi bản một lỗi khác nhau.

Còn việc tham gia vào hội Macintosh thì bác ngại quá cháu, khả năng bác không có nên không dám đèo bồng cháu à.

Vài dòng tâm sự với cháu, thân chúc cháu và gia quyến luôn sức khoẻ, vạn sự an lành nhé.
Vụ Hackintosh cháu cũng dốt đặc cán mai, biết có xíu thôi ạ, nên không dám rủ mấy bác pro khác. Chỉ là hôm rồi cháu dạo diễn đàn thì vô tình đọc được bài của bác, trong lúc bất chợt lại nghĩ "Nếu bác cũng chơi Hackintosh thì hẳn sẽ giỏi lắm", vậy nên cháu mới viết vài dòng chia sẻ trên đó ạ.

Cũng chia sẻ thật với bác là cháu tham gia diễn đàn khá lâu, bám từ nhà cũ sang nhà mới nhưng toàn làm ninja ẩn thân thôi ạ. Mấy topic Cài đặt Windows 10, Windows 11 cháu đọc không thiếu trang nào cả. Vậy nên, cháu phục cách bác tiếp cận vấn đề lắm luôn, có những chỗ bác có thể không có kiến thức chuyên môn nhưng cháu thấy bác luôn thử mọi cách khắc phục có thể, bác không ngại khó, ngại lắng nghe góp ý của người khác. Cháu cho là một vấn đề có thể được giải quyết hoặc không, nhưng quan trọng là mình phải cố gắng hết sức tìm giải pháp đã, mà cháu thì chưa từng thấy bác thất bại trong việc cố gắng ^^. Điều đó là mới là đáng quý ạ. Cũng vì thế mà cháu cho rằng bác có thể thử Hackintosh. Bác hãy xem như đây là một gợi ý nho nhỏ nhé, một ngày đẹp trời về sau biết đâu bác lại muốn thử thì sao :D.

Cháu chúc bác sức khoẻ, bình an và hi vọng bác sẽ gắn bó với diễn đàn lâu thật lâu ạ 🥰
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
Vụ Hackintosh cháu cũng dốt đặc cán mai, biết có xíu thôi ạ, nên không dám rủ mấy bác pro khác. Chỉ là hôm rồi cháu dạo diễn đàn thì vô tình đọc được bài của bác, trong lúc bất chợt lại nghĩ "Nếu bác cũng chơi Hackintosh thì hẳn sẽ giỏi lắm", vậy nên cháu mới viết vài dòng chia sẻ trên đó ạ.

Cũng chia sẻ thật với bác là cháu tham gia diễn đàn khá lâu, bám từ nhà cũ sang nhà mới nhưng toàn làm ninja ẩn thân thôi ạ. Mấy topic Cài đặt Windows 10, Windows 11 cháu đọc không thiếu trang nào cả. Vậy nên, cháu phục cách bác tiếp cận vấn đề lắm luôn, có những chỗ bác có thể không có kiến thức chuyên môn nhưng cháu thấy bác luôn thử mọi cách khắc phục có thể, bác không ngại khó, ngại lắng nghe góp ý của người khác. Cháu cho là một vấn đề có thể được giải quyết hoặc không, nhưng quan trọng là mình phải cố gắng hết sức tìm giải pháp đã, mà cháu thì chưa từng thấy bác thất bại trong việc cố gắng ^^. Điều đó là mới là đáng quý ạ. Cũng vì thế mà cháu cho rằng bác có thể thử Hackintosh. Bác hãy xem như đây là một gợi ý nho nhỏ nhé, một ngày đẹp trời về sau biết đâu bác lại muốn thử thì sao :D.

Cháu chúc bác sức khoẻ, bình an và hi vọng bác sẽ gắn bó với diễn đàn lâu thật lâu ạ 🥰
Cháu thân mến, hồi sáng sau khi nói chuyện với cháu bác có tìm thấy 1 vài cái video, bác có gửi vào cái topic hôm trước bác đã đưa link cho cháu rồi. Họ hướng dẫn cài MacOS trên máy cài Windows, tiếc là điều kiện phải là UEFI nên bác hơi ngại, bởi vì bác chỉ có một cái máy chính UEFI , nếu làm sai thì rắc rối lắm, nếu cài được trên máy Legacy thì chắc bác sẽ thử. Vậy bên cháu thì cháu có cài MacOS chưa? Nếu cài rồi thì cháu có gặp trở ngại gì không?
 

XuxiLady

Rìu Bạc Đôi
Cháu thân mến, hồi sáng sau khi nói chuyện với cháu bác có tìm thấy 1 vài cái video, bác có gửi vào cái topic hôm trước bác đã đưa link cho cháu rồi. Họ hướng dẫn cài MacOS trên máy cài Windows, tiếc là điều kiện phải là UEFI nên bác hơi ngại, bởi vì bác chỉ có một cái máy chính UEFI , nếu làm sai thì rắc rối lắm, nếu cài được trên máy Legacy thì chắc bác sẽ thử. Vậy bên cháu thì cháu có cài MacOS chưa? Nếu cài rồi thì cháu có gặp trở ngại gì không?
Vụ UEFI bác cũng không cần lo lắm đâu ạ. Bác có thể dualboot Hackintosh với Windows ở trên 2 phân vùng hoặc 2 ổ khác nhau (khuyến khích dùng SSD), cái này hỏng sẽ không ảnh hưởng đến cái khác ạ. Hai HĐH này sẽ chỉ sử dụng chung duy nhất 1 thứ là phân vùng EFI để chứa bootloader thôi ạ, mà EFI thì mình backup được. Thậm chí nếu không muốn bác có thể tách riêng EFI của Hackintosh ra USB để boot mồi qua đó, tránh việc mình tinh chỉnh trên Hackintosh làm ảnh hưởng đến Windows ạ.

Hackintosh cháu hiện có đang cài trên laptop ạ. Tuy nhiên có vài điểm cần hoàn thiện mà cháu vẫn chưa có thời gian tìm cách khắc phục. Nói thật với bác là cài Hackintosh rất khó, và mất rất nhiều thời gian ạ. Nếu Windows cài khó 1 thì chắc Hackintosh khó gấp 10 đến 100 lần ấy chứ. Bởi Windows tương thích với đa dạng các loại phần cứng, nên chỉ cần cài được vào ổ rồi thì sau vào được đến desktop, kết nối internet là Windows Updates sẽ xử lý vụ drivers, hoặc nếu không có thì mình tìm drivers trên net cũng tương đối dễ dàng. Nhưng với Hackintosh là câu chuyện khác, ngay từ bước đầu tạo bộ cài đã phải chỉnh sửa rất nhiều thông số của Opencore để vào được màn hình cài đặt rồi. Cài xong vào được desktop nào đã xong đâu, còn phải patch kext, patch DSDT/SSDT, vân vân và mây mây ạ.

Cháu lấy chút ví dụ cho bác dễ hiểu nhé:
- Cách đây khoảng 4 năm, cháu tìm cách cài MacOS 10.10 Yosemite cho laptop Dell Inspiron 3421, Chip Intel core i3-3337U, VGA onboard Intel HD 4000. Thời điểm đó, Clover là bootloader phổ biến nhất trong Hackintosh. Cháu may mắn khi quá trình tạo bộ cài và cài đặt tương đối dễ dàng, nhưng cái khó nhất lại ở chỗ khi cháu cài đặt xong rồi thì không làm sao mà HĐH nhận đủ thông số VGA. Cái cảm giác khi nhận không đủ thông số VGA là nó giật, lag như Windows không cài được driver VGA vậy. Giải pháp duy nhất lúc đó là cháu buộc phải hạ cấp phiên bản BIOS từ A12 về A05, vừa flash vừa run chỉ sợ giữa chừng mất điện thì tèo cả cái mainboard. Cài được rồi thì sau đó là cả quá trình dài đằng đẵng patch kext, và DSDT/SSDT để HĐH nhận âm thanh, hiển thị thông số pin, máy nhận đủ xung CPU và sleep được...
- Năm 2020, cháu mua laptop mới, là Lenovo Thinkpad E15 chạy Intel Core i5-10210U, Intel UHD 630. Lần này cháu cái MacOS 10.14 Big Sur và chuyển sang bootloader Opencore thời thượng hơn so với Clover :D. Nhưng lần này lại đen hơn ạ, cháu gặp khó ngay từ bước đầu tiên là tạo bộ cài. Cháu chỉnh kiểu gì cũng không qua được bước bootloader nạp thông tin phần cứng và đến màn hình cài đặt. Cháu thậm chí còn donate và nhờ 1 người mình chẳng biết bên trời Âu mod BIOS để mở khóa cái CFG Lock (cái này hình như liên quan đến chỉnh điện năng CPU nhưng laptop hay bị ẩn tùy chọn này trong BIOS) nhưng bạn ý cũng không mở được do Lenovo khóa kỹ quá. Cháu mất 1-2 tháng cho vụ này, nản muốn bỏ luôn nhưng may về sau đội ngũ phát triển Opencore họ làm gì đó nên sửa được lỗi này ở phiên bản Opencore 0.6.7. Qua được lỗi và cài được vào đến màn hình desktop là xong đến 50% rồi, sau đó thì đến bước patch DSDT/SSDT để hiện pin, nạp thông tin cho Opencore để xuất 2 màn hình, khắc phụ vụ sleep, tạo lại EFI cho Hackintosh (lúc cài đặt lần đầu cháu để EFI trên USB để tiện chỉnh sửa)...

Tóm lại thì cài Hackintosh là 1 quá trình kỳ công đánh lừa Apple để HĐH của Táo nghĩ là mình đang có máy tính Mac ạ. Dù hiện tại đã có guide rất đầy đủ hướng dẫn cài Hackintosh nhưng mó tay vào làm thì vẫn phát sinh đủ thứ lỗi. Phương châm khi cài Hackintosh là không cài khi đang có việc bận/gấp vì kiểu gì cũng mất từ vài ngày đến vài tháng, và cũng không cài khi đang tức giận ai đó, fix không được lỗi dễ đập bể màn hình/bàn phím lắm ạ. Nhưng cũng chính vì thế nên cài Hackintosh mới tạo cảm giác chinh phục và thành tựu ạ. Không đơn giản chỉ là cắm USB và cài, mà Hackintosh còn đem lại một mớ kiến thức kha khá về phần cứng, về BIOS, về những gì xảy ra đằng sau những giao diện GUI bắt mắt, thậm chí có thể lượm lặt được tí kiến thức về lập trình nữa ạ :D.

Sắp tới, nếu có thời gian, có thể cháu sẽ viết lại quá trình mình cài Hackintosh lên laptop, không phải kiểu chuyên nghiệp gì cả mà là đứng trên góc nhìn của người không biết gì đi từ con số 0 :D. Lúc đó, nếu có bác cùng tham gia trao đổi thì tốt ạ ^^.

Một vài thuật ngữ:
- Macintosh: HĐH chạy trên các máy tính Mac do Apple sản xuất (real Mac)
- Hackintosh: Cài HĐH Macintosh trên các máy tính không do Apple sản xuất (non-Apple).
- Kexts: trình điều khiển phần cứng, giống với drivers trên Windows.
- DSDT/SSDT: Bảng giao thức điều khiển thiết bị được lưu trong BIOS/UEFI của máy. Các drivers trên Windows và Kexts trên Macintosh cần nạp thông tin từ những bảng này để vận hành.
- Patch kexts, patch DSDT/SSDT: chỉnh sửa thông số vốn có của phần cứng để đánh lừa Macintosh rằng các phần cứng này phù hợp với quy chuẩn của Apple. Nếu làm đúng, việc patch DSDT/SSDT sẽ chỉ ảnh hưởng đến Hackintosh chứ không tác động sang Windows.
- Bootloader: Bộ nạp hệ điều hành, giống với Windows Boot Manager, rEFInd, Grub4DOS...
- Clover, Opencore: Bootloader được phát triển để cài Hackintosh. Opencore được ưa chuộng hơn trong mấy năm gần đây nhờ khả năng cho phép tinh chỉnh Hackintosh tiệm cận với real Mac.
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
Vụ UEFI bác cũng không cần lo lắm đâu ạ. Bác có thể dualboot Hackintosh với Windows ở trên 2 phân vùng hoặc 2 ổ khác nhau (khuyến khích dùng SSD), cái này hỏng sẽ không ảnh hưởng đến cái khác ạ. Hai HĐH này sẽ chỉ sử dụng chung duy nhất 1 thứ là phân vùng EFI để chứa bootloader thôi ạ, mà EFI thì mình backup được. Thậm chí nếu không muốn bác có thể tách riêng EFI của Hackintosh ra USB để boot mồi qua đó, tránh việc mình tinh chỉnh trên Hackintosh làm ảnh hưởng đến Windows ạ.

Hackintosh cháu hiện có đang cài trên laptop ạ. Tuy nhiên có vài điểm cần hoàn thiện mà cháu vẫn chưa có thời gian tìm cách khắc phục. Nói thật với bác là cài Hackintosh rất khó, và mất rất nhiều thời gian ạ. Nếu Windows cài khó 1 thì chắc Hackintosh khó gấp 10 đến 100 lần ấy chứ. Bởi Windows tương thích với đa dạng các loại phần cứng, nên chỉ cần cài được vào ổ rồi thì sau vào được đến desktop, kết nối internet là Windows Updates sẽ xử lý vụ drivers, hoặc nếu không có thì mình tìm drivers trên net cũng tương đối dễ dàng. Nhưng với Hackintosh là câu chuyện khác, ngay từ bước đầu tạo bộ cài đã phải chỉnh sửa rất nhiều thông số của Opencore để vào được màn hình cài đặt rồi. Cài xong vào được desktop nào đã xong đâu, còn phải patch kext, patch DSDT/SSDT, vân vân và mây mây ạ.

Cháu lấy chút ví dụ cho bác dễ hiểu nhé:
- Cách đây khoảng 4 năm, cháu tìm cách cài MacOS 10.10 Yosemite cho laptop Dell Inspiron 3421, Chip Intel core i3-3337U, VGA onboard Intel HD 4000. Thời điểm đó, Clover là bootloader phổ biến nhất trong Hackintosh. Cháu may mắn khi quá trình tạo bộ cài và cài đặt tương đối dễ dàng, nhưng cái khó nhất lại ở chỗ khi cháu cài đặt xong rồi thì không làm sao mà HĐH nhận đủ thông số VGA. Cái cảm giác khi nhận không đủ thông số VGA là nó giật, lag như Windows không cài được driver VGA vậy. Giải pháp duy nhất lúc đó là cháu buộc phải hạ cấp phiên bản BIOS từ A12 về A05, vừa flash vừa run chỉ sợ giữa chừng mất điện thì tèo cả cái mainboard. Cài được rồi thì sau đó là cả quá trình dài đằng đẵng patch kext, và DSDT/SSDT để HĐH nhận âm thanh, hiển thị thông số pin, máy nhận đủ xung CPU và sleep được...
- Năm 2020, cháu mua laptop mới, là Lenovo Thinkpad E15 chạy Intel Core i5-10210U, Intel UHD 630. Lần này cháu cái MacOS 10.14 Big Sur và chuyển sang bootloader Opencore thời thượng hơn so với Clover :D. Nhưng lần này lại đen hơn ạ, cháu gặp khó ngay từ bước đầu tiên là tạo bộ cài. Cháu chỉnh kiểu gì cũng không qua được bước bootloader nạp thông tin phần cứng và đến màn hình cài đặt. Cháu thậm chí còn donate và nhờ 1 người mình chẳng biết bên trời Âu mod BIOS để mở khóa cái CFG Lock (cái này hình như liên quan đến chỉnh điện năng CPU nhưng laptop hay bị ẩn tùy chọn này trong BIOS) nhưng bạn ý cũng không mở được do Lenovo khóa kỹ quá. Cháu mất 1-2 tháng cho vụ này, nản muốn bỏ luôn nhưng may về sau đội ngũ phát triển Opencore họ làm gì đó nên sửa được lỗi này ở phiên bản Opencore 0.6.7. Qua được lỗi và cài được vào đến màn hình desktop là xong đến 50% rồi, sau đó thì đến bước patch DSDT/SSDT để hiện pin, nạp thông tin cho Opencore để xuất 2 màn hình, khắc phụ vụ sleep, tạo lại EFI cho Hackintosh (lúc cài đặt lần đầu cháu để EFI trên USB để tiện chỉnh sửa)...

Tóm lại thì cài Hackintosh là 1 quá trình kỳ công đánh lừa Apple để HĐH của Táo nghĩ là mình đang có máy tính Mac ạ. Dù hiện tại đã có guide rất đầy đủ hướng dẫn cài Hackintosh nhưng mó tay vào làm thì vẫn phát sinh đủ thứ lỗi. Phương châm khi cài Hackintosh là không cài khi đang có việc bận/gấp vì kiểu gì cũng mất từ vài ngày đến vài tháng, và cũng không cài khi đang tức giận ai đó, fix không được lỗi dễ đập bể màn hình/bàn phím lắm ạ. Nhưng cũng chính vì thế nên cài Hackintosh mới tạo cảm giác chinh phục và thành tựu ạ. Không đơn giản chỉ là cắm USB và cài, mà Hackintosh còn đem lại một mớ kiến thức kha khá về phần cứng, về BIOS, về những gì xảy ra đằng sau những giao diện GUI bắt mắt, thậm chí có thể lượm lặt được tí kiến thức về lập trình nữa ạ :D.

Sắp tới, nếu có thời gian, có thể cháu sẽ viết lại quá trình mình cài Hackintosh lên laptop, không phải kiểu chuyên nghiệp gì cả mà là đứng trên góc nhìn của người không biết gì đi từ con số 0 :D. Lúc đó, nếu có bác cùng tham gia trao đổi thì tốt ạ ^^.

Một vài thuật ngữ:
- Macintosh: HĐH chạy trên các máy tính Mac do Apple sản xuất (real Mac)
- Hackintosh: Cài HĐH Macintosh trên các máy tính không do Apple sản xuất (non-Apple).
- Kexts: trình điều khiển phần cứng, giống với drivers trên Windows.
- DSDT/SSDT: Bảng giao thức điều khiển thiết bị được lưu trong BIOS/UEFI của máy. Các drivers trên Windows và Kexts trên Macintosh cần nạp thông tin từ những bảng này để vận hành.
- Patch kexts, patch DSDT/SSDT: chỉnh sửa thông số vốn có của phần cứng để đánh lừa Macintosh rằng các phần cứng này phù hợp với quy chuẩn của Apple. Nếu làm đúng, việc patch DSDT/SSDT sẽ chỉ ảnh hưởng đến Hackintosh chứ không tác động sang Windows.
- Bootloader: Bộ nạp hệ điều hành, giống với Windows Boot Manager, rEFInd, Grub4DOS...
- Clover, Opencore: Bootloader được phát triển để cài Hackintosh. Opencore được ưa chuộng hơn trong mấy năm gần đây nhờ khả năng cho phép tinh chỉnh Hackintosh tiệm cận với real Mac.

Cảm ơn cháu, thật là cả một kỳ công, cháu cũng là người rất kiên nhẫn đó, hôm nào cháu post lại bài chia sẻ cách cài lên máy tính cho các bạn cùng tham khảo nhé. Phần bác thì như bác đã nói, máy UEFI của bác là máy chính, bác không dám quậy nó đâu, nhất là sau khi đọc cmt trên của cháu, cháu nói hai máy của cháu cài được nhưng BIOS có hổ trợ UEFI đúng không? Bác có mấy cái máy cùi nhưng chỉ là Legacy, mấy máy này có thể quậy phá được nhưng không dùng cho MacOS được phải không cháu?
 

XuxiLady

Rìu Bạc Đôi
Cảm ơn cháu, thật là cả một kỳ công, cháu cũng là người rất kiên nhẫn đó, hôm nào cháu post lại bài chia sẻ cách cài lên máy tính cho các bạn cùng tham khảo nhé. Phần bác thì như bác đã nói, máy UEFI của bác là máy chính, bác không dám quậy nó đâu, nhất là sau khi đọc cmt trên của cháu, cháu nói hai máy của cháu cài được nhưng BIOS có hổ trợ UEFI đúng không? Bác có mấy cái máy cùi nhưng chỉ là Legacy, mấy máy này có thể quậy phá được nhưng không dùng cho MacOS được phải không cháu?
Hackintosh có thể cài trên hệ thống Legacy BIOS bác nhé. Tuy nhiên bác cần check trước xem liệu tổ hợp phần cứng của bác có cài được không đã ạ. Bởi vì như cháu đã nói, Hackintosh rất khó chiều, không phải CPU, GPU nào cũng cài được ạ. Bác có thể check theo link cháu gửi bên dưới hoặc gửi cấu hình lên hai bác cháu cùng nghiên cứu ạ :D. Đây cũng là guide tổng hợp hướng dẫn cài Hackintosh với Opencore bootloader cho cả Legacy và UEFI bios ạ. Phải nói đây là một guide cực kỳ kỳ công và tâm huyết của đội ngũ phát triển, kim chỉ nam của toàn cộng đồng Hackintosh. Video bác tìm thấy hôm trước họ cũng lấy từ nguồn này thôi ạ.
Mã:
https://dortania.github.io/OpenCore-Install-Guide/macos-limits.html
 
Sửa lần cuối:

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
Hackintosh có thể cài trên hệ thống Legacy BIOS bác nhé. Tuy nhiên bác cần check trước xem liệu tổ hợp phần cứng của bác có cài được không đã ạ. Bởi vì như cháu đã nói, Hackintosh rất khó chiều, không phải CPU, GPU nào cũng cài được ạ. Bác có thể check theo link cháu gửi bên dưới hoặc gửi cấu hình lên hai bác cháu cùng nghiên cứu ạ :D. Đây cũng là guide tổng hợp hướng dẫn cài Hackintosh với Opencore bootloader cho cả Legacy và UEFI bios ạ. Phải nói đây là một guide cực kỳ kỳ công và tâm huyết của đội ngũ phát triển, kim chỉ nam của toàn cộng đồng Hackintosh. Video bác tìm thấy hôm trước họ cũng lấy từ nguồn này thôi ạ.
Mã:
https://dortania.github.io/OpenCore-Install-Guide/macos-limits.html

Cảm ơn cháu nhé, khi nào có thời gian bác sẽ xem thử trên máy laptop i5 xem nó có chịu được hay không? Nếu OK thì bác sẽ mở topic khác đặt câu hỏi rồi nhờ cháu vào hổ trợ cho bác, bác cháu mình đã bàn ngoài nội dung của topic này hơi nhiều rồi đó cháu, e rằng sẽ bị cấp trên khiển trách thì không vui lắm.
 

XuxiLady

Rìu Bạc Đôi
Cảm ơn cháu nhé, khi nào có thời gian bác sẽ xem thử trên máy laptop i5 xem nó có chịu được hay không? Nếu OK thì bác sẽ mở topic khác đặt câu hỏi rồi nhờ cháu vào hổ trợ cho bác, bác cháu mình đã bàn ngoài nội dung của topic này hơi nhiều rồi đó cháu, e rằng sẽ bị cấp trên khiển trách thì không vui lắm.
Dạ vâng, cháu sẽ cố gắng hết sức trong khả năng ạ 😁