Sáng giờ thấy khắp nơi xôn xao thông tin đại loại kiểu DỪNG THÍ ĐIỂM CHẠY XE CÔNG NGHỆ, GRAB RA SAO, VN GÂY KHÓ KHĂN!? Thực ra thông tin rất đơn giản nhưng nhiều bạn chưa hiểu rõ nên mình post chia sẻ thế này:
- THÍ ĐIỂM (mục đích THỬ, TEST, THĂM DÒ) loại hình gọi xe công nghệ được quy định trong Quyết định số 24/QĐ-BGTVT. Quyết định này ghi rõ thời hạn THÍ ĐIỂM trong 2 năm: Thực hiện trong 02 năm (từ tháng 01/2016 đến tháng 01/2018). Mục đích để chờ xây dựng hành lang pháp lý cao hơn để quản lý loại hình mới này.
- Trong 3 năm qua, nhà nước đã cho thí điểm, ghi nhận, đánh giá, tổng kết và từ đó xây dựng ra Nghị định 10/2020/NĐ-CP về quản lý loại hình gọi xe công nghệ. Và Nghị định này có hiệu lực thi hành từ 01-04-2020.
- Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật VN thì Nghị định "to hơn" Quyết định. Nên tính từ 01-04-2020 thì Quyết định số 24 dừng sứ mệnh lịch sử của nó. Mọi quy định pháp luật về loại hình gọi xe công nghệ sẽ áp dụng theo Nghị định 10.
==> Dừng THỬ, TEST, THĂM DÒ (theo QD24) để chuyển sang LÀM THẬT, QUẢN LÝ THẬT (theo ND10). Và tuyệt nhiên KHÔNG có câu chữ nào DỪNG HOẠT ĐỘNG CÁC HÃNG gọi xe công nghệ ở VN nhé. Nhiều đối tượng cố tình suy diễn nhé!
*** Từ 01-04-2020, Việt Nam chính thức công nhận loại hình gọi công nghệ. Hơn nhiều nước còn loay hoay tranh cãi, dẫn đến biểu tình phản đối nhau. Báo chí thì thích giật tít tiêu cực, chứ nếu tích cực họ nên sử dụng tít: TỪ 1-4, GỌI XE CÔNG NGHỆ ĐƯỢC CÔNG NHẬN CHÍNH THỨC ***
- Và trong Nghị định 10 cũng có điểu khoản không hề đánh đố các xe công nghệ. Ví dụ, chỉ yêu cầu xe công nghệ phải dán 2 tem trên kính xe (1 tem tên hãng công nghệ đó + 1 tem có chữ XE HỢP ĐỒNG). Còn xe taxi truyền thống thì chỉ dán 1 tem có nội dung XE TAXI trên kính và họ được quyền bỏ cái mào đèn trên nóc xe. Nhìn vào, từ góc độ quản lý và người dân, sẽ dễ dàng nhận biết đâu là xe taxi truyền thống và đâu là xe công nghệ.
Update thêm:
Từ 01-04-2020, xe ô tô vận tải khách theo hợp đồng (giấy, điện tử) được quy định như sau:
- Xe cá nhân, gia đình bạn đem đi kinh doanh vận tải khách thì có tem XE HỢP ĐỒNG dán kính xe (thực tế đã làm nhiều năm nay) và không bắt buộc dán tem tên chủ kinh doanh (thực tế các xe vẫn ghi rõ tên chủ, ví dụ Thuận Thiên, Tuấn Hằng...).
- Xe tham gia gọi xe công nghệ (hợp đồng điện tử) thì bắt buộc dán 2 tem, gồm tên chủ nền tảng công nghệ tham gia (Grab, GoViet, Be...) + tem XE HỢP ĐỒNG.
- Xe taxi truyền thống chỉ dán 1 tem XE TAXI và được phép bỏ đi mào đèn xe hoặc bỏ màu sơn xe taxi. Tên hãng taxi tuỳ ý sơn, dán quanh xe (to hay bé tuỳ). Đây là điều các hãng taxi muốn vì tạo cảm giác xe taxi như là xe riêng cá nhân.
Nguồn Bay Nhé Facebook Gr Lauch
Thêm thông tin từ infonet
- Trong 3 năm qua, nhà nước đã cho thí điểm, ghi nhận, đánh giá, tổng kết và từ đó xây dựng ra Nghị định 10/2020/NĐ-CP về quản lý loại hình gọi xe công nghệ. Và Nghị định này có hiệu lực thi hành từ 01-04-2020.
- Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật VN thì Nghị định "to hơn" Quyết định. Nên tính từ 01-04-2020 thì Quyết định số 24 dừng sứ mệnh lịch sử của nó. Mọi quy định pháp luật về loại hình gọi xe công nghệ sẽ áp dụng theo Nghị định 10.
==> Dừng THỬ, TEST, THĂM DÒ (theo QD24) để chuyển sang LÀM THẬT, QUẢN LÝ THẬT (theo ND10). Và tuyệt nhiên KHÔNG có câu chữ nào DỪNG HOẠT ĐỘNG CÁC HÃNG gọi xe công nghệ ở VN nhé. Nhiều đối tượng cố tình suy diễn nhé!
*** Từ 01-04-2020, Việt Nam chính thức công nhận loại hình gọi công nghệ. Hơn nhiều nước còn loay hoay tranh cãi, dẫn đến biểu tình phản đối nhau. Báo chí thì thích giật tít tiêu cực, chứ nếu tích cực họ nên sử dụng tít: TỪ 1-4, GỌI XE CÔNG NGHỆ ĐƯỢC CÔNG NHẬN CHÍNH THỨC ***
- Và trong Nghị định 10 cũng có điểu khoản không hề đánh đố các xe công nghệ. Ví dụ, chỉ yêu cầu xe công nghệ phải dán 2 tem trên kính xe (1 tem tên hãng công nghệ đó + 1 tem có chữ XE HỢP ĐỒNG). Còn xe taxi truyền thống thì chỉ dán 1 tem có nội dung XE TAXI trên kính và họ được quyền bỏ cái mào đèn trên nóc xe. Nhìn vào, từ góc độ quản lý và người dân, sẽ dễ dàng nhận biết đâu là xe taxi truyền thống và đâu là xe công nghệ.
Update thêm:
Từ 01-04-2020, xe ô tô vận tải khách theo hợp đồng (giấy, điện tử) được quy định như sau:
- Xe cá nhân, gia đình bạn đem đi kinh doanh vận tải khách thì có tem XE HỢP ĐỒNG dán kính xe (thực tế đã làm nhiều năm nay) và không bắt buộc dán tem tên chủ kinh doanh (thực tế các xe vẫn ghi rõ tên chủ, ví dụ Thuận Thiên, Tuấn Hằng...).
- Xe tham gia gọi xe công nghệ (hợp đồng điện tử) thì bắt buộc dán 2 tem, gồm tên chủ nền tảng công nghệ tham gia (Grab, GoViet, Be...) + tem XE HỢP ĐỒNG.
- Xe taxi truyền thống chỉ dán 1 tem XE TAXI và được phép bỏ đi mào đèn xe hoặc bỏ màu sơn xe taxi. Tên hãng taxi tuỳ ý sơn, dán quanh xe (to hay bé tuỳ). Đây là điều các hãng taxi muốn vì tạo cảm giác xe taxi như là xe riêng cá nhân.
Nguồn Bay Nhé Facebook Gr Lauch
Thêm thông tin từ infonet
Taxi công nghệ dán niêm yết 'Xe hợp đồng' và phù hiệu, Taxi truyền thống có thể bỏ hộp đèn
Nghị định mới lần đầu tiên đưa ra những phân định rõ ràng giữa hai hình thức kinh doanh vận tải và cung cấp dịch vụ ứng dụng kinh doanh vốn gây ra những tranh cãi trong một thời gian dài.
infonet.vietnamnet.vn