ĐO THẾ GIỚI
Tác giả: Daniel Kehlmann
Dịch giả: Lê Quang
Nhà xuất bản: NXB Văn Học
Nhà phát hành: Nhã Nam
Năm xuất bản: 2009
Ebook: Hoa Quân Tử
Dựng lại bìa: @Derby
-----★-----
Giới thiệu:
Đo Thế Giới (
Tiểu Thuyết) Câu chuyện về hai nhà khoa học Đức lỗi lạc đầu thế kỷ mười chín Alexander von Humboldt và Carl Gauss được kể lại trong một tác phẩm hài hước, triết lý và quá đỗi thông thái.
Không chỉ là chuyện về những chuyến vượt biển, leo núi, bắt khỉ, đếm chấy trên đầu thổ dân của Humboldt hay những công thức toán học, những định luật vật lý và những hành tinh xa xôi hút hồn Gauss, Đo Thế Giới thực sự là cuốn tiểu thuyết khám phá và diễn tả thành công tính cánh Đức, văn hóa Đức, tâm hồn Đức. Thế giới hình thành tự thân, còn chúng ta biết đến thế giới nhờ những thiên tài như Humboldt, Gauss và cả Daniel Kehlmann.
Tác phẩm mở ra bằng cuộc gặp gỡ giữa các nhà khoa học năm 1882 (khi Humboldt 59 và Gaussa 51) và sau đó vụt trở lại cuộc đời riêng của họ được kể tuần tự trong những chương nối tiếp nhau. Humbold rời nước Phổ, tự mình tụt xuống những núi lửa, thám hiểm sông Amazon, trèo lên đỉnh núi cao nhất Nam Mỹ để lấy những số đo vật lý. Gauss ở lại quê nhà tại Gottingen, ngẫm nghĩ con đường riêng để đi vào vương quốc toán học xa xăm, hình dung ra không gian cong. Hai phần ba cuốn sách, Kehlmann trở lại năm 1828. Anh dành bốn chương kể về cuộc gặp gỡ của các nhân vật tại Berlin và sau đó một lần nữa lại chia tách họ theo lẽ thường. Mặc dù họ vẫn in đậm trong ký ức nhau cho tới cuối đời và khi khép lại cuốn tiểu thuyết, Gauss đã tin rằng những đường song song gặp nhau. Lối viết của Kehlmann như một thị sai nhờ đó chúng ta có thể quan sát rõ ràng những hình thức luân phiên của việc đo đạc thế giới, bao gồm cả cách hư cấu của riêng Kelhmann.
Những chương viết về Humboldt, với những hiểm họa tự nhiên, những kỳ hoa dị thảo và sự xuất hiện thoáng qua của nhiều tên tuổi như Goethe hay Jefferson góp phần đáng kể vào sức hấp dẫn của câu chuyện. Diễn tả suy nghĩ của một nhà toán học tại gia lại càng khó, nhưng Kehlmann cung cấp vừa đủ kiến thức hình học và vật lý để thể hiện tính chính xác của phát kiến và sự nhìn xa trông rộng đến kỳ lạ của Gauss mà không mất đi những độc giả chẳng mấy giỏi toán. Bằng cách tái hiện hai nhân vật chính song song, Kehlmann không chỉ đối lập giữa quy nạp và suy luận, giữa thực nghiệm với tưởng tượng, mà còn cho thấy sự kết nối của những phương pháp này với hai sự nhạy cảm rất khác biệt dù đôi lúc lại tương đồng. Humboldt ngây ngất khi mẹ chết, vì ông được phép rời nước Phổ. Mẹ của Gauss sống với ông suốt hai mươi hai năm cuối đời bà. Kẻ thám hiểm giang hồ Humboldt dường như vô tính, trong khi nhà toán học thuần tuý Guass mê mẩn vì đàn bà. Những rắc rối của ông với hai người vợ và cả lũ lĩ con chẳng kém những trăn trở của Humboldt về thuộc địa và thổ dân. Humbolt đời đời lạc quan về tiến bộ xã hội. Gauss thì nhìn lên các ngôi sao và quan sát entropy.
Mặc dù Humboldt và Gauss cực kỳ tham vọng và nghiêm túc, Kehlmann thường diễn tả họ một cách khôi hài. Những cơn đau bệnh và bộ dạng khó đăm đăm của Gauss không ngớt gây cười. Sự kháng cự lại đàn bà và những lời xỉ vả người khác không chủ ý của Humboldt cũng buồn cười không kém. Những đoạn đối thoại giữa các nhà khoa học với đám người đầu óc hạn hẹp hơn, thậm chí với nhau nghe khập khiễng như trong vở Đợi chờ Godot. Kehlmann đã dành uy tín lớn lao cho những phát kiến của các nhân vật - họ là hai trong số những nhà khoa học danh tiếng nhất thời đó - nhưng lối ứng xử của anh lại đời thường hóa vẻ độc đoán của họ. Kehlmann còn nhắc tới cả nhầm lẫn của Gauss trước những số liệu và niềm đam mê của ông dành cho thuyết duy linh, và anh nêu lên rằng Humboldt có lẽ đã phóng đại một vài kỳ tích của mình. Với những nhân vật có hình ảnh thực không quá xa cách này, Kehlmann nhắn nhủ chúng ta thật hữu ích rằng những thiên tài và những nhà trắc địa được tụng ca của thế giới sẽ bị bọn hậu sinh thế kỷ tới vượt qua.
Kehlmann có phần dè dặt khi đùa giỡn với lịch sử và giới chức. Nhà văn để cho Humboldt phàn nàn: "Tiểu thuyết sa vào những truyện cổ tích dối trá bởi tác giả đã gắn những sáng tác bịa đặt của mình với tên tuổi của các nhân vật lịch sử có thật". "Kinh tởm" - Gauss đồng tình. Là người ngưỡng mộ chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, Kehlmann cải biến đôi chút yếu tố tiểu sử. Ví dụ, lối miêu tả của anh về Eugen, con trai của Gauss như một gã ngốc, khác với thực tế, có lẽ để tạo nên sự tương ứng với người đồng hành trung thành nhưng chẳng mấy tận tâm của Humboldt, Aimé Bonpland. Kehlmann cũng bỏ qua một người bạn thân khác của Humboldt là Carlos Montúfar, có lẽ vì cấu trúc bộ đôi nhà khoa học và người đồng hành. Từ khi Humboldt và Bonpland nhận thấy cái xuất hiện là một vật thể bay không xác định, những người đọc có tìm hiểu về tiểu sử không nên ngạc nhiên về sự vênh lệch đáng kể giữa các nhân vật và nguyên mẫu.
Kehlmann khá giống một số tiểu thuyết gia người Mỹ trẻ hơn: Neal Stephenson trong tác phẩm Vòng tròn Barốc thuộc các tiểu thuyết lịch sử, Richard Power trong một vài tiểu thuyết về các nhà khoa học. Điều có thể khu biệt Kehlmann là sự gấp gáp của nhịp điệu và vẻ thanh nhã của văn phong. Nhà văn từng nói anh ngưỡng mộ Gia đình Simpsons". Nếu Humboldt và Gauss có đôi lúc giống nhân vật hoạt hình thì họ hẳn là tác phẩm của một họa sĩ thông minh và tài hoa. Và người chứng minh trong những chương cuối rằng anh ta có thể đo đạc cả nỗi đau của những thân thể suy tàn và những đầu óc mẫn tiệp, một thành quả không nhỏ với một người đàn ông ở tuổi 31.
(Vân Anh - Evan)
Cây bút trẻ tuổi Daniel Kehlamann đã tạo nên một tiểu thuyết thông minh, hài hước, giàu chất trí tuệ Đức nhất từ cuộc đời hai bậc thiên tài trong thời đại ánh sáng: Cart Froedrich Gauss và Alexander von Humboldt. Một người không thích cuộc sống mà thiếu đàn bà nhưng trong đêm tân hôn vẫn nhảy ra khỏi giường để ghi lại một công thức toán. Một người nhập thân vào khoa học và du hành như một kẻ tuần đạo: vượt qua đồng cỏ và rừng rậm, băng qua Orinoco, nếm thuốc độc, trèo lên trên đỉnh núi cao nhất mà con người từng biết, thám hiểm mọi hang hốc. Một người được coi như bộ não làm toán vĩ đại nhất sau Newton, chẳng coi nhân quân là gì, thậm chí chẳng cần rời khỏi nhà mình ở Gottingen để chứng minh rằng không gian cong. Một người vĩnh viễn tin vào tiến bộ xã hội, và rồi sẽ được lịch sử biết tới như một colombus Đệ nhị. Câu chuyện là sự giao thoa thú vị giữa hai nhà bác học nổi tiếng của nước Đức vào thế kỷ XIX, trong cái ý nghĩa tối thượng của cuộc đời con người đi khám phá những quy luật bí ẩn của tạo hoá, nhưng chẳng thiếu hài hước và châm biếm bởi những giăng mắc của trí tuệ siêu việt vào đời thường và xã hội. Với Đo thế giới, Daniel Kelmann đã tỏ ra thoải mái một cách đáng ngưỡng mộ trong một trò chơi tinh tế giữa hiện thực và hư cấu, đồng hành cùng những cái tên có trong mọi cuốn lịch sử khoa học, chứng tỏ rằng văn chương vĩnh viễn có những quyền năng không thể coi nhẹ trong việc tiếp cận những chân lý phổ quát của tự nhiên và con người.
Đo thế giới là tác phẩm khiến cho tên tuổi của Daniel Kehlmann trở nên vang dội khắp Châu Âu và thế giới, là cuốn best-seller được báo chí ca ngợi khắp Ý, Pháp, Mỹ và Tây Ban Nha... Đặc biệt, tại Đức, gần hia năm qua (suốt 72 tuần liên tục từ khi xuất bản). Đo thế giới vẫn giữ vị trí số 1 trong danh sách sách bán chạy nhất của nước này.
TẢI