“Điều tra lại” thủ phạm đích thực hại chết Quan Vũ? | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

“Điều tra lại” thủ phạm đích thực hại chết Quan Vũ?

tranthanhkiet

Moderator
Thành viên BQT
Nhiều người đọc “Tam Quốc diễn nghĩa” đều thấy băn khoăn, khó hiểu trước cái chết của Quan Vũ. Phía Bắc có Tào Tháo, Đông có Tôn Quyền, vậy mà một mình Quan Vũ trấn giữ phía Bắc, đằng sau không có bất cứ sự chi viện nào, chẳng phải là tự tìm lấy cái chết sao? Cho dù Quan Vũ không hiểu điều này, lẽ nào Lưu Bị không hiểu, Gia Cát Lượng cũng không hiểu?

54095288_2134608619964389_5782292089530220544_n.jpg

Các nhà nghiên cứu Tam Quốc nghiên cứu phân tích cho rằng, thực ra Lưu Bị hiểu, Gia Cát Lượng cũng hiểu, Quan Vũ cũng hiểu và ngay cả Tào Tháo, Tôn Quyền cũng đều hiểu:

Quan Vũ không chết thì mọi người chưa được yên ổn; Quan Vũ chết thì mọi người mới yên tâm. Vì vậy, hạt nhân của “Tam Quốc diễn nghĩa” chính là cái chết của Quan Vũ; kết luận là: Quan Vũ chết vì bị mưu sát! Vậy ai đã mưu sát Quan Vũ?

Từ cái chết của Tuân Úc

Tuân Úc là mưu sĩ theo Tào Tháo sớm nhất, trong số các quân sư chỉ xếp sau Quách Gia, hết lòng trung thành với Tào Tháo, lập nên nhiều công lớn. Tào Tháo cũng rất tôn trọng Tuân Úc. Gia tộc Tuân Úc “Tứ thế tam công”, vị thế cao sang hơn nhiều nhà Tào Tháo, vì vậy sự cống hiến của ông đối với Tào Tháo còn mang lại rất nhiều lợi ích từ địa vị gia tộc họ Tuân trong giang hồ.

Thế nhưng, mục đích Tuân Úc giúp Tào Tháo là để cùng Tào Tháo phò tá Hán thất. Về sau khi Tào Tháo lĩnh phong Ngụy Vương gia cửu tích thì Tuân Úc phát hiện Tháo có dã tâm thoán nghịch nên đã đứng ra phản kháng. Kết quả là bị Tháo dùng thuốc độc hại chết.

Quan Vũ cũng là người giống Tuân Úc. Quan Vũ là người “khi rảnh rỗi đọc Xuân Thu”, trọng đại nghĩa. Ông theo Lưu Bị cũng có phần do nghĩa khí huynh đệ, nhưng căn bản nhất là mong phò tá Hán thất, lưu danh thiên cổ.

Có một chuyện cho thấy rõ điều này: Khi Quan Vũ bị Tào Tháo bắt, Tháo phong ông là “Hán Thọ Đình hầu”. Về danh nghĩa là Hán Hiến đế phong, nhưng thực tế là Tào Tháo phong. Quan Vũ rất coi trọng tước phong này bởi về danh nghĩa đó là tước hầu của nhà Hán, ông đã là quan to của triều Hán.

Sau này Quan Vũ rời bỏ Tào Tháo, về lý thì ông nên tránh nhắc đến tước hiệu “Hán Thọ Đình hầu” để tránh kích nộ đại ca Lưu Bị, vì trong mắt Lưu Bị, tước hiệu đó là do Tào Tháo phong; thế nhưng Quan Vũ vẫn cứ xưng danh, thậm chí cho thêu hiệu kỳ “Hán Thọ Đình hầu Quan”.

Đối với ông, đó là niềm vinh dự, nhưng với Lưu Bị đó là “đạn bọc đường”, là mồi nhử. Sau khi Quan Vũ tha Tào Tháo ở đường Hoa Dung, trong lòng Lưu Bị đã nghi ngại, thấy người em này không còn đáng tin nữa.

Vì sao Quan Vũ tha Tào Tháo? Có phần về nghĩa khí, nhưng có người phân tích: Nếu Lưu Bị giết Tào Tháo thì chính Lưu Bị sẽ là người thế chỗ Tào Tháo. Gia Cát Lượng biết Quan Vũ nhất định tha Tào Tháo, ông biết mục tiêu của Quan Vũ là phò tá Hán thất.

Vì sao biết trước mà vẫn giao Quan Vũ giữ cửa ải cuối cùng này? Vì ông biết thế “ba chân vạc” là kết quả tốt nhất. Khi Lưu Bị lấy được Tây Xuyên, cánh Gia Cát Lượng, Pháp Chính ra sức khuyên Lưu Bị xưng đế, nhưng Lưu Bị từ chối, chỉ tự phong Hán Trung vương. Vì sao? Vì Quan Vũ đang ở Kinh Châu, nếu xưng đế, khác nào bức Quan Vũ đầu hàng Tào Tháo.

Nhưng việc Lưu Bị tự phong Hán Trung vương cũng khiến Quan Vũ bất bình: không được Hán Hiến đế tấn phong thì có khác nào tiếm quyền. Do đó, khi Lưu Bị phong Quan Vũ đứng đầu Ngũ Hổ Thượng tướng, ông đã từ chối, không nhận.

“Tam Quốc diễn nghĩa” viết, khi Phí Thi mang văn bản của Lưu Bị đến Kinh Châu, Quan Vũ hỏi ngay: “Hán Trung Vương phong ta tước gì?”. Ngữ khí thể hiện sự bất mãn và không phục. Vì ông biết rõ, là vương thì Lưu Bị không có tư cách phong tước. Sau đó nghe nói Lưu Bị phong mình đứng đầu Ngũ Hổ tướng, Quan Vũ nổi giận.

Phản ứng của Quan Vũ rất không bình thường. Tuy sau đó ông vẫn miễn cưỡng nhận phong hiệu, nhưng sự bất mãn vẫn còn đó. Phí Thi nhất định sẽ về bẩm báo lại với Lưu Bị và Gia Cát Lượng phản ứng của Quan Vũ. Tình thế lúc đó, Lưu Bị rất khó xử.

Để Quan Vũ vào Tứ Xuyên, sau này tất có chính biến, Quan Vũ e sẽ giống như Tuân Úc, còn mình sẽ bị tiếng qua cầu rút ván; cứ để Quan Vũ ở lại trấn thủ Kinh Châu, chưa biết chừng sau sẽ hàng Tào Tháo. Làm sao đây?

Cái gai trong mắt Lưu Bị, Tào Tháo và Tôn Quyền.

Tôn Quyền lúc đó cũng rất đau đầu. Quan Vũ chiếm cứ Kinh Châu, lúc nào cũng có thể đánh thốc xuống Đông Ngô. Tào Tháo cũng đau đầu bới Kinh Châu là yếu địa chiến lược, lúc nào cũng có thể đánh vào Hứa Xương.

Đến thời điểm này, Quan Vũ đã trở thành nhân vật làm đau đầu cả 3 nước Ngụy, Thục, Ngô. Bản thân Quan Vũ cũng đau đầu: cứ theo Lưu Bị sẽ trở thành Hán tặc; đầu hàng Tào Tháo hay Đông Ngô, vẫn là Hán tặc; tự xưng vương thì cũng là Hán tặc. Điều Quan Vũ không muốn nhất là sợ bị coi là Hán tặc, nhưng mọi con đường đều dẫn tới Hán tặc.

Tào Tháo nghĩ ra một cách, cử người sang xúi Tôn Quyền đánh lấy Kinh Châu. Tôn Quyền không phải kẻ ngốc, biết rõ Quan Vũ không phải là dễ xơi, nên viết thư trả lời, đề nghị Tào Tháo đánh Kinh Châu. Kết quả, Tào Tháo và Tôn Quyền đều không đánh, mà đều bí mật chuẩn bị.

Gia Cát Lượng nham hiểm nhất. Ông xui Lưu Bị cho Quan Vũ làm Tiền tướng quân khởi binh đánh lấy Tương Dương. Quan Vũ không phải kẻ ngốc, biết rõ mình đem quân lấy Tương Dương khác nào mang quân đánh Tào Tháo, đằng sau thì Tôn Quyền đang như hổ ngồi rình mồi.

Vấn đề là trong tình thế Tào Tháo phía trước, Tôn Quyền đằng sau, đại ca Lưu Bị không cử thêm các tướng đến giúp người em, mà bắt Quan Vũ một mình một mình đối phó với cả Tào Tháo lẫn Tôn Quyền. Như thế liệu có ổn?

Trước khi đem quân Bắc phạt, Quan Vũ đã chuẩn bị cả hai tình huống: tốt, là một tay ông có thể tiêu diệt được Tào Tháo, sau đó phò tá Hán thất thống nhất thiên hạ; còn xấu là chết vì bại trận. Kết quả cả 2 tình huống đều không phải là Hán tặc, cho nên Quan Vũ quyết mang quân Bắc tiến.

Lưu Bị, Tôn Quyền, Tào Tháo thực ra đều có tâm trạng giống nhau: mong Quan Vũ không thắng. Quan Vũ đánh lấy Phàn Thành, sau đó dùng nước dìm ba quân, bắt Vu Cấm, chém Bàng Đức, uy chấn thiên hạ. Tào Tháo lo sợ đến mức chuẩn bị dời đô, nhưng Tư Mã Ý nhìn thấu mọi chuyện.

Ý biết rằng, trong tình thế cả Thục, Ngô, Ngụy đều không muốn Quan Vũ đi quá xa, ông nhất định sẽ không đi. Tôn Quyền hành động, Lã Mông áo trắng lẻn vào chiếm lấy Kinh Châu. Thử hỏi, nếu trước đó Gia Cát Lượng cho Triệu Vân đến giữ Kinh Châu thì 10 Lã Mông cũng không làm nên trò trống gì.

Ở phía trước, Quan Vũ thế như cung đang giương tên, cuối cùng bị Từ Hoảng đánh bại, phải chạy về giữ Mạch Thành. Liêu Hóa đến Thượng Dung cầu viện, tướng giữ thành là Lưu Phong, con nuôi Lưu Bị lại cự tuyệt không cứu.

Điều này khiến người ta thấy khó hiểu: nếu không có chỉ thị ngầm của Lưu Bị hay Gia Cát Lượng thì Lưu Phong liệu có dám không cứu Quan Vũ? Như thế là: phía trước là Tào Tháo, phía sau là Tôn Quyền, lại thêm Lưu Bị không cứu, Quan Vũ dù có ba đầu sáu tay cũng không thể không thua. Cuối cùng, Quan Vũ bị quân Ngô bắt sống. Đến lúc này, Quan Vũ tất phải chết. Cái chết của Quan Vũ thành niềm vui cho tất cả.

Quan Vũ dùng cái chết của mình để toàn vẹn lý tưởng của ông; còn Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền cũng đạt được điều họ muốn. Do đó, cái chết của Quan Vũ làm hài lòng tất cả. Ít lâu sau khi Quan Vũ chết, Tào Tháo cũng qua đời. Thế là Tào Phi, Lưu Bị, Tôn Quyền đua nhau xưng đế.

Gia Cát Lượng - chủ phạm mưu sát Quan Vũ?

Sau khi Quan Vũ chết, Lưu Bị chém Lưu Phong, chỉ là diễn kịch, Lưu Phong rõ ràng là con dê tế thần. Dù sao Lưu Bị cũng lương tâm cắn rứt, thấy không phải với Quan Vũ nên đem quân đánh Ngô để trả thù.

Trong sự kiện này, có lẽ Lưu Bị bất bình với Gia Cát Lượng nên khi Lượng dâng biểu can không nên phạt Ngô, Bị đã “ném biểu xuống đất”, không nghe theo – điều trước nay chưa từng có. Cũng vì bất bình với Gia Cát Lượng nên Lưu Bị không mang ông theo, thể hiện sự không tin tưởng.

Đương nhiên, những điều trên đều không được ghi trong chính sử, chỉ có quan hệ lợi hạ là rõ. La Quán Trung đã nhìn thấu mọi việc nên đã ngầm bày tỏ, có điều người đọc có nhận ra hay không mà thôi.

Có thể kết luận: Gia Cát Lượng đã mưu sát Quan Vũ, còn Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền đều là đồng lõa. Trong suốt thời kỳ Tam Quốc, họ chỉ có một việc cùng mưu tính chính là mưu sát Quan Vũ. Cũng chính vì vậy, Quan Vũ cao thượng vượt hẳn trên họ. Vì thế, Quan Vũ trở thành “Quan Thánh”, còn họ thì không…/.
 
Sửa lần cuối:

Xeko888

Rìu Chiến Bạc Chấm
Quan Vũ chết một phần do quá cao ngạo nữa, được giao trấn thủ Kinh Châu một thành cực kỳ quan trọng thì một người như Quan Vũ ko thể nào giữ được. Đúng như bài viết của bác với đầu óc như Gia Cát Lượng ko thể nào ko nắm rõ tính cách của Quan Vũ, có lẽ ông ấy muốn khử để thâu tóm hết quyền lực.
 

coppertrung

Gà con
Nhiều người đọc “Tam Quốc diễn nghĩa” đều thấy băn khoăn, khó hiểu trước cái chết của Quan Vũ. Phía Bắc có Tào Tháo, Đông có Tôn Quyền, vậy mà một mình Quan Vũ trấn giữ phía Bắc, đằng sau không có bất cứ sự chi viện nào, chẳng phải là tự tìm lấy cái chết sao? Cho dù Quan Vũ không hiểu điều này, lẽ nào Lưu Bị không hiểu, Gia Cát Lượng cũng không hiểu?

54095288_2134608619964389_5782292089530220544_n.jpg

Các nhà nghiên cứu Tam Quốc nghiên cứu phân tích cho rằng, thực ra Lưu Bị hiểu, Gia Cát Lượng cũng hiểu, Quan Vũ cũng hiểu và ngay cả Tào Tháo, Tôn Quyền cũng đều hiểu:

Quan Vũ không chết thì mọi người chưa được yên ổn; Quan Vũ chết thì mọi người mới yên tâm. Vì vậy, hạt nhân của “Tam Quốc diễn nghĩa” chính là cái chết của Quan Vũ; kết luận là: Quan Vũ chết vì bị mưu sát! Vậy ai đã mưu sát Quan Vũ?

Từ cái chết của Tuân Úc

Tuân Úc là mưu sĩ theo Tào Tháo sớm nhất, trong số các quân sư chỉ xếp sau Quách Gia, hết lòng trung thành với Tào Tháo, lập nên nhiều công lớn. Tào Tháo cũng rất tôn trọng Tuân Úc. Gia tộc Tuân Úc “Tứ thế tam công”, vị thế cao sang hơn nhiều nhà Tào Tháo, vì vậy sự cống hiến của ông đối với Tào Tháo còn mang lại rất nhiều lợi ích từ địa vị gia tộc họ Tuân trong giang hồ.

Thế nhưng, mục đích Tuân Úc giúp Tào Tháo là để cùng Tào Tháo phò tá Hán thất. Về sau khi Tào Tháo lĩnh phong Ngụy Vương gia cửu tích thì Tuân Úc phát hiện Tháo có dã tâm thoán nghịch nên đã đứng ra phản kháng. Kết quả là bị Tháo dùng thuốc độc hại chết.

Quan Vũ cũng là người giống Tuân Úc. Quan Vũ là người “khi rảnh rỗi đọc Xuân Thu”, trọng đại nghĩa. Ông theo Lưu Bị cũng có phần do nghĩa khí huynh đệ, nhưng căn bản nhất là mong phò tá Hán thất, lưu danh thiên cổ.

Có một chuyện cho thấy rõ điều này: Khi Quan Vũ bị Tào Tháo bắt, Tháo phong ông là “Hán Thọ Đình hầu”. Về danh nghĩa là Hán Hiến đế phong, nhưng thực tế là Tào Tháo phong. Quan Vũ rất coi trọng tước phong này bởi về danh nghĩa đó là tước hầu của nhà Hán, ông đã là quan to của triều Hán.

Sau này Quan Vũ rời bỏ Tào Tháo, về lý thì ông nên tránh nhắc đến tước hiệu “Hán Thọ Đình hầu” để tránh kích nộ đại ca Lưu Bị, vì trong mắt Lưu Bị, tước hiệu đó là do Tào Tháo phong; thế nhưng Quan Vũ vẫn cứ xưng danh, thậm chí cho thêu hiệu kỳ “Hán Thọ Đình hầu Quan”.

Đối với ông, đó là niềm vinh dự, nhưng với Lưu Bị đó là “đạn bọc đường”, là mồi nhử. Sau khi Quan Vũ tha Tào Tháo ở đường Hoa Dung, trong lòng Lưu Bị đã nghi ngại, thấy người em này không còn đáng tin nữa.

Vì sao Quan Vũ tha Tào Tháo? Có phần về nghĩa khí, nhưng có người phân tích: Nếu Lưu Bị giết Tào Tháo thì chính Lưu Bị sẽ là người thế chỗ Tào Tháo. Gia Cát Lượng biết Quan Vũ nhất định tha Tào Tháo, ông biết mục tiêu của Quan Vũ là phò tá Hán thất.

Vì sao biết trước mà vẫn giao Quan Vũ giữ cửa ải cuối cùng này? Vì ông biết thế “ba chân vạc” là kết quả tốt nhất. Khi Lưu Bị lấy được Tây Xuyên, cánh Gia Cát Lượng, Pháp Chính ra sức khuyên Lưu Bị xưng đế, nhưng Lưu Bị từ chối, chỉ tự phong Hán Trung vương. Vì sao? Vì Quan Vũ đang ở Kinh Châu, nếu xưng đế, khác nào bức Quan Vũ đầu hàng Tào Tháo.

Nhưng việc Lưu Bị tự phong Hán Trung vương cũng khiến Quan Vũ bất bình: không được Hán Hiến đế tấn phong thì có khác nào tiếm quyền. Do đó, khi Lưu Bị phong Quan Vũ đứng đầu Ngũ Hổ Thượng tướng, ông đã từ chối, không nhận.

“Tam Quốc diễn nghĩa” viết, khi Phí Thi mang văn bản của Lưu Bị đến Kinh Châu, Quan Vũ hỏi ngay: “Hán Trung Vương phong ta tước gì?”. Ngữ khí thể hiện sự bất mãn và không phục. Vì ông biết rõ, là vương thì Lưu Bị không có tư cách phong tước. Sau đó nghe nói Lưu Bị phong mình đứng đầu Ngũ Hổ tướng, Quan Vũ nổi giận.

Phản ứng của Quan Vũ rất không bình thường. Tuy sau đó ông vẫn miễn cưỡng nhận phong hiệu, nhưng sự bất mãn vẫn còn đó. Phí Thi nhất định sẽ về bẩm báo lại với Lưu Bị và Gia Cát Lượng phản ứng của Quan Vũ. Tình thế lúc đó, Lưu Bị rất khó xử.

Để Quan Vũ vào Tứ Xuyên, sau này tất có chính biến, Quan Vũ e sẽ giống như Tuân Úc, còn mình sẽ bị tiếng qua cầu rút ván; cứ để Quan Vũ ở lại trấn thủ Kinh Châu, chưa biết chừng sau sẽ hàng Tào Tháo. Làm sao đây?

Cái gai trong mắt Lưu Bị, Tào Tháo và Tôn Quyền.

Tôn Quyền lúc đó cũng rất đau đầu. Quan Vũ chiếm cứ Kinh Châu, lúc nào cũng có thể đánh thốc xuống Đông Ngô. Tào Tháo cũng đau đầu bới Kinh Châu là yếu địa chiến lược, lúc nào cũng có thể đánh vào Hứa Xương.

Đến thời điểm này, Quan Vũ đã trở thành nhân vật làm đau đầu cả 3 nước Ngụy, Thục, Ngô. Bản thân Quan Vũ cũng đau đầu: cứ theo Lưu Bị sẽ trở thành Hán tặc; đầu hàng Tào Tháo hay Đông Ngô, vẫn là Hán tặc; tự xưng vương thì cũng là Hán tặc. Điều Quan Vũ không muốn nhất là sợ bị coi là Hán tặc, nhưng mọi con đường đều dẫn tới Hán tặc.

Tào Tháo nghĩ ra một cách, cử người sang xúi Tôn Quyền đánh lấy Kinh Châu. Tôn Quyền không phải kẻ ngốc, biết rõ Quan Vũ không phải là dễ xơi, nên viết thư trả lời, đề nghị Tào Tháo đánh Kinh Châu. Kết quả, Tào Tháo và Tôn Quyền đều không đánh, mà đều bí mật chuẩn bị.

Gia Cát Lượng nham hiểm nhất. Ông xui Lưu Bị cho Quan Vũ làm Tiền tướng quân khởi binh đánh lấy Tương Dương. Quan Vũ không phải kẻ ngốc, biết rõ mình đem quân lấy Tương Dương khác nào mang quân đánh Tào Tháo, đằng sau thì Tôn Quyền đang như hổ ngồi rình mồi.

Vấn đề là trong tình thế Tào Tháo phía trước, Tôn Quyền đằng sau, đại ca Lưu Bị không cử thêm các tướng đến giúp người em, mà bắt Quan Vũ một mình một mình đối phó với cả Tào Tháo lẫn Tôn Quyền. Như thế liệu có ổn?

Trước khi đem quân Bắc phạt, Quan Vũ đã chuẩn bị cả hai tình huống: tốt, là một tay ông có thể tiêu diệt được Tào Tháo, sau đó phò tá Hán thất thống nhất thiên hạ; còn xấu là chết vì bại trận. Kết quả cả 2 tình huống đều không phải là Hán tặc, cho nên Quan Vũ quyết mang quân Bắc tiến.

Lưu Bị, Tôn Quyền, Tào Tháo thực ra đều có tâm trạng giống nhau: mong Quan Vũ không thắng. Quan Vũ đánh lấy Phàn Thành, sau đó dùng nước dìm ba quân, bắt Vu Cấm, chém Bàng Đức, uy chấn thiên hạ. Tào Tháo lo sợ đến mức chuẩn bị dời đô, nhưng Tư Mã Ý nhìn thấu mọi chuyện.

Ý biết rằng, trong tình thế cả Thục, Ngô, Ngụy đều không muốn Quan Vũ đi quá xa, ông nhất định sẽ không đi. Tôn Quyền hành động, Lã Mông áo trắng lẻn vào chiếm lấy Kinh Châu. Thử hỏi, nếu trước đó Gia Cát Lượng cho Triệu Vân đến giữ Kinh Châu thì 10 Lã Mông cũng không làm nên trò trống gì.

Ở phía trước, Quan Vũ thế như cung đang giương tên, cuối cùng bị Từ Hoảng đánh bại, phải chạy về giữ Mạch Thành. Liêu Hóa đến Thượng Dung cầu viện, tướng giữ thành là Lưu Phong, con nuôi Lưu Bị lại cự tuyệt không cứu.

Điều này khiến người ta thấy khó hiểu: nếu không có chỉ thị ngầm của Lưu Bị hay Gia Cát Lượng thì Lưu Phong liệu có dám không cứu Quan Vũ? Như thế là: phía trước là Tào Tháo, phía sau là Tôn Quyền, lại thêm Lưu Bị không cứu, Quan Vũ dù có ba đầu sáu tay cũng không thể không thua. Cuối cùng, Quan Vũ bị quân Ngô bắt sống. Đến lúc này, Quan Vũ tất phải chết. Cái chết của Quan Vũ thành niềm vui cho tất cả.

Quan Vũ dùng cái chết của mình để toàn vẹn lý tưởng của ông; còn Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền cũng đạt được điều họ muốn. Do đó, cái chết của Quan Vũ làm hài lòng tất cả. Ít lâu sau khi Quan Vũ chết, Tào Tháo cũng qua đời. Thế là Tào Phi, Lưu Bị, Tôn Quyền đua nhau xưng đế.

Gia Cát Lượng - chủ phạm mưu sát Quan Vũ?

Sau khi Quan Vũ chết, Lưu Bị chém Lưu Phong, chỉ là diễn kịch, Lưu Phong rõ ràng là con dê tế thần. Dù sao Lưu Bị cũng lương tâm cắn rứt, thấy không phải với Quan Vũ nên đem quân đánh Ngô để trả thù.

Trong sự kiện này, có lẽ Lưu Bị bất bình với Gia Cát Lượng nên khi Lượng dâng biểu can không nên phạt Ngô, Bị đã “ném biểu xuống đất”, không nghe theo – điều trước nay chưa từng có. Cũng vì bất bình với Gia Cát Lượng nên Lưu Bị không mang ông theo, thể hiện sự không tin tưởng.

Đương nhiên, những điều trên đều không được ghi trong chính sử, chỉ có quan hệ lợi hạ là rõ. La Quán Trung đã nhìn thấu mọi việc nên đã ngầm bày tỏ, có điều người đọc có nhận ra hay không mà thôi.

Có thể kết luận: Gia Cát Lượng đã mưu sát Quan Vũ, còn Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền đều là đồng lõa. Trong suốt thời kỳ Tam Quốc, họ chỉ có một việc cùng mưu tính chính là mưu sát Quan Vũ. Cũng chính vì vậy, Quan Vũ cao thượng vượt hẳn trên họ. Vì thế, Quan Vũ trở thành “Quan Thánh”, còn họ thì không…/.
Rất cảm ơn thớt đã chia sẻ bài này
 

meebo

Rìu Vàng Đôi
Bài hay quá! bấm thank thì cũng không đủ.
Tôi thích mấy bài bình như thế này.
 

vietfdlr

Gà con
Nhiều người đọc “Tam Quốc diễn nghĩa” đều thấy băn khoăn, khó hiểu trước cái chết của Quan Vũ. Phía Bắc có Tào Tháo, Đông có Tôn Quyền, vậy mà một mình Quan Vũ trấn giữ phía Bắc, đằng sau không có bất cứ sự chi viện nào, chẳng phải là tự tìm lấy cái chết sao? Cho dù Quan Vũ không hiểu điều này, lẽ nào Lưu Bị không hiểu, Gia Cát Lượng cũng không hiểu?

54095288_2134608619964389_5782292089530220544_n.jpg

Các nhà nghiên cứu Tam Quốc nghiên cứu phân tích cho rằng, thực ra Lưu Bị hiểu, Gia Cát Lượng cũng hiểu, Quan Vũ cũng hiểu và ngay cả Tào Tháo, Tôn Quyền cũng đều hiểu:

Quan Vũ không chết thì mọi người chưa được yên ổn; Quan Vũ chết thì mọi người mới yên tâm. Vì vậy, hạt nhân của “Tam Quốc diễn nghĩa” chính là cái chết của Quan Vũ; kết luận là: Quan Vũ chết vì bị mưu sát! Vậy ai đã mưu sát Quan Vũ?

Từ cái chết của Tuân Úc

Tuân Úc là mưu sĩ theo Tào Tháo sớm nhất, trong số các quân sư chỉ xếp sau Quách Gia, hết lòng trung thành với Tào Tháo, lập nên nhiều công lớn. Tào Tháo cũng rất tôn trọng Tuân Úc. Gia tộc Tuân Úc “Tứ thế tam công”, vị thế cao sang hơn nhiều nhà Tào Tháo, vì vậy sự cống hiến của ông đối với Tào Tháo còn mang lại rất nhiều lợi ích từ địa vị gia tộc họ Tuân trong giang hồ.

Thế nhưng, mục đích Tuân Úc giúp Tào Tháo là để cùng Tào Tháo phò tá Hán thất. Về sau khi Tào Tháo lĩnh phong Ngụy Vương gia cửu tích thì Tuân Úc phát hiện Tháo có dã tâm thoán nghịch nên đã đứng ra phản kháng. Kết quả là bị Tháo dùng thuốc độc hại chết.

Quan Vũ cũng là người giống Tuân Úc. Quan Vũ là người “khi rảnh rỗi đọc Xuân Thu”, trọng đại nghĩa. Ông theo Lưu Bị cũng có phần do nghĩa khí huynh đệ, nhưng căn bản nhất là mong phò tá Hán thất, lưu danh thiên cổ.

Có một chuyện cho thấy rõ điều này: Khi Quan Vũ bị Tào Tháo bắt, Tháo phong ông là “Hán Thọ Đình hầu”. Về danh nghĩa là Hán Hiến đế phong, nhưng thực tế là Tào Tháo phong. Quan Vũ rất coi trọng tước phong này bởi về danh nghĩa đó là tước hầu của nhà Hán, ông đã là quan to của triều Hán.

Sau này Quan Vũ rời bỏ Tào Tháo, về lý thì ông nên tránh nhắc đến tước hiệu “Hán Thọ Đình hầu” để tránh kích nộ đại ca Lưu Bị, vì trong mắt Lưu Bị, tước hiệu đó là do Tào Tháo phong; thế nhưng Quan Vũ vẫn cứ xưng danh, thậm chí cho thêu hiệu kỳ “Hán Thọ Đình hầu Quan”.

Đối với ông, đó là niềm vinh dự, nhưng với Lưu Bị đó là “đạn bọc đường”, là mồi nhử. Sau khi Quan Vũ tha Tào Tháo ở đường Hoa Dung, trong lòng Lưu Bị đã nghi ngại, thấy người em này không còn đáng tin nữa.

Vì sao Quan Vũ tha Tào Tháo? Có phần về nghĩa khí, nhưng có người phân tích: Nếu Lưu Bị giết Tào Tháo thì chính Lưu Bị sẽ là người thế chỗ Tào Tháo. Gia Cát Lượng biết Quan Vũ nhất định tha Tào Tháo, ông biết mục tiêu của Quan Vũ là phò tá Hán thất.

Vì sao biết trước mà vẫn giao Quan Vũ giữ cửa ải cuối cùng này? Vì ông biết thế “ba chân vạc” là kết quả tốt nhất. Khi Lưu Bị lấy được Tây Xuyên, cánh Gia Cát Lượng, Pháp Chính ra sức khuyên Lưu Bị xưng đế, nhưng Lưu Bị từ chối, chỉ tự phong Hán Trung vương. Vì sao? Vì Quan Vũ đang ở Kinh Châu, nếu xưng đế, khác nào bức Quan Vũ đầu hàng Tào Tháo.

Nhưng việc Lưu Bị tự phong Hán Trung vương cũng khiến Quan Vũ bất bình: không được Hán Hiến đế tấn phong thì có khác nào tiếm quyền. Do đó, khi Lưu Bị phong Quan Vũ đứng đầu Ngũ Hổ Thượng tướng, ông đã từ chối, không nhận.

“Tam Quốc diễn nghĩa” viết, khi Phí Thi mang văn bản của Lưu Bị đến Kinh Châu, Quan Vũ hỏi ngay: “Hán Trung Vương phong ta tước gì?”. Ngữ khí thể hiện sự bất mãn và không phục. Vì ông biết rõ, là vương thì Lưu Bị không có tư cách phong tước. Sau đó nghe nói Lưu Bị phong mình đứng đầu Ngũ Hổ tướng, Quan Vũ nổi giận.

Phản ứng của Quan Vũ rất không bình thường. Tuy sau đó ông vẫn miễn cưỡng nhận phong hiệu, nhưng sự bất mãn vẫn còn đó. Phí Thi nhất định sẽ về bẩm báo lại với Lưu Bị và Gia Cát Lượng phản ứng của Quan Vũ. Tình thế lúc đó, Lưu Bị rất khó xử.

Để Quan Vũ vào Tứ Xuyên, sau này tất có chính biến, Quan Vũ e sẽ giống như Tuân Úc, còn mình sẽ bị tiếng qua cầu rút ván; cứ để Quan Vũ ở lại trấn thủ Kinh Châu, chưa biết chừng sau sẽ hàng Tào Tháo. Làm sao đây?

Cái gai trong mắt Lưu Bị, Tào Tháo và Tôn Quyền.

Tôn Quyền lúc đó cũng rất đau đầu. Quan Vũ chiếm cứ Kinh Châu, lúc nào cũng có thể đánh thốc xuống Đông Ngô. Tào Tháo cũng đau đầu bới Kinh Châu là yếu địa chiến lược, lúc nào cũng có thể đánh vào Hứa Xương.

Đến thời điểm này, Quan Vũ đã trở thành nhân vật làm đau đầu cả 3 nước Ngụy, Thục, Ngô. Bản thân Quan Vũ cũng đau đầu: cứ theo Lưu Bị sẽ trở thành Hán tặc; đầu hàng Tào Tháo hay Đông Ngô, vẫn là Hán tặc; tự xưng vương thì cũng là Hán tặc. Điều Quan Vũ không muốn nhất là sợ bị coi là Hán tặc, nhưng mọi con đường đều dẫn tới Hán tặc.

Tào Tháo nghĩ ra một cách, cử người sang xúi Tôn Quyền đánh lấy Kinh Châu. Tôn Quyền không phải kẻ ngốc, biết rõ Quan Vũ không phải là dễ xơi, nên viết thư trả lời, đề nghị Tào Tháo đánh Kinh Châu. Kết quả, Tào Tháo và Tôn Quyền đều không đánh, mà đều bí mật chuẩn bị.

Gia Cát Lượng nham hiểm nhất. Ông xui Lưu Bị cho Quan Vũ làm Tiền tướng quân khởi binh đánh lấy Tương Dương. Quan Vũ không phải kẻ ngốc, biết rõ mình đem quân lấy Tương Dương khác nào mang quân đánh Tào Tháo, đằng sau thì Tôn Quyền đang như hổ ngồi rình mồi.

Vấn đề là trong tình thế Tào Tháo phía trước, Tôn Quyền đằng sau, đại ca Lưu Bị không cử thêm các tướng đến giúp người em, mà bắt Quan Vũ một mình một mình đối phó với cả Tào Tháo lẫn Tôn Quyền. Như thế liệu có ổn?

Trước khi đem quân Bắc phạt, Quan Vũ đã chuẩn bị cả hai tình huống: tốt, là một tay ông có thể tiêu diệt được Tào Tháo, sau đó phò tá Hán thất thống nhất thiên hạ; còn xấu là chết vì bại trận. Kết quả cả 2 tình huống đều không phải là Hán tặc, cho nên Quan Vũ quyết mang quân Bắc tiến.

Lưu Bị, Tôn Quyền, Tào Tháo thực ra đều có tâm trạng giống nhau: mong Quan Vũ không thắng. Quan Vũ đánh lấy Phàn Thành, sau đó dùng nước dìm ba quân, bắt Vu Cấm, chém Bàng Đức, uy chấn thiên hạ. Tào Tháo lo sợ đến mức chuẩn bị dời đô, nhưng Tư Mã Ý nhìn thấu mọi chuyện.

Ý biết rằng, trong tình thế cả Thục, Ngô, Ngụy đều không muốn Quan Vũ đi quá xa, ông nhất định sẽ không đi. Tôn Quyền hành động, Lã Mông áo trắng lẻn vào chiếm lấy Kinh Châu. Thử hỏi, nếu trước đó Gia Cát Lượng cho Triệu Vân đến giữ Kinh Châu thì 10 Lã Mông cũng không làm nên trò trống gì.

Ở phía trước, Quan Vũ thế như cung đang giương tên, cuối cùng bị Từ Hoảng đánh bại, phải chạy về giữ Mạch Thành. Liêu Hóa đến Thượng Dung cầu viện, tướng giữ thành là Lưu Phong, con nuôi Lưu Bị lại cự tuyệt không cứu.

Điều này khiến người ta thấy khó hiểu: nếu không có chỉ thị ngầm của Lưu Bị hay Gia Cát Lượng thì Lưu Phong liệu có dám không cứu Quan Vũ? Như thế là: phía trước là Tào Tháo, phía sau là Tôn Quyền, lại thêm Lưu Bị không cứu, Quan Vũ dù có ba đầu sáu tay cũng không thể không thua. Cuối cùng, Quan Vũ bị quân Ngô bắt sống. Đến lúc này, Quan Vũ tất phải chết. Cái chết của Quan Vũ thành niềm vui cho tất cả.

Quan Vũ dùng cái chết của mình để toàn vẹn lý tưởng của ông; còn Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền cũng đạt được điều họ muốn. Do đó, cái chết của Quan Vũ làm hài lòng tất cả. Ít lâu sau khi Quan Vũ chết, Tào Tháo cũng qua đời. Thế là Tào Phi, Lưu Bị, Tôn Quyền đua nhau xưng đế.

Gia Cát Lượng - chủ phạm mưu sát Quan Vũ?

Sau khi Quan Vũ chết, Lưu Bị chém Lưu Phong, chỉ là diễn kịch, Lưu Phong rõ ràng là con dê tế thần. Dù sao Lưu Bị cũng lương tâm cắn rứt, thấy không phải với Quan Vũ nên đem quân đánh Ngô để trả thù.

Trong sự kiện này, có lẽ Lưu Bị bất bình với Gia Cát Lượng nên khi Lượng dâng biểu can không nên phạt Ngô, Bị đã “ném biểu xuống đất”, không nghe theo – điều trước nay chưa từng có. Cũng vì bất bình với Gia Cát Lượng nên Lưu Bị không mang ông theo, thể hiện sự không tin tưởng.

Đương nhiên, những điều trên đều không được ghi trong chính sử, chỉ có quan hệ lợi hạ là rõ. La Quán Trung đã nhìn thấu mọi việc nên đã ngầm bày tỏ, có điều người đọc có nhận ra hay không mà thôi.

Có thể kết luận: Gia Cát Lượng đã mưu sát Quan Vũ, còn Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền đều là đồng lõa. Trong suốt thời kỳ Tam Quốc, họ chỉ có một việc cùng mưu tính chính là mưu sát Quan Vũ. Cũng chính vì vậy, Quan Vũ cao thượng vượt hẳn trên họ. Vì thế, Quan Vũ trở thành “Quan Thánh”, còn họ thì không…/.
Ông chủ tus có nghiên cứu thực sự không vậy, Tào Tháo từng ví Tuân Úc như Tử Phòng của ta đây rồi tức là ôm mộng đế vương.
Chẳng qua là do lúc Tháo muốn tiếm ngôi mà lòng người còn hướng về nhà Hán nên mới theo Hán để lấy tiếng thôi!
 

ZespadaZ

Búa Gỗ
Buồn cười. 1 mình Vũ mà đòi khiến Tháo sợ đến mức dời đô.
=))))
 

nguyentranhuy127

Búa Đá Đôi
Quan Vũ chết 1 phần do quá ngạo mạn, 1 phần Gia Các Lượng muốn là người thân cận nhất của Lưu Bị ( được Lưu Bị ân sủng)
 

hiennx2k4

Búa Đá
Quan Vũ chết vì sự kiêu ngạo và sĩ diện của chính ông ta. Nếu ông ta không xỉ nhục Lã Mông thì sẽ không bị Lã Mông chặt đầu. Và cũng chính Lã Mông cũng bị chết vì sĩ diện và háo thắng tư thù.
 


Top