Thảo luận - Tìm hiểu về codec bluetooth: SBC, AAC, aptX, LDAC | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Thảo luận Tìm hiểu về codec bluetooth: SBC, AAC, aptX, LDAC

diuiri

Rìu Vàng Đôi
Trong những năm qua, xu hướng loại jack âm thanh 3.5 mm tiêu chuẩn trên các mẫu smartphone ngày càng nhiều trong đo hãng đầu tiên khởi sướng cho việc này chính là Apple, nhiều người dùng với thú tiêu khiển là nghe nhạc đã chuyển từ tai nghe jack âm thanh 3.5 mm sang jack lightning trên iphone hoặc jack tyce-c, micro usb trên các thiết bị chạy android. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ âm thanh, trong đó âm thanh không dây cũng là giải pháp cho việc nghe nhạc với điện thoại không có jack âm thanh 3.5 mm và dần trở thành xu thế mới của thế giới vì tính tiện dụng mà nó mang lại.
Các âm thanh ngày càng trình làng những mẫu tai nghe bluetooth mới. Từ tai nghe bluetooth dạng dây móc vòng qua cổ như Samsung Level U, SonyWI-C400,....và các mẫu tai nghe không dây true wireless như Sennheiser Momentum, Sony WF-1000XM3,.... Ngoài ra nhiều hãng còn trình làng những bluetooth receiver như FiiO Btr5, Chord Poly,....
Với những phiên bản Bluetooth mới nhất hiện giờ, khả năng kết nối của những sản phẩm âm thanh không dây đang có độ ổn định rất cao, ngày càng tiệm cận với những mẫu tai nghe có dây, vì vậy các nhà sản xuất hiện giờ đã & đang chú trọng hơn vào chất lượng âm thanh truyền tải. Để làm được điều đó, những sản phẩm âm thanh không dây phải có những codec đặc biệt nhằm nén những file âm thanh lại để truyền tải không dây từ nguồn phát tới thiết bị âm thanh, sau đó thực hiện quá trình giải nén ở thiết bị đó. Mỗi 1 codec khác nhau sẽ có khả năng nén, tốc độ truyền tải dữ liệu khác nhau, từ đó chất lượng âm thanh ở đầu ra cũng sẽ khác. Chi tiết thế nào, hãy cùng theo dõi bài so sánh chi tiết dưới đây:

gioi-thieu-ve-cong-nghe-am-thanh-bluetooth-aptx-hd-wfrtz9hl.jpg


1. SBC

721ade0b22.jpg


Codec này do Bluetooth Special Interest Group (SIG), tổ chức chịu trách nhiệm phát triển công nghệ Bluetooth sáng chế dành riêng cho A2DP (Advanced Audio Distribution Profile), 1 profile mà bất kể chiếc tai nghe Bluetooth nào cũng phải dùng để có thể kết nối với nguồn phát không dây, vì vậy, đây là 1 codec bắt buộc phải có. Thiết bị âm thanh không dây của bạn dù có hỗ trợ những codec khác cao cấp & xịn sò hơn thì cũng phải hỗ trợ SBC thì mới có thể hoạt động được.Nó được thiết kế để có được chất lượng âm thanh khá tốt ở tốc độ bit trung bình trong khi vẫn giữ độ phức tạp tính toán thấp, có giới hạn băng thông Bluetooth và khả năng xử lý. Kể từ phiên bản A2DP 1.3, Mã hóa băng tần có độ phức tạp thấp vẫn là codec mặc định và việc triển khai nó là bắt buộc đối với các thiết bị hỗ trợ cấu hình đó, nhưng các nhà cung cấp có thể tự do thêm codec riêng để phù hợp với nhu cầu của họ.

Đây là codec đầu tiên xuất hiện, thế nên chắc chắn nó sẽ không phải là codec tốt nhất. SBC chỉ có khả năng truyền tải nhạc với bitrate tối đa là 328 kbps.

Tại CES 2020, Bluetooth SIG đã công bố LC3 là người kế thừa của SBC. LC3 được sử dụng trong giao thức LE Audio dựa trên Thông số kỹ thuật Bluetooth 5.2 Core.

2. AAC

aac-logo.png


Đây là sản phẩm chung tay của AT&T Bell Labolatories, Fraunhofer Institute, Dolby Laboratories, Sony Corporation & Nokia. Công nghệ này được công bố rộng rãi ra quốc tế bởi Moving Pictures Experts Group (MPEG) vào tháng 4 năm 1997. Ngoài việc là 1 codec âm thanh Bluetooth, AAC cũng được coi là format âm thanh tiêu chuẩn trên YouTube, các sản phẩm của Apple như iPhone, iPod, iPad, iTunes, Sony Playstation 3,...

Advanced Audio Coding (AAC), là phương thức tiêu chuẩn dành cho việc nén các dữ liệu âm thanh kỹ thuật số. Đây cũng là phương thức truyền tải miễn phí được Youtube và Apple sử dụng. Những người sử dụng iPhone sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ tiêu chuẩn AAC, với khả năng phát nhạc cao cấp cùng với bit-rates 250kbps.

Mặc dù Android hỗ trợ AAC, tuy nhiên những gì mà Android thể hiện đối với codec AAC là khá thất vọng khi chất lượng truyền tải thiếu sự ổn định. Đây không phải là điểm yếu của codec AAC, mà đây là bởi vì Android OS vẫn chưa giới thiệu cách xử lý chung dành cho codec AAC. Nói chung AAC là một codec cần nhiều tài nguyên để xử lý chính xác tuy nhiên đối với iOS thì nhờ vào hệ sinh thái đóng của mình mà Apple có thể xử lý được những khó khăn của codec AAC một cách khá ổn định.

aac-enhanced-view-fr-1200x788.jpg


3. aptX & aptX HD

2_chuan_am_thanh_khong_day_aptx_va_aptx_hd_co_gi_khac_nhau__1__e4f4f9680d1b483484c8fdcc632d3934.jpg


aptX là một bộ mã hóa âm thanh truyền qua sóng Bluetooth có thể truyền tải được âm thanh với chất lượng tương đương đĩa CD là 16-bit/44.1kHz. Ngoài ra,chuẩn âm thanh này thường sẽ bị nén lại ở tỉ lệ 4:1 với mức truyền tải 352kbps.

aptX gần như được xem là yếu tố quan trọng để người dùng có thể nghe được âm thanh chất lượng cao thông qua những chiếc tai nghe không dây. Cách thức làm việc aptX có thể hiểu đơn giản như sau: âm thanh từ thiết bị phát (smartphone, laptop...) sẽ nén lại ở dạng mã hóa và khi truyền đến sẽ được bộ phận thu nhận trên chiếc tai nghe giải nén ra thành âm thanh analog và truyền đến tai người dùng.

Quá trình nén và giải nén âm thanh nói trên sẽ ít nhiều gặp hiện tượng độ trễ giữa nguồn âm thanh phát ra và thực tế âm thanh mà người dùng nghe được. Thông thường, nếu bạn chỉ nghe nhạc thì độ trễ âm gần như không ảnh hưởng gì nhiều. Tuy nhiên nếu chuyển sang xem video thì độ trễ sẽ khiến lời thoại không khớp với cử chỉ khuôn miệng của diễn viên, ít nhiều gây ra sự khó chịu.

So với các bộ mã hóa âm thanh khác, aptX đã được thiết kế để hạn chế độ trễ âm trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, một biến thể khác là aptX LL (Low Latency) còn có khả năng giảm độ trễ âm xuống đến mức 0.032 giây - đủ nhanh để bộ não con người không phân biệt được độ trễ. Từ đó, aptX LL thường được áp dụng trên các mẫu tai nghe gaming chuyên dụng dành cho các tựa game đòi hỏi độ chính xác cao nhất trong âm thanh, điển hình là game bắn súng.

1701_aptxhd_dwtj.png


Trong khi đó, Aptx HD là bộ mã hóa âm thanh thế hệ mới có thể truyền tải âm với chất lượng lên đến 24-bit/48kHz và độ nén âm chỉ dừng lại ở mức 4:1 với chất lượng 576kpbs. Nếu chỉ để hiểu ở mức cơ bản, Aptx HD sẽ cho chất lượng âm thanh tốt hơn aptX tiêu chuẩn, tương đương với những gì mà tai nghe có dây có thể làm được.

Chuyên sâu hơn một chút, âm thanh 24-bit/48KHz sẽ có chất lượng cao hơn, người nghe sẽ cẩm nhận được độ chi tiết cao hơn trong từng bài nhạc. Thế nhưng nhạc 24-bit/48 KHz phát ra từ một tai nghe có dây và một tai nghe không dây hỗ trợ aptX HD vẫn sẽ có sự khác biệt nhất định về chất lượng, chủ yếu là đến từ việc nén âm. Mặc dù aptX HD đã có mức nén âm rất thấp là 4:1 nhưng điều này ít nhiều sẽ làm âm thanh đến tai người dùng bị đục và ồn hơn khi cảm nhận qua tai nghe có dây, sự khác biệt này rất khó cảm nhận bởi người dùng nghe nhạc phổ thông.

AptX HD vượt trội hơn AptX truyền thống ở chất lượng truyền tải âm thanh (576kbps so với 352kpbs). Có thể hiểu đơn vị "kpbs" tương tự như cách chúng ta đo lường tốc độ Internet: con số này càng lớn thì băng thông truyền tải sẽ tỉ lệ thuận theo, từ đó âm thanh sẽ ít bị nén hơn, mang lại chất lượng tốt hơn cũng như độ trễ giảm đi.

4. LDAC

codec-LDAC-khong-day-Bluetooth-Sony-1.jpg


LDAC là công nghệ truyền tải âm thanh không dây do Sony nghiên cứu và phát triển, công nghệ này đã được áp dụng trên các dòng tai nghe True Wireless, tai nghe Bluetooth, loa Bluetooth và trên các dòng điện thoại cao cấp của Sony.

Đây là 1 công nghệ truyền dẫn không dây cao cấp được tập đoàn điện tử hàng đầu Nhật Bản là Sony sáng chế. Chuẩn LDAC hoạt động trên 3 cấp độ khác nhau: 330kbps, 660kbps và 990kbps. Có thể thấy rằng, với bitrate tối đa truyền tải được lên tới 990kbps, LDAC vượt trội hơn rất nhiều so với các codec khác & so với đối thủ aptX HD. Thậm chí, theo tuyên bố của Sony, LDAC còn có thể truyền tải được âm thanh Hi-Res Audio chuẩn 24bit/96kHz với bitrate xấp xỉ 4.5Mbps bằng phương pháp truyền tải đặc biệt mà không hề bị suy giảm chất lượng.


0_0_0_0_70_-News-ScreenShot02450.jpg


Trao đổi với đại diện Sony tại Nhật Bản, họ tiếp tục khẳng định LDAC là codec nén nhạc theo hướng lossless, chứ không phải là lossy như SBC hay aptX. Sony cũng đồng thời cho biết LDAC đem lại hiệu quả gấp 3 lần so với 2 đối thủ còn lại. Còn trang AVHub đã trao đổi với Andrew Hughes – đại diện Sony tại Úc – để tìm hiểu rõ hơn về LDAC. Song hãng mới chỉ khẳng định thêm rằng LDAC thực sự có khả năng truyền tải nhạc chất lượng 24bit/96kHz dù băng thông chỉ 990kbps. Công nghệ nén dữ liệu vẫn là điểm cốt yếu mà Sony nghiên cứu phát triển để sinh ra LDAC, song chưa rõ họ có áp dụng thêm việc upscale nhạc hay không (bởi điều này vốn không có ý nghĩa về chất lượng nhạc).

dca21fb173d4c726f95eb005a6e72432.jpg


Đây là 1 công nghệ độc quyền của Sony, vì vậy độ phổ biến của nó không được như aptX HD. Công nghệ này thường có mặt trên những sản phẩm âm thanh cao cấp của Sony, đồng thời xuất hiện tương đối hiếm trên 1 số sản phẩm âm thanh cao cấp của các hãng khác như Shanling M0, Shanling M5s, Earstudio ES100, cũng như trên 1 số mẫu smartphone cao cấp.

Tương tự aptX & aptX HD, muốn tận dụng được công nghệ LDAC này thì cả nguồn phát & nguồn thu âm thanh đều phải hỗ trợ.
Nhân Nguyễn
FB: FoxMinChan
 
Sửa lần cuối:


Top