Thời trước cải cách chữ quốc ngữ và sau đó là chỉnh sửa, cải tiến.
Qua nhiều lần làm thủ công, các văn bản thời cũ lưu hành đến thời sau nên mới có sự *lộn xộn* này =))
Mà ngôn ngữ của nước nào cũng vậy thôi, kiểu gì chả có mấy trường hợp *khoa học không thể giải thích được*
Đa phần sách báo và mọi người đều đang dùng "suýt nữa", nên mình vẫn sẽ tiếp tục sử dụng cách viết này cho thống nhất với số đông; kẻo không, mọi người lại nghĩ mình viết sai chính tả nữa thì rõ khổ.
Thật ra ở VN có rất nhiều người hay lầm lẫn chính tả của các từ đồng âm. VD như: "suýt" vs "xuýt", "triều" vs "chiều", "trập trùng" vs "chập chùng", "sài" vs "xài", ...
Là người Việt Nam chúng ta NÊN giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Ngôn ngữ cũng chỉ là cách diễn đạt sao cho mọi người có thể hiểu nhau thôi, nên càng nhiều người đồng thuận thì nó là như vậy. Và đó cũng là cách ngôn ngữ tiến hóa một cách tự nhiên. Theo quy tắc số đông như thế này thì có thể số đông không đúng nhưng nó được đa số đồng thuận nên dần nó sẽ trở thành đúng.
Theo ví dụ của bạn thì mình sẽ chọn "suýt nữa" như cách viết từ trước đến nay thôi.
Ngôn ngữ cũng chỉ là cách diễn đạt sao cho mọi người có thể hiểu nhau thôi, nên càng nhiều người đồng thuận thì nó là như vậy. Và đó cũng là cách ngôn ngữ tiến hóa một cách tự nhiên. Theo quy tắc số đông như thế này thì có thể số đông không đúng nhưng nó được đa số đồng thuận nên dần nó sẽ trở thành đúng.
Theo ví dụ của bạn thì mình sẽ chọn "suýt nữa" như cách viết từ trước đến nay thôi.
Đúng vậy xuýt nữa hay suýt nữa thì cũng được không nên gò bó người người khác phải theo ý mình cuộc sống còn nhiều điều phải nghĩ hơn là tranh luận xuýt nữa hay suýt nữa. Cơm áo gạo tiền đè nặng đôi vai nên mọi người đừng cố chấp làm gì.