hr.trung
Rìu Sắt Đôi
“SUÝT NỮA" HAY “XUÝT NỮA"?
“Kế hoạch này … là hỏng". Cần điền gì vào dấu ba chấm? “Suýt nữa” hay “xuýt nữa"? Hãy cùng xem các tư liệu chính thống của ngôn ngữ học nói sao về điều này.
Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức giảng: “Xuýt: tí nữa, chút nữa. Xuýt nữa thì ngã. Xuýt nữa thì đổ. Xuýt xoát: xớ xẩn, gần gần. Hai người cao xuýt xoát nhau".
Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ thì giải thích: “Xuýt: “Gần, thiếu chút nữa: xuýt chết, xuýt bị xe đụng. Xuýt nữa: Thiếu chút nữa: xuýt nữa bị ăn đòn… Xuýt xoát: Xấp xỉ, tròm trèm, xê xích, hơn kém không bao nhiêu: xuýt xoát bằng nhau”.
Từ điển của Viện Hán Nôm bổ sung thêm rằng “xuýt” vốn có Nôm tự là 啜, được dùng trong các từ như “xuýt xoa", “xuýt nữa", “xuýt chết", “xuýt xoát". Từ điển của học giả Trần Văn Kiệm cũng giảng tương tự.
Theo cách viết của Viện Hán Nôm, của các học giả Lê Văn Đức, Trần Văn Kiệm… ta thấy “xuýt" trong “xuýt nữa" và “xuýt xoa" vốn là một và có nghĩa gốc là “mím miệng hà hơi với ý xúi giục" (xuýt chó cắn người). Vậy “xuýt nữa" có thể hiểu thuần là “huýt thêm một tiếng nữa". Việc sử dụng hành động để biểu diễn thời gian thực ra rất phổ biến, chẳng hạn như “chớp mắt mà hắn đã biến mất", “trong khoảng nhai dập miếng trầu anh ta đã viết xong một bức thư"... Còn “xuýt xoát" hẳn được tạo thành bằng phép láy âm từ chữ “xuýt".
Như thế, xét về mặt từ gốc thì “xuýt nữa" mới là cách dùng phù hợp. “Suýt nữa" là sản phẩm do sự lẫn lộn giữa “s" và “x", sau vô tình được ghi nhận trong các từ điển như Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, cũng như dần được phổ biến.
Nguồn : tiếng việt giàu đẹp
(Tham khảo các tư liệu đã dẫn
“Kế hoạch này … là hỏng". Cần điền gì vào dấu ba chấm? “Suýt nữa” hay “xuýt nữa"? Hãy cùng xem các tư liệu chính thống của ngôn ngữ học nói sao về điều này.
Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức giảng: “Xuýt: tí nữa, chút nữa. Xuýt nữa thì ngã. Xuýt nữa thì đổ. Xuýt xoát: xớ xẩn, gần gần. Hai người cao xuýt xoát nhau".
Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ thì giải thích: “Xuýt: “Gần, thiếu chút nữa: xuýt chết, xuýt bị xe đụng. Xuýt nữa: Thiếu chút nữa: xuýt nữa bị ăn đòn… Xuýt xoát: Xấp xỉ, tròm trèm, xê xích, hơn kém không bao nhiêu: xuýt xoát bằng nhau”.
Từ điển của Viện Hán Nôm bổ sung thêm rằng “xuýt” vốn có Nôm tự là 啜, được dùng trong các từ như “xuýt xoa", “xuýt nữa", “xuýt chết", “xuýt xoát". Từ điển của học giả Trần Văn Kiệm cũng giảng tương tự.
Theo cách viết của Viện Hán Nôm, của các học giả Lê Văn Đức, Trần Văn Kiệm… ta thấy “xuýt" trong “xuýt nữa" và “xuýt xoa" vốn là một và có nghĩa gốc là “mím miệng hà hơi với ý xúi giục" (xuýt chó cắn người). Vậy “xuýt nữa" có thể hiểu thuần là “huýt thêm một tiếng nữa". Việc sử dụng hành động để biểu diễn thời gian thực ra rất phổ biến, chẳng hạn như “chớp mắt mà hắn đã biến mất", “trong khoảng nhai dập miếng trầu anh ta đã viết xong một bức thư"... Còn “xuýt xoát" hẳn được tạo thành bằng phép láy âm từ chữ “xuýt".
Như thế, xét về mặt từ gốc thì “xuýt nữa" mới là cách dùng phù hợp. “Suýt nữa" là sản phẩm do sự lẫn lộn giữa “s" và “x", sau vô tình được ghi nhận trong các từ điển như Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, cũng như dần được phổ biến.
Nguồn : tiếng việt giàu đẹp
(Tham khảo các tư liệu đã dẫn