This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

Sơ lược về Cầu Hàm Rồng

malemkhoang

Rìu Chiến

Năm 1901, cầu Hàm Rồng nối liền hai bờ sông Mã được xây dựng với sự tham gia của các kỹ sư Pháp, Đức, Ý.


Vì địa chất phức tạp, điều kiện kỹ thuật xây dựng lúc bấy giờ còn thấp nên các kỹ sư thiết kế người Pháp đã chọn kiểu cầu vòm – là một loại cầu không có trụ giữ mà dùng chốt neo cầu do kỹ sư Đayđé và Phile thiết kế, chỉ đạo thi công.
Đến năm 1904 (sau 3 năm thi công), cầu Hàm Rồng được hoàn thành nối liền dòng sông Mã từ núi Ngọc sang núi Đầu Rồng. Đã có gần 200 thợ cầu Việt và 1 viên kỹ sư thiết kế người Pháp phải bỏ mạng.



Năm 1946, thực hiện chủ trương “Tiêu thổ kháng chiến”, ta đã phá cầu Hàm Rồng nhằm ngăn chặn sự tấn công của Pháp vào vùng tự do Liên khu IV.


Năm 1962, cầu Hàm Rồng được thiết kế và thi công với sự giúp đỡ của các kỹ sư Liên Xô và Trung Quốc. Cầu có chiều dài là 150m, có 1 trụ ở giữa sông và được làm trên vị trí cầu cũ xây dựng từ năm 1901, cầu gồm 2 nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai nên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ.


Ngày 31/12/1963, cầu Hàm Rồng đã được thông xe.


Tháng 7/1965, dân quân Nam Ngạn dẫn giặc lái máy may bay Mỹ tên Chu Si qua cầu Hàm Rồng.


Năm 1972, Mỹ sử dụng bom laser đánh trúng cầu làm tê liệt hoàn toàn cầu Hàm Rồng.


Năm 1973, cầu Hàm Rồng được khôi phục lại vẫn giữ trụ giữa làm móng cột ống, tháo dỡ dầm thép cũ thay bằng 2 nhịp đơn giản. Tháng 9/1973, đoàn xe vận tải đưa cây luồng ra trồng hai bên khán đài Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đi qua cầu Hàm Rồng.


Cầu Hàm Rồng hiện nay.
 
Sửa lần cuối: