Lang Thang
Rìu Chiến
1. Phật giáo ở VN không thể xem như 1 loại tôn giáo mà phải xem như 1 loại công cụ quản lý & ổn định xã hội thuộc ban tuyên giáo trung ương cho nên phàm là sư thầy có tên trong danh sách được giáo hội thừa nhận sẽ được miễn phí bảo hiểm y tế, thuộc nhóm đối tượng ưu tiên nếu đi khám bệnh, giống bảo hiểm của cựu chiến binh.
2. Phật giáo coi trọng việc tu tâm, xem thân xác là nhục thể phàm thai, thế gian là khổ hải, độ qua khổ hải mới tới cực lạc nên bệnh nhẹ là tự chăm sóc chứ không thăm khám, bệnh nặng là không thèm cứu chữa, xem nó như 1 phần của quá trình tu hành.
Trong chùa luôn có 1 góc vắng được xây dựng lên 1 túi lều. Chính xác, nó không phải 1 cái nhà, 1 cái phòng, hay 1 điện đường mà đúng là 1 túp lều, rất lớn, nếu nhỏ thì số lượng lều sẽ nhiều, thông thường là 3 4 cái nằm cạnh nhau. Trong lều xếp rất nhiều giường tre để những người bệnh nặng (đem tới bệnh viện cũng không thể cứu, hoặc có thể cứu thì cũng k về lại ban đầu nhưng chi phí tận vài chục triệu) nằm, chỉ có 1 cái gối, chăn màn là phải tự mua.
Cái gọi là lên chùa làm công đức đến lúc già chùa nuôi chính là nằm trên những cái giường này và chú tiểu thì mỗi bữa đút cho ăn 1 chén cháo, cháo trắng, cho đến lúc qua đời thì tụng kinh & đưa đi hỏa thiêu. Đút cháo cũng không có nhẹ nhàng gì đâu, có múc rồi dốc vào thôi, uống được thì uống mà uống không được thì skip sang người tiếp theo, ít nhất cháo là nóng.
Thông thường thì những vị "lên chùa làm công đức" này mà ngã bệnh thì chùa sẽ gọi cho người nhà, con cháu để mang đi chạy chữa, chứ chẳng có chùa nào bỏ tiền chạy chữa chăm sóc cho đâu (dù 1 số người trong đó đã donate cho chùa đến tán gia bại sản), như người nhà / con cháu từ chối không tiếp bệnh nhân thì mới đưa vào lều nằm.
Ai mà không có con cháu, không có tiền thì bệnh nhẹ cũng vô đây nằm, may mắn bệnh khỏi thì thôi, xui xẻo thì bệnh đến lúc chết, bên Phật gọi là kiếp.
Nói theo góc độ y học nghĩa là dồn hết toàn bộ người bệnh & tất cả các loại mầm bệnh vào cùng 1 chỗ.
Dì tôi lúc đầu thì là bị huyết áp, con trai đưa đi, ở bệnh viện về mới 1 ngày lại bỏ nhà lên chùa làm công đức tiếp. Vì đạo Phật mà cha mẹ ly hôn, gia đình ly tán, anh em mỗi người 1 nơi, đất đai cũng bán gần hết nên ông ấy mang thù.
Sau đó dì tôi bị bứu (lành tính) tôi đưa đi & chị họ tôi nuôi bệnh, tôi nói bác sĩ đừng cho xuất viện, có thể kéo bao lâu liền kéo bao lâu. Bởi vì chùa không cho phật tử ở lại nên dì tôi đã thuê 1 căn trọ gần chùa để có thể mỗi ngày đi bộ sang chùa làm công đức cho tiện. Làm công đức là làm gì? Các ông biết vệ sinh công nghiệp, dọn dẹp buồng phòng khách sạn, dịch vụ dọn nhà đón tết, lao công môi trường không? Nó đó.
Ngoài "công đức" ra, họ còn được đặc quyền giảm giá combo tang lễ từ chùa khi mà gia đình họ có ai đó qua đời.
Lúc tôi đến đón dì cảnh tượng đó làm tôi nhớ mãi.
Có người đau đớn rên rỉ liên tục nhưng miệng vẫn không ngừng nam mô a di đà phật, có người tay chân lở loét chảy mủ, quần áo trên người còn không bằng người cơ nhỡ đi bán vé số, chẳng biết là bao lâu rồi chưa tắm giặt. Có người há hốc mồm ngực đứng yên, da bọc xương mà tôi cũng không còn biết là còn sống hay đã chết. Có người ho khan liên tục 5 6 phút vẫn không thấy ngừng. Cái cảm giác lành lạnh do dày nặng âm khí mà mỗi khi các ông tới bệnh viện. Chính là cái cảm giác đó khi tôi vừa bước vào lều.
3 4 chú tiểu, người thì đốt nhang, người thì gõ mõ tụng kinh, người thì quét dọn tóc rớt trên mặt đất, người thì đút cháo. cái mùi hỗn hợp đó nó xông vào mũi làm tôi muốn ói phải chạy ra ngoài lấy hơi 1 lúc mới vào dọn dẹp quần áo chở dì tôi đi bệnh viện. Nhang rất độc, không thua gì khói thuốc lá cả, các ông nhớ dùm. Khi mà mỗi ngày phải hít thở 1 lượng lớn như thế, không bệnh cũng đổ bệnh.
Cuối cùng dì tôi bị ung thư lưỡi vòm họng di căn, lần này tự đi khám & sau khi biết thì giấu gia đình. Đến khi bệnh trở nặng, rất nặng, mới để chùa gọi cho gia đình. Chạy chữa khắp nơi nhưng cuối cùng vẫn không kéo dài được, chỉ 2 tháng sau dì tôi mất. Theo di nguyện dì tôi muốn hỏa táng & đưa tro cốt lên chùa, chị họ tôi đồng ý nhưng anh họ tôi không đồng ý, còn đòi lên chùa đánh cho mấy sư thầy 1 trận. Bởi vì mỗi lần muốn để tang mẹ, cúng mẹ, muốn gặp mẹ phải lên chùa. Tết đến muốn mời mẹ về nhà ăn tết cũng phải chạy lên chùa tận ở Đà Lạt.
Bất hòa ý kiến 2 người trở mặt, ông anh thắng & làm tang lễ truyền thống không thầy chùa.
Mang tro cốt lên chùa & sự thật đằng sau:
Slot này vốn là có hạn, dù có xây thêm thì qua từng năm cung vẫn không bao giờ đủ cầu. Vậy là người đến sau bắt đầu giờ bài năn nỉ, cúng dường, đút lót tiền bạc để các sư thầy nghĩ cách giúp người thân mình có thể được đặt tro cốt trong chùa.
>> Những slot nào mà con cháu / gia đình / người thân ngừng lên chùa thắp nhang, cúng viếng thì sau 1 năm chú tiểu sẽ âm thầm lấy tro cốt đó đổ đi, vứt lọ để nhường slot cho người khác.
Hành động này đã bị phát hiện, đã bị nhiều người bắt được quay video clip, đã bị làm ầm lên, đăng tràn lan trên mạng.
Nhưng các ông hiểu rồi đấy, như em gái này thôi:
Có cỗ thế lực vô cùng lớn, 1 cái phất tay có thể quét sạch toàn bộ thông tin, đối hướng dư luận, để mọi việc chìm vào quên lãng.
Mấy năm trước, mình theo anh bạn dạy mỹ thuật đi vẽ tranh, đắp tượng, trang trí trong một chùa khá lớn nên đã thấy những điều bác nói. Và còn nhiều điều bác chưa nói về những mạnh thường quân đầu tư xây chùa, những người thường hay tới chùa để giải hạn... Trong thời gian làm mình cũng ăn cơm chay của nhà chùa cùng với phật tử, ngủ nhờ trong chùa một tuần. (vì anh bạn nói: khi nhận làm, Sư thầy muốn thợ phải ăn chay... Thôi thì ăn ở trong chùa luôn cho sư thầy yên tâm). Chỉ khi đó mình mới hiểu thêm luận điểm của C. Mác: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” đã học hồi đại học.
Sửa lần cuối: