Để ko phải lăn tăn phân vùng WR này. Như mình đã nói ở trên, trước khi cài đặt windows, bạn nên làm theo các bước:
1, tạo trước phân vùng EFI và phân vùng C (phân vùng để cài OS). nếu phía sau còn trống thì tạo thêm phân vùng DATA để chứa dữ liệu. ko được để trống (unlocated) ở sau phân vùng C.
2, trong môi trường WinPE, mount iso bộ cài đặt, rồi chạy cài đặt bình thường từ file setup.exe trong bộ cài, (ko chạy hỗ trợ cài đặt từ tool WinNTsetup hoặc 78setup)
3, Ngang bước chọn phân vùng cài OS, bạn tích chọn phân vùng C. Lúc này bộ cài đặt ko tìm thấy vùng trống (unlocated) nào cả, thì nó sẽ tích hợp WR vào luôn phân vùng C (theo đường dẫn C:\Recovery\WindowsRE). Như vậy ổ chứa hệ điều hành chỉ thêm 500MB, nhưng giải quyết được vấn đề phân vùng WR nằm lộn xộn.
Lúc này bạn có chạy sysrep cũng ko có vấn đề gì nhé!
Đây cũng là 1 cách rất hay.
Thật ra, Microsoft họ tạo thêm 1 phân vùng 16MB là phân vùng System Reserved, và cố tình để ẩn phân vùng này là có lý do của họ, đó là tránh được sự phá hoại của nhân viên táy máy thích xóa lung tung, hay là việc ghi đè dữ liệu, hoặc đa phần là virut phá hoại.
Việc để phân vùng 16MB riêng và ẩn đi, nó tránh được rất nhiều rắc rối không đáng có.
Phân vùng này rất quan trọng, nhất là liên quan BitLocker và liên quan tới việc khởi động, nên tốt nhất cứ theo ý Microsoft là để ẩn và nằm riêng 1 phân vùng để tránh virut phá hoại.
- Bộ quản lý khởi động (Boot Manager) và dữ liệu cấu hình khởi động (Boot Configuration Data): Khi khởi động máy, Windows Boot Manager đọc dữ liệu boot từ kho lưu trữ Boot Configuration Data (BCD). Máy tính khởi động bootloader từ phân vùng này, sau đó khởi động Windows từ ổ cứng cải Windows.
- File khởi động (startup files) dành cho ổ đĩa mã hóa BitLocker (BitLocker Drive Encryption).
Cũng tương tự như vậy, phân vùng Recovery nếu nằm ở 1 phân vùng riêng, và ẩn đi, sẽ rất có lợi khi khắc phục sự cố khởi động, chứ nằm ở thư mục System32/Recovery, chỉ cần ấn Delete hoặc 1 lệnh xóa của virut, là bay mất luôn, khá nguy hiểm.
Khi đi làm cho khách hàng hay công ty, mới thấy đủ thứ trường hợp xảy ra, tốn công sức và thời gian khắc phục, làm tốn kém hiệu quả làm việc của nhân viên khách hàng, lúc đó mới thấy việc tuân theo chuẩn Microsoft quý cỡ nào.
Ngày trước mình cài Windows, toàn làm theo cách của bạn
@vietanh77, nhưng sau nhiều lần bị lỗi khó hiểu, nên sau này, mình tuân theo chuẩn nguyên gốc của Microsoft, không nghịch nhiều nữa.
Vẫn nhớ vụ Windows 7, riêng cái vụ cố cài Windows 7 lên các phần cứng mới không hỗ trợ nguyên bản, cũng tốn rất nhiều thời gian để tìm cách cài driver, rồi sau đó lại tốn rất nhiều thời gian khắc phục cài lại Windows 10. Rút ra kinh nghiệm là Microsoft và các hãng phần cứng đã bỏ rơi Windows 7 thì thôi, không cố làm gì, nào là các bản update vá lỗi Ransomware, rồi driver, rồi các chứng chỉ bảo mật khi lướt web đã hết hạn, rồi các phần mềm báo sẽ ngứng hỗ trợ, đủ thứ kiểu.
Với vài máy tính thì không sao, chứ nhiều máy tính thì đúng là đuối và dễ ức chế với chính sự nghịch ngợm của mình.