Hỏi/ Thắc mắc - Rất khó hiểu khi SyspRep rồi Dùng Acronis True Image 2014 hay 2021 trong WinPE đều không thể Restore được nguyên vẹn phân vùng Windows Recovery | Page 2 | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Hỏi/ Thắc mắc Rất khó hiểu khi SyspRep rồi Dùng Acronis True Image 2014 hay 2021 trong WinPE đều không thể Restore được nguyên vẹn phân vùng Windows Recovery

Để ko phải lăn tăn phân vùng WR này. Như mình đã nói ở trên, trước khi cài đặt windows, bạn nên làm theo các bước:
1, tạo trước phân vùng EFI và phân vùng C (phân vùng để cài OS). nếu phía sau còn trống thì tạo thêm phân vùng DATA để chứa dữ liệu. ko được để trống (unlocated) ở sau phân vùng C.
2, trong môi trường WinPE, mount iso bộ cài đặt, rồi chạy cài đặt bình thường từ file setup.exe trong bộ cài, (ko chạy hỗ trợ cài đặt từ tool WinNTsetup hoặc 78setup)
3, Ngang bước chọn phân vùng cài OS, bạn tích chọn phân vùng C. Lúc này bộ cài đặt ko tìm thấy vùng trống (unlocated) nào cả, thì nó sẽ tích hợp WR vào luôn phân vùng C (theo đường dẫn C:\Recovery\WindowsRE). Như vậy ổ chứa hệ điều hành chỉ thêm 500MB, nhưng giải quyết được vấn đề phân vùng WR nằm lộn xộn.
Lúc này bạn có chạy sysrep cũng ko có vấn đề gì nhé!
Đây cũng là 1 cách rất hay.

Thật ra, Microsoft họ tạo thêm 1 phân vùng 16MB là phân vùng System Reserved, và cố tình để ẩn phân vùng này là có lý do của họ, đó là tránh được sự phá hoại của nhân viên táy máy thích xóa lung tung, hay là việc ghi đè dữ liệu, hoặc đa phần là virut phá hoại.

Việc để phân vùng 16MB riêng và ẩn đi, nó tránh được rất nhiều rắc rối không đáng có.

Phân vùng này rất quan trọng, nhất là liên quan BitLocker và liên quan tới việc khởi động, nên tốt nhất cứ theo ý Microsoft là để ẩn và nằm riêng 1 phân vùng để tránh virut phá hoại.

- Bộ quản lý khởi động (Boot Manager) và dữ liệu cấu hình khởi động (Boot Configuration Data): Khi khởi động máy, Windows Boot Manager đọc dữ liệu boot từ kho lưu trữ Boot Configuration Data (BCD). Máy tính khởi động bootloader từ phân vùng này, sau đó khởi động Windows từ ổ cứng cải Windows.

- File khởi động (startup files) dành cho ổ đĩa mã hóa BitLocker (BitLocker Drive Encryption).

Cũng tương tự như vậy, phân vùng Recovery nếu nằm ở 1 phân vùng riêng, và ẩn đi, sẽ rất có lợi khi khắc phục sự cố khởi động, chứ nằm ở thư mục System32/Recovery, chỉ cần ấn Delete hoặc 1 lệnh xóa của virut, là bay mất luôn, khá nguy hiểm.

Khi đi làm cho khách hàng hay công ty, mới thấy đủ thứ trường hợp xảy ra, tốn công sức và thời gian khắc phục, làm tốn kém hiệu quả làm việc của nhân viên khách hàng, lúc đó mới thấy việc tuân theo chuẩn Microsoft quý cỡ nào.

Ngày trước mình cài Windows, toàn làm theo cách của bạn @vietanh77, nhưng sau nhiều lần bị lỗi khó hiểu, nên sau này, mình tuân theo chuẩn nguyên gốc của Microsoft, không nghịch nhiều nữa.

Vẫn nhớ vụ Windows 7, riêng cái vụ cố cài Windows 7 lên các phần cứng mới không hỗ trợ nguyên bản, cũng tốn rất nhiều thời gian để tìm cách cài driver, rồi sau đó lại tốn rất nhiều thời gian khắc phục cài lại Windows 10. Rút ra kinh nghiệm là Microsoft và các hãng phần cứng đã bỏ rơi Windows 7 thì thôi, không cố làm gì, nào là các bản update vá lỗi Ransomware, rồi driver, rồi các chứng chỉ bảo mật khi lướt web đã hết hạn, rồi các phần mềm báo sẽ ngứng hỗ trợ, đủ thứ kiểu.
Với vài máy tính thì không sao, chứ nhiều máy tính thì đúng là đuối và dễ ức chế với chính sự nghịch ngợm của mình.
 
Sửa lần cuối:

secpol

Rìu Chiến Bạc
Ngoài ra, trong trang web manhpc.com thì có lệnh tạo bản WinRebuild thì thấy có vẻ 2 lệnh có vẻ khác nhau ở 2 bài viết, có khác nhau chữ Source

Dism /Capture-Image /ImageFile:C:\install.wim /CaptureDir:E:\ /Name:"Windows 10 Enterprise No Software" /compress:max
Trong đó:

  • /ImageFile: Đường dẫn lưu file .wim sau khi capture
  • /CaptureDir: Ổ đĩa chứa Windows sẽ được capture
  • /Name: Tên của hệ điều hành khi capture
  • /compress: Các cấp độ nén.



Dism /Export-Image /SourceImageFile: /SourceIndex: /DestinationImageFile: [/DestinationName:<Name>] [/Compress:{fast|max|none|recovery}]

  • /SourceImageFile: Đường dẫn đến file install.wim
  • /SourceIndex: Số image index trong file install.wim
  • /DestinationImageFile: Đường dẫn nơi lưu file .wim sau khi export
  • /DestinationName: Tên của mới của image trong trường hợp bạn muốn đổi tên.
  • /Compress:{fast|max|none|recovery}: là các cấp độ nén. Độ nén tăng dần: none -> fast -> max -> Recovery.
Ví dụ:

Dism /Export-Image /SourceImageFile:D:\LAB\x64\sources\install.wim /SourceIndex:1 /DestinationImageFile:D:\LAB\wim\install.wim /Compress:max

Lệnh Dism /Capture-Image chính là lệnh dùng để chụp lại Hệ điều hành mà mình có nói ở post #9.

Lệnh Dism /Export-Image là lệnh giúp bạn có thể thay đổi số lượng image có trong file install.wim cũng như nén file.

Cụ thể cách dùng như nào bạn xem trong topic rebuild nhé.
 

secpol

Rìu Chiến Bạc
Qua bài viết này, mình nhận ra Microsoft đang rất là lộn xộn, các kỹ sư làm việc thiếu sự thống nhất:

Với Windows 10 LTSC 2019, phân vùng Recovery đặt trước phân vùng Windows.

Với Windows 10 LTSC 2021, phân vùng Recovery lại nằm sau phân vùng Windows. Lúc này lại chia làm 2 trường hợp nhỏ hơn:
1. Nếu cài Windows mới hoàn toàn trên 1 ổ cứng mới hoàn toàn, thì khi chia thêm ổ D data, lúc này phân vùng Recovery sẽ nằm ở cuối cùng của ổ cứng. ổ D data sẽ nằm giữa phân vùng Windows và phân vùng Recovery.

2. Nếu cài Windows trên ổ cứng đã có sẵn ổ D data, thì lúc này phân vùng Recovery lại nằm giữa phân vùng Windows và phân vùng D data.

Chỉ cần 1 lệnh xóa 1 phân vùng liền kề của 1 kỹ sư bất cẩn nào đó để cập nhật hay mở rộng phân vùng WinRE.wim chẳng hạn, dù là phía trước hay phía sau phân vùng Windows, là có thể mất dữ liệu ổ D data khách hàng ngay.

Khá nguy hiểm.
Nếu bạn cài Windows trên ổ cứng mới mà cần chia thêm phân vùng DATA thì tốt nhất là vào trong Windows PE xử lý. Sử dụng các công cụ quản lý phân vùng tạo một hoặc một vài phân vùng trước phía bên phải. Phần chỗ trống còn lại phía bên trái thì cài Windows vào đó thì làm sao mà nhầm được. Kỹ sư hay là kỹ thuật thì cài Windows bây giờ không có lỗi lấy một cái Windows PE trong tay thì tốt nhất là bỏ nghề luôn đi. Dùng lệnh rất OK nhưng có các công cụ khác có thể thao tác trực quan hơn thì sao lại không lựa chọn?
 
Sửa lần cuối:

dungltcd

Lạt Ma

secpol

Rìu Chiến Bạc
Kinh thật, có mấy lão chuyên về PE thì bị điểm danh cả !!
Nhưng đã thấy ai vào comment đâu :D
 
Lệnh Dism /Capture-Image chính là lệnh dùng để chụp lại Hệ điều hành mà mình có nói ở post #9.

Lệnh Dism /Export-Image là lệnh giúp bạn có thể thay đổi số lượng image có trong file install.wim cũng như nén file.

Cụ thể cách dùng như nào bạn xem trong topic rebuild nhé.
Không hiểu sao thực hiện theo lệnh trong trang web manhpc.com thì lại báo lỗi DISM error 3 hoặc DISM error 87.

Cuối cùng phải theo cú pháp này mới chay được trong đĩa iso Windows 10 IoT LTSC 2021:

Mã:
Dism /Capture-Image /CaptureDir:C: /ImageFile:E:\install.wim" /Name:"Windows 10 IoT LTSC 2021" /Compress:maximum /Verify

mà vẫn chưa hiểu, sao trong web manhpc.com thì lại là compress:max, còn ở đây là maximum, và /verify có ý nghĩa gì vậy bạn nhỉ?
 

secpol

Rìu Chiến Bạc
Không hiểu sao thực hiện theo lệnh trong trang web manhpc.com thì lại báo lỗi DISM error 3 hoặc DISM error 87.

Cuối cùng phải theo cú pháp này mới chay được trong đĩa iso Windows 10 IoT LTSC 2021:

Mã:
Dism /Capture-Image /CaptureDir:C: /ImageFile:D:imagesinstall.wim" /Name:"Windows 10 Pro" /Compress:maximum /Verify

mà vẫn chưa hiểu, sao trong web manhpc.com thì lại là compress:max, còn ở đây là maximum, và /verify có ý nghĩa gì vậy bạn nhỉ?
Tất cả các lỗi xảy ra đều là do bạn chưa gõ đúng lệnh. Mình dùng lệnh capture đó cả trăm lần rồi bạn nhé. Trước khi bạn dùng lệnh đó bạn cần phải dùng lệnh diskpart để kiểm tra xem phân vùng nào là phân vùng cài Windows, phân vùng nào là phân vùng sẽ chứa file install.wim xuất ra.

Trong hình cũng như trong phần giải thích mình cũng đã nói rất cụ thể về lệnh này:

huong-dan-rebuild-bo-cai-windows-phan-3-80.png


huong-dan-rebuild-bo-cai-windows-phan-3-81.png


1638629608893.png


Còn đây là ý nghĩa của /compress

1638628952534.png


/Verify thực ra không cần thiết. Mình build rất nhiều năm nay chưa bao giờ mình dùng option này.

Lệnh Dism bạn dùng từ iso nào của WIndows 10 cũng được. Nhưng bạn cần lưu ý là nên dùng version dism mới để capture. Tốt nhất là nên dùng chính ISO bạn vừa cài Windows để boot và dùng lệnh DISM chính từ đó.
 
Sửa lần cuối:

huynhlam

Rìu Sắt Đôi
bác cho em hỏi, em thử chạy 2 lệnh trên thì máy em nó báo như sau:
C:\Windows\system32>reagentc /Enable
REAGENTC.EXE: Operation Successful.


C:\Windows\system32>reagentc /info
Windows Recovery Environment (Windows RE) and system reset configuration
Information:

Windows RE status: Enabled
Windows RE location: \\?\GLOBALROOT\device\harddisk0\partition1\Recovery\WindowsRE
Boot Configuration Data (BCD) identifier: 4c63cbfb-52e4-11ec-a118-b62832716fbb
Recovery image location:
Recovery image index: 0
Custom image location:
Custom image index: 0

REAGENTC.EXE: Operation Successful.

Như vậy là đã có phân vùng Recovery hay chưa? Hôm trước trên win cũ em xoá mất cái phân vùng này, cài lại win mới hoàn toàn nhưng diskpart kiểm tra thì k thấy phân vùng recovery nào cả.
Em vào system32/recovery thì cũng k có file WinRE.wim
Như lệnh trên báo thì WinRE đã Enable & file Winre.wim nằm ở disk 0 , partition 1 (rất có thể là C:\Recovery\WindowsRE\Winre.wim). Có thể do bạn cài Windows trên partition có sẵn nên windows không tạo phân vùng Recovery riêng biệt mà cài WinRE lên C:\ luôn. Thông thường nên cài Windows trên 1 phân vùng trống Unallocated để Windows tự tạo các phân vùng cần thiết như: Boot, MSR, Windows, Recovery.
-Nhưng những ai không xài tới WinRE thì xóa nó cũng không sao. Trước khi xóa thì Disable WinRE (reagentc /Disable) sau đó dùng diskpart để xóa (delete partition override). Muốn bật lại WinRE thì chạy (reagentc /Enable). Lúc này Winre.wim sẽ nằm ở C:\Recovery\WindowsRE.
 

Hoang Duch2

Rồng Đỏ
bác cho em hỏi, em thử chạy 2 lệnh trên thì máy em nó báo như sau:
C:\Windows\system32>reagentc /Enable
REAGENTC.EXE: Operation Successful.


C:\Windows\system32>reagentc /info
Windows Recovery Environment (Windows RE) and system reset configuration
Information:

Windows RE status: Enabled
Windows RE location: \\?\GLOBALROOT\device\harddisk0\partition1\Recovery\WindowsRE
Boot Configuration Data (BCD) identifier: 4c63cbfb-52e4-11ec-a118-b62832716fbb
Recovery image location:
Recovery image index: 0
Custom image location:
Custom image index: 0

REAGENTC.EXE: Operation Successful.

Như vậy là đã có phân vùng Recovery hay chưa? Hôm trước trên win cũ em xoá mất cái phân vùng này, cài lại win mới hoàn toàn nhưng diskpart kiểm tra thì k thấy phân vùng recovery nào cả.
Em vào system32/recovery thì cũng k có file WinRE.wim

Nếu ở System32\Recovery không có file winre.wim thì bạn tìm nó từ bộ cài ISO Win , dùng 7z mở ra, tìm tới path: \sources\install.wim\ windows\system32\ recovery \ winre.wim . Chép file này ra desktop , rồi sau đó chép vào C:\Windows\system32\recovery \......

Sau đó bạn lại mở cmd as admin, chạy tiếp từng lệnh sau:

reagentc /enable

reagentc /info

Nó sẽ có thông báo y như hình của bạn gửi đó, xong bạn lại nhấn Shift+ restart , boot vào xem có phần Advanced Options hay không nhé.

Máy của tôi cài cùng lúc rất nhiều bản Win nên tôi không thể cứ mỗi bản Win lại có thêm một partition recovery được, như vậy thì ổ cứng lộn xộn quá, nên tôi chỉ cần làm cách tôi hướng dẫn cho bạn bên trên thì tôi vẫn boot vào được từ WinRE cho tất cả các bản Win trên máy.

Bạn thử đi rồi cho tôi biết kết quả nhé.
 

Doctor76

Búa Gỗ Đôi
Nếu ở System32\Recovery không có file winre.wim thì bạn tìm nó từ bộ cài ISO Win , dùng 7z mở ra, tìm tới path: \sources\install.wim\ windows\system32\ recovery \ winre.wim . Chép file này ra desktop , rồi sau đó chép vào C:\Windows\system32\recovery \......

Sau đó bạn lại mở cmd as admin, chạy tiếp từng lệnh sau:

reagentc /enable

reagentc /info

Nó sẽ có thông báo y như hình của bạn gửi đó, xong bạn lại nhấn Shift+ restart , boot vào xem có phần Advanced Options hay không nhé.

Máy của tôi cài cùng lúc rất nhiều bản Win nên tôi không thể cứ mỗi bản Win lại có thêm một partition recovery được, như vậy thì ổ cứng lộn xộn quá, nên tôi chỉ cần làm cách tôi hướng dẫn cho bạn bên trên thì tôi vẫn boot vào được từ WinRE cho tất cả các bản Win trên máy.

Bạn thử đi rồi cho tôi biết kết quả nhé.
Cháu đã làm được. Cảm ơn bác nhiều ạ.
 


Top