Ví dụ:
+ Danh từ riêng (tên riêng, địa danh,...) : Hồ Chí Minh, Mặt Trời,...
+ Đầu câu: Chúng nó bảo mai mới đi chơi,...
2. Tên các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội; cụm từ chỉ huân, huy chương, danh hiệu, giải thưởng,... được viết hoa chữ cái đầu ở tiếng đầu các bộ phận nêu nên tính chất “riêng” của tên riêng đó.
Ví dụ: Đảng -censor- Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Huy hiệu Cháu ngoan Bác Hồ,…
3. Viết hoa khi dẫn lời nói trực tiếp.
Ví dụ: Thanh gọi mẹ ríu rít: - Mẹ ơi!
4. Sau dấu hai chấm mà là kiểu CÂU LIỆT KÊ thì không viết hoa, còn các trường hợp khác vẫn viết hoa)
Ví dụ: Xoài có nhiều loại: xoài tượng, xoài cát, xoài thanh ca,…
5. Viết hoa tên người, tên địa danh nước ngoài được phiên âm, dịch ra tiếng Việt.
+ Trường hợp phiên âm qua âm Hán Việt: Viết theo quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
Ví dụ: Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Khổng Tử, Đức, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Triều Tiên,…
+ Trường hợp tên người, tên địa danh nước ngoài phiên âm trực tiếp ra tiếng Việt thì viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối.
Ví dụ: Phơ-ri-đơ-rích Ăng-ghen, Vơ-la-đi-mia I-lích Lê-nin, Mát-xcơ-va, I-ta-li-a, An-giê-ri,…
6. Một số danh từ chung và đại từ xưng hô cũng có thể được viết hoa để tỏ thái độ kính trọng đối với những người và sự việc mà chúng biểu thị.
Ví dụ: Việt Nam ta gọi tên Người thiết tha
P/s: Vì có nhiều bạn thắc mắc nên t giải thích thêm đoạn nên viết Mặt Trời hay mặt trời. Mặt Trời viết hoa chữ cái đầu mỗi từ là bởi vì nó là tên riêng (mà tên riêng nằm trong danh từ riêng) chỉ 1 thiên thể duy nhất, một sao trên dãy chính của biểu đồ quang phổ, được đặt tên là Mặt Trời. Ngoài ra, các từ như: Sao Mộc, Sao Hỏa, Sao Kim,... cũng cần viết hoa vì chúng cũng là tên riêng. Còn nếu Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất,... đóng vai định ngữ trong câu (bổ nghĩa cho 1 danh từ khác) thì không cần viết hoa (VD như: ánh sáng mặt trời, năng lượng mặt trời,...). Xin lỗi mọi người do t lấy ví dụ mà không để ý kỹ lưỡng để mọi người thắc mắc.
Nguồn: Tiếng Việt Tiểu học, Vndoc và Nghị định 30/2020/ND-CP (có hiệu lực từ 5/3/2020)