ll
Bác
@Hoang Duch2 ah , nói lại vụ tạo AIO win 10 thì đến nay cách tạo win 10 AIO tối ưu nhất cho cả 2 kiến trúc x64 và x86 là tạo theo kiểu của Mediacreationtool của MS, cách này tạo ra hai thư mục riêng biệt x64 và x86 chứa 2 files install.wim(esd) riêng biệt cho từng kiến trúc, tuy dung lượng file ISO có lớn nhưng với đường truyền cáp quang tốc độ cao thì ko thành vấn đề.
cách này có mấy cái lợi là:
1. Có thể boot và cài đặt win10 x86 theo chế độ bios .
2. Có thể boot và cài đặt x64 cho cả 2 chế độ bios và uefi
3. Có thể upgrade trực tiếp từ file ISO trên môi trường win.
Còn đối với cách tạo win AIO theo kiểu tích hợp 2 kiến trúc x64 và x86 trong một file install.wim hoặc install.esd( dùng lệnh dism với win10 và win 8, với win7 dùng lệnh imageX, hoặc win aio maker pro 1.3) thì file install.wim(esd) có size nhỏ hơn và file install.wim(ESD) sau khi tạo ra có thể cài trực tiếp bằng cách dùng winNTsetup hoặc lệnh dism /apply- image / trong môi trường Win PE để bung file wim trên bất kỳ ổ cứng dạng GPT hay MBR mà ko gặp lỗi nào.
Tuy nhiên nếu dùng file install.wim AIO ở trên để đóng gói thành file ISO AIO để boot và cài win bằng DVD hay USB(hay các cách thông thường chạy file setup.exe) thì sẽ xảy ra một số vấn đề sau:
1. Nếu đóng gói bằng bộ khung iso x64 sẵn có chỉ thay file install.wim hoặc dùng công cụ cụ oscdimg (như bạn Đông Phương đã đề cập) để đóng gói thành file ISO AIO, và bản AIO này sẽ chạy tốt ở chế độ UEFI khi cài X64 nhưng khi cài x86 ở chế độ Bios với ổ cứng MBR sẽ bị lỗi trong lúc cài đặt như bác đã test ở topic trước.
2. nếu đóng gói file install.wim AIO ở trên vào bộ khung iso của bản x86 hoặc dùng Win AIO maker 1.3 để đóng gói thành file iso AIO thì file iso này sẽ chạy tốt khi cài đặt cả X64 và x86 ở chế độ Bios với ổ cứng MBR nhưng files ISO AIO này ko thể boot và cài đặt win ở chế độ UEFI.
Sau khi tìm hiểu cháu thấy nguyên nhân của những vấn đề ở trên là do cơ chế boot và cài đặt của hai bản x64 và x86 ở hai chế độ bios và uefi là hoàn toàn khác nhau dẫn đến 2 file boot.wim của x64 và x86 trong thư mục Sources của bộ cài đặt cũng khác nhau, do đó ko thể dùng chung file này cho cả x86 và x64 đc. Cháu đang tìm cách config lại file boot.wim này cho phù hợp với bộ AIO x86&x64 nhưng cháu nghĩ vấn đề cũng ko phải đơn giản.
Chốt lại theo cháu là tạo AIO x64&x86 theo kiểu của Mediacreationtool đang là cách tốt nhất hiện nay hoặc làm riêng hai bản iso AIO riêng biệt cho X64 và X86.
Cháu xin cảm ơn sự nhiệt tình đóng góp của Bác.