'Mọt' Tam quốc - Phong vũ Kinh châu | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

'Mọt' Tam quốc - Phong vũ Kinh châu

tranthanhkiet

Rìu Chiến Bạc
Former Moderator
'Mọt' Tam quốc - Phong vũ Kinh châu (Kỳ 1) : Kinh châu về tay ai?

Hiếm có vùng đất nào nhiều biến động như thế trong thời Tam quốc. Đó là nơi Tào, Tôn, Lưu đều nhất nhất phải có được để dựng nghiệp bá vương. Là nơi ba nhà Ngụy, Thục, Ngô giành giật nhau suốt mấy chục năm trời kể từ khi thế chân vạc hình thành. Là nơi gắn với hàng loạt đối sách ngoại giao kinh điển và những trận giao binh đẫm máu nhất trong thời Tam quốc.

Và, lịch sử phân tranh ở Kinh châu chính là lịch sử của một Tam quốc thu nhỏ.

“Tháp Thượng sách” gặp “Long Trung sách”

Độc giả Tam quốc diễn nghĩa vẫn biết tới vị trí chiến lược của Kinh Châu qua Long Trung sách vô cùng nổi tiếng mà Gia Cát Lượng từng vạch ra cho Lưu Bị. Khi ấy, lận đận hơn nửa đời vẫn chưa có mảnh đất dung thân, Lưu Bị không ngại khuất thân tìm tới lều cỏ cầu hiền.

Không phụ lòng ông, Gia Cát Lượng chỉ rõ: Tào Tháo rất giỏi, hơn nữa hiện giờ rất mạnh, không thể tranh nổi. Tôn Quyền chiếm giữ Giang Đông đã lâu, chỉ có thể là đồng minh, không thể là kẻ địch. Kinh châu đất đai màu mỡ rộng lớn có vị trí then chốt, là chỗ cần phải lấy. Ích châu hiểm yếu, là kho lúa của thiên hạ, cũng cần phải lấy. Có được Kinh Ích rồi, đợi lúc “thiên hạ có biến”, binh phân hai đường tiến thẳng lên phương bắc thì Hán thất có thể phục hưng.

kinhchau1.jpg

Gia Cát Lượng, tác giả của “Long Trung sách” (phải) và Lỗ Túc, tác giả của “Tháp Thượng sách” (trái). Ảnh trong phim “Tam quốc diễn nghĩa” (2010)

Ngồi ở lều tranh tại Long Trung mà vạch ra sách lược định thiên hạ, Gia Cát Lượng cho thấy lịch sử sau này đã diễn biến đúng theo tầm nhìn của ông. Cái tên Long Trung sách (đối sách Long Trung) cũng do vậy mà thành.
Nhưng ít người biết, bảy năm trước khi Long Trung sách được trình bày, một câu chuyện tương tự cũng đã diễn ra trong cảnh quân thần tương ngộ ở Đông Ngô. Và một sách lược với tầm nhìn không kém gì Long Trung sách cũng xuất hiện, với cái tên Tháp Thượng sách.

Thời điểm ấy, Tôn Quyền vừa trở thành Ngô chủ, Lỗ Túc được Chu Du tiến cử lên ông. Lỗ Túc nói: Tào Tháo thế mạnh không thể đánh được, Giang Đông chỉ có thể cùng Tào Tháo, Lưu Biểu làm thế chân vạc. Sau đó nhân lúc phương bắc rối loạn mà đánh Hoàng Tổ, chiếm Trường Giang làm vốn liếng tranh thiên hạ.

Cổ sử Trung Quốc ghi: ở buổi gặp đó, hai người cùng ngồi trên giường hẹp đối ẩm, quân thần tương đắc. Để đối xứng với một Long Trung sách quá ư nổi tiếng, giới nghiên cứu Tam quốc gọi kế sách của Lỗ Túc là Tháp Thượng sách (Tháp là cái giường nhỏ, Tháp Thượng chỉ hoàn cảnh hai người đang ngồi trên giường). Tháp Thượng sách sau này được bổ chú bởi Cam Ninh, đại tướng Giang Đông. Ninh nói phá được Hoàng Tổ thì có thể diệt Lưu Biểu, thu hết đất ở phía tây, rồi dần dần đánh lấy Ba Thục.

Dĩ nhiên lúc Lỗ Túc đưa ra Tháp Thượng sách thì Lưu Bị còn chưa đặt chân đến Kinh châu, do vậy đối sách này chưa nhắc tới vai trò của ông. Nhưng không hẹn mà gặp, một người ngồi trên giường nhỏ, một người ở lều tranh, cả Lỗ Túc và Gia Cát Lượng đều gặp nhau ở quan điểm: khi chưa thể trực diện tranh hùng với Tào Tháo, việc trước mắt phải là đoạt Kinh Châu.

Và tất nhiên, Tào Tháo cũng rất muốn lấy Kinh Châu với chuyến chinh phạt phương nam để hoàn thành đại nghiệp thống nhất thiên hạ. Mảnh đất ấy bỗng trở thành đầu mối cho hàng loạt tranh chấp giữa ba lực lượng quân sự này.

bando.jpg

Bản đồ Kinh châu thời Tam Quốc

“Ngã ba đường” của thiên hạ

Vì sao Kinh châu lại quan trọng như vậy?

Kinh châu là một trong mười hai châu cuối thời Đông Hán, cũng chính là đất cũ của nước Sở ngày trước nên còn được gọi là vùng Kinh Sở. Về vị trí, Kinh châu phía bắc giáp với Dự châu và bộ Tư Lệ (vùng Tam Phụ, chỉ khu vực quanh Lạc Dương), phía đông giáp với Dương Châu (đất Giang Đông), phía tây giáp với Ích châu (đất Xuyên Thục).
Lẽ thường khi tiếp giáp với nhiều khu vực sẽ rất thuận lợi để phát triển kinh tế đầu mối thông thương. Nhưng nếu xét trên yếu tố quân sự điều này rất xấu, bởi biên giới dàn trải càng nhiều, lực lượng chiếm giữ càng dễ rơi vào thế tứ bề thọ địch.

Có thể lấy ví dụ về Lạc Dương. Lạc Dương quả là trung tâm của thiên hạ, nhưng bốn phía trống trải, Đổng Trác vào Lạc Dương liền bị chư hầu vây đánh đến nỗi phải dời về Trường An. Tào Tháo cũng gặp trường hợp tương tự như vậy. Buổi đầu khởi nghiệp ở hai châu Duyện, Dự, ông ta phía trái gặp Lã Bố, phải có bọn Lý Thôi, Quách Dĩ, trên có Viên Thiệu, Trương Dương, dưới có Trương Tú, Lưu Biểu, hoàn cảnh có thể tóm gọn trong bốn chữ “khổ không thể tả”.

Nhưng Kinh châu không hề có những điểm yếu ấy mà trái lại, còn là một vị trí hết sức chiến lược về mặt quân sự. Địa hình đặc biệt khiến vùng đất này giống như một cái túi lớn với bình nguyên Giang Hán và bình nguyên Động Đình Hồ trù phú ở giữa, ba mặt xung quanh đều là núi non bao bọc trùng điệp, ra vào cực kỳ khó khăn. Phía tây là dãy Đại Ba sơn đỉnh đỉnh chập chùng, cao sơn thâm cốc liên miên bất tuyệt ngăn cách với Ích châu. Bên phải là Đại Biệt sơn và Đồng Bách sơn, trong đó Đại Biệt sơn chạy dọc theo Trường Giang đến gần phụ cận Hợp Phì, hai dãy núi này tạo nên một bức trường thành tự nhiên đem Trung nguyên và vùng lưỡng Hoài chắn ở bên ngoài. Từ đó, bên ngoài muốn xâm nhập vào Kinh châu chỉ có thể đi qua bằng ba chiếc miệng túi, lực lượng chiếm giữ chỉ cần thủ chặt ba nơi này là có thể kê cao gối ngủ yên.

Miệng túi ở phía bắc là Tương Dương, cũng chính là lộ tuyến mà Tào Tháo đã đi qua trong chuyến chinh phạt Lưu Biểu. Và ngược lại, chỉ cần chiếm được Tương Dương - điều mà Quan Vũ đã gắng làm trong những năm cuối của đời mình - là có thể mở toang cánh cửa tiến vào Trung Nguyên rộng lớn. Khi ấy, phía phương Bắc của Tào Tháo sẽ rất khó biết được các lực lượng tấn muốn nhắm vào đâu nên chỉ có thể co cụm phòng thủ một cách bị động.
Miệng túi ở phía tây chính là Di Lăng - lối ra vào của vùng Trường Giang tam hiệp hiểm yếu - lộ tuyến thông sang Tây Thục. Vì vậy sau này khi để mất Kinh châu, Tôn - Lưu đại chiến phải xảy ra ở nơi này.
Chiếc miệng túi cuối cùng là khu vực Xích Bích ở quận Giang Hạ phía đông Kinh châu. Chỉ cần vượt qua thiên hiểm Trường Giang ở đây là có thể thuận lợi tiến vào Giang Đông. Do đó, không có gì lạ khi ba đời Giang Đông đều cùng với Hoàng Tổ tranh chấp Giang Hạ, mà phòng tuyến kháng Tào cũng thuận lý thành chương lập ra ở Hạ khẩu, Xích Bích.

Bởi vì vị trí địa lí và địa hình tự nhiên hết sức đặc thù như thế, Kinh Châu vẫn được các lực lượng quân sự thời Tam quốc gọi là “ngã ba thiên hạ”. Có được Kinh Châu với vị trí chiến lược cùng sản vật cực kỳ phong phú, thủy nông nghiệp phát triển, dân cư đông đúc, đó là vốn liếng quý để “tiến có thể tranh hùng ở Trung Nguyên, lui có thể tự giữ một phương” như nhiều bậc trí giả nhận xét.

Và sau hơn chục năm thanh bình dưới thời Lưu Biểu, cơn phong vũ ở Kinh châu với chuyến Nam hạ của Tào Tháo sau đại chiến Quan Độ đã kéo tới.

Chiến trường lớn thời Tam Quốc
Kinh châu là nơi diễn ra ba trận đại chiến quyết định cục diện Tam quốc sau này. Đó là trận Xích Bích – nơi giấc mộng thống nhất thiên hạ của Tào Tháo tan thành mây khói, thế chân vạc hình thành. Là chiến dịch Tương – Phàn, đỉnh cao và vực thẳm trong sự nghiệp Quan Vũ, đánh dấu sự sup đổ của Long Trung sách, khiến giấc mộng phục hưng Hán thất tiêu tan. Và cuối cùng là chiến dịch Hào Đình, nơi ngọn lửa của Lục Tốn đốt trụi hi vọng báo thù của Lưu Bị đồng thời cũng xác lập luôn đại thế của phương Bắc với 2 nước Thục, Ngô trong những năm còn lại.

Nguồn: Thể Thao Văn Hóa​

Còn tiếp...
 

tranthanhkiet

Rìu Chiến Bạc
Former Moderator
'Mọt' Tam quốc (kỳ 2) - Phong vũ Kinh châu: Hậu Xích Bích

Thảm bại Xích Bích buộc Tào Tháo phải rút lui về phương Bắc, bỏ lại sau lưng vùng đất vừa giành được từ Lưu Biểu. Và một giai đoạn mới lại mở ra tại Kinh Châu, với cuộc giành giật gay gắt giữa hai lực lượng vừa liên thủ chống Tào.

Cuộc giành giật này được kể lại khá ly kỳ trong Tam quốc diễn nghĩa. Nhưng thực tế, những gì diễn ra khác xa so với hư cấu của La Quán Trung.

Tranh đoạt Kinh Châu

Dưới ngòi bút La Quán Trung, suốt chiến dịch Xích Bích, phía Lưu Bị chỉ đóng góp… một người duy nhất là Gia Cát Lượng và chỉ xuất binh truy kích sau khi Tào Tháo bại trận. Chẳng những vậy, Gia Cát Lượng còn phỗng tay trên Nam quận mà Chu Du cực khổ bày mưu tính kế, sau đó lại dùng binh phù cướp được cho Trương Phi đánh úp Kinh Châu, Quan Vũ đánh úp Tương Dương rồi lấy luôn bốn quận phía Nam. Kết quả, phía Tôn Quyền trăm đắng ngàn cay lại chẳng được gì, còn Lưu Bị hưởng hết cả Kinh Châu.

Đây quả là hành động khó chấp nhận được. Do vậy, dù chiếm được Kinh Châu, Lưu Bị và Gia Cát Lượng cũng tự biết mình đuối lý, chỉ có thể đành thoái thác xin “mượn Kinh châu”. Lẽ đời có vay phải có trả, đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành động “siết nợ” sau này của Tôn Quyền.

Xichbich.jpg

Gia Cát Lượng (trái) và Chu Du (phải) - 2 nhân vật chính trong cuộc giành giật Kinh Châu. Ảnh lấy từ phim Đại chiến Xích Bích (2008) của Lý An

Giải thích như vậy, nghe qua rất có lí. Sự thực, đó chỉ là những hư cấu từ La Quán Trung để phù hợp với câu chuyện mà ông muốn kể.

Trong Tam quốc chí, Ngô chủ truyện viết rõ ràng rằng “Du, Phổ làm Tả Hữu đốc, đều lĩnh một vạn quân, cùng Bị nhất loạt tiến, gặp nhau ở Xích Bích, đại phá quân của Tào công”. Sơn Dương công tái ký cũng có ghi chép việc Lưu Bị đốt thuyền, sau đó còn truy kích Tào Tháo ở Hoa Dung, khiến Tào công phải thừa nhận “Lưu Bị chính là đối thủ của ta vậy”. Như thế, tại trận Xích Bích, xuất lực không chỉ có mỗi Tôn quân, trong khi Lưu Bị cũng không phải hoàn toàn không có công lao gì.

Vậy còn việc “nẫng tay trên” của Chu Du?

Tình hình lúc đó như sau: Tào Tháo thua trận tại Xích Bích nên quay về phương Bắc, Tào Nhân, Từ Hoảng ở lại giữ Giang Lăng. Lúc bấy giờ đơn vị hành chính được chia thành ba cấp châu, quận, huyện. Giang Lăng là một trong 17 huyện thuộc Nam quận nằm trên bình nguyên Giang Hán, có dân cư đông đúc nên dễ thu tiền, tích lương, mộ lính, là một cứ điểm quan trọng của Kinh Châu.

Sĩ khí ngút trời sau trận Xích Bích, Tôn quân hăng hái chia thành hai đường tiến lên phía Bắc: Tôn Quyền vây Hợp Phì còn Chu Du đánh Giang Lăng. Đây cũng là 2 con đường duy nhất để từ Giang Đông tiến vào Trung Nguyên.Tuy nhiên, quân Tào kháng cự kịch liệt. Chiến trận diễn ra rất căng thẳng: Tôn Quyền vây Hợp Phì hơn ba tháng, Chu Du và Tào Nhân chống nhau suốt hơn một năm.
Đáng nói, cuộc tấn công Giang Lăng của Chu Du nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ Quan Vũ và Trương Phi. Trong đó, Trương Phi theo Chu Du lĩnh quân tiên phong, còn Quan Vũ lại vòng lên phía Bắc chặn đường về của Tào Nhân và quân tiếp viện từ Tương Dương. Việc này được ghi chép một cách thống nhất trong Tam quốc chí Lý Thông truyệnNgô lục.

Dưới sự trợ giúp của lực lượng Lưu Bị như vậy, cuối cùng Chu Du thành công đoạt được Giang Lăng và những huyện xung quanh. Tuy nhiên, trong thời gian Chu Du công hạ Giang Lăng, Lưu Bị cũng đồng thời thu được bốn quận phía Nam Kinh Châu là Linh Lăng, Vũ Lăng, Trường Sa, Quế Dương.

Tiến thoái lưỡng nan

Về hành chính, Kinh Châu thời Đông Hán được chia làm 7 quận. Ngoài Nam Dương thuộc về Tào Tháo từ sớm (sau khi chiêu hàng Trương Tú), 6 quận còn lại dưới thời Lưu Biểu gồm có Giang Hạ, Nam Quận, Quế Dương, Võ Lăng, Linh Lăng, Trường Sa.

Sau chiến dịch Giang Lăng, quân Tào lui về giữ Tương Dương (nửa phía Bắc của Nam quận) và một nửa Giang Hạ. Tôn quân có được một nửa Nam quận (trung tâm là Giang Lăng) và nửa quận Giang Hạ. Lưu Bị có địa bàn lớn nhất với bốn quận phía Nam.

Nhưng tới đây, cả Lưu Bị và Tôn Quyền bỗng rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan trong việc triển khai sách lược tranh đoạt thiên hạ của mình.

Bốn quận phía Nam mà Lưu Bị giành được đều là những quận nghèo nàn nhất Kinh Châu - và quan trọng hơn, hoàn toàn bị cô lập với đường tiến lên Trung Nguyên hay tiến sang Tây Thục theo như Long Trung sách. Muốn tiến quân theo một trong hai đường này, Lưu quân bắt buộc phải qua Giang Lăng, nghĩa là phải được sự đồng ý của Chu Du (lúc đó là thái thú Nam quận).

Điều tương tự cũng xảy ra với phía Giang Đông. Về cơ bản Tôn Quyền đã thực hiện được một nửa trong Tháp Thượng sách của Lỗ Túc: chiếm lấy Trường Giang. Nhưng nếu xem xét thật kỹ, cục diện thiên hạ đã không còn giống với kỳ vọng của Tháp Thượng sách nữa.


kimchau.jpg

Tình trạng cát cứ Kinh Châu sau trận Giang Lăng

Thời điểm dâng Tháp Thượng sách, Lỗ Túc hy vọng Tôn Quyền sẽ chiếm lấy Giang Hạ, làm chủ Trường Giang trước khi Tào Tháo tiến xuống phía nam. Khi ấy, giữa Tôn Quyền và Tào Tháo sẽ được ngăn cách bởi “lá chắn Lưu Biểu”. Lưu Biểu vì bận bịu đối phó Tào Tháo sẽ không còn dư lực để lấy lại Trường Giang, Tôn gia có thể nhân đó mà đánh lấy Ba Thục.Tuy nhiên, trong bối cảnh sau chiến dịch Giang Lăng, một phần Kinh Châu lại thuộc về Tào Tháo. Tôn Quyền phải căng mình chống Tào trên hai chiến tuyến là Hợp Phì ở phía Đông và Tương Dương ở phía Tây.

Từ đó, nếu Đông Ngô vẫn “cố đấm ăn xôi” tiến sang Thục, khả năng Tào quân từ Tương Dương đánh xuống Giang Lăng, cắt đứt đường về Ngô của đạo quân phạt Thục hoàn toàn có thể xảy ra. Thậm chí, nếu xảy ra mâu thuẫn, Lưu Bị - vốn hoàn toàn được cách ly với quân Tào bởi vùng Giang Lăng đang thản nhiên ngồi xem thành bại - cũng có thể từ phía Nam Kinh Châu tiến đánh Giang Lăng và đặt ra nguy cơ tương tự.

Tình thế ngày càng nghiêm trọng hơn khi danh tướng của Giang Đông là Chu Du bệnh mất đúng lúc này. Chu Du mất đi, Giang Đông không còn tướng lĩnh nào đủ tự tin để đánh lấy Ba Thục, kế hoạch tiến lấy Ích Châu của Giang Đông cũng theo đó phá sản.

Để “vớt vát” lại cục diện, Tôn Quyền mới sai sứ giả đến chỗ Bị rủ cùng đánh Thục. Thuộc hạ của Lưu Bị là Chủ bộ Kinh Châu Ân Quan liền nhận ra vấn đề. Đó là nếu cùng Ngô đánh Thục, tất quân của Lưu Bị phải đi trước. Giả sử đánh được Thục, Ngô lại chận lấy ngõ Di Lăng để mặc cả thì phải chia đất như thế nào? Còn nếu đánh không được, Tôn Quyền lại chận mất đường về thì quân Lưu Bị chỉ còn cách bỏ xác nơi đất Thục. Xem trước nhìn sau, đây rõ ràng là một cái bẫy làm suy yếu lực lượng của Lưu Bị, còn đối với phía Tôn Quyền thật sự là trăm lợi không có một hại.

Các sách chép về lời từ chối của Lưu Bị có khác nhau, nhưng chủ yếu đều gắn với ba lý do sau. Thứ nhất, đất Thục hiểm trở, dễ thủ khó công, không phải là chuyện một sớm một chiều để chiếm lấy - trong khi Lưu Bị vừa lấy được mấy quận. Thứ hai, Lưu Bị và Lưu Chương vốn là người đồng tộc, không thể đánh lẫn nhau. Thứ ba, Tào Tháo vẫn còn rất mạnh, chưa chịu từ bỏ ý đồ Nam hạ, vào lúc này viễn chinh ngàn dặm chính là tạo cơ hội cho kẻ địch thừa hư mà nhập.

Không ai nhường ai, rốt cuộc Tôn Lưu hai bên lâm vào cục diện bế tắc kìm chân lẫn nhau. Cục diện ấy sẽ còn kéo dài - và để cho Tào Tháo hưởng lợi - nếu như không có một hiệp ước đã trở nên vô cùng nổi tiếng sau này: Mượn Kinh Châu.

Thu bốn quận Nam Kinh Châu
Việc Lưu Bị đánh 4 quận Kinh Châu diễn ra không quá khó nhọc, khi rất nhiều thuộc hạ cũ của Lưu Biểu theo về với ông. Tam quốc chí, Tiên chủ truyện viết: “Tiên chủ dâng biểu tiến cử Kỳ làm Thứ sử Kinh Châu, lại xuôi Nam đánh bốn quận. Thái thú Vũ Lăng là Kim Toàn, Thái thú Trường Sa là Hàn Huyền, Thái thú Quế Dương là Triệu Phạm, Thái thú Linh Lăng là Lưu Độ đều quy hàng”. Cuộc hội ngộ giữa Quan Vũ và Hoàng Trung cũng như việc Ngụy Diên tạo phản giết Hàn Huyền hoàn toàn chỉ có trong Tam quốc diễn nghĩa.

Còn tiếp...
 

tranthanhkiet

Rìu Chiến Bạc
Former Moderator
'Mọt' Tam quốc (kỳ 3) - Phong vũ Kinh châu: Truyền kỳ 'mượn Kinh Châu'

- Năm đó, trên con thuyền nhỏ từ Hán Khẩu xuôi về Giang Nam gặp Tôn Quyền không phải chỉ có một người ôm mộng gộp sức phá Tào, xây dựng liên minh Tôn - Lưu để chia ba thiên hạ. Vậy nhưng, với Tam quốc diễn nghĩa, hậu thế ngàn năm sau chỉ còn nhớ đến Khổng Minh mà quên đi người ngồi chung thuyền với ông: Lỗ Túc.

Trái với sự thật thà khờ khạo dưới ngòi bút La Quán Trung, tất cả tầm nhìn chiến lược, khả năng ngoại giao, sự ứng biến nhạy bén… của Lỗ Túc đều có thể thấy rõ qua giải pháp “mượn Kinh Châu” đã thành kinh điển.

Lùi một…

Không thể tiến vào Trung Nguyên hay quay sang Tây Thục, Lưu Bị gặp chướng ngại vật rất lớn từ cứ điểm Giang Lăng, nơi Chu Du trấn giữ. Từ sau trận Xích Bích, hơn ai hết, Chu Du chính là người sớm nhận ra mối họa từ lực lượng đang phát triển của Lưu Bị - để rồi luôn cảnh giác cao độ với người đồng minh này.

Điển hình, đến tận lúc sắp mất, trong lần dâng biểu cuối cùng tới Tôn Quyền, Chu Du đã đặt Lưu Bị cùng Tào Tháo là 2 mối họa mà Đông Ngô phải đề phòng: “Nay Tào Công tại phía Bắc, bờ cõi chưa yên. Lưu Bị ở Công An, như có nuôi hổ. Việc trong thiên hạ, chưa biết kết cuộc ra sao” (Tam quốc chí, Giang biểu truyện).

TucvsDu.jpg

Tiếp nhận chức đại đô đốc từ Chu Du (phải), Lỗ Túc (trái) đã đưa cục diện Kinh Châu sang một bước ngoặt mới

Thực tế, có một đại tướng như Chu Du tọa trấn Giang Lăng, e rằng cả đời Lưu Bị cũng khó ra khỏi bốn quận phía Nam Trường Giang. Nhưng, cái chết của vị đô đốc này, cũng như việc Giang Đông không thể mãi gánh được áp lực từ hai phía Tào - Lưu, đã đưa cục diện bước sang một hướng mới khi Lỗ Túc lên nắm quyền.

Không hổ danh là người vạch ra Tháp Thượng sách, Lỗ Túc có một đề nghị vô cùng nhạy bén và táo bạo với Tôn Quyền để gỡ bế tắc: cho Lưu Bị mượn Giang Lăng, hay chính xác hơn là phần Nam quận thuộc Kinh Châu mà Ngô đang giữ. Khái niệm “mượn Kinh Châu” thực chất chính là việc mượn Giang Lăng này.

Giao Giang Lăng cho Lưu Bị, giải tỏa được áp lực từ phía Tây, Tôn Quyền có thể rảnh tay toàn lực phòng thủ tại Nhu Tu trước quân Tào đang rầm rộ thao luyện tại Hợp Phì. Ngược lại, Lưu Bị sau khi nhận Giang Lăng tự nhiên sẽ trở thành lá chắn từ phía Kinh Châu cho Giang Đông và khiến Tào Tháo phải dè chừng.

Tất nhiên, cho mượn Giang Lăng, Đông Ngô sẽ mất hẳn cơ hội tiến vào Tây Thục. Nhưng cảnh giằng co Tôn - Lưu hiện tại không cho phép Ngô theo đuổi cuộc viễn chinh xa xôi đầy nguy hiểm này. Và thực tế cũng cho thấy: đánh Thục không hề dễ dàng. Sau này, Lưu Bị lấy Thục cũng không hoàn toàn dựa vào chinh phạt mà còn dựa vào chính trị: mượn tiếng giúp Lưu Chương chống Trương Lỗ để ở đất Thục hai năm, rất được lòng người, lại có đám người Trương Tùng, Pháp Chính hỗ trợ mới có thể thành công.

Và với tính toán của Lỗ Túc, việc nhường cơ hội phạt Thục cho Lưu Bị sẽ là một món nợ lớn để sau này Tôn Quyền đòi cả vốn lẫn lãi và dần thu lại Kinh Châu.

Đến đây, Tháp Thượng sách của Lỗ Túc và Long Trung sách của Gia Cát Lượng đã trở nên hoàn toàn nhất quán. Chỉ bằng một bước lùi, Lỗ Túc đã tranh thủ cho Giang Đông cơ hội thở dốc sau mấy năm chinh chiến, thắt chặt liên minh Tôn - Lưu và tặng cho Tào Tháo thêm một đại địch. Bởi thế, vẫn theo Tam quốc chí, Tào Tháo khi nghe tin Tôn Quyền cho Lưu Bị mượn đất đã “thất thần đến nỗi đánh rơi bút”.

Thực tế cho thấy những sự việc sau này đều diễn ra đúng như Lỗ Túc dự đoán. Năm 211, Tôn Quyền cho Lưu Bị mượn Giang Lăng. Năm 213 và năm 214, Tào Tháo vốn vẫn chưa từ bỏ ý định Nam hạ, tiếp tục hai lần tấn công Tôn Quyền ở Nhu Tu. Nhưng không còn phải lo lắng phía Giang Lăng, Tôn Quyền đã tập trung toàn lực phòng thủ và hai lần đánh bật các đợt chinh phạt này. Đồng thời, năm 214, Lưu Bị cũng đoạt được Ích Châu từ Lưu Chương.

Đến đây, bài toán “đòi nợ” bắt đầu được Giang Đông triển khai.

Ky3.jpg

Cục diện Kinh Châu và Giang Đông sau khi Tôn Quyền cho Lưu Bị mượn Giang Lăng. Nhu Tu - Hợp Phì đã trở thành chiến trường chính của Ngô và Ngụy
… để tiến hai

Như những ghi chép trong Tam quốc chí, Tôn Quyền vốn chỉ cho Lưu Bị mượn một nửa Nam quận, nay lại sai Gia Cát Cẩn sang đòi hết “mấy quận Kinh Châu”. Dĩ nhiên Lưu Bị không thể đồng ý với khoản cho vay nặng lãi này, nên trả lời rằng đang mưu lấy… Lương Châu, khi xong việc sẽ trả Kinh Châu cho Đông Ngô.

Lập tức, Tôn Quyền phái Lã Mông đem hai vạn quân đánh lấy ba quận Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng, sai Lỗ Túc đem một vạn người đóng ở Ba Khâu ngăn Quan Vũ, đồng thời đích thân đóng ở Lục Khẩu để điều phối chư quân. Lưu Bị hay tin, vội dẫn năm vạn quân trở về Công An.

Tình thế hết sức căng thẳng, nhưng hai quân chưa giao chiến thì Lưu Bị nhận được tin Tào Tháo đánh Hán Trung, Ích Châu nguy cấp nên muốn cầu hòa. Tôn Quyền cũng đồng ý, hai bên lập minh ước giao hảo lấy sông Tương làm ranh giới: Trường Sa, Quế Dương thuộc về Đông Ngô còn phần Giang Lăng (Nam quận), Linh Lăng, Vũ Lăng thuộc về Tây Thục.

Hung hăng rồi lại mềm dẻo, thậm chí còn trả lại quận Linh Lăng cho Lưu Bị, ý đồ của Tôn Quyền thực tế gắn rất chặt với chiến lược mà Lỗ Túc vạch ra khi xây dựng liên minh Tôn - Lưu.

Ban đầu, khi bày ra Tháp Thượng sách, Túc muốn hình thành cục diện phân tranh Nam - Bắc: Tôn Quyền chiếm cứ Kinh, Dương, Ích ba châu, liên kết với Mã Siêu ở Lương Châu để chống lại Tào Tháo từ phương Bắc. Đến khi Chu Du mất đi, cục diện thiên hạ thay đổi, Lỗ Túc đã “sửa quy hoạch” bằng việc cho Lưu Bị mượn Giang Lăng để phát triển ở phía Tây, còn Đông Ngô ở phía Đông, cùng diệt Ngụy chia đôi thiên hạ.

Việc “xoay trục”, đổi từ cục diện Nam - Bắc sang Đông - Tây như thế được phản ánh khá rõ trong những động thái của Tôn Quyền ở khoảng thời gian Lưu Bị vào Xuyên:

Năm 211, dời đô về Mạt Lăng, đắp thành Kiến Nghiệp, biến nơi đây thành hậu phương vững chắc cho chiến trường phía Đông.

Năm 212, lập phòng lũy ở Nhu Tu khẩu.

Năm 214, tấn công Hoãn thành.

Năm 215, sau khi nghị hòa với Lưu Bị, Quyền từ Lục khẩu lui về lập tức tiến đánh Hợp Phì.

Nhìn tổng thế, các hoạt động liên tiếp này chính là những chuẩn bị của Đông Ngô để mở chiến dịch Hợp Phì sau này, chuyển dịch chiến trường sang phía Đông theo như quy hoạch của Lỗ Túc. Đánh hạ được Hợp Phì, toàn bộ vùng đất màu mỡ vùng Giang Hoài sẽ thuộc về Đông Ngô, hơn nữa Tôn quân cũng có thể dễ dàng theo sông Hoài tiến vào Hứa Lạc.

Bởi thế, đồng ý nghị hòa với Lưu Bị, chưa “đòi hết nợ” Kinh Châu, Tôn Quyền vừa thu về 2 quận, vừa mở ra cơ hội để Thục tập trung cho chiến dịch Hán Trung, đẩy chiến trường phía Tây lên cao trào. Đồng thời, khi Tào Tháo bị kìm chân ở đây, lực lượng của Ngụy ở Trung Nguyên cũng phải hết sức đề phòng Quan Vũ từ Giang Lăng đánh lên, giống như kịch bản của Long Trung sách. Khi ấy Giang Đông có thể thừa cơ dốc toàn lực tấn công Hợp Phì.

Một loạt nước đi liên hoàn như vậy tưởng như sẽ khiến vấn đề Kinh Châu được giải quyết ổn thỏa…

Thuận theo thời mà làm
Tam quốc chí kể khi gặp Lã Mông và được hỏi về cơ hội lấy lại Kinh Châu, Lỗ Túc đáp bằng năm chữ “thuận theo thời mà làm”. Phương châm ấy cho thấy rõ chủ trương ứng biến linh hoạt và chờ cơ hội của chiến lược gia này.

Lợi dụng cơ hội Lưu Bị có Ích Châu để thu lại một phần Kinh Châu, đồng thời vẫn giữ được quan hệ liên minh, để Thục “đứng mũi chịu sào”, đại chiến với chủ lực của Tào Tháo còn Đông Ngô tranh thủ tiến đánh Hợp Phì - đó là bước đi rất quan trọng của Lỗ Túc. Sau khi ông mất, từ phần địa bàn mới này, Lã Mông dùng kế “áo trắng qua đò”, lấy nốt Kinh Châu khi Quan Vũ mải mê Bắc phạt, âu cũng là 5 chữ “thuận theo thời mà làm” của Túc.

Giang Tả cầu hôn
Giang Tả cầu hôn là một sự kiện lớn trong mối quan hệ ngoại giao Tôn - Lưu sau Xích Bích. La Quán Trung mô tả sự kiện này như là cuộc so kè đấu trí tầng tầng mưu kế giữa Chu Du và Gia Cát Lượng.
Kỳ thực không hề có sự kiện Ngô Quốc Thái đến chùa xem rể bởi bà đã mất năm Kiến An thứ bảy (năm 202), tức là 6 năm trước trận chiến Xích Bích. Lưu Bị cũng không hề phải vượt bao chướng ngại để cầu hôn. Và mối quan hệ giữa hai vợ chồng Lưu Bị cũng không mặn nồng như Tam quốc diễn nghĩa mô tả.

Thực tế, cuộc “hôn nhân chính trị” này diễn ra rất nhanh chóng. Năm Kiến An thứ mười bốn (năm 209), trong lúc Chu Du đang vây đánh Giang Lăng thì Tôn phu nhân xuất giá về nhà chồng. Mãi 1 năm sau, tức năm 210, Lưu Bị mới đến gặp Tôn Quyền.

Còn tiếp...
 

tranthanhkiet

Rìu Chiến Bạc
Former Moderator
'Mọt' Tam quốc (kỳ 4) - Phong vũ Kinh châu: Nước cờ 'Bắc phạt' của Quan Vũ

Diễn ra 11 năm sau trận Xích Bích, chiến dịch Tương - Phàn là chiến dịch thứ hai và cũng là chiến dịch cuối cùng của thời Tam quốc có sự góp mặt đầy đủ của ba nhà Tào - Tôn - Lưu. Để rồi ngàn năm sau, những tồn nghi từ trận chiến ấy vẫn là nguồn cơn của bao tranh luận và tiếc nuối.

Việc Quan Vũ tiến hành Bắc phạt có phải là quá nóng vội? Tại sao ông lại đơn độc tác chiến mà không nhận được bất kỳ sự chi viện nào từ Thành Đô? Để Vũ giữ Kinh Châu có phải là sai lầm của Lưu Bị?

Tất cả những câu hỏi đó có thể trả lời một cách thấu đáo nếu như bắt đầu từ hai vấn đề căn bản nhất: Ai là người ra quyết định đánh Tương - Phàn? Chiến dịch có nên được phát động hay không?

Tiền đề của Long Trung sách

Trong Tam quốc diễn nghĩa hồi 73, khi biết tin Tào - Tôn liên minh định đánh Kinh Châu, Gia Cát Lượng đã hiến kế: sai Quan Vũ cất quân đến đánh Phàn Thành trước, để “quân giặc khiếp đảm, tự nhiên phải tan vỡ”. Từ đó, Lưu Bị sai Phí Thi đến Kinh Châu ra lệnh đánh Phàn Thành.

Sự thật, Tam quốc chí có chép việc Phí Thi đến gặp Quan Vũ để truyền lệnh bái Vũ làm Tiền tướng quân. Nhưng không sử liệu nào nhắc đến việc ông được giao đánh Phàn Thành. Hơn nữa, bây giờ Tôn - Tào cũng chưa hề liên minh.

Tuy nhiên, điều đó cũng không đồng nghĩa với việc Quan Vũ tự tiện đánh Tương - Phàn. Cần nhớ, khi được Lưu Bị bái làm Tiền tướng quân, Quan Vũ cũng đồng thời nhận tiết việt. Tiết là cờ, việt là lưỡi rìu, tiết việt là tín vật biểu thị quyền hành mà vua ban cho thuộc hạ, đặc biệt là quyền hành về mặt quân sự. Nói một cách dân dã, Quan Vũ đã được “bật đèn xanh” để toàn quyền quyết định mọi việc tại Kinh Châu, trong đó bao gồm cả việc Bắc phạt hay không.

Thực chất, Quan Vũ cũng khá thận trọng trong việc Bắc phạt. Một năm trước đó, ông có cơ hội vô cùng tốt để tiến binh, khi Hầu Âm của Ngụy bất ngờ tạo phản ở Uyển thành thuộc quận Nam Dương. Quận Nam Dương và Giang Lăng của Quan Vũ ngăn cách với nhau bởi Tương Dương, nếu phối hợp tấn công cùng bọn Hầu Âm, Tương Dương sẽ rơi vào thế lưỡng đầu thọ địch. Nhưng Quan Vũ không xuất binh, kết quả Hầu Âm bị Tào Nhân đánh dẹp.

Dù nhiều người tiếc nuối, nhưng lý do của sự thận trọng này khá đơn giản: Lưu Bị bấy giờ đang đánh Hán Trung. Chiến trận ở Hán Trung chưa ngã ngũ, Kinh Châu thời thời khắc khắc phải chuẩn bị sẵn sàng chi viện quân lương cho chiến trường phía Tây. Thực chất, sau khi chiếm được Ích Châu năm 214, quân Thục chưa khi nào được nghỉ ngơi: năm 216, Trương Phi giao chiến với Trương Cáp ở Ba Tây; năm 217, Trương Phi và Ngô Lan tiến đánh Cố Sơn; năm 218, Lưu Bị đánh ải Dương Bình; năm 219, Lưu Bị giành Hán Trung.

QuanVu.jpg

Nước cờ tấn công Tương - Phàn đã được Quan Vũ tính toán khá kỹ

Càng quan trọng hơn, Hán Trung vốn là yết hầu của Ích Châu. Từ Hán Trung, quân Tào có thể đánh đến Thành Đô, cũng có thể vòng sang Ba Tây, cắt đứt đường liên lạc giữa Kinh Châu và Xuyên Thục. Mất sự cứu viện từ Ích Châu, dù có hạ được Tương Dương, Quan Vũ vẫn khó trụ nổi khi Tào quân đồng loạt dồn về từ 2 phía.

Phải tới thời điểm Lưu Bị lấy được Hán Trung, tiếp đó là Phòng Lăng, Tân Thành, Thượng Dung, cơ hội Bắc phạt từ Kinh Châu mới rõ ràng. Ba quận này nằm ở giữa Hán Trung và Nam Dương. Nếu Quan Vũ hạ được Tương - Phàn, toàn bộ từ Hán Trung đến Kinh Châu sẽ nối thành một dải, Kinh Ích đầu đuôi tương liên, chính là tiền đề của Long Trung sách.

Từ đó có thể thấy Lưu Bị ban tiết việt cho Quan Vũ hoàn toàn có tính toán. Thực tế, thời gian Quan Vũ đánh Tương - Phàn đủ dài để tin tức có thể truyền đến Thành Đô. Nhưng sử liệu không hề đề cập gì đến việc Lưu Bị phản đối. Điều này cho thấy nội bộ phía Thục mặc định đồng ý với chủ trương của Vũ.

Tiên phát chế nhân

Nhưng, việc Quan Vũ phát động chiến dịch Tương - Phàn còn bắt nguồn từ những toan tính từ phía Ngụy.

Sau thất bại tại Hán Trung, nếu muốn tấn công vào Thục, Tào Tháo sẽ buộc phải đi xuyên qua Tần Lĩnh bằng sạn đạo như Tý Ngọ hoặc Bao Tà, Thảng Lạc. Điều này rất khó khả thi, bởi chưa nói đến việc quân Thục chỉ cần rất ít binh lực mai phục cũng đủ để đánh bại quân Tào, việc vận lương qua sạn đạo cũng đã cực kỳ vất vả và tốn kém.

Quân Tào cũng khó nghĩ đến việc đánh Ngô từ Hợp Phì. Thực tế, Tào Tháo đã từng thử phạt Ngô bằng đường này hai lần, kết quả đều phải dừng lại ở Nhu Tu, tay trắng quay về. Thực tế, với ưu thế thủy chiến của Đông Ngô, thiên hiểm Trường Giang cũng không khác gì dãy Tần Lĩnh hiểm trở của Xuyên Thục.

Bởi thế, nhìn khắp thiên hạ, quân Tào sau khi nghỉ ngơi chỉnh đốn xong chỉ có một nơi dễ đánh hơn cả, chính là Giang Lăng ở Kinh Châu mà Quan Vũ đang trấn giữ.

KinhIchChiDo.png

Cục diện Kinh - Ích trước chiến dịch Tương - Phàn

Như đã trình bày trước đó, bốn mặt Kinh Châu đều có núi non liên tiếp vây quanh, từ phía Bắc chỉ có một lối vào là Tương Dương. Từ Tương Dương đến Hứa Lạc xuống Giang Lăng đều là bình nguyên bằng phẳng, quân Tào có thể vận lương thông suốt không gặp trở ngại, hơn nữa có thể phát huy đầy đủ ưu thế của kỵ binh phương Bắc.

Trước chiến dịch Tương Phàn, Tào Tháo liền phái Tào Nhân đến đóng quân ở Phàn Thành, trấn giữ hướng Kinh Châu. Tào Nhân là đệ nhất đại tướng phía Tào, trong những trận đánh lớn thường tự mình cầm một cánh quân, độc lập tác chiến. Trước đó, Nhân từng được điều sang phía Tây cùng Tháo đánh Mã Siêu.

Như vậy, sự xuất hiện của Tào Nhân tại Phàn Thành cho thấy rõ ý đồ tấn công Giang Lăng của Tào Tháo. Người cùng đi với Nhân là Bàng Đức, đại tướng Tây Lương vừa được thu phục. Tuy nhiên, tới Phàn Thành chưa được bao lâu, 2 tướng này phải dẹp loạn Hầu Âm nên chưa thể tiến đánh Giang Lăng.

Cũng cần nói thêm, với hư cấu trong Tam quốc diễn nghĩa, độc giả vẫn đinh ninh rằng Quan Vũ “dốc túi”, bỏ ngỏ Giang Lăng để dồn hết binh lực cho chuyến Bắc phạt này. Kỳ thực, ông lưu tại đây khoảng một nửa quân số trong tập đoàn quân của mình để đề phòng Đông Ngô.

Như thế, có thể thấy rõ ràng ý đồ của chiến dịch Tương Phàn là muốn tiên phát chế nhân, thừa lúc đại quân Tào Tháo chưa tập hợp mà ra tay trước để tấn công, bẻ gãy nhuệ khí của địch. Nếu thành công có thể nối liền Kinh Ích, tiến thêm một bước trong sách lược Long Trung đối, nếu thất bại Vũ vẫn hoàn toàn có thể lui về Giang Lăng cố thủ, chờ đợi sự chi viện từ phía Thục.

Huống hồ, khi ấy, Quan Vũ đã bắt được cơ hội theo kiểu “ngàn năm có một” để quyết tâm phát động chiến dịch này: trận lũ lớn ở Phàn Thành.

Một phần của Long Trung sách?
Quanh việc Quan Vũ phát binh, có ý kiến cho rằng chiến dịch đánh Tương - Phàn là một phần của Long Trung sách: tiến vào Trung Nguyên từ Kinh Châu. Và cũng có phản bác rằng Long Trung sách nói phải đợi “thiên hạ có biến”, hơn nữa sẽ ra quân hai đường hô ứng lẫn nhau chứ không thể đơn độc như Quan Vũ.

Nhưng cả hai luồng ý kiến đều chưa xem xét thấu đáo cục diện chiến sự lúc này. Kỳ thực, Long Trung sách là một sách lược tổng thể. Những gì được Khổng Minh đề cập chỉ là viễn cảnh cho chiến dịch cuối cùng và cần nhiều bước đi trước đó.

Sai lầm khi giao Kinh Châu cho Quan Vũ?

Đọc Tam quốc diễn nghĩa, nhiều độc giả tiếc nuối vì Quan Vũ để mất Kinh Châu và cho rằng Lưu Bị đã chọn nhầm người tọa trấn vùng đất chiến lược này.

Tuy nhiên, cần nhìn lại bối cảnh của quyết định này. Ngoài sự trung thành tuyệt đối với Lưu Bị, Quan Vũ là hổ tướng hàng đầu của Thục, uy danh rất lớn, công trạng lừng lẫy, đặc biệt là có khả năng tác chiến trên bộ lẫn thủy chiến - điều hiếm gặp với những người phương Bắc.

Về vai trò chính trị, Quan Vũ là nhân vật số hai của tập đoàn Lưu Bị, lại có tính chính danh cao nhất, bởi vì ông là Hán Thọ đình hầu do Hán Hiến đế phong tặng.

Như vậy, trong tình cảnh một lượng lớn nhân sự của tập đoàn Lưu Bị được điều vào Ích Châu để hỗ trợ chinh phạt và bình định, việc để Quan Vũ trấn giữ Kinh Châu vẫn là sự lựa chọn tốt nhất có thể.

Còn tiếp...
 

tranthanhkiet

Rìu Chiến Bạc
Former Moderator
'Mọt' Tam quốc (kỳ 5) - Phong vũ Kinh châu: Tương - Phàn chi chiến

Những người yêu mến nhà Thục Hán đều lấy làm tiếc cho chiến dịch Tương - Phàn. Cục diện Tam Quốc lẽ ra có thể đã sang một bước ngoặt khác, khi nửa đầu chiến dịch là đỉnh cao trong sự nghiệp của Quan Vũ với chiến thắng gây rung động khắp vùng Hoa Hạ.

Kiến An năm thứ 24 (năm 219), Quan Vũ ồ ạt xua quân tấn công Tương Dương. Lã Thường lui vào thành cố thủ, Vũ bèn cho quân vây thành rồi kéo đến Phàn Thành. Tào Nhân lệnh cho Bàng Đức đóng trại phía Bắc cách Phàn Thành mười dặm làm thế ỷ giốc, đồng thời nghênh đón viện quân. Quan Vũ vây thành, cùng Bàng Đức giao chiến nhưng chưa thắng được.

Uy chấn Hoa Hạ

Lúc bấy giờ, vừa từ Hán Trung trở về, Tào Tháo phái Vu Cấm mang 7 cánh quân đến Phàn Thành cứu viện. Tam quốc diễn nghĩa kể Vu Cấm bụng dạ hẹp hòi nên làm hỏng việc lớn: không muốn để Bàng Đức lập công, mang hết quân sang hẻm núi phía Bắc Phàn Thành, rốt cuộc bị Quan Vũ đắp đập, tháo nước sông Tương dìm chết cả 7 cánh quân.

quanvu.jpg

Với uy thế của mình, Quan Vũ suýt chút nữa đã khiến Tào Tháo dời đô

Thực tế, đây chỉ là ý đồ nghệ thuật của La Quán Trung. Việc đóng quân phía Bắc thành không phải là ý của Vu Cấm mà là do Tào Nhân hạ lệnh. Các sử liệu cũng không hề đề cập gì đến việc Quan Vũ đắp đập ngăn nước sông mà đều thống nhất rằng trời mưa lớn, nước sông Hán dâng cao nhấn chìm quân của Vu Cấm.

Nhưng nói như vậy không có nghĩa là Quan Vũ chiến thắng nhờ may mắn. Vu Cấm, Bàng Đức là người phương Bắc, có thể không thông hiểu thời tiết Kinh Châu nhưng Tào Nhân, Mãn Sủng lại khác.

Tào Nhân từng ở Giang Lăng chống nhau với Chu Du hơn 1 năm, đóng ở Phàn Thành hơn 3 năm. Mãn Sủng cũng có hơn 4 năm làm Thái thú Nhữ Nam. Vậy mà với kinh lịch như vậy, Tào Nhân, Mãn Sủng không hề đưa ra nhắc nhở nào khiến cho hai người Vu Cấm, Bàng Đức lâm vào cảnh nguy ngập.

Tình hình lúc đó như sau: nước lũ đến nhanh, dâng cao đến mấy trượng, tường thành chỉ còn vài chỗ cao không bị ngập. Bọn Vu Cấm, Bàng Đức chỉ kịp chạy đến chỗ cao thì đã thấy Quan Vũ cưỡi thuyền lớn đến tiến đánh. Điều binh đánh trận vốn không phải chỉ có giao tranh mà còn gồm các công tác hậu cần như lương thảo, khí giới, lều trại v.v… Trong khi các tướng lĩnh phía Tào đang khốn đốn thì Quan Vũ lại không hề gặp trở ngại nào, thậm chí còn có thể nhân nước lớn mà phá địch. Cho dù quân của Vũ là thủy quân, vốn có mang sẵn thuyền thì với tốc độ nước lũ dâng cao nhanh như vậy, việc bảo toàn lương thảo đã là hết sức khó khăn, càng không cần phải nói đến việc tập trung binh mã, tiến đánh quân địch.

Từ đó có thể thấy rõ: đây là trận lũ bất thường nên bọn Tào Nhân, Mãn Sũng không thể lường được quy mô khủng khiếp của nó. Nhưng Quan Vũ bằng cách nào đó đã tiên liệu được và lợi dụng cơ hội đó để phá địch.

Thực tế, Tương Dương huyện chí cho biết xuyên suốt thời đại Tam Quốc, có cả thay ba lần sông Hán có lũ lớn, lần lượt vào năm Kiến An thứ ba, Kiến An thứ hai mươi bốn và năm Thái Hòa (nhà Ngụy) thứ tư. Năm Kiến An thứ hai mươi bốn chính là năm Quan Vũ tấn công Tương – Phàn. Tháng bảy phát động tấn công, vây lấy Tương Dương, Phàn Thành, tháng tám nhân nước lớn tiêu diệt viện binh. Nhìn lại, rõ ràng Quan Vũ đã có chuẩn bị mà tới. Có thể, kế hoạch của Quan Vũ là dựa vào thời tiết đầu thu nhiều mưa lớn để hạn chế kỵ binh của quân Tào, đồng thời lợi dụng ưu thế thủy quân Kinh Châu, nhưng trời đã ban cho ông ta một cơ hội lớn ngoài mong đợi.

Kết quả, Vu Cấm đầu hàng, hơn ba vạn quân bị bắt sống, Bàng Đức bị giết chết. Bọn Thứ sử Kinh Châu là Hồ Tu, Thái thú Nam Hương là Phó Phương kéo nhau đến hàng. Thanh thế của Quan Vũ ngày càng cường thịnh, uy chấn Hoa Hạ. Sử liệu ghi: Tào Tháo kinh sợ nghĩ đến chuyện dời đô.

daichien.jpg

Bản đồ chiến sự Tương - Phàn

Toan tính từ phía Tào

Quan Vũ đại thắng nhưng vẫn chưa vượt qua được Tương - Phàn, vậy tại sao Tào Tháo nghĩ đến chuyện dời đô?

Điều này đến từ những việc Tào Tháo làm trong thời gian gần đó. Tây chinh Mã Siêu, Hàn Toại trở về, Tào Tháo được “bái lạy không phải xưng danh, lên triều không phải rảo bước, được mang kiếm đi giày lên điện, như việc cũ của Tiêu Hà”.

Nam chinh Tôn Quyền trở về, Tào Tháo được phong là Ngụy công. Đánh Trương Lỗ trở về, Táo Tháo được tấn tước Ngụy vương. Dã tâm của Tào Tháo lộ rõ đã làm bất mãn rất nhiều danh sĩ cựu thần có tư tưởng phò Hán. Cho nên trên con đường trở thành Ngụy vương, Tào Tháo đã ngầm ép chết Tuân Úc, xử chết Khổng Dung, trị tội Mao Giới và giết rất nhiều người khác.

Người đang bất mãn với Tào Tháo nhất khi đó dĩ nhiên là Hán Hiến đế, vốn đang bị giam lỏng ở Hứa đô. Hay tin Quan Vũ thắng trận, các huyện Lương, Giáp, Lục Hồn từ xa nhận ấn thụ hoặc hiệu phong của Vũ rồi đồng loạt nổi dậy. Đây đều là các địa phương nằm quanh Hứa đô, thẩm thấu thế lực của Quan Vũ nên rơi vào cảnh “trăm họ nhiễu loạn” như lời Mãn Sủng. Chỉ cần chờ Quan Vũ hạ được Tương - Phàn, các cựu thần và lực lượng thân Hán sẽ nhao nhao nổi dậy, tiến vào Hứa đô để cướp Hán Hiến đế từ tay Tào Tháo.

Chính trong thời điểm quyết định ấy, sự tỉnh táo và tầm nhìn cùa các chiến lược gia bên phía Tào quân đã trở nên hữu dụng.

Trước ý tưởng thiên đô, Tưởng Tế và Tư Mã Ý cực lực phản đối và khuyên Tào Tháo: Vu Cấm là bị nước dìm, không phải là do Quan Vũ tài giỏi. Hiện tại Tương - Phàn chưa bị hạ, quốc gia chưa bị tổn hại gì nghiêm trọng.

Nghe ra điều này, Tào Tháo lập tức sai Từ Hoảng đi cứu viện cho Tương Dương. Không chỉ vậy, Tháo còn tự kéo quân tới đóng tại Ma Pha, lệnh cho Ân Thự, Chu Cái trước sau đem cả thảy hai mươi doanh quân (khoảng hai vạn) đến tăng viện cho Từ Hoảng, lại điều tiếp một cánh quân vùng Hoài Nam của Trương Liêu đến Tương Dương.

Như vậy, sau Vu Cấm, hai người khác trong Ngũ Tử Lương Tướng của Tào Ngụy là Từ Hoàng, Trương Liêu lần lượt đổ về Phàn - Thành để đương đầu với Quan Vũ. Nhưng kế hoạch giải cứu Tương Dương không chỉ dừng ở đó.

Theo phân tích của Tư Mã Ý, Lưu Bị, Tôn Quyền ngoài thân mật mà trong xa cách, Quyền sẽ không mong muốn Quan Vũ được đắc chí. Hiện giờ chỉ cần phái người xui Quyền đánh úp phía sau Quan Vũ, hứa sẽ cắt đất Giang Nam phong cho Quyền thì Phàn Thành tự nhiên được giải vây.

Như thế, ở thời điểm quyết định, phía Tào quân đã sử dụng một nước cờ bất ngờ: lôi kéo Đông Ngô về phía mình, dựa trên những mâu thuẫn âm ỉ giữa 2 nhà Tôn - Lưu về vấn đề Kinh Châu.

Tử thủ Tương Dương
Trước khí thế như trời rung đất chuyển của đạo quân Kinh Châu, có người nói với Tào Nhân rằng Quan Vũ thế không thể đỡ, do vậy nhân lúc vòng vây chưa khép chặt nên dùng thuyền nhẹ để trốn đi.

Tuy nhiên, Mãn Sủng lại có ý kiến khác: nước lũ đến nhanh thì cũng sẽ đi nhanh, nay thế lực của Quan Vũ đã thẩm thấu khắp Hứa Xương nhưng vẫn không dám tiến lên là vì lo ngại bọn Tào Nhân tập kích phía sau, hiện tại nếu để mất Tương - Phàn thì từ Hoàng Hà xuôi Nam sẽ không còn là đất của Tào Ngụy nữa.

Nghe theo ý kiến Mãn Sủng, Tào Nhân bèn khích lệ sĩ khí tướng sĩ, Mãn Sủng cũng tự tay dìm con ngựa trắng của mình xuống nước để cùng chư quân ước thệ, tỏ rõ quyết tâm tử thủ.

Tào Nhân năm xưa ngay cả trước sức ép của Chu Du và Lưu Bị vẫn có thể kiên trì phòng thủ hơn 1 năm, tỏ rõ phong thái của đệ nhất đại tướng dưới trướng Tào Tháo. Nay Nhân ý chí càng thêm sắt đá, thề chết không lùi, đã trở thành một bức tường thép ngăn cản con đường chinh phạt Trung Nguyên của Thục Hán đệ nhất mãnh tướng Quan Vũ.
 

tranthanhkiet

Rìu Chiến Bạc
Former Moderator
'Mọt' Tam quốc (kỳ 6) - Phong vũ Kinh châu: Cột chống trời ngã ở Kinh Sở

“Ngô dùng mẹo quỷ quyệt, Kinh Châu đổ mất, sao tướng tinh sa ở phận Ngu Đẩu, cột chống trời ngã ở xứ Kinh Sở” - đó là những lời chua chát của Khổng Minh, được ghi lại trong Tam quốc chí khi nói về kết cục của chiến dịch Tương - Phàn.

Bước ngoặt để dẫn tới thảm cảnh ấy trước hết là sự trở mặt từ phía Đông Ngô với một loạt diễn biến dồn dập.

Bạch y độ giang

Nhận đề xuất từ phía Ngụy, Tôn Quyền quả nhiên đồng ý xuất binh đánh úp Giang Lăng và Công An trong thời điểm Quan Vũ tập trung tấn công Tương - Phàn, đồng thời yêu cầu Tào Tháo giữ kín tin này.

Tuy nhiên, Quan Vũ không hề ngồi yên ở Kinh Châu 10 năm qua. Để chuẩn bị Bắc phạt, ông đã xây dựng Giang Lăng thành một tòa thành kiên cố và lưu lại rất nhiều binh lực. Không đủ tự tin đánh hạ Giang Lăng trong một thời gian ngắn, đô đốc Lã Mông nghĩ ra kế xưng bệnh, lại để Tôn Quyền triệu mình về Kiến Nghiệp.

tuongphan.jpg

Diễn biến việc Đông Ngô đánh úp Kinh Châu
Chính ở thời điểm này, theo kế của Đổng Chiêu, Tào quân có một nước cờ rất khéo khi cố tình để lộ tin tức về ý định đánh úp Kinh Châu của Tôn Quyền. Theo tính toán ấy, nếu giữ bí mật như đề nghị của Tôn Quyền, tướng sĩ tại Tương - Phàn không biết tin tức vàrất dễ sinh biến. Hơn nữa,nếu Quan Vũ phải quay về giữ Giang Lăng, Phàn Thành sẽ tự nhiên được giải vây.

Thực tế, bắt được thông tin này Quan Vũ có tâm lý bán tín bán nghi. Trước mắt, chỉ thêm một bước nữa, quân Thục có thể lấy được Tương - Phàn, cơ hội không biết bao giờ mới quay lại nếu họ rút lui. Bởi vậy, để thăm dò phản ứng từ Giang Đông, Quan Vũ nghĩ ra kế lấy cớ vừa bắt được 3 vạn quân Tào, không đủ quân lương, nên sai người mở kho thóc ở Tương quan.

Tương quan là ải thông thương buôn bán do Ngô đặt trên ranh giới sông Tương giữa Ngô - Thục theo ước định năm đó.Tỏ ra mình vẫn hồn nhiên tin tưởng vào liên minh Tôn - Lưu, Quan Vũ không ngại ngần “lấy ít thóc” của đồng minh. Kỳ thực, đây là hành động khiêu khích và thăm dò phản ứng của Giang Đông.Nhưng, phía Đông Ngô vẫn rất khéo “sắm vai” trong màn kịch này.

Chẳng những không trách móc Vũ, Tôn Quyền còn để Lục Tốn lên thay Lã Mông. Việc lâm trận đổi tướng là đại kỵ của binh gia,thêm vào đó Lục Tốn trong mắt Quan Vũ vốn là người chưa hề có công trạng nổi bật và dễ gây tâm lý bất phục cho tướng sĩ. Chưa hết, vừa nhận chức đại đô đốc, Lục Tốn liền viết ngay thư gửi cho Quan Vũ với lời lẽ tâng bốc, đồng thời nhắc ông cẩn trọng trước việc Tào Tháo tăng cường viện binh cho Phàn Thành.

Không nghi ngờ nữa, Quan Vũ lập tức điều thêm một phần binh lực từ Giang Lăng đến chi viện cho vòng vây Phàn Thành. Thực tế, nơi đây vẫn lưu lại 3 vạn hàng binh của Tào quân, do đó lực lượng trấn thủ còn lại của Quan Vũ trên lý thuyết vẫn phải khá đông để đủ khống chế số quân này - thay vì dốc gần hết quân số cho “canh bạc” Phàn Thành như Tam quốc diễn nghĩa viết.

Nhưng Đông Ngô không thể mong cơ hội nào tốt hơn thế, Lã Mông lập tức từ Kiến Nghiệp quay về Tầm Dương, “giấu hết tinh binh của mình trong khoang thuyền, sai quân mặc áo trắng chèo thuyền, lính mặc y phục thương nhân, hành quân cấp tốc đêm ngày, đến đồ binh do thám mà Vũ đặt ven sông, bắt trói hết bọn họ”. Đây chính là nguồn gốc điển tích Bạch y độ giang (áo trắng sang sông) nổi tiếng.

Thật ra, kế Bạch y độ giang của Lã Mông mới chỉ giúp Đông Ngô không chế được lưu vực sông Tương để chuyển quân thuận lợi. Nhưng, đòn đau giáng xuống Quan Vũ, khi hai tướng trấn thủ của ông tại Công An và Giang Lăng là Phó Sĩ Nhân, My Phương lập tức đầu hàng.

Liền đó, Lục Tốn nhanh chóng dẫn quân bình định các huyện xung quanh. Quan quân của Thục lớp bị giết, lớp bỏ chạy, lớp ra hàng. Toàn bộ phần đất Kinh Châu của Thục gồm một nửa Nam quận và hai quận Linh Lăng, Vũ Lăng nhanh chóng rơi vào tay Đông Ngô.

quanvu3.jpg

Hình ảnh Quan Vũ trong tranh dân gian Trung Quốc

Quan Vũ tuyệt mệnh

Mặc dù viện binh Tào Ngụy không ngừng đổ về, quân Tào cũng không thực sự đánh bại và cũng không chiếm được quá nhiều ưu thế trước Quan Vũ như mô tả trong Tam quốc diễn nghĩa.

Trước tiên, theo kế của Triệu Nghiễm, Từ Hoảng không lập tức giao chiến với Quan Vũ mà chỉ tiến đến sát vòng vây, bắn tin để khích lệ sĩ khí cho binh mã Phàn Thành, đồng thời vừa chờ nước rút, vừa chờ thêm viện quân.

Để đối phó với cánh quân Kinh Châu được Quan Vũ phái tới Yển Thành chặn đường, Từ Hoảng dùng kế vờ đào hào vây thành, dọa cắt đứt hậu quân khiến cánh quân này phải rút lui. Lấy được Yển thành, quân Tào tiến dần về trước, đối mặt với doanh trại của Quan Vũ.

Trong thời điểm đó, Tào Tháo liên tục tăng viện cho quân của Từ Hoảng, trước sau cả thảy 20 doanh. Khi binh lực đầy đủ, Từ Hoảng mới quyết định tấn công. Đó cũng là thời điểm nước lũ bắt đầu rút bớt, kỵ binh phương Bắc rốt cuộc có thể phát huy được ưu thế của mình.

Quân Thục chia làm 2 trại ở Vi Đầu và Tứ Trủng. Thoạt đầu, Từ Hoảng vờ đánh trại Vi Đầu khiến Quan Vũ phải tự mình tọa trấn ở đây, sau đó Hoảng ngầm đem chủ lực tấn công trại Tứ Trủng.

Vũ thấy đồn Tứ Trủng sắp vỡ, tự mình đem 5 nghìn quân bộ kỵ xuất chiến. Nhưng Tứ Trủng cũng vẫn là một hư chiêu khác, mục đích thật sự của Hoảng là mai phục, chặn đánh đội quân cứu viện của Quan Vũ. Lúc này Tào Nhân ở trong thành cũng chớp lấy thời cơ, phối hợp với Từ Hoảng phá vòng vây.

Rơi vào tình thế lưỡng đầu thọ địch, Quan Vũ buộc phải triệt thoái vòng vây ở Phàn Thành.Nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước đó, thủy quân Kinh Châu vừa triệt thoái nhanh chóng lập phòng tuyến trên Hán thủy, ngăn cản quân Tào.

Quân của bọn Tào Nhân, Từ Hoảng phần vì không có thuyền, phần vì không đủ sức cùng Vũ tranh phong trên sông nước nên đành lui về. Tương Dương vẫn chưa thể thoát khỏi vòng vây của quân Thục.

Chính ở thời điểm giằng co đó, những thông tin ban đầu về việc mất Kinh Châu đã đến tai Quan Vũ. Không chút do dự, Vũ lập tức triệt thoái binh mã quay về Giang Lăng với hy vọng có thể cướp lại nơi này. Đến lúc tận mắt thấy thành Giang Lăng bị Ngô chiếm mà không hề bị tổn hại gì, Quan Vũ hiểu rằngkhông thể làm nổi điều này với tình cảnh quân lương không còn đủ. Do vậy, ông ta đành chạy về Mạch Thành.

Được Tôn Quyền phái sứ giả đến chiêu hàng, Quan Vũ bày ra kế trá hàng, cắm cờ hiệu và tượng người trên thành rồi chạy về Phòng Lăng với hơn chục quân kỵ.Thực chất, vốn cạn lương thảo, trong khi từ Mạch Thành chạy về Phòng Lăng vốn là đường nhỏ, hành quân không thuận lợi, việc cần kíp trước mắt của Vũ là nhanh chóng rời khỏi vòng vây để bảo toàn tính mạng.

Được Tôn Quyền phái sứ giả đến chiêu hàng, Quan Vũ bày ra kế trá hàng, cắm cờ hiệu và tượng người trên thành rồi chạy về Phòng Lăng với hơn chục quân kỵ.Thực chất, vốn cạn lương thảo, trong khi từ Mạch Thành chạy về Phòng Lăng vốn là đường nhỏ, hành quân không thuận lợi, việc cần kíp trước mắt của Vũ là nhanh chóng rời khỏi vòng vây để bảo toàn tính mạng.

Nhưng địa thế Kinh Châu núi non bao bọc, dễ thủ khó công lúc này lại trở thành chiếc hũ lớn. Phía Bắc quân Tào đóng giữ Tương Dương, phía Đông là Giang Hạ của Ngô, phía Tây từ Giang Lăng đến Di Lăng đã bị Lã Mông khống chế, Tôn Quyền không khó để tính ra được Vũ chỉ còn một đường duy nhất có thể đi là men theo đường nhỏ lên Phòng Lăng, Thượng Dung ở Tây Bắc.

Rốt cuộc, bị Phan Chương, Chu Nhiên chặn đường, Quan Vũ bị bắt và giết chết, thân tại Kinh Châu mà đầu gửi Hứa Xương, di hận mãi ngàn năm.

Mượn dao giết người
Theo Tam quốc chí, lúc Vũ rút khỏi Tương Dương, chư tướng bên Tào cùng bàn kế nhân lúc Vũ nguy cấp mà truy kích. Triệu Nghiễm lại một lần nữa đứng ra phân tích vấn đề.

Ông ta nói Tôn Quyền sỡ dĩ nhún nhường là muốn để Quan Vũ cùng quân Tào tiêu hao lẫn nhau rồi mới ra tay đánh úp hậu phương của Vũ. Nay nếu truy kích Vũ, Quyền sẽ lại có cớ đổ lỗi cho quân Tào mà lại hòa với Thục, đó là kế mượn dao giết người, chi bằng để Vũ sống làm mối họa cho Quyền. Tào Nhân vì thế không truy kích Vũ, không bao lâu sau có sắc lệnh của Tào Tháo dặn không được đuổi bắt Vũ như lời Nghiễm đã nói.

Thực tế, không thể áp dụng kế sách của mình, Tôn Quyền đành phải chiêu hàng Quan Vũ, rốt cuộc chọn cách xử tử ông, chuốc lấy mối thù lớn với nhà Thục.
 

tranthanhkiet

Rìu Chiến Bạc
Former Moderator
'Mọt' Tam quốc (Kỳ 7) - Phong vũ Kinh châu: Cờ sai một nước

Cuộc chiến Tương - Phàn kết thúc. Đông Ngô lấy gọn phần Kinh Châu thuộc Thục, lại khu trừ được Quan Vũ, mãnh tướng số một của Lưu Bị. Tưởng như họ chính là người hưởng lợi nhất từ chiến dịch này…

Nhưng kỳ thực, dù chỉ bảo toàn được lãnh thổ, chính Tào Tháo mới là người được lợi lớn nhất về chung cuộc. Bởi, đó là thời điểm, Tào Ngụy suy yếu nhất kể từ sau trận Xích Bích, trong khi mối đe dọa từ liên minh Thục, Ngô đang lớn dần theo thời gian.

Cục diện “xa luân chiến”

Như đã trình bày, những áp lực liên tiếp về chính trị khiến Tào Tháo phải nghĩ đến việc dời đô khi phòng tuyến Tương - Phàn bị tấn công mạnh. Nhưng không chỉ vậy, sự suy yếu của Tào Ngụy còn đến từ vấn đề quốc lực.

Để lý giải về điều này, cần nhìn lại toàn bộ quá trình từ sau sự kiện Tôn Quyền cho Lưu Bị mượn Giang Lăng:

bieudo.jpg

Thế cục Tam quốc sau chiến dịch Tương Phàn

Năm 213, Tào Tháo đánh Tôn Quyền ở Nhu Tu, Lưu Bị đánh Lưu Chương.

Năm 214, Tào Tháo đánh Tôn Quyền ở Nhu Tu lần hai, Lưu Bị chiếm được đất Xuyên Thục.

Năm 215, Tào Tháo đánh Hán Trung, Tôn Quyền tiến đánh Hợp Phì.

Năm 216, Tào Tháo lại từ Cư Sào tiến đánh Tôn Quyền ở Nhu Tu, Lưu Bị cử Trương Phi, Ngô Lan ra Cố Sơn mưu đánh Hán Trung.

Năm 217-218, Lưu Bị đánh bại Tào Tháo ở Hán Trung.

Năm 219, Quan Vũ tấn công Tương - Phàn.

Không quá khó để nhận ra trong suốt thời gian này hai nhà Tôn - Lưu luôn duy trì một sự phối hợp vô cùng ăn ý: hễ Tào Tháo sang phía Đông đánh Tôn Quyền thì Lưu Bị mở rộng về phía Tây, Tào Tháo sang phía Tây đánh Lưu Bị thì Tôn Quyền tiến công ở phía Đông. Ý đồ của liên minh này quá rõ, hai nhà Ngô, Thục muốn phối hợp theo kiểu “xa luân chiến” khiến cho Tào Ngụy phải kiệt sức.

Và quả thật trong những năm này, Tào Tháo chưa bao giờ giành được thắng lợi trước Tôn - Lưu. Nước Ngụy dù to lớn với tiềm lực vượt trội so với Ngô, Thục, nhưng trường kỳ chinh chiến, kho tàng cũng sắp không thể chịu nổi.

Bởi thế, trong lần cứu viện Tương Phàn đầu tiên, Vu Cấm đem theo 7 cánh quân. Nhưng tiếp sau đó, khi muốn thân chinh cứu viện Tào Nhân, Tào Tháo chỉ có thể huy động được 6 cánh quân. (Do vậy, Hoàn Giai mới khuyên Tháo chỉ tiến quân đến Ma Pha rồi dừng lại để để phô trương thanh thế từ xa). Thêm vào đó, cũng từ những hạn chế về quốc lực, nước cờ hợp tác với Đông Ngô - kẻ thù của Ngụy- được tính tới.

Trong thời khắc đặc biệt ấy, dưới sự khuyên bảo của thuộc hạ, Tào Tháo ý thức rất rõ vấn đề “không có kẻ thù vĩnh viễn” để chuyển sang lôi kéo Đông Ngô. Đáng tiếc, phía Lưu Bị lại thiếu ý thức về mệnh đề “không có đồng minh mãi mãi” nên không lường được sự trở mặt của Đông Ngô và Tôn Quyền.

Bước ngoặt Hợp Phì

Vì sao, Đông Ngô lại bất ngờ có sự trở mặt như vậy?

Do ảnh hưởng của Tam quốc diễn nghĩa quá lớn, hậu thế lầm tưởng rằng Tôn Quyền lúc nào cũng muốn đòi lại Kinh Châu và lấy toàn bộ phần đất của Lưu Bị. Sự thực, vấn đề này đã được giải quyết triệt để sau hiệp ước phân lại Kinh Châu năm 215, khi Ngô toàn quyền quản lý 3 quận Trường Sa, Quế Dương, Giang Hạ. Từ đó trở đi, Tôn Quyền không hề nhắc gì đến việc đòi lại Kinh Châu nữa.

Bởi, với kế hoạch “xoay trục” của Lỗ Túc, Đông Ngô đã nhường lại việc phát triển địa bàn (kèm thêm tấn công Tào Ngụy) ở phía Tây cho Thục. Thay vào đó, học huyển dịch chiến trường sang phía Đông, đánh lên Hợp Phì để mở cửa vào vùng đất màu mỡ vùng Giang Hoài, đồng thời có thể theo sông Hoài tiến vào Hứa Lạc.

Đó là chiến dịch được chuẩn bị vô cùng tỉ mỉ, xuất động hầu hết binh lực và các tướng lĩnh hàng đầu Đông Ngô như Lã Mông, Tưởng Khâm, Cam Ninh, Lăng Thống, Hạ Tề, Phan Chương, Trần Vũ, Tống Khiêm, Từ Thịnh v.v…

Vậy nhưng, dù trong không có nội loạn, ngoài chẳng có chiến sự nhưng trời cao đã không phù hộ Tôn Quyền, khi Đông Ngô phải rút lui sau hơn trăm ngày bao vây cứ điểm này vào năm 215 vì lý do gặp dịch bệnh. (Trong Tam quốc chí, Cam Ninh truyện viết “năm Kiến An thứ hai mươi, theo đi đánh Hợp Phì, đúng lúc có dịch bệnh, quân lữ đều triệt thoái”).

tonquyen.jpeg

Tôn Quyền đã có một nước đi sai lầm khi đánh úp Kinh châu. Ảnh: phim “Tam quốc diễn nghĩa” 2010.

Thất bại ở Hợp Phì đã đưa câu chuyện về một thực tế:với chiến lược “hướng Đông” của Lỗ Túc, Tôn Quyền vẫn chưa được thêm một tấc đất nào. Trong khi đó, kể từ khi mượn Giang Lăng, lãnh thổ của Lưu Bị càng lúc càng rộng, mở ra lần lượt hết Tây Xuyên lại Đông Xuyên.

Điều này thật sự không phải lỗi của Lưu Bị, chỉ có thể trách Tôn Quyền quả thật vận khí không tốt khi đã bỏ lỡ cơ hội đánh hạ Hợp Phì.Nhưng những thế gia đại tộc của Giang Đông lại không thể chấp nhận thực tế này. Điển hình, Lục Tốn, người ủng hộ tấn công Kinh Châu, chính là đại diện của Lục gia, một trong tứ đại gia tộc Cố-Lục-Chu-Trương của Ngô quận.

Thành bại một nước cờ

Sau thất bại tại Hợp Phì, đến lượt Lỗ Túc qua đời. Sự thực, giai đoạn liên minh Tôn - Lưu tốt đẹp và khiến Tào Tháo khốn đốn nhất chính là khi Lỗ Túc còn sống.Nhưng người thay Lỗ Túc là Lã Mông lại nghĩ khác.

Từ lúc Lỗ Túc lên thay Chu Du, Lã Mông đã luôn chủ trương tiến đánh Quan Vũ. Theo Tam quốc chí, khi Tôn Quyền hỏi về việc đánh Hợp Phì, Lã Mông từng trả lời: Vùng Từ Châu (ý chỉ khu vực Lưỡng Hoài, lối vào là Hợp Phì) binh ít có thể đánh được nhưng nơi đó kỵ binh quân Tào dễ dàng cứu viện, dùng 7-8 vạn người cũng không giữ được, chẳng bằng chiếm lấy Trường Giang.

Như thế, vị đô đốc này căn bản không nghĩ xa đến chuyện xây dựng liên minh Tôn Lưu để tranh thiên hạ cùng Tào Tháo mà trước tiên chỉ muốn ôm lấy thiên hiểm Trường Giang, củng cố phòng tuyến để giữ yên một cõi Giang Đông.

Và khi đại diện của thế gia đại tộc Giang Đông là Lục Tốn, đại biểu cho đám thuộc hạ là Lã Mông đều nhất định muốn cướp lại Kinh Châu, Tôn Quyền đã thuận theo ý kiến này, khi Đông Ngô không có một chiến lược gia có tầm nhìn xa trông rộng như Lỗ Túc để phân tích vấn đề và ủng hộ giải pháp tiếp tục xây dựng liên minh Tôn - Lưu.

Nhìn lại trước đây, Lỗ Túc từng khuyên Tôn Quyền cho Lưu Bị mượn Giang Lăng khiến Tào Tháo “sợ hãi đánh rơi bút”. Nếu còn sống,biết đâu, trong thời điểm Quan Vũ tấn công Tương Phàn, Lỗ Túc sẽ khuyên Tôn Quyền cũng tiến binh ra cửa ngõ Hợp Phì.

Nếu vậy, Tào Tháo sẽ phải đứng ngồi không yên đến mức nào? Và nếu cục diện “xa luân chiến” được hai nhà Tôn - Lưu duy trì thêm vài năm nữa cho tới khi Tào Tháo chết, thiên hạ sẽ biến động ra sao?
Không ai biết được câu trả lời, bởi vì Lỗ Túc đã chết, mà Tôn Quyền cũng đã đi sai một nước cờ.

Tham mấy quận Kinh Châu, lựa chọn của người đứng đầu Đông Ngô đã khiến Tào Ngụy có cơ hội thở dốc và vượt qua thời điểm suy yếu nhất, để rồi từ đó dựa vào ưu thế về lãnh thổ và dân số để vượt xa hai nước Ngô, Thục sau này.

Ham ăn quân mà để thất thế, lầm một nước mà hỏng cả ván cờ, những lần Bắc phạt trong vô vọng của cả Thục Hán và Đông Ngô sau này chỉ khiến người ta tiếc hận khôn nguôi về diễn biến của chiến dịch Tương - Phàn.

Hợp Phì chi chiến
Trong Tam quốc diễn nghĩa, ở chiến dịch Hợp Phì, Đông Ngô đại bại vì tài cầm quân lấy ít địch nhiều của Trương Liêu. Thực tế, đây chỉ là trận tập kích khi Đông Ngô triệt thoái vì lý do dịch bệnh.
Trương Liêu đã nhẫn nại và lựa chọn thời cơ cực kỳ chuẩn xác để dồn lực phản công và bao vây đội quân đoạn hậu hơn ngàn người của Đông Ngô, do đích thân Tôn Quyền chỉ huy.
Liều mạng chiến đấu, lại được Hạ Tề mang thuyền tiếp cứu, hầu hết tướng lĩnh Đông Ngô lại an toàn, ngoại trừ toán quân 300 người của Lăng Thống bị tiêu diệt toàn bộ.
 

tranthanhkiet

Rìu Chiến Bạc
Former Moderator
'Mọt' Tam quốc (kỳ 8) - Phong vũ Kinh châu: Tan giấc mộng Long Trung

Sai lầm khiến cho phần đất ở Kinh Châu lọt vào tay Ngô, đó là điều không phải bàn cãi đối với phía Thục. Nhưng rốt cuộc, sai lầm ấy nằm ở đâu?

Có người nói nếu Quan Vũ không đánh Tương - Phàn thì Lã Mông, Lục Tốn sẽ không có cơ hội đánh lấy Giang Lăng. Đây chỉ là kiểu nhận định lấy kết quả để luận nguyên nhân - giống như khi một kiến trúc trong quá trình xây dựng xảy ra sự cố thì kết luận bản thiết kế có vấn đề mà bỏ qua việc công nhân đã thi công ẩu vậy.

Sai lầm trí mạng

Như đã phân tích, Quan Vũ tiến đánh Tương - Phàn không hề sai về mặt chiến lược. Đây không phải là một trận chiến dốc hết vốn. Xuất phát điểm của nó là chiến dịch quấy phá để “tiên phát chế nhân” (và quả thật đã thu được những thành quả nhất định). Có thể thấy điều đó qua việc dù coi thường Lục Tốn, Quan Vũ vẫn để lại rất nhiều lính ở Giang Lăng chưa kể lực lượng từ các cứ điểm khác của Kinh Châu luôn sẵn sàng chi viện.

Nhìn lại, 5 năm trước chiến dịch này, Lã Mông cũng từng mang hai vạn quân sang cướp ba quận Kinh Nam. Khi ấy, Hác Phổ ở Linh Lăng chống cự hơn một tháng mới chịu đầu hàng. So với Linh Lăng, thành Giang Lăng kiên cố hơn nhiều lần. Tào Nhân dựa vào đó mà có thể cầm cự với Chu Du và Lưu Bị hơn một năm.

luubitop.jpg

Với thất bại Kinh Châu, Long Trung sách của Gia Cát Lượng và Lưu Bị đã tan theo mây khói

Chưa kể, suốt gần mười năm ở Kinh Châu, Quan Vũ lại tích cực gia cố thành trì và đích thân bố trí phòng thủ. Dù My Phương không thể so với Tào Nhân nhưng Lã Mông cũng không phải là Chu Du. Chỉ cần lực lượng trấn giữ Giang Lăng kiên thủ, nhất định Quan Vũ có thể kịp về ứng cứu.

Nhưng ngàn tính vạn toán, Quan Vũ cuối cùng lại không lường được việc My Phương và Phó Sĩ Nhân hàng Ngô.

Phương, Nhân hai người đều là khai quốc công thần, đi theo Lưu Bị từ rất sớm. My Phương thậm chí còn là quốc thích, anh vợ của Lưu Bị. Như Tam quốc chí viết, lý do bọn họ hàng Ngô là vì trong giai đoạn đầu hậu cần cung ứng cho đại quân chậm trễ, Vũ vì thế trách phạt họ, nói khi về sẽ trị tội.

Như thế, dù sai lầm khi xem thường Lục Tốn và không thể nhận ra tình hình nguy cấp, nhưng lỗi trí mạng của Quan Vũ nằm ở việc xử lý nhân sự. Chắc chắn, những việc trấn giữ hậu phương, phụ trách hậu cần phải do thân tín của Vũ đảm nhiệm chứ không phải là những người có hiềm khích với ông ta, dù là thân tín của Lưu Bị đi nữa.

Gây hiềm khích với Phương, Nhân nhưng vẫn duy trì vị trí của 2 tướng này ở những cứ điểm quan trọng nhất của mình, đồng thời lại “treo” cái án xử tội khi quay về - đó là một trong những lý do dẫn tới việc My Phương và Phó Sĩ Nhân tạo phản khi Đông Ngô tấn công.

Không kịp trở tay

Đáng nói, việc mất Giang Lăng, Công An quá nhanh là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thất bại nhanh chóng của Quan Vũ và cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến sự bị động từ phía Lưu Bị. Tin tức từ Tương - Phàn phải truyền về Giang Lăng, dọc theo thượng du Trường Giang qua đất Ba rồi mới đến được Thành Đô, quá trình này nhanh thì mười ngày, chậm phải hơn nửa tháng.

Quan Vũ tháng 7 ra quân, Lưu Bị nhận được tin tức đã là cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8. Tháng 8 có tin thắng trận đánh bại Vu Cấm thì tháng 9 Thành Đô mới được biết. Như vậy tin tức cuối cùng mà cao tầng phía Thục nhận được vào khoảng tháng 10 đại khái sẽ là các tin tức Vũ vẫn vây chặt Tương - Phàn, Từ Hoảng phía Ngụy án binh bất động, Lã Mông có bệnh phải về Kiến Nghiệp.

Như thế, rất dễ để lý giải vì sao phía Thục không có bất kỳ động tĩnh gì. Nhưng cũng vào khoảng thời gian này, Đông Ngô đã phát động tấn công. Tháng 11 phía Ngô đã bình định xong Kinh Châu, tháng 12 chém Quan Vũ. Lúc này tàn binh bại tướng từ Kinh Châu chạy thoát mới đưa tin về Thục thì đã quá trễ.

longtrung.jpg

2 hướng tấn công giả định từ Thục theo kịch bản Long Trung sách

Cũng cần nói thêm, ngay từ đầu chiến dịch Tương - Phàn, phía Thục khó có thể chi viện binh mã cho Kinh Châu bởi kho tàng đã trống rỗng sau nhiều năm chinh chiến. Thực tế, sau thất bại của Quan Vũ, các thế lực thân Thục tại Kinh Châu liên tiếp nổi dậy chống Giang Đông, nhưng phía Thục vẫn không thể chi viện cho bọn họ vì tình cảnh “hữu tâm vô lực”. Phải vài năm sau, khi tích trữ đủ quân lương, Lưu Bị mới có thể khởi động chiến dịch Hào Đình.

Nhưng, chắc chắn Lưu Bị và tập đoàn chỉ huy từ Thành Đô không vô can trong thất bại Tương - Phàn. Dù không thể điều động binh mã chi viện, bọn họ hoàn toàn có thể cử một vài đại tướng tới hỗ trợ Quan Vũ - hoặc chí ít là trấn thủ Giang Lăng và xử lý một lượng lớn hàng binh của Vu Cấm được tập trung tại đây. Nếu vậy, việc My Phương không chiến mà hàng rất có thể không xảy ra.

Đáng tiếc phía Thành Đô vẫn chủ quan rằng đây là một trận chiến với mục đích quấy rối, dù Vũ thất lợi cũng có thể dễ dàng trở về Giang Lăng phòng thủ.

Không lường được sự thay đổi trong chính sách của Đông Ngô, hệ thống liên lạc không thông suốt, chủ quan không theo sát để hỗ trợ dẫn đến không kịp trở tay là những trách nhiệm thuộc về Lưu Bị và nội bộ Thục Hán. Trong khi đó Ngô và Ngụy lại ở vị thế khác hẳn với đội ngũ tham mưu luôn nhận định chính xác tình huống và theo dõi thông tin rất kịp thời.

Dở dang “Long Trung sách”

Trong Long Trung sách mà Gia Cát Lượng vạch ra, phía Thục sẽ phát động hai đường phạt Ngụy, một đường phía đông từ Kinh Châu đánh đến Uyển - Lạc, một đường phía tây do Lưu Bị đích thân chỉ huy tiến ra Quan Trung. Có thể thấy nhiệm vụ của cánh quân ở Kinh Châu là nhằm mục đích thu hút chủ lực của địch.

Mất đi phần đất thuộc Kinh Châu, Thục chỉ còn một hướng phạt Ngụy duy nhất là xuất phát từ Hán Trung, theo các đường khác nhau để xuyên qua Tần Lĩnh ở phía tây. Nhưng vận lương xuyên qua Tần Lĩnh thì mười phần đã hao hết bốn, năm phần, tốn kém rất nhiều so với việc vận lương từ Giang Lăng đến Tương Dương vốn có thể sử dụng cả hai đường thủy bộ.

Vì vậy dù Thục được mệnh danh là “vựa thóc của trời” cũng không thể duy trì cho bốn vạn đại quân ở trên đất Ngụy quá lâu. Tư Mã Ý, Đặng Ngải cũng dựa vào điểm này khiến Gia Cát Lượng, Khương Duy bao lần phải uất ức mà lui về.

Mặc dù sau này Ngô - Thục lại một lần nữa ký kết minh ước nhưng đáng buồn, Ngô cũng không thể thay thế Thục thực hiện con đường bắc phạt từ Kinh Châu. Một trong những nguyên nhân dĩ nhiên là lo ngại phía Thục đánh lén, bởi vì bài học làm sao để lấy Kinh Châu chính họ là người hiểu rõ nhất.

Thêm vào đó, phía sau Tương - Phàn chính là khu vực đồng bằng Trung Nguyên, bỏ thuyền lên bộ vốn không phải là ưu thế của thủy quân phương nam. Vì thế Tôn Quyền sau này hay các đời đô đốc của Đông Ngô như Gia Cát Khác, Đinh Phụng hầu hết đều tiến lên phía bắc bằng ngõ Hợp Phì - con đường mà Lã Mông đã bác bỏ.

Do vậy, trong những lần hợp tác với Thục, phía Đông Ngô thường mở chiến dịch ở Hợp Phì. Khoảng cách từ chiến trường Hợp Phì ở phía đông đến chiến trường phía tây quá xa xôi, hai bên không thể hô ứng lẫn nhau so với việc một cánh quân tiến ra Quan Trung và một cánh quân tiến lên từ Kinh Châu.

Không có Kinh Châu, Long Trung sách tan theo mây khói. Những năm tháng sau này của Khổng Minh là nỗ lực tìm kiếm giải pháp thay thế Long Trung sách, để rồi từ đó mở ra cho những tranh cãi chưa bao giờ dứt xung quanh câu chuyện Bắc phạt và đề xuất vượt Tý Ngọ cốc của Ngụy Diên.

Bắc phạt “hậu Quan Vũ”
Năm 227, Tào Duệ mới lên ngôi, "Tướng Ngô là bọn Gia Cát Cẩn, Trương Bá vào cướp bóc ở Tương Dương, Phủ quân Đại tướng quân là Tư Mã Tuyên vương đánh dẹp phá chúng, chém Bá".
Năm 236, Tôn Quyền vây Tân Thành, lệnh Lục Tốn và Gia Cát Cẩn đánh Tương Dương. Tuy niên, Tôn Quyền không hạ được Tân Thành nên phải rút về. Tin tức bại lộ, Lục Tốn và Gia Cát Cẩn vờ muốn đánh Tương Dương, sau đó nhân địch rút vào thành phòng thủ thì hai người cùng lui.
Năm 241, quân Ngô chia làm bốn đường phạt Ngụy, Chu Nhiên vây Phàn Thành bị Tư Mã Ý đánh lui.
Như vậy, trong các chiến dịch này, hướng tấn công Tương - Phàn hầu hết được Đông Ngô sử dụng để quấy phá hoặc nghi binh thu hút chủ lực và không gây ra được uy hiếp đáng kể nào cho Ngụy như thời Quan vũ.
 


Top