Một số lỗi của ổ cứng SSD | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Một số lỗi của ổ cứng SSD

Teplice

Offline
Thành viên BQT
Rất nhiều người dùng ngày nay thích chọn mua máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn có trang bị ổ lưu trữ SSD (Solid State Drive) thay vì ổ cứng truyền thống HDD (Hard Disk Drive). Xét về hiệu quả, ổ SSD nhanh hơn, ổn định hơn và ít tốn điện năng hơn so với HDD.

Tuy nhiên, ổ SSD cũng có một vài khuyết điểm và tuổi thọ của chúng cũng giới hạn. Hầu hết ổ SSD đều được công bố có tuổi thọ từ 5-7 năm nhưng trong một số trường hợp thì sản phẩm có thể nhanh hỏng hơn vì một vài lý do.

Khác với ổ cứng HDD, ổ SSD không trang bị các thành phần cơ học quay bằng motor nên người dùng ổ SSD không thể dựa vào những tiếng động khác thường để “chẩn bệnh” cho thiết bị. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy ổ SSD trong máy tính của bạn có thể sắp bị lỗi.

- Xuất hiện bad block

Giống như trường hợp “bad sector” trên ổ cứng HDD truyền thống, ổ SSD cũng thường gặp tình trạng “bad block” tức là những vùng ô nhớ bị lỗi. Khi đó, hệ thống cố gắng đọc hay lưu một tập tin nhưng tốn nhiều thời gian hơn bình thường và cuối cùng xuất hiện thông báo lỗi.

1.png

- Tập tin không thể đọc/ghi

Thông thường, bad block có thể ảnh hưởng đến tập tin theo 2 cách: hệ thống phát hiện bad block khi ghi dữ liệu do đó sẽ từ chối thao tác ghi hoặc hệ thống phát hiện bad block sau khi dữ liệu được ghi nên từ chối đọc dữ liệu đó.

Trong trường hợp thứ nhất, dữ liệu sẽ không ghi được và quá trình ghi sẽ bị gián đoạn. Hệ thống có thể tự động giải quyết tình trạng này. Nếu không, bạn có thể giải quyết bằng cách lưu tập tin vào nơi khác hay sao chép nó lên đám mây.

Trong trường hợp thứ hai, không may là dữ liệu không ghi được vào ổ đĩa. Bạn có thể thử dùng một số phương pháp khôi phục dữ liệu từ ổ SSD bị hỏng. Bad block là những khối lưu trữ bị hỏng về mặt vật lý nên việc lưu dữ liệu vào đó cũng có nghĩa là dữ liệu sẽ bị mất.

- Hệ thống tập tin cần được sửa chữa

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng gặp thông báo “The File System Needs Repair” xuất hiện trên máy tính Windows hay máy Mac. Đôi khi, tình trạng này xảy ra chỉ bởi vì máy tính bị tắt không đúng cách. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, đó là dấu hiệu cho thấy ổ SSD trong máy tính của bạn bắt đầu xuất hiện những vùng lỗi bad block.

May mắn là cách để khắc phục tình trạng trên rất dễ thực hiện. Các hệ điều hành Windows, Mac và Linux thường tích hợp những công cụ sửa chữa tập tin hệ thống bị gián đoạn. Tùy vào hệ điều hành mà máy tính bạn đang sử dụng, hệ thống sẽ xuất hiện thông báo cho biết nên chạy công cụ nào để sửa chữa.

Trong quá trình thực hiện, một số dữ liệu có thể bị mất đi và việc khôi phục chúng không dễ. Do đó, tốt nhất là bạn nên thường xuyên thực hiện công tác sao lưu dự phòng để ngăn ngừa tình trạng mất dữ liệu nếu có sự cố.

- Thường bị lỗi khi khởi động

Nếu máy tính của bạn thường xuyên bị lỗi khi khởi động, đó cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy ổ SSD có vấn đề. Có thể một số ô nhớ trong ổ bị lỗi bad block, cũng có thể đó là dấu hiệu ổ sắp bị hỏng hoàn toàn về mặt vật lý. Do đó, đây là lúc bạn nên sao lưu toàn bộ dữ liệu.

3.jpg

Để kiểm tra tình trạng sức khỏe ổ SSD, bạn có thể tải và cài đặt các phần mềm Crystal Disk Mark, Smart Reporter hay Hard Disk Sentinel kể trên. Bạn cũng có thể kiểm tra ổ SSD của mình còn hoạt động tốt hay không bằng cách thử định dạng (format) toàn bộ, cài mới lại hệ điều hành và xem tình trạng bị lỗi khi khởi động còn xuất hiện hay không.

- Các tập tin chỉ đọc, không thực hiện được thao tác khác

Ổ SSD có thể gặp tình trạng không cho phép bạn thực hiện bất kỳ thao tác nào trên các tập tin lưu trong đó, chỉ trừ việc mở lên và đọc. May mắn là trong trường hợp này bạn có thể khôi phục dữ liệu bằng cách chép chúng vào ổ cứng gắn ngoài càng sớm càng tốt.

Bạn nên gắn ổ SSD bị lỗi vào một máy tính khác để thực hiện việc sao chép dữ liệu. Điều đó có nghĩa là bạn không nên sử dụng ổ SSD bị lỗi này để khởi động hệ điều hành vì có thể xuất hiện lỗi trong quá trình sao chép. Một lưu ý khác là trước khi bỏ ổ SSD này đi thì bạn nên thực hiện xóa toàn bộ dữ liệu một cách an toàn để không bị rò rỉ thông tin cá nhân.
 

caniquyvnz

Rìu Bạc
thank`s bài viết rất là bổ ích {EMO_039}
 

caduoicakho

Rìu Sắt
Tuổi thọ 5-7 năm thì dùng HDD cho an tâm.
Cái gì cũng có 2 mặt của nó, còn lại phụ thuộc vào ta sử dụng như thế nào. An toàn thì lưu dữ liệu lên HDD, còn mượt mà thì ta xài SSD.
Bạn bè mình có nâng cấp máy, mình thường tư vấn mua thêm 1 ổ SSD để cài đặt Win, ổ cũ thì gắn caddy bay để phục vụ lưu trữ.
Anw, bài viết rất bổ, thanks bạn chủ đã chia sẻ 1 topic rất hữu ích :)
 

dinhchungcm

Rìu Chiến Vàng
Thông tin này xưa rồi!
Ngoại trừ 1 số SSD không chính hãng -
Về cơ bản SSD có độ bền hơn hẳn HDD. Không lý do gì mà các NSX BH SSD thường 5 năm.
Với các SSD Enterprise chấp 3-5 xác HDD cao cấp về độ bền.

Yếu điểm SSD:
1. Dung lượng thấp
2. Giá thành cao
Cả hai yếu điểm này - Thời gian trước 3-4 năm còn hiện hành đã khắc phục được rất nhiều rồi.
Giá SSD đang xích lại phổ thông nhất là SSD 120/250 GB.
Dung lượng SSD đã có bản thương mại 5-10TB.

Cách sử dụng, bảo quản SSD có những điểm cần lưu ý:
-Không sử dụng hết >75% dung lượng SSD (có ý kiến còn cho rằng dành hẳn 1 Unallocated ~1/5 > 1/4 dung lượng)
-Không dùng SSD để lưu trữ file có dung lượng lớn (phim HD chẳng hạn)
-Đặc biệt lưu ý là: Tuổi thọ của SSD phụ thuộc vào số lần ghi - xoá file (số dung lượng chép - xoá file)> Không dùng SSD làm nơi chứa file TEMP, không copy, xoá file nhiều lần, không dùng SSD cài Windows Insider mỗi tuần cập nhật/cài mới 1 build)
-Có thể Tắt tính năng Hibernate, Fast StartUp, Ram ảo....
- Không sử dụng Chống phân mảnh với SSD

Nôm na vậy!
Còn về kỹ thuật SSD thì hoa cả mắt mình không bàn ở đây!
 
Sửa lần cuối:

dinhchungcm

Rìu Chiến Vàng
Bài này cũng lâu rồi, cũng là những kiến thức phổ thông thôi - Mời các bạn tham khảo

Ổ CỨNG SSD LÀ GÌ? SO SÁNH Ổ CỨNG SSD VÀ HDD

Hiện nay, khi nhu cầu sử dụng máy tính càng cao và những người sử dụng máy tính cũng đã rất quen thuộc với các cụm từ như ổ cứng SSD hay HDD. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được ổ cứng SSD là gì, chức năng và phân biệt được sự khác nhau giữa hai loại ổ cứng SSD và HDD.

Ổ cứng SSD là gì?
%E1%BB%94-c%E1%BB%A9ng-SSD-l%C3%A0-g%C3%AC-%E1%BB%94-c%E1%BB%A9ng-SSD-v%C3%A0-HHD-kh%C3%A1c-nhau-nh%C6%B0-th%E1%BA%BF-n%C3%A0o-2.gif

SSD là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Solid-State Drive” là ổ đĩa thể rắn. Ổ cứng SSD thực hiện các công việc cùng chức năng như HDD, nhưng thay vì được phủ 1 lớp từ trên mặt đĩa cứng, các dữ liệu được lưu trữ trên các con Chip bộ nhớ flash kết hợp với nhau và giữ lại dữ liệu ngay cả lúc ổ không được cung cấp điện. Còn HDD là viết tắt của Hard Disk Drive là ổ đĩa cứng hoạt động bằng cơ. Với
HDD, dữ liệu được ghi lên các phiến đĩa (gọi là platter), ví dụ trong ổ đó bạn có 1000 bài nhạc MP3, khi muốn mở một bài nhạc nào đó, đầu từ của ổ sẽ quét lên các phiến đĩa để tìm file MP3 đó, việc này mất một khoảng thời gian (gọi là seek time), nhưng vì seek time này vô cùng nhỏ, chỉ vài giây, nên hầu như chúng ta không nhận thấy sự chậm trễ này. Tuy nhiên, vì cơ chế đó mà với HDD có chứa nhiều dữ liệu, chúng sẽ bị phân mảnh, dẫn tới việc tốc độ truy xuất bị giảm sút (giống như ta mất thời gian lựa chọn 1 chiếc túi trong cửa hàng), và cũng vì giới hạn trong công nghệ sản xuất mà HDD ngày nay chỉ tăng về dung lượng là chủ yếu chứ tiến rất chậm về tốc độ.

Cách kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD?
%E1%BB%94-c%E1%BB%A9ng-SSD-l%C3%A0-g%C3%AC-%E1%BB%94-c%E1%BB%A9ng-SSD-v%C3%A0-HHD-kh%C3%A1c-nhau-nh%C6%B0-th%E1%BA%BF-n%C3%A0o-1.gif

Đối với SSD thì việc di chuyển các file có dung lượng lớn và nhỏ đều rất nhanh như file iso, exp.. các file dung lượng nhỏ như doc, excel, dll…
Ổ cứng được sử dụng nhiều nhất rộng rãi nhất trên các máy chủ hiện nay là ổ cứng HDD với giá thành hợp lý không quá cao mà dung lượng lưu trữ rất lớn. Dạng ổ đĩa cứng HDD này, sử dụng đĩa từ để lưu trữ dữ liệu, máy sẽ truy cập dữ liệu bằng cách dùng đầu đọc chạy trên mặt đĩa xoay quanh trục.
Thế hệ ổ cứng tiên tiến mới là ổ cứng SSD khác biệt hoàn toàn về thiết kế cũng như cách thức hoạt động so với HDD. Do ở trạng thái rắn vậy nên SSD hoạt động rất mượt và êm, chống sốc tối đa và ổn định, những ưu điểm mà trên HDD không có.

Ưu nhược điểm của SSD và HDD là gì?
o-cung-ssd-la-gi-o-cung-ssd-va-hhd-khac-nhau-nhu-the-nao-4.gif

Như đã biết công dụng của cả hai loại này đều dùng để lưu trữ dữ liệu. Nhưng mỗi loại ổ cứng sẽ mang cho mình những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Giá: SSD giá thành đắt hơn rất nhiều so với HDD. VD: 1 ổ đĩa HDD với dung lượng 1TB bạn chỉ mất khoảng 1tr VNĐ nhưng với ổ cứng SSD 1TB sẽ là 10tr VNĐ, gấp 10 lần.
Hiệu suất và sự thông dụng: SSD ổn định hơn so với HDD rất nhiều. Bên cạnh đó là SSD có khả năng chống sốc cực tốt so với HDD. Tuy nhiên, HDD vẫn được sử dụng thông dụng hơn vì giá rẻ và dung lượng lớn.
Tốc độ: là ưu điểm tuyệt đối của SSD khi so sánh với HDD. SSD chỉ mất vài giây để có thể khởi động máy tính thì HDD mất đến 1 phút hoặc nhiều hơn, tốc độ này cũng đúng trong các chương trình trên máy, chơi game hay sử dụng đồ họa.
Độ bền: Độ bền của SSD hơn hẳn so với HDD do cấu tạo vật lý của SSD là cố định. Còn HDD sẽ phải hoạt động liên tục trục quay và đĩa từ.
Tiếng ồn: HDD sẽ khá rung và có tiếng ồn khi lưu/xuất dữ liệu, ổ HDD thế hệ mới sẽ giảm được một phần về tiếng ồn. Trong khi đó, ổ cứng SSD hoạt động cực kì mượt và yên lặng.
Sự phân mảnh dữ liệu: do cấu trúc là mặt đĩa hình tròn, vì thế dữ liệu lớn và tập trung sẽ dễ lưu và truy cập hơn trên HDD, nếu dữ liệu nhỏ lẻ sẽ dễ bị phân mảnh và mất thời gian hơn (ổ đĩa quay), điều này không xuất hiện trên SSD do cấu trúc các chip nhớ rời và dữ liệu được phân vùng trên đó.
Hình thức: SSD được đánh giá cao về hình thức cũng như sự linh hoạt trong thiết kế hơn nhiều so với HDD (bắt buộc là đĩa từ và phải có một trục xoay).

Nên sử dụng ổ cứng SSD ở trường hợp nào?
Ổ cứng SSD thích hợp với tất cả mọi đối tượng sử dụng, đặc biệt là những đối tượng sử dụng dịch vụ yêu cầu sự đọc ghi (in/ out) lớn của ổ cứng.
Do sự chênh lệch về chi phí khá lớn cũng như giới hạn về dung lượng lưu trữ của SSD khá khiêm tốn (SSD có 2 dung lượng phổ biến hiện nay thường sử dụng cho server là 120GB và 240GB). Phong Vũ khuyến nghị những trường hợp khách hàng nên sử dụng SSD để lưu trữ dữ liệu như khách hàng dùng để lưu trữ và truy xuất cơ sở dữ liệu (database), khách hàng lưu trữ các dịch vụ file dung lượng vừa phải và yêu cầu truy cập thường xuyên…
Theo Phong Vũ​
 


Top