Microsoft ra mắt phiên bản Windows mới, tên gọi chính thức là Windows 11 và yêu cầu cấu hình phần cứng tương thích | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Microsoft ra mắt phiên bản Windows mới, tên gọi chính thức là Windows 11 và yêu cầu cấu hình phần cứng tương thích

tiendatnlb


Junior Moderator
Thành viên BQT
Vào lúc 22h ngày 24 tháng 6 năm 2021 (giờ Hà Nội), Microsoft đã tổ chức sự kiện trực tuyến giới thiệu phiên bản Windows mới, xác nhận chính thức tên gọi là Windows 11.
Gã khổng lồ phần mềm cho biết người dùng Windows 10 sẽ được nâng cấp miễn phí lên Windows 11 vào cuối năm nay và khuyên người dùng chuẩn bị sẵn phần cứng thiết bị để sẵn sàng nâng cấp khi bản cập nhật có sẵn.

Yêu cầu về phần cứng/thông số kỹ thuật tối thiểu​

Đây là các yêu cầu cơ bản để cài đặt Windows 11 trên PC. Nếu thiết bị của bạn không đáp ứng các yêu cầu này, thì bạn có thể không cài đặt được Windows 11 trên thiết bị và nên cân nhắc mua PC mới. Nếu không chắc chắn liệu PC của bạn có đáp ứng các yêu cầu này hay không, bạn có thể kiểm tra với Nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) của PC hoặc nếu thiết bị của bạn đã chạy Windows 10, bạn có thể dùng ứng dụng Kiểm tra tình trạng PC để đánh giá tính tương thích.
Bộ xử lý:1 gigahertz (GHz) hoặc tốc độ cao hơn nhờ 2 lõi trở lên trên bộ xử lý 64 bit tương thích hoặc Hệ thống trên Chip (SoC)
RAM:4 gigabyte (GB)
Dung lượng lưu trữ:Thiết bị dung lượng lưu trữ 64 GB trở lên
Lưu ý: Xem bên dưới trong phần “Thông tin thêm về dung lượng lưu trữ để luôn cập nhật Windows 11” để biết thêm thông tin chi tiết.
Vi chương trình hệ thống:UEFI, hỗ trợ Khởi động an toàn
TPM:Mô-đun nền tảng tin cậy (TPM) phiên bản 2.0
Card đồ họa:Tương thích với DirectX 12 trở lên có trình điều khiển WDDM 2.0
Màn hình hiển thị:Màn hình độ phân giải cao (720p) lớn hơn 9” theo đường chéo, 8 bit mỗi kênh màu
Tài khoản Microsoft và kết nối Internet:Phiên bản Windows 11 Home yêu cầu kết nối Internet và tài khoản Microsoft để hoàn tất quy trình thiết lập thiết bị vào lần sử dụng đầu tiên.
Việc chuyển thiết bị ra khỏi Windows 11 Home ở S mode cũng yêu cầu kết nối Internet. Tìm hiểu thêm về S mode tại đây.
Đối với tất cả các phiên bản Windows 11, cần phải truy cập Internet để thực hiện cập nhật và tải xuống cũng như tận dụng một số tính năng.

Yêu cầu về tính năng cụ thể dành cho Windows 11:​

Một số tính năng trong Windows 11 cần thêm các yêu cầu ngoài các yêu cầu liệt kê ở trên trong phần các yêu cầu tối thiểu. Dưới đây là một số thông tin bổ sung liên quan đến các yêu cầu của các tính năng chính:
  • Chế độ hỗ trợ 5G yêu cầu modem hỗ trợ 5G.
  • Auto HDR yêu cầu màn hình HDR.
  • BitLocker to Go yêu cầu ổ đĩa flash USB (có trong Windows Pro và các phiên bản cao hơn).
  • Client Hyper-V yêu cầu bộ xử lý có khả năng dịch địa chỉ cấp 2 (SLAT) (có trên Windows Pro và các phiên bản cao hơn).
  • Cortana yêu cầu micrô, loa và hiện có trên Windows 11 dành cho Úc, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Mexico, Tây Ban Nha, Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ.
  • DirectStorage yêu cầu SSD NVMe 1 TB trở lên để lưu trữ và chạy các trò chơi dùng trình điều khiển "Standard NVM Express Controller" và GPU DirectX 12 Ultimate.
  • DirectX 12 Ultimate sử dụng được với chip đồ họa và các trò chơi được hỗ trợ.
  • Tính năng hiện diện yêu cầu cảm biến có thể phát hiện khoảng cách giữa con người và thiết bị hoặc ý định tương tác với thiết bị.
  • Hội nghị truyền hình thông minh yêu cầu camera quay video, micrô và loa (đầu ra âm thanh).
  • Multiple Voice Assistant (MVA) yêu cầu micrô và loa.
  • Xem nhanh bố cục 3 cột yêu cầu màn hình 1920 điểm ảnh hữu dụng hoặc độ rộng lớn hơn.
  • Tắt tiếng/Bật tiếng trên Thanh tác vụ yêu cầu camera quay video, micrô và loa (đầu ra âm thanh). Ứng dụng phải tương thích với tính năng để bật tiếng/tắt tiếng toàn bộ.
  • Âm thanh không gian yêu cầu phần mềm và phần cứng hỗ trợ.
  • Teams yêu cầu camera quay video, micrô và loa (đầu ra âm thanh).
  • Tính năng Cảm ứng yêu cầu màn hình hoặc màn hình hỗ trợ cảm ứng đa điểm.
  • Xác thực 2 bước yêu cầu sử dụng mã PIN, thiết bị sinh trắc (đầu đọc dấu tay hoặc máy ảnh hồng ngoại phản quang) hoặc điện thoại có chức năng kết nối Wi-Fi hoặc Bluetooth.
  • Nhập văn bản bằng giọng nói yêu cầu PC có micrô.
  • Đánh thức bằng giọng nói yêu cầu micrô và mô hình nguồn chế độ Chờ hiện đại.
  • Wi-Fi 6E yêu cầu trình điều khiển và phần cứng WLAN IHV mới cũng như bộ định tuyến/AP hỗ trợ Wi-Fi 6E.
  • Windows Hello yêu cầu camera được định cấu hình cho hình ảnh cận hồng ngoại (IR) hoặc đầu đọc dấu tay dành cho xác thực sinh trắc. Thiết bị không có cảm biến sinh trắc có thể sử dụng Windows Hello bằng một mã PIN hoặc khóa bảo mật di động tương thích của Microsoft.
  • Windows Projection yêu cầu bộ điều hợp hiển thị hỗ trợ Windows Display Driver Model (WDDM) 2.0 và bộ điều hợp Wi-Fi hỗ trợ Wi-Fi Direct.
  • Xbox (ứng dụng) yêu cầu tài khoản Xbox Live, không sử dụng được ở tất cả các khu vực. Xem phần Khu vực và quốc gia sử dụng được Xbox Live để biết thông tin cập nhật nhất về phạm vi cung cấp. Một số tính năng trong ứng dụng Xbox yêu cầu gói đăng ký Xbox Game Pass đang hoạt động. Tìm hiểu thêm về thẻ.

Các tính năng không khuyên dùng và bị xóa:​

Khi nâng cấp Windows 10 lên Windows 11 hoặc khi cài đặt bản cập nhật lên Windows 11, một số tính năng có thể không dùng được hoặc bị xóa. Vui lòng xem bên dưới để biết thông tin về một số tính năng chính bị ảnh hưởng:
  • Cortana sẽ không còn có trong trải nghiệm khởi động đầu tiên hoặc không được ghim vào Thanh tác vụ.
  • Màn hình nền máy tính không thể được chuyển đến hoặc chuyển khỏi thiết bị khi đăng nhập bằng tài khoản Microsoft.
  • Internet Explorer đã bị vô hiệu hóa. Microsoft Edge là trình duyệt thay thế được khuyên dùng và bao gồm Chế độ IE, có thể hữu ích trong một số trường hợp.
  • Bảng nhập liệu toán học đã bị xóa. Trình nhận dạng toán học sẽ cài đặt theo nhu cầu và bao gồm trình nhận dạng cũng như tính năng điều khiển nhập liệu toán học. Sự thay đổi này không ảnh hưởng đến khả năng viết công thức toán học trong các ứng dụng như OneNote.
  • Tin tức & Mục quan tâm trong Thanh tác vụ đã bị xóa. Các tiện ích sẽ cung cấp chức năng có thể được sử dụng thay thế.
  • Trạng thái nhanh từ Màn hình khóa và các cài đặt liên quan bị xóa.
  • S mode hiện chỉ có trên phiên bản Windows 11 Home.
  • Skype MeetNow được thay bằng Chat.
  • Công cụ cắt vẫn có nhưng thiết kế và chức năng cũ trong phiên bản Windows 10 đã được thay thế bằng phiên bản của ứng dụng trước đây là Cắt & Phác thảo.
  • Bắt đầu đã thay đổi đáng kể trên Windows 11 bao gồm cả các tính năng chính không khuyên dùng và bị xóa sau:
    • Các nhóm và thư mục có tên của ứng dụng không còn được hỗ trợ và bố cục hiện không thay đổi kích thước được.
    • Các trang web và ứng dụng đã ghim sẽ không di chuyển khi nâng cấp từ Windows 10.
    • Ô cập nhật động không còn sử dụng được. Đối với nội dung động, có thể xem lướt qua, hãy xem tính năng mới Tiện ích.
  • Chế độ máy tính bảng đã bị xóa và chức năng cũng như tính năng mới được đưa vào dành cho cử chỉ lắp và tháo bàn phím.
  • Thanh tác vụchức năng bị thay đổi bao gồm:
    • Mọi người không còn hiển thị trên Thanhác vụ.
    • Một số biểu tượng có thể không còn xuất hiện trong Khay hệ thống (systray) của các thiết bị nâng cấp, kể cả các tùy chỉnh trước.
    • Căn chỉnh tới cuối màn hình là vị trí duy nhất được phép.
    • Các ứng dụng có thể không còn tùy chỉnh các khu vực của Thanh tác vụ.
  • Dòng thời gian đã bị xóa. Một số chức năng tương tự cũng có trong Microsoft Edge.
  • Bàn phím cảm ứng sẽ không còn gắn và gỡ bố cục bàn phím trên màn hình có kích thước 18 inch trở lên.
  • đã bị xóa.
Các ứng dụng sau sẽ không bị xóa khi nâng cấp nhưng sẽ không còn được cài đặt trên các thiết bị mới khi cài đặt sạch trên Windows 11. Các ứng dụng này hiện có để tải xuống từ Cửa hàng:

Các phiên bản ngôn ngữ:​

Các ngôn ngữ bản địa hóa đầy đủ cho Windows 11 gồm: Tiếng Ả Rập (Ả rập Xê-út), Tiếng Bulgaria (Bulgaria), Tiếng Trung (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), Tiếng Trung (Đài Loan), Tiếng Croatia (Croatia), Tiếng Séc (Cộng hòa Séc), Tiếng Đan Mạch (Đan Mạch), Tiếng Hà Lan (Hà Lan), Tiếng Anh (Vương quốc Anh), Tiếng Anh (Hoa Kỳ), Tiếng Estonia (Estonia), Tiếng Phần Lan (Phần Lan), Tiếng Pháp (Pháp), Tiếng Pháp (Canada), Tiếng Đức (Đức), Tiếng Hy Lạp (Hy Lạp), Tiếng Do Thái (Israel), Tiếng Hungary (Hungary), Tiếng Ý (Italy), Tiếng Nhật (Nhật Bản), Tiếng Hàn (Hàn Quốc), Tiếng Latvia (Latvia), Tiếng Litva (Litva), Tiếng Na Uy, Bokmål (Na Uy), Tiếng Ba Lan (Ba Lan), Tiếng Bồ Đào Nha (Brazil), Tiếng Bồ Đào Nha (Bồ Đào Nha), Tiếng Romania (Romania), Tiếng Nga (Nga), Tiếng Serbia (Latinh, Serbia), Tiếng Slovak (Slovakia), Tiếng Slovenia (Slovenia), Tiếng Tây Ban Nha (Tây Ban Nha), Tiếng Tây Ban Nha (Mexico), Tiếng Thụy Điển (Thụy Điển), Tiếng Thái (Thái Lan), Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ (Thổ Nhĩ Kỳ), Tiếng Ukraina (Ukraina).
Các ngôn ngữ bổ sung hiện có dưới dạng Gói giao diện ngôn ngữ
Nguồn: microsoft.com/vi-vn/windows/windows-11
 

Hamano Kaito

Moderator
Trên là thông tin , nhưng vẫn chạy legacy ko có gì là ko được
=======
Trong iso của w11 nó có thêm sự kiểm tra của secure boot và Trusted platform module (TPM 2.0 )
Như vậy chúng ta ko cần dùng cả ISO mà chỉ cần cái install.wim thì cài vô tư
Nếu những máy từng xài Win 10 32b ko có 2 yêu cầu bên trên. Vậy thì nâng cấp kiểu gì bác !?
Và có 1 số máy chạy 64b nhưng ko có 1 trong 2 yêu cầu bên trên vậy thì nâng cấp kiểu gì bác !?
Mình ko phải hỏi hóc búa, hỏi điểu, hỏi thách.......bác. Mà là nhiều A/C/E cũng có cùng câu hỏi như vầy
Vì khi cài mới nó sẽ khác với Nâng Cấp lên từ Win 10 đến 11. Ko đạt yêu cầu sẽ ko được nâng cấp
Ở đây là "Nâng Cấp" lên. Chứ ko phải "cài đè" từ file ISO hoặc là "Cài Mới". Nó khác hoàn toàn
-----
Mic giống như "Ép" người dùng phải mua máy mới vậy
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Nếu những máy từng xài Win 10 32b ko có 2 yêu cầu bên trên. Vậy thì nâng cấp kiểu gì bác !?
Và có 1 số máy chạy 64b nhưng ko có 1 trong 2 yêu cầu bên trên vậy thì nâng cấp kiểu gì bác !?
Mình ko phải hỏi hóc búa, hỏi điểu, hỏi thách.......bác. Mà là nhiều A/C/E cũng có cùng câu hỏi như vầy
Vì khi cài mới nó sẽ khác với Nâng Cấp lên từ Win 10 đến 11. Ko đạt yêu cầu sẽ ko được nâng cấp
Ở đây là "Nâng Cấp" lên. Chứ ko phải "cài đè" từ file ISO hoặc là "Cài Mới". Nó khác hoàn toàn
-----
Mic giống như "Ép" người dùng phải mua máy mới vậy
Lâu dài thì ko biết sao , nhưng hiện tại mod file instal,wim vào bộ cài win10 chạy setup win10 cài xong thì là win11 .
 

Hamano Kaito

Moderator
Lâu dài thì ko biết sao , nhưng hiện tại mod file instal,wim vào bộ cài win10 chạy setup win10 cài xong thì là win11 .
Đó là cài đè vào rồi bác. Ý mình là Nâng Cấp từ Windows Update kìa bác (tuy cũng na ná nhau nhưng 1 bên thì phải chỉnh chọt và một bên thì ko chỉnh gì hết). Câu bên trên của mình nó hàm ý hết rồi bác
--
Hiểu IT hoặc vọc vạch thì còn làm vậy được. Chứ gặp người dùng phổ thông thì sao làm được
Với ý nữa là Update từ nguồn "GỐC" sẽ "ỔN" hơn là chỉnh sửa lại từ 1 file ISO.
Mình là mình chờ bản cài đặt từ Update của Windows hoặc file tải từ Mic chứ ko chơi nguồn thứ 3 nữa.
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Đó là cài đè vào rồi bác. Ý mình là Nâng Cấp từ Windows Update kìa bác (tuy cũng na ná nhau nhưng 1 bên thì phải chỉnh chọt và một bên thì ko chỉnh gì hết). Câu bên trên của mình nó hàm ý hết rồi bác
--
Hiểu IT hoặc vọc vạch thì còn làm vậy được. Chứ gặp người dùng phổ thông thì sao làm được
Với ý nữa là Update từ nguồn "GỐC" sẽ "ỔN" hơn là chỉnh sửa lại từ 1 file ISO.
Mình là mình chờ bản cài đặt từ Update của Windows hoặc file tải từ Mic chứ ko chơi nguồn thứ 3 nữa.
Thay install.wim thì cũng có thể update ofline
 

Hamano Kaito

Moderator
Thay install.wim thì cũng có thể update ofline
Vậy file đó bác lấy từ đâu !? Nguồn của Update tải xuống hay là nguồn thứ 3
Nguồn của Update tải xuống thì OK
Còn nguồn của thứ 3 thì mình ko thích ! Mình để ý rồi lấy nguồn thứ 3 về xài thời gian là Win bị lỗi
Thực sự ko biết do xuôi rũi thế nào nhưng bị vài lần rồi. Giờ hiện tại đang xài bản PRO tải từ trang MIC thì thấy ổn, ko bị lỗi gì hết
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Vậy file đó bác lấy từ đâu !? Nguồn của Update tải xuống hay là nguồn thứ 3
Nguồn của Update tải xuống thì OK
Còn nguồn của thứ 3 thì mình ko thích ! Mình để ý rồi lấy nguồn thứ 3 về xài thời gian là Win bị lỗi
Thực sự ko biết do xuôi rũi thế nào nhưng bị vài lần rồi. Giờ hiện tại đang xài bản PRO tải từ trang MIC thì thấy ổn, ko bị lỗi gì hết
Vừa rồi bản rò rỉ , đã có vài post nói về cách thay install.wim rồi bạn . Ko biết sau khi ra bản công khai thì còn dùng được hay ko thì chưa rõ

Dù là bản rò rỉ , nhưng dùng cảm thấy rất ưng ý
 

dinhchungcm

Rìu Chiến Vàng
Nếu những máy từng xài Win 10 32b ko có 2 yêu cầu bên trên. Vậy thì nâng cấp kiểu gì bác !?
Và có 1 số máy chạy 64b nhưng ko có 1 trong 2 yêu cầu bên trên vậy thì nâng cấp kiểu gì bác !?
Mình ko phải hỏi hóc búa, hỏi điểu, hỏi thách.......bác. Mà là nhiều A/C/E cũng có cùng câu hỏi như vầy
Vì khi cài mới nó sẽ khác với Nâng Cấp lên từ Win 10 đến 11. Ko đạt yêu cầu sẽ ko được nâng cấp
Ở đây là "Nâng Cấp" lên. Chứ ko phải "cài đè" từ file ISO hoặc là "Cài Mới". Nó khác hoàn toàn
-----
Mic giống như "Ép" người dùng phải mua máy mới vậy
Không hiểu có "trùng khớp ý với bé" không:
 

Nhanchu

Rìu Chiến Bạc Chấm
Đó là cài đè vào rồi bác. Ý mình là Nâng Cấp từ Windows Update kìa bác (tuy cũng na ná nhau nhưng 1 bên thì phải chỉnh chọt và một bên thì ko chỉnh gì hết). Câu bên trên của mình nó hàm ý hết rồi bác
--
Hiểu IT hoặc vọc vạch thì còn làm vậy được. Chứ gặp người dùng phổ thông thì sao làm được
Với ý nữa là Update từ nguồn "GỐC" sẽ "ỔN" hơn là chỉnh sửa lại từ 1 file ISO.
Mình là mình chờ bản cài đặt từ Update của Windows hoặc file tải từ Mic chứ ko chơi nguồn thứ 3 nữa.
Vậy thì MOD phải đợi đến cuối thu mới có rồi!
 

Hamano Kaito

Moderator
Vậy thì MOD phải đợi đến cuối thu mới có rồi!
Hì ! Nếu như ko cho lên bằng Update thì đành chịu thôi bác {byebye}
-----------
Không hiểu có "trùng khớp ý với bé" không:
Chưa trùng khớp ý của "bé" lắm {smile}
 

tiendatnlb


Junior Moderator
Thành viên BQT
Nếu những máy từng xài Win 10 32b ko có 2 yêu cầu bên trên. Vậy thì nâng cấp kiểu gì bác !?
Và có 1 số máy chạy 64b nhưng ko có 1 trong 2 yêu cầu bên trên vậy thì nâng cấp kiểu gì bác !?
Mình ko phải hỏi hóc búa, hỏi điểu, hỏi thách.......bác. Mà là nhiều A/C/E cũng có cùng câu hỏi như vầy
Vì khi cài mới nó sẽ khác với Nâng Cấp lên từ Win 10 đến 11. Ko đạt yêu cầu sẽ ko được nâng cấp
Ở đây là "Nâng Cấp" lên. Chứ ko phải "cài đè" từ file ISO hoặc là "Cài Mới". Nó khác hoàn toàn
-----
Mic giống như "Ép" người dùng phải mua máy mới vậy
Bạn nói đúng! Tôi cứ đinh ninh con Dell Latitude E7280 của mình sẽ chạy Windows 11 ngon lành.
Win11 2.jpg

Vậy mà con trai tôi vừa dùng WindowsPCHealthCheck của Microsoft để kiểm tra thì nó báo không chạy được Windows 11.
Win11 1.jpg

Win11 3.jpg

Mới nhìn qua thì cấu hình tôi nghĩ là ổn, đáp ứng được cấu hình tối thiểu chứ nhỉ!
Tôi cũng đã kiểm tra BIOS có TPM 2.0, chuyển Secure Boot sang chế độ Enable, nhưng vẫn không được
Win11 4.jpg

Win11 5.jpg

Đúng là có vẻ như Microsoft ép người dùng phải mua máy tính mới nếu muốn sử dụng Windows 11.
 
Sửa lần cuối:

tiendatnlb


Junior Moderator
Thành viên BQT

secpol

Rìu Chiến Bạc
Bạn tải WindowsPCHealthCheckSetup ở ĐÂY về máy rồi chạy để kiểm tra PC của mình nhé! Như trên tôi đã nói, máy của tôi có vẻ đáp ứng đủ cấu hình để chạy Windows 11, mà khi kiểm tra vẫn nhận được kết quả là "PC này không chạy được Windows 11" đó thôi.
Hiện giờ thằng MS nó vẫn còn nhập nhằng cái vụ check này. Mình chưa test trên máy thật này bởi vì công việc nên cần sự ổn định. Nhưng nếu cài thì sẽ vẫn cài được:

check-config-2.png


Một nguồn thông tin khác về vụ này:

Tuy nhiên, trên trang nội bộ của mình, Micrososft lại chia cấu hình tối thiểu để cài đặt Windows 11 ra làm 2 tầng là Hard Floor và Soft Floor. Những thiết bị không đáp ứng Hard Floor sẽ không thể cài đặt, cập nhật lên Windows 11. Trong khi đó, những máy tính không đáp ứng Soft Floor sẽ nhận được khuyến cáo không nên cài đặt, cập nhật nhưng vẫn có thể cài đặt, cập nhật bình thường.

Trong phần Hard Floor, yêu cầu để cài đặt được Windows 11 chỉ là có tính năng TMP 1.2 kết hợp với SecureBootCapable mà thôi. Yêu cầu TPM 2.0 nằm trong phần Soft Floor.

Có vẻ như công cụ Windows PC Health Check kiểm tra máy tính của người dùng theo tiêu chuẩn TPM 2.0 và thông báo sai lệch cho người dùng. Điều này khiến rất nhiều người phàn nàn rằng dù sở hữu máy tính cấu hình khủng nhưng vẫn không đủ điều kiện cài đặt Windows 11. Thậm chí, có người còn cài đặt thành công Windows 11 (bản dev) nhưng khi chạy Windows PC Health Check vẫn nhận được thông báo "Không thể chạy Windows 11".
Máy mình bên trên là TPM đang được active trong BIOS nhưng secure boot đang tắt.
 


Top