Microsoft nới lỏng, CPU không đủ điều kiện vẫn nâng cấp lên Windows 11 thành công

VNZ-NEWS
Vn-Z.vn Ngày 20 tháng 01 năm 2024, Theo trang công nghệ Borncity, gần đây xuất hiện một số phản hồi cho thấy trong "môi trường doanh nghiệp", các thiết bị PC trang bị CPU không đủ điều kiện nâng cấp lên Windows 11 thực sự có thể được nâng cấp lên hệ điều hành này.

Thông tin được Netizen Markus, anh này chịu trách nhiệm quản lý máy tính trong khuôn viên trường đại học, trong đó có một số máy của thương hiệu Dell và HP được trang bị bộ vi xử lý Intel Core i5-7500T và hệ thống Windows 10 cũng đã được nâng cấp lên Windows 11.



Microsoft-noi-long-Windows-11.webp


Về lý thuyết, Hệ thống trang bị Core i5-7500T không đáp ứng yêu cầu CPU để nâng cấp lên hệ thống Windows 11, nhưng cuối cùng người ta đã cài đặt và nâng cấp thành công lên bản cập nhật Windows 11 23H2.

Windows-11-on-Core-i5.webp


Markus cho biết:

Làm sao điều này có thể xảy ra ? Mặc dù người dùng có thể lách yêu cầu cấu hình với hệ điều hành Windows 11 bằng cách như sửa đổi registry , nhưng ở đây tôi không tắt chức năng kiểm tra phần cứng, và tôi có thể cài đặt Windows 11 23H2 Enterprise trên các thiết bị của Lenovo và HP mà không gặp vấn đề nào cả.

Markus sau đó đã đăng ảnh chụp màn hình cho thấy một hệ thống có bộ xử lý Intel Core i5-6600T đang chạy hệ điều hành Windows 11 23H2.

Windows-11-on-i6-6600T.webp


Hình ảnh bên dưới hiển thị các tùy chọn cài đặt Windows 11 trong sổ Registry với các mục sau:
Mã:
Windows Registry Editor Version 5.00

[HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\Setup\MoSetup]
"AllowUpgradesWithUnsupportedTPMOrCPU"=dword:00000001


Windows-11-Registry.webp



Hình trên vẫn hiển thị các tùy chọn thiết lập Windows 11 trong sổ đăng ký. Các mục như : trình chỉnh sửa Sổ đăng ký Windows Phiên bản 5.00 để buộc Windows 11 Setup thực hiện cài đặt cho các CPU không được hỗ trợ không được sử dụng theo Markus. Tuy nhiên, Windows 11 23H2 đã được cài đặt trên máy. Có ai có thể hiểu được điều này không?​
 
Trả lời

Long Sao

Rìu Bạc Đôi
Nói chung là làm mồi thôi. Vì ép quá không được nên phải thôi không đủ tiêu chuẩn thì đặc cách cho lên cũng được.
 

5Characters

Rìu Sắt
Mình thấy windows 11 ngon mà, với lại cái này là vấn đề thời gian, cứ phần cứng mới ra kèm windows 11 thì kiểu gì chả phổ biến :| Giờ mua máy mặc định đã là win11 rồi, phần cứng cũ chỉ là vớt vát thôi. Nhớ con laptop v-nitro của mình hồi đó đời 6th, cố gắng cài win7 rồi thiếu driver audio, muốn khóc luôn, thử mọi cách đều không cứu được, buộc phải xài win10 :|
 

Luudanxi

Rìu Chiến Chấm
Thế giới người dùng PC có 2 loại một nghĩ rằng chọn dùng OS nào giống như "đi ăn cỗ" và loại còn lại nghĩ giống như "lội nước"
 
Sửa lần cuối:

haxoma

Rìu Vàng Đôi
microsoft fix vụ này lại liền. chức năng cài windows 11 phần cứng không trợ là chức năng lỗi. sắp có windows 12 mà windows 11 thế này người dùng dễ đổi sân xài OS khác.
 

anhtuan1967

Rìu Chiến Chấm
Cũng hôm qua, mình có 1 PC chạy con i3 đời Tống đang từ windows 11 22h2 không thể nâng cấp lên 23h2 qua update do MS thông báo 2 lỗi: Không có TPM và phần cứng CPU không đạt được điều kiện lên 23h2. Thế là phải cài sạch để lên 23h2. Rất may không có vấn đề gì khi lên 23H2. Máy lên vẫn chạy nhanh và dung lượng fullsofts ổ C vẫn chỉ 28.5GB.
 

Luudanxi

Rìu Chiến Chấm
Cũng hôm qua, mình có 1 PC chạy con i3 đời Tống đang từ windows 11 22h2 không thể nâng cấp lên 23h2 qua update do MS thông báo 2 lỗi: Không có TPM và phần cứng CPU không đạt được điều kiện lên 23h2. Thế là phải cài sạch để lên 23h2. Rất may không có vấn đề gì khi lên 23H2. Máy lên vẫn chạy nhanh và dung lượng fullsofts ổ C vẫn chỉ 28.5GB.
Sao xếp không xài cái "Win NTSetup 5.3.3" này... đời "Tống lê chân" cũng lên tuốt luốt.
 

anhtuan1967

Rìu Chiến Chấm
Sao xếp không xài cái "Win NTSetup 5.3.3" này... đời "Tống lê chân" cũng lên tuốt luốt.
Thưa bác, cài bằng Win NTSetup đúng chuẩn thì phải tạo thêm các phân vùng đi kèm hơi mất chút thời gian nên tôi hay dùng cách sau: Vào WinPE (ví dụ anh@dv, NHV,...), deleted các phân vùng cài win- thường có 4 phân vùng tất cả và cài luôn Windows trong môi trường đó. Nó sẽ cho ta cả 4 phân vùng chuẩn mà không cần tạo thêm. Trong các winPE nói trên nó đã làm sẵn bypass nên cài nhanh lắm trên ổ đĩa SSD.
 

haxoma

Rìu Vàng Đôi
Thưa bác, cài bằng Win NTSetup đúng chuẩn thì phải tạo thêm các phân vùng đi kèm hơi mất chút thời gian nên tôi hay dùng cách sau: Vào WinPE (ví dụ anh@dv, NHV,...), deleted các phân vùng cài win- thường có 4 phân vùng tất cả và cài luôn Windows trong môi trường đó. Nó sẽ cho ta cả 4 phân vùng chuẩn mà không cần tạo thêm. Trong các winPE nói trên nó đã làm sẵn bypass nên cài nhanh lắm trên ổ đĩa SSD.
thường 2 phân vùng là chuẩn bị rồi bác ơi. khi cần thì win tự shrink volume ra 2 cái còn à bác. WinNTSetup cài nhanh và chuẩn hơn cách bác nói đó.
 

Luudanxi

Rìu Chiến Chấm
Thưa bác, cài bằng Win NTSetup đúng chuẩn thì phải tạo thêm các phân vùng đi kèm hơi mất chút thời gian nên tôi hay dùng cách sau: Vào WinPE (ví dụ anh@dv, NHV,...), deleted các phân vùng cài win- thường có 4 phân vùng tất cả và cài luôn Windows trong môi trường đó. Nó sẽ cho ta cả 4 phân vùng chuẩn mà không cần tạo thêm. Trong các winPE nói trên nó đã làm sẵn bypass nên cài nhanh lắm trên ổ đĩa SSD.
A nhầm, ý mình nói update bằng W10UI... mà đang làm việc, việc nó xọ việc kia nên type nhầm :)
 

anhtuan1967

Rìu Chiến Chấm
công nhận bác, lên xong lại xuống, kể cả cài bản tối ưu vân vân mây mây, win10 vẫn mượt lắm
Mình là người hay vọc cài Win có 1 số nhận định:
1. Đang ở windows 10 ổn định, nếu không thích trải nghiệm mà cấu hình máy không cao thì nên ở Win 10. Hạn chế: Khởi động chậm, nhất là ổ cứng là HDD, không cập nhật được tính năng mới.
2. Nếu cấu hình máy cao hay thích trải nghiệm cái mới cứ windows 11 mà lên (bắt buộc ổ cứng SSD và RAM từ 4GB trở lên).
3. Bản windows chạy ổn nhất là bản download từ chính chủ MS và tự cài sạch, không dùng ghost hay các bản được quảng cáo này nọ (bản chất là họ lược bớt 1 số thành phần trong bộ cài nên hoạt động không ổn định).