Luật chip liên minh Châu Âu chính thức có hiệu lực, mục tiêu công nghệ 2nm,nâng sản lượng chíp lên 20% vào năm 2030.

VNZ-NEWS
Vn-Z.vn Ngày 23 tháng 09 năm 2023, Theo thông báo từ từ Uỷ Ban Châu Âu "Luật Chíp Châu Âu" chính thức có hiệu lực. Kế hoạch này thông qua "Chương trình Chíp Châu Âu" nhằm thúc đẩy việc hóa công nghiệp công nghệ chủ chốt, khuyến khích các doanh nghiệp công và tư nhân đầu tư vào cơ sở sản xuất của các nhà sản xuất chíp và nhà cung cấp của họ.

luat-chip-chau-au.jpg

Được biết vào tháng 7 năm 2023, Quốc hội Châu Âu đã thông qua "Luật Chíp" yêu cầu tăng tỷ lệ sản lượng chíp của Liên minh châu Âu từ 10% hiện tại lên 20% của tổng sản lượng chíp toàn cầu vào năm 2030, để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa và toàn cầu.

Một mặt khác của Luật chip Châu Âu nhắm mục tiêu công nghệ là phát triển công nghệ tiên tiến, bao gồm xây dựng các dây chuyền thử nghiệm FD-SOI dưới 10nm và các dây chuyền thử nghiệm FinFET/GAA dưới 2nm, cũng như dây chuyền đóng gói tiên tiến 3D không đồng nhất.

Theo tuyên bố của Ủy ban Châu Âu, Châu Âu chiếm ít hơn 10% thị phần sản xuất bán dẫn toàn cầu và phụ thuộc nghiêm trọng vào các nhà cung cấp từ các quốc gia thứ ba.

Nếu chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn nghiêm trọng, các ngành công nghiệp Châu Âu có thể gặp khó khăn trong thời gian ngắn, dẫn đến sự đình trệ của ngành công nghiệp Châu Âu.

Luật Chíp dự kiến vào năm 2030, Liên minh châu Âu sẽ đầu tư khoảng 11,15 tỷ euro nguồn vốn đầu tư công từ các cơ quan của Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên, cũng như sẽ tận dụng số lượng lớn nguồn đầu tư tư nhân.
 
Trả lời

secret90

Búa Gỗ
Tại sao máy khắc chip châu Âu sản xuất nhưng nhà máy làm chip xịn nhất lại là TSMC của Đài mà không có công ty châu Âu nào làm nhỉ.