VoDanhPhD
Rìu Chiến Chấm
Livestream bán hàng trở thành cơn sốt đem lại thu nhập "khủng" cho không ít người, nhưng đi cùng đó là thực trạng kinh doanh hàng hóa kém chất lượng, phi pháp.
Xuất hiện tại Việt Nam từ cuối năm 2018, livestream bán hàng đang trở nên nở rộ với sự hỗ trợ từ nhiều nền tảng, từ mạng xã hội đến các trang thương mại điện tử giúp dân kinh doanh có cơ hội phủ sóng, kết nối nhiều hơn tới khách hàng và đem về mức lãi "khủng".
Livestream bán hàng lãi "khủng" ra sao?
Từng gặp trở ngại và có ý định bỏ cuộc vì phải làm quen với việc livestream bán hàng, chị B. Trâm (Đống Đa, Hà Nội) không ngờ có ngày doanh thu bán mỹ phẩm online của chị tăng gấp 10 lần nhờ đẩy mạnh tính năng phát trực tiếp giới thiệu sản phẩm này.
Chị kể: "Mới đầu rất ít tương tác nhưng nhờ kiên trì livestream mỗi ngày mà sau 3 tháng lượt tương tác mỗi video tăng rất nhanh".
Chủ shop mỹ phẩm cho biết, nhất là thời điểm dịch Covid-19 người dân ở nhà nhiều nên trung bình, mỗi clip chị livestream thường có hơn 1.000 lượt xem và có thể chốt được 50-100 đơn hàng. Doanh số rất tốt so với trước mà không tốn chi phí đầu tư nhiều như các hình thức quảng cáo khác.
"Ba năm trước doanh thu mỗi ngày chỉ 2-3 triệu đồng, nhưng nay 10-20 triệu đồng là chuyện bình thường", chị Trâm tiết lộ.
Hiện cửa hàng của chị không còn chụp hay đăng sản phẩm nữa mà mỗi ngày chỉ việc thuê người livestream, chốt đơn và đóng hàng để ship. "Gần hai năm chuyển sang bán qua livestream, tôi cũng tích đủ tiền mua nhà", chị khoe.
Giống chị Trâm, công việc bán hàng qua livestream cũng trở thành thu nhập chính cho cửa hàng giày của anh T. Công ở Cầu Giấy, Hà Nội.
Cứ đến 8h tối, hình ảnh của anh Công giới thiệu từng đôi giày được ghi lại bằng một chiếc điện thoại và phát trên trang mạng bằng tính năng livestream. Nhờ đó anh có thể tương tác trực tiếp với những khách hàng đang xem từ khắp nơi và chốt đơn hàng ngay trong buổi livestream.
Anh cho hay, vì thấy nhiều shop livestream bán hàng, lượt bình luận tương tác rất cao nên anh thử livestream bán hạ giá giày xem lượng tương tác như thế nào.
"Không ngờ, chỉ sau hơn 2 tiếng tôi đã bán được một nửa số hàng giảm giá. Nếu bán theo cách cũ phải mất tầm một tháng mới có thể bán hết được”, chủ cửa hàng so sánh.
Anh chia sẻ, yếu tố quan trọng để một livestream có thể hút người xem là khả năng dẫn dắt, thu hút sự chú ý của người livestream. Người có khả năng ăn nói, hoàn toàn có thể kiếm được thu nhập cao với việc bán hàng qua livestream.
Thấy được "tiềm năng" của livestream nên giới kinh doanh online đua nhau triển khai hình thức bán hàng này. Chỉ cần dạo một vòng trên các trang cá nhân hay diễn đàn chợ mạng, video livestream bán quần áo, mỹ phẩm, túi xách, giày dép,... xuất hiện với mức độ dày đặc.
"Mở mắt ra là thấy livestream bán hàng", anh Trung ở TP.HCM, người từng có sở thích mua hàng livestream ngán ngẩm nói.
Theo khách hàng này, ban đầu anh khá chuộng mua hàng từ hình thức livestream do người bán hàng có duyên ăn nói, sản phẩm được nhìn gần như trực tiếp. Tuy nhiên, càng về sau, việc quá nhiều người tham gia bán hàng theo cách này khiến không còn mới lạ, thậm chí anh còn mua phải hàng kém chất lượng.
"Một lần xem một cô chủ còn khá trẻ giới thiệu mắt kính giá chỉ 200.000 đồng với quảng cáo 'có nguồn hàng giá sỉ nhập về từ nước ngoài', tôi quyết định đặt mua. Nhưng khi hàng được giao mới thấy còn kém xa kính bán ngoài lề đường giá chỉ 50.000 đồng", anh Trung nói.
Ngoài ra, thay vì mục đích thu hút khách hàng, tăng doanh thu bán hàng, có một số người đã lợi dụng livestream để câu like. Chiêu thức của các đối tượng này thường là đăng bán sản phẩm với mức giá "rẻ như cho", người dùng chỉ cần like fanpage, share bài viết và để lại thông tin cá nhân để được mua sản phẩm.
Bằng cách đánh vào tâm lý ham của rẻ của rất nhiều người, chỉ trong thời gian ngắn, các fanpage lừa đảo này sẽ có một lượng like nhất định. Khi đạt được mục đích, họ sẽ đổi tên fanpage và bán cho những người có nhu cầu với giá vài triệu đồng. Các thông tin cá nhân sẽ được bán lại cho các bên thứ ba như bảo hiểm, nhà đất…
Doanh thu hơn 10 tỷ/tháng nhờ livestream bán hàng lậu
Ngày 7/7 mới đây, hàng chục nghìn sản phẩm tiêu dùng nghi giả các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như Burberry, Nike, Adidas, LV, Chanel, Gucci... cùng dàn máy móc để livestream quy mô lớn đã bị phát hiện trong kho hàng lậu hơn có diện tích hơn 10.000 m2 tại thành phố Lào Cai.
Tại thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra, 3 nhân viên được thuê đang thay nhau livestream trên các tài khoản Facebook như: Thảo Trần, Giầy đồng giá... Các đối tượng đầu tư trang thiết bị rẻ tiền, thô sơ để phục vụ việc livestream, bán hàng qua mạng.
Sau khi livestream bán hàng thì các đơn hàng này sẽ được hơn 40 nhân viên ngồi máy tính chốt đơn hàng bằng phần mềm cực kỳ chuyên nghiệp, quản lý tập trung.
Theo lời khai, có cả trăm đơn hàng mỗi ngày được đóng gói cẩn thận để gửi đi khắp cả nước thông qua các hãng chuyển phát lớn như Viettel Post, đồng nghĩa với việc hàng trăm nghìn sản phẩm hàng giả, hàng lậu được đưa ra thị trường một cách trót lọt trong suốt 2 năm qua.
Lực lượng chức năng cho biết, theo khai nhận ban đầu của chủ cơ sở, doanh thu của kho hàng những tháng gần đây đạt hơn 10 tỷ đồng/tháng, với hơn 30.000 đơn hàng bán ra mỗi tháng. Trung bình mỗi đơn hàng có 2,8-3 sản phẩm.
Hiện toàn bộ kho hàng đã bị thu giữ và kiểm đếm, đồng thời tiến hành các biện pháp nghiệp vụ tiếp theo để xử lý nhóm đối tượng theo đúng quy định của pháp luật.
Thực tế, thời gian qua hàng chục nghìn sản phẩm giả các thương hiệu nước ngoài được bán livestream trên các trang mạng xã hội đã bị cơ quan chức năng thu giữ và xử phạt. Vì vậy, theo nhiều người tiêu dùng, khách hàng nên lựa chọn mua hàng ở những website, cửa hàng uy tín, tránh mua hàng trực tiếp trên các nền tảng xã hội khác để không bị lừa mua hàng lậu, hàng kém chất lượng.
Xuất hiện tại Việt Nam từ cuối năm 2018, livestream bán hàng đang trở nên nở rộ với sự hỗ trợ từ nhiều nền tảng, từ mạng xã hội đến các trang thương mại điện tử giúp dân kinh doanh có cơ hội phủ sóng, kết nối nhiều hơn tới khách hàng và đem về mức lãi "khủng".
Livestream bán hàng lãi "khủng" ra sao?
Từng gặp trở ngại và có ý định bỏ cuộc vì phải làm quen với việc livestream bán hàng, chị B. Trâm (Đống Đa, Hà Nội) không ngờ có ngày doanh thu bán mỹ phẩm online của chị tăng gấp 10 lần nhờ đẩy mạnh tính năng phát trực tiếp giới thiệu sản phẩm này.
Chị kể: "Mới đầu rất ít tương tác nhưng nhờ kiên trì livestream mỗi ngày mà sau 3 tháng lượt tương tác mỗi video tăng rất nhanh".
Chủ shop mỹ phẩm cho biết, nhất là thời điểm dịch Covid-19 người dân ở nhà nhiều nên trung bình, mỗi clip chị livestream thường có hơn 1.000 lượt xem và có thể chốt được 50-100 đơn hàng. Doanh số rất tốt so với trước mà không tốn chi phí đầu tư nhiều như các hình thức quảng cáo khác.
"Ba năm trước doanh thu mỗi ngày chỉ 2-3 triệu đồng, nhưng nay 10-20 triệu đồng là chuyện bình thường", chị Trâm tiết lộ.
Hiện cửa hàng của chị không còn chụp hay đăng sản phẩm nữa mà mỗi ngày chỉ việc thuê người livestream, chốt đơn và đóng hàng để ship. "Gần hai năm chuyển sang bán qua livestream, tôi cũng tích đủ tiền mua nhà", chị khoe.
Hình thức livestream bán hàng đang trở thành cơn sốt đem lại thu nhập "khủng" cho giới kinh doanh online. Ảnh: K.T |
Giống chị Trâm, công việc bán hàng qua livestream cũng trở thành thu nhập chính cho cửa hàng giày của anh T. Công ở Cầu Giấy, Hà Nội.
Cứ đến 8h tối, hình ảnh của anh Công giới thiệu từng đôi giày được ghi lại bằng một chiếc điện thoại và phát trên trang mạng bằng tính năng livestream. Nhờ đó anh có thể tương tác trực tiếp với những khách hàng đang xem từ khắp nơi và chốt đơn hàng ngay trong buổi livestream.
Anh cho hay, vì thấy nhiều shop livestream bán hàng, lượt bình luận tương tác rất cao nên anh thử livestream bán hạ giá giày xem lượng tương tác như thế nào.
"Không ngờ, chỉ sau hơn 2 tiếng tôi đã bán được một nửa số hàng giảm giá. Nếu bán theo cách cũ phải mất tầm một tháng mới có thể bán hết được”, chủ cửa hàng so sánh.
Anh chia sẻ, yếu tố quan trọng để một livestream có thể hút người xem là khả năng dẫn dắt, thu hút sự chú ý của người livestream. Người có khả năng ăn nói, hoàn toàn có thể kiếm được thu nhập cao với việc bán hàng qua livestream.
Thấy được "tiềm năng" của livestream nên giới kinh doanh online đua nhau triển khai hình thức bán hàng này. Chỉ cần dạo một vòng trên các trang cá nhân hay diễn đàn chợ mạng, video livestream bán quần áo, mỹ phẩm, túi xách, giày dép,... xuất hiện với mức độ dày đặc.
"Mở mắt ra là thấy livestream bán hàng", anh Trung ở TP.HCM, người từng có sở thích mua hàng livestream ngán ngẩm nói.
Theo khách hàng này, ban đầu anh khá chuộng mua hàng từ hình thức livestream do người bán hàng có duyên ăn nói, sản phẩm được nhìn gần như trực tiếp. Tuy nhiên, càng về sau, việc quá nhiều người tham gia bán hàng theo cách này khiến không còn mới lạ, thậm chí anh còn mua phải hàng kém chất lượng.
"Một lần xem một cô chủ còn khá trẻ giới thiệu mắt kính giá chỉ 200.000 đồng với quảng cáo 'có nguồn hàng giá sỉ nhập về từ nước ngoài', tôi quyết định đặt mua. Nhưng khi hàng được giao mới thấy còn kém xa kính bán ngoài lề đường giá chỉ 50.000 đồng", anh Trung nói.
Ngoài ra, thay vì mục đích thu hút khách hàng, tăng doanh thu bán hàng, có một số người đã lợi dụng livestream để câu like. Chiêu thức của các đối tượng này thường là đăng bán sản phẩm với mức giá "rẻ như cho", người dùng chỉ cần like fanpage, share bài viết và để lại thông tin cá nhân để được mua sản phẩm.
Bằng cách đánh vào tâm lý ham của rẻ của rất nhiều người, chỉ trong thời gian ngắn, các fanpage lừa đảo này sẽ có một lượng like nhất định. Khi đạt được mục đích, họ sẽ đổi tên fanpage và bán cho những người có nhu cầu với giá vài triệu đồng. Các thông tin cá nhân sẽ được bán lại cho các bên thứ ba như bảo hiểm, nhà đất…
Doanh thu hơn 10 tỷ/tháng nhờ livestream bán hàng lậu
Ngày 7/7 mới đây, hàng chục nghìn sản phẩm tiêu dùng nghi giả các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như Burberry, Nike, Adidas, LV, Chanel, Gucci... cùng dàn máy móc để livestream quy mô lớn đã bị phát hiện trong kho hàng lậu hơn có diện tích hơn 10.000 m2 tại thành phố Lào Cai.
Tại thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra, 3 nhân viên được thuê đang thay nhau livestream trên các tài khoản Facebook như: Thảo Trần, Giầy đồng giá... Các đối tượng đầu tư trang thiết bị rẻ tiền, thô sơ để phục vụ việc livestream, bán hàng qua mạng.
Hàng chục nhân viên ngồi chốt đơn thông qua phần mềm. Ảnh: DMS. |
Sau khi livestream bán hàng thì các đơn hàng này sẽ được hơn 40 nhân viên ngồi máy tính chốt đơn hàng bằng phần mềm cực kỳ chuyên nghiệp, quản lý tập trung.
Theo lời khai, có cả trăm đơn hàng mỗi ngày được đóng gói cẩn thận để gửi đi khắp cả nước thông qua các hãng chuyển phát lớn như Viettel Post, đồng nghĩa với việc hàng trăm nghìn sản phẩm hàng giả, hàng lậu được đưa ra thị trường một cách trót lọt trong suốt 2 năm qua.
Lực lượng chức năng cho biết, theo khai nhận ban đầu của chủ cơ sở, doanh thu của kho hàng những tháng gần đây đạt hơn 10 tỷ đồng/tháng, với hơn 30.000 đơn hàng bán ra mỗi tháng. Trung bình mỗi đơn hàng có 2,8-3 sản phẩm.
Hiện toàn bộ kho hàng đã bị thu giữ và kiểm đếm, đồng thời tiến hành các biện pháp nghiệp vụ tiếp theo để xử lý nhóm đối tượng theo đúng quy định của pháp luật.
Thực tế, thời gian qua hàng chục nghìn sản phẩm giả các thương hiệu nước ngoài được bán livestream trên các trang mạng xã hội đã bị cơ quan chức năng thu giữ và xử phạt. Vì vậy, theo nhiều người tiêu dùng, khách hàng nên lựa chọn mua hàng ở những website, cửa hàng uy tín, tránh mua hàng trực tiếp trên các nền tảng xã hội khác để không bị lừa mua hàng lậu, hàng kém chất lượng.
theo Zing