'Vua vàng' đầu hàng tại Philippines
Tháng 6.2016, khi cụ Trần Văn Tiệp - 'chủ nhân' câu chuyện kho vàng 4.000 tấn, qua đời thì việc truy tìm kho vàng núi Tàu (được cho là của quân đội Nhật) cũng khép lại ở Bình Thuận. Nhưng trong thực tế, đã có rất nhiều kho báu quân Nhật chôn vội tại Đông Á và Đông Nam Á vào cuối Đệ nhị thế chiến, sau khi đường về Nhật đã bị tàu ngầm Mỹ phong tỏa ngoài khơi Philippines năm 1943...
Tướng Yamashita đầu hàng Sư đoàn bộ binh 320, Mỹ
Ngày 2.9.1945, được lệnh đầu hàng, tướng Yamashita Tomoyuki cùng binh sĩ theo con đường mòn đến nơi đồn trú của quân Mỹ. Suốt 1 tháng trước đó, quân Mỹ tấn công nhưng chỉ tiến được vỏn vẹn hơn 5 km. Bị vây khốn ở Kiangan Pocket (Philippines), Yamashita xuống cân thấy rõ. Ông cũng mất nhiều binh sĩ, nhưng ông không tự mổ bụng bởi vì, như ông nói: “Nếu tôi tự vẫn thì sẽ phải có ai đó đứng ra nhận lỗi lầm này”.
Họ gặp ban tiếp quản của Mỹ, do thiếu tá quân cảnh A.S.Jack Kenworthy chỉ huy. Yamashita chậm bước và dừng lại, chờ các sĩ quan thuộc cấp và binh sĩ xếp hàng phía sau. Theo trung tá Leslie M.Fry có mặt ở đó, một số binh sĩ trẻ Nhật tay vẫn còn ôm những thanh vàng và lần lượt xếp thành một đống. Khoảng nửa tấn vàng. Yamashita cởi kiếm, cúi gập đầu và chậm rãi dâng kiếm cho thiếu tá Kenworthy. Năm tháng sau, ngày 23.2.1946, ông bị treo cổ.
Tòa tối cao Mỹ truy tố Yamashita tội danh tội phạm chiến tranh, song tuyệt nhiên không đề cập đến việc quân Nhật hôi của ở 12 quốc gia Đông Á và Đông Nam Á trong Đệ nhị thế chiến. Trong đó, tướng Yamashita cùng những nhân vật hoàng thân cộm cán đã chỉ huy việc cất giấu số của cải này trong những năm cuối của cuộc chiến. Kho tàng Yamashita cất giấu trở thành vô số huyền thoại.
Một trong những câu chuyện điển hình: Trong năm cuối của Đệ nhị thế chiến, lính Mỹ khi chiến đấu cùng quân du kích Philippines phát hiện ra một chiếc tàu lớn do quân Nhật ngụy trang làm tàu cứu thương đã dỡ một lượng lớn các thùng bằng đồng ở vịnh Subic, gần Manila. Sĩ quan hải quân Mỹ John C.Ballinger cải trang làm một ngư dân đã chụp được những tấm ảnh của vụ vận chuyển này. Cuộc điều tra nhanh sau đó cho thấy chiếc tàu được cải trang này có tên Fuji Maru, đóng năm 1937, chuyên dùng để chở tài sản quân đội Nhật hoàng vơ vét được trong cuộc chiến từ Singapore đến Manila cho hoàng tử Chichibu trong chiến dịch Golden Lyly - Hoa Huệ Vàng (1).
Đơn vị của Ballinger đã bám theo đoàn xe quân sự chở những thùng hàng đó đi sâu vào phía núi. Ở đó, họ thấy cứ 4 binh sĩ Nhật khiêng 1 thùng vào các hang động. Ballinger đoán ắt phải là thứ gì đó rất có giá trị. Khi quân Nhật niêm phong, ngụy trang cửa ra vào của các hang động và rút đi, binh sĩ Philippines phải mất nhiều ngày mới mở được cửa hang và phát hiện trong thùng chứa toàn những thanh vàng, mỗi thanh nặng 75 kg. Trong hang là những thùng vàng xếp hàng dài chồng lên nhau.
Vài tháng sau, khi quân Mỹ đổ bộ lên Leyte, Ballinger lại một lần nữa chứng kiến việc vận chuyển vàng của phía quân Nhật. Lần này, một đoàn xe tải quân sự chở những hòm nặng rời khỏi căn cứ quân Nhật ở Baguio để đi đến một đường hầm gần bệnh viện ngoại ô.
Người Mỹ không thể dùng cực hình tra tấn Yamashita để lấy thông tin về những kho vàng như thế này, vì họ sợ làm như vậy sẽ tạo chứng cứ cho luật sư của ông tướng Nhật phản kháng. Do đó, người trở thành mục tiêu số một để moi tin là thiếu tá Kojima Kashii - tài xế của tướng Yamashita, người đã lái xe đưa Yamashita đến hầu hết các nơi cất giấu kho báu. Kojima bắt đầu phục vụ tướng Yamashita khi ông đến Mãn Châu (Trung Quốc) tháng 10.1944, thay tướng Korudda Shigenori, nhận nhiệm vụ phòng thủ Philippines.
Phụ trách tra tấn, lấy cung Kojima là sĩ quan tình báo Mỹ gốc Philippines tên S.Garcia Diaz Santa Romana, thường gọi là Santy. Giám sát thẩm vấn là đại úy Edward G.Lansdale của OSS - tiền thân của CIA. Tháng 10.1945, sau nhiều ngày bị tra tấn, thiếu tá Kojima khai toạc những gì mình biết. Lansdale bố trí một đoàn xe quân sự, cùng với Santy bắt Kojima đưa đến tất cả những nơi tướng Yamashita đã đến. Hơn một chục kho báu của chiến dịch Hoa Huệ Vàng bị phát hiện, đa số nằm ở thung lũng trong rặng núi phía bắc Manila, trong khu tam giác từ Baguio ở phía tây đến Bambang ở giữa và Aparri ở phía bắc đỉnh Luzon.
Giữa tháng 10.1945, bí mật về kho báu Nhật được đệ trình lên tư lệnh quân Mỹ ở Philippines - tướng MacArthur. Thông tin được truyền đến Harry S.Truman và vị tổng thống Mỹ quyết định giữ bí mật. Chỉ vài tuần sau, binh lính của Santy với sự trợ giúp của các công ty quốc phòng Mỹ đã nhanh chóng khai quật thành công nhiều kho báu toàn vàng. Một số kho báu khác thì phải tốn thời gian vài tháng. Để hoàn tất việc khai quật những nơi Kojima khai, người Mỹ tốn tổng cộng 2 năm, từ cuối 1945 đến 1947.
Thành công trong việc truy lùng kho báu đã biến Santy thành huyền thoại của CIA, với đầy đủ cung bậc cảm xúc, sướng tột đỉnh và cũng đau khổ tột cùng mà chúng tôi sẽ đề cập ở những phần sau. Santy được mệnh danh là “Tỉ phú không tên”, giàu gấp khối lần Bill Gate khi những năm giữa thế kỷ 20 ông đã nắm trong tay nhiều tài khoản, nhiều quỹ và dự án với số tài sản lên đến cả trăm tỉ USD.
Hơn 30 năm, Santy giữ vai trò của người gác cổng của kho “vàng đen” (2) CIA do CIA nẫng tay trên của quân đội Nhật, cho đến khi Fernando Marcos bước vào chính trường, trở thành tổng thống Philippines vào năm 1965. Khi ấy, nhà độc tài nhiều tham vọng Philippines đã tìm cách hất cẳng Santy, trở thành người thao túng tài chính các hoạt động ngầm của CIA theo phương châm trao đổi: Tôi giữ của cho anh (CIA), anh giữ ghế cho tôi.
Cuộc “hôn nhân” có điều kiện này đã giúp Marcos làm chủ dinh Malacanang Palace - dinh tổng thống Philippines trong suốt 21 năm liền, bất chấp luật lệ chỉ cho phép tại vị 2 nhiệm kỳ. Năm 1986, Marcos bị chính quyền Ronald Reagan phế truất sau khi ông có những bước đi, theo CIA đánh giá là “quá giới hạn cho phép”.
Còn tiếp...
Tháng 6.2016, khi cụ Trần Văn Tiệp - 'chủ nhân' câu chuyện kho vàng 4.000 tấn, qua đời thì việc truy tìm kho vàng núi Tàu (được cho là của quân đội Nhật) cũng khép lại ở Bình Thuận. Nhưng trong thực tế, đã có rất nhiều kho báu quân Nhật chôn vội tại Đông Á và Đông Nam Á vào cuối Đệ nhị thế chiến, sau khi đường về Nhật đã bị tàu ngầm Mỹ phong tỏa ngoài khơi Philippines năm 1943...
Tướng Yamashita đầu hàng Sư đoàn bộ binh 320, Mỹ
Ngày 2.9.1945, được lệnh đầu hàng, tướng Yamashita Tomoyuki cùng binh sĩ theo con đường mòn đến nơi đồn trú của quân Mỹ. Suốt 1 tháng trước đó, quân Mỹ tấn công nhưng chỉ tiến được vỏn vẹn hơn 5 km. Bị vây khốn ở Kiangan Pocket (Philippines), Yamashita xuống cân thấy rõ. Ông cũng mất nhiều binh sĩ, nhưng ông không tự mổ bụng bởi vì, như ông nói: “Nếu tôi tự vẫn thì sẽ phải có ai đó đứng ra nhận lỗi lầm này”.
Họ gặp ban tiếp quản của Mỹ, do thiếu tá quân cảnh A.S.Jack Kenworthy chỉ huy. Yamashita chậm bước và dừng lại, chờ các sĩ quan thuộc cấp và binh sĩ xếp hàng phía sau. Theo trung tá Leslie M.Fry có mặt ở đó, một số binh sĩ trẻ Nhật tay vẫn còn ôm những thanh vàng và lần lượt xếp thành một đống. Khoảng nửa tấn vàng. Yamashita cởi kiếm, cúi gập đầu và chậm rãi dâng kiếm cho thiếu tá Kenworthy. Năm tháng sau, ngày 23.2.1946, ông bị treo cổ.
Tòa tối cao Mỹ truy tố Yamashita tội danh tội phạm chiến tranh, song tuyệt nhiên không đề cập đến việc quân Nhật hôi của ở 12 quốc gia Đông Á và Đông Nam Á trong Đệ nhị thế chiến. Trong đó, tướng Yamashita cùng những nhân vật hoàng thân cộm cán đã chỉ huy việc cất giấu số của cải này trong những năm cuối của cuộc chiến. Kho tàng Yamashita cất giấu trở thành vô số huyền thoại.
Một trong những câu chuyện điển hình: Trong năm cuối của Đệ nhị thế chiến, lính Mỹ khi chiến đấu cùng quân du kích Philippines phát hiện ra một chiếc tàu lớn do quân Nhật ngụy trang làm tàu cứu thương đã dỡ một lượng lớn các thùng bằng đồng ở vịnh Subic, gần Manila. Sĩ quan hải quân Mỹ John C.Ballinger cải trang làm một ngư dân đã chụp được những tấm ảnh của vụ vận chuyển này. Cuộc điều tra nhanh sau đó cho thấy chiếc tàu được cải trang này có tên Fuji Maru, đóng năm 1937, chuyên dùng để chở tài sản quân đội Nhật hoàng vơ vét được trong cuộc chiến từ Singapore đến Manila cho hoàng tử Chichibu trong chiến dịch Golden Lyly - Hoa Huệ Vàng (1).
Đơn vị của Ballinger đã bám theo đoàn xe quân sự chở những thùng hàng đó đi sâu vào phía núi. Ở đó, họ thấy cứ 4 binh sĩ Nhật khiêng 1 thùng vào các hang động. Ballinger đoán ắt phải là thứ gì đó rất có giá trị. Khi quân Nhật niêm phong, ngụy trang cửa ra vào của các hang động và rút đi, binh sĩ Philippines phải mất nhiều ngày mới mở được cửa hang và phát hiện trong thùng chứa toàn những thanh vàng, mỗi thanh nặng 75 kg. Trong hang là những thùng vàng xếp hàng dài chồng lên nhau.
Vài tháng sau, khi quân Mỹ đổ bộ lên Leyte, Ballinger lại một lần nữa chứng kiến việc vận chuyển vàng của phía quân Nhật. Lần này, một đoàn xe tải quân sự chở những hòm nặng rời khỏi căn cứ quân Nhật ở Baguio để đi đến một đường hầm gần bệnh viện ngoại ô.
Người Mỹ không thể dùng cực hình tra tấn Yamashita để lấy thông tin về những kho vàng như thế này, vì họ sợ làm như vậy sẽ tạo chứng cứ cho luật sư của ông tướng Nhật phản kháng. Do đó, người trở thành mục tiêu số một để moi tin là thiếu tá Kojima Kashii - tài xế của tướng Yamashita, người đã lái xe đưa Yamashita đến hầu hết các nơi cất giấu kho báu. Kojima bắt đầu phục vụ tướng Yamashita khi ông đến Mãn Châu (Trung Quốc) tháng 10.1944, thay tướng Korudda Shigenori, nhận nhiệm vụ phòng thủ Philippines.
Phụ trách tra tấn, lấy cung Kojima là sĩ quan tình báo Mỹ gốc Philippines tên S.Garcia Diaz Santa Romana, thường gọi là Santy. Giám sát thẩm vấn là đại úy Edward G.Lansdale của OSS - tiền thân của CIA. Tháng 10.1945, sau nhiều ngày bị tra tấn, thiếu tá Kojima khai toạc những gì mình biết. Lansdale bố trí một đoàn xe quân sự, cùng với Santy bắt Kojima đưa đến tất cả những nơi tướng Yamashita đã đến. Hơn một chục kho báu của chiến dịch Hoa Huệ Vàng bị phát hiện, đa số nằm ở thung lũng trong rặng núi phía bắc Manila, trong khu tam giác từ Baguio ở phía tây đến Bambang ở giữa và Aparri ở phía bắc đỉnh Luzon.
Giữa tháng 10.1945, bí mật về kho báu Nhật được đệ trình lên tư lệnh quân Mỹ ở Philippines - tướng MacArthur. Thông tin được truyền đến Harry S.Truman và vị tổng thống Mỹ quyết định giữ bí mật. Chỉ vài tuần sau, binh lính của Santy với sự trợ giúp của các công ty quốc phòng Mỹ đã nhanh chóng khai quật thành công nhiều kho báu toàn vàng. Một số kho báu khác thì phải tốn thời gian vài tháng. Để hoàn tất việc khai quật những nơi Kojima khai, người Mỹ tốn tổng cộng 2 năm, từ cuối 1945 đến 1947.
Thành công trong việc truy lùng kho báu đã biến Santy thành huyền thoại của CIA, với đầy đủ cung bậc cảm xúc, sướng tột đỉnh và cũng đau khổ tột cùng mà chúng tôi sẽ đề cập ở những phần sau. Santy được mệnh danh là “Tỉ phú không tên”, giàu gấp khối lần Bill Gate khi những năm giữa thế kỷ 20 ông đã nắm trong tay nhiều tài khoản, nhiều quỹ và dự án với số tài sản lên đến cả trăm tỉ USD.
Hơn 30 năm, Santy giữ vai trò của người gác cổng của kho “vàng đen” (2) CIA do CIA nẫng tay trên của quân đội Nhật, cho đến khi Fernando Marcos bước vào chính trường, trở thành tổng thống Philippines vào năm 1965. Khi ấy, nhà độc tài nhiều tham vọng Philippines đã tìm cách hất cẳng Santy, trở thành người thao túng tài chính các hoạt động ngầm của CIA theo phương châm trao đổi: Tôi giữ của cho anh (CIA), anh giữ ghế cho tôi.
Cuộc “hôn nhân” có điều kiện này đã giúp Marcos làm chủ dinh Malacanang Palace - dinh tổng thống Philippines trong suốt 21 năm liền, bất chấp luật lệ chỉ cho phép tại vị 2 nhiệm kỳ. Năm 1986, Marcos bị chính quyền Ronald Reagan phế truất sau khi ông có những bước đi, theo CIA đánh giá là “quá giới hạn cho phép”.
Còn tiếp...
Nguồn: Thanh Niên