Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì các phân vùng có sẵn trong máy đã chiếm gần hết đĩa cứng rồi, vì vậy để tạo phân vùng mới thì chúng ta phải thu hẹp dung lượng của các phân vùng khác lại, hoặc xóa bớt phân vùng đi để lấy chỗ trống. Khi thu hẹp hoặc xóa phân vùng thì sẽ tạo nên các chỗ trống (Unallocated)
Để xóa một phân vùng, bạn nhấp phải chuột vào phân vùng đó và chọn Delete, hãy cân nhắc kĩ vì một khi đã xóa phân vùng đi thì không thể khôi phục lại nó được nữa (về lý thuyết là thế, còn nếu bạn muốn biết cách khôi phục thì cứ hỏi mấy tay cứu dữ liệu nhé ))
Để thu hẹp kích thước một phân vùng, bạn nhấp phải chuột vào phân vùng đó và chọn Move/ Resize, sau đó bạn tiến hành kéo-thả để điều chỉnh kích thước phân vùng và thay đổi vị trí của phân vùng theo ý muốn. Lưu ý rằng bạn chỉ có thể Resize được phân vùng có định dạng FAT16, FAT32 và NTFS mà thôi.
Sau khi Resize xong, bạn nhớ dồn hết tất cả các Partition có trong máy về vị trí cuối đĩa cứng bằng chức năng Move để chỗ trống được tập trung lại như hình dưới.
Ok, sau khi đã có đủ chỗ trống cần thiết, chúng ta có thể bắt đầu tạo thêm phân vùng mới được rồi. Nhấp chuột phải vào phân vùng Unallocated, chọn Create và nhập các thông tin cần thiết cho phân vùng mới.
Đầu tiên là phân vùng Swap:
Tiếp đến là phân vùng Ext4 thứ nhất dùng làm Root
Cuối cùng là phân vùng Ext4 thứ 2 dùng làm thư mục /home:
Ngắm nhìn lại thành quả lần cuối trước khi bấm Apply để xác nhận. Lưu ý rằng mọi thay đổi chỉ có hiệu lực khi bạn đã nhấn nút Apply. Nếu không muốn áp dụng các thay đổi bạn có thể nhấn vào nút Discard để hủy bỏ.
Bây giờ chúng ta cần chờ MiniTool Partition Wizard thực hiện các thay đổi. Quá trình này diễn ra nhanh hay lâu phụ thuộc vào số thay đổi, dung lượng đĩa cứng và dung lượng dữ liệu trong máy. Không nên thực hiện thay đổi trên đĩa cứng chứa nhiều dữ liệu vì sẽ phải di chuyển cả dữ liệu theo phân vùng. Và bạn tuyệt đối không được tắt máy hay đóng MiniTool khi nó đang xử lí.
Sau khi đã áp dụng thành công tất cả các thay đổi thì bạn nhận được thông báo như hình dưới.