Hội nghị Bàn tròn “Kinh tế số, Chuyển đổi số tại Việt Nam và Hiệp định EVFTA"

TCBC
(Vn-Z.vn) Hà Nội, ngày 05.11.2020, Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam (EUD) phối hợp với VINASA và Eurocham tổ chức Hội nghị Bàn tròn về “Kinh tế số, Chuyển đổi số tại Việt Nam và Hiệp định EVFTA” tại Khách sạn Intercontinental Westlake Hà Nội.

AUPlKAe.jpg

Các diễn giả và chuyên gia tại hội thảo
Hội thảo đã thu hút sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ các bộ, cơ quan chính phủ, các quốc gia thành viên EU cũng như các hiệp hội, học viện và doanh nghiệp tại Việt Nam. Hội nghị Bàn tròn thảo luận các chủ đề như thực trạng, cơ hội và thách thức từ kinh tế số và sự chuyển đổi số tại Việt Nam, hiệp định EVFTA và những đóng góp tiềm năng trong việc thúc đẩy nền kinh tế số và chuyển đổi số ở Việt Nam. Tại hội nghị, các chuyên gia đã có một phiên thảo luận về “Kinh tế số ở Việt Nam và EVFTA: Tác động Tiềm năng, Các chính sách và Hành động Ưu tiên Nhằm Tối đa hóa Lợi ích”.

ZqOsYrY.jpg

Ông Giorgio Aliberti, Đại sứ EU tại Việt Nam
Tại lễ khai mạc, Ông Giorgio Aliberti, Đại sứ EU tại Việt Nam, chia sẻ rằng khi đại dịch COVID 19 xảy ra, tầm quan trọng của số hoá càng được nhấn mạnh. Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới và là một thị trường rất thu hút. Hiện nay, chúng ta có thể mua bán qua mạng, làm các thủ tục nhanh chóng nhờ sự phát triển của kĩ thuật số. Với những cái thay đổi này thì các quy trình sẽ trở nên ít phức tạp hơn, ít tốn thời gian hơn. Và EVFTA chính là nền tảng rất tiềm năng để cùng chia sẻ những giá trị chung, không chỉ là lợi ích về kinh tế, mà còn là giải pháp để hai bên cùng thắng.


Ông Jacques Morisset, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cũng đã chỉ ra rằng ba xu hướng lớn sẽ có tác động to lớn đến nền kinh tế là toàn cầu hóa (hoặc sự thoái lui của toàn cầu hóa), không tiếp xúc và giá trị sống. Việt Nam đang tiến tới một nền kinh tế không tiếp xúc và xu hướng này đã đang được thúc đẩy bởi COVID-19. Tuy nhiên, ngoài các công cụ chuyển đổi số hoá, cần phải có những thay đổi mạnh mẽ về tư duy để Việt Nam hình thành nền tảng cho sự phát triển trong một thế giới số hóa ở tương lai.


vh1RIW2.jpg

TS. Nguyễn Trọng Dương Bộ TT&TT
Đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cũng đã thảo luận về các chiến lược, chính sách nhằm tối đa hóa lợi ích của các hiệp định thương mại quốc tế như EVFTA, nhằm thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam. Đồng thời, Đại diện Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ, Bộ KH&CN chia sẻ ý kiến về việc tăng cường hợp tác công nghệ và kỹ thuật giữa Việt Nam và EU để có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho nền kinh tế số và chuyển đổi số ở Việt Nam cũng như cải thiện sự hợp tác giữa EU Việt Nam. Các quan điểm về nền kinh tế số ở Việt Nam và ý định đầu tư vào nền kinh tế số ở Việt Nam cũng đã được trình bày bởi các diễn giả đến từ VINASA, VIDTI và EuroCham.


Trong những năm gần đây, nền kinh tế số của Việt Nam đã phát triển vượt bậc giúp Việt Nam trở thành thị trường phát triển nhanh thứ hai ở Đông Nam Á. Nền kinh tế kỹ thuật số ở Việt Nam dự kiến sẽ được hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA và tác động của đại dịch COVID-19. Trong bối cảnh đó, Hội nghị Bàn tròn được tổ chức nhằm thảo luận về những hành động phù hợp để Việt Nam có thể hưởng lợi nhiều nhất từ chuyển đổi số trong những năm và thập kỷ tới.


Đây là sự kiện bàn tròn thứ hai trong số ba sự kiện bàn tròn được Phái đoàn tổ chức với sự hỗ trợ của Quỹ Thúc đẩy Quan hệ Đối tác EU-Việt Nam (EVPF) cho đến cuối năm 2020. Hội nghị cuối cùng sẽ tập trung vào nội dung Khu vực DNNVV và EVFTA, dự kiến tổ chức vào đầu tháng 12 năm 2020.

BỐI CẢNH


Nền kinh tế số của Việt Nam đã và đang bùng nổ và là thị trường phát triển nhanh thứ hai ở Đông Nam Á sau Indonesia. Nền kinh tế Internet của Việt Nam đã đạt giá trị 12 tỷ đô la Mỹ vào năm 2019, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 38% kể từ năm 2015 và dự kiến sẽ tăng lên 43 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025. Tổng giá trị hàng hóa được giao dịch qua internet tại Việt Nam chiếm hơn 5% GDP của cả nước vào năm 2019. Năm 2019, ước tính có 61 triệu người Việt Nam lên mạng và trung bình dành 3 giờ 12 phút mỗi ngày để sử dụng Internet trên các thiết bị di động như điện thoại thông minh. Việt Nam cũng cam kết mở rộng kinh tế số, hướng tới mục tiêu chiếm 20% GDP vào năm 2025. Giãn cách xã hội và cách ly trong đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy hơn nữa việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để giảm thiểu tác động của gián đoạn kinh doanh và đời sống xã hội.


Chuyển đổi số là yếu tố không thể thiếu giúp doanh nghiệp dần quen với sự bình thường mới sau đại dịch COVID-19. Đối với Việt Nam, 61% lãnh đạo doanh nghiệp được khảo sát đã nhận thấy những thay đổi trong hành vi và động cơ mua hàng của khách hàng kể từ đầu năm 2020, trong khi 22% doanh nghiệp không nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về nhu cầu của khách hàng và 16% vẫn không chắc chắn. Trước cuộc khủng hoảng COVID-19, các động lực thúc đẩy công nghệ tập trung vào việc giảm chi phí và tăng năng suất. Mục tiêu là khiến các doanh nghiệp đang hoạt động tốt hoạt động tốt hơn. Khi chúng ta thích ứng với thực tế mới do COVID-19 gây ra, vai trò của công nghệ sẽ được phát huy để nâng cao năng lực chống chọi, khả năng tạo lợi nhuận và hoạt động bền vững.


EU có vị trí tiềm năng để trở thành đối tác toàn cầu của Việt Nam trong phát triển kinh tế số. Và EVFTA dự kiến sẽ là một đóng góp quan trọng để củng cố vị trí này. Hiệp định thương mại mang lại động lực và khuyến khích thúc đẩy các doanh nghiệp và khu vực công tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số. Thỏa thuận sẽ góp phần cải thiện khuôn khổ quy định của Việt Nam về chuyển đổi kỹ thuật số theo cách thức thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử giữa EU và Việt Nam. EVFTA được kỳ vọng sẽ góp phần tăng cường đầu tư của châu Âu vào Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao rất thuận lợi cho chuyển đổi số. Được hỗ trợ bởi hiệp định thương mại tự do này, Việt Nam sẽ có cơ hội cao hơn trong việc tiếp cận với các bí quyết, công nghệ và chuyên môn của Châu Âu.



Về Phái đoàn EU tại Việt Nam

Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam (EUD) đại diện cho Liên minh châu Âu trong quan hệ với Việt Nam và đóng một vai trò thiết yếu trong quan hệ chính trị, kinh tế và thương mại của EU với nước chủ nhà, cũng như cung cấp thông tin về các chính sách và thể chế của EU.


Về Cục Tin học hóa (AITA), Bộ TT&TT

Cục Tin học hoá là đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng tham mưu cho Bộ trưởng quản lý nhà nước và thực hiện các quy định của pháp luật về ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử, cho thuê, mua dịch vụ CNTT, phát triển phần mềm ứng dụng và chuyển đổi kỹ thuật số.


Về Cục Ứng dụng và phát triển Công nghệ (SATI), Bộ KH&CN

Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ là cơ quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức các hoạt động sử dụng và phát triển công nghệ.


Về Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam (VINASA)

Hiệp hội Phần mềm & Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) là một hiệp hội quốc gia tại Việt Nam, hoạt động phi chính phủ và phi lợi nhuận với mục đích thúc đẩy sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên, nhằm thúc đẩy sự phát triển của Công nghiệp phần mềm Việt Nam và để bảo vệ quyền lợi của các thành viên. VINASA hiện có hơn 270 công ty thành viên, hầu hết là các công ty phần mềm hàng đầu hoạt động trên toàn quốc.


Giới thiệu về Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (VIDTI),

Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (VIDTI) là tổ chức trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). VIDTI thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ với trọng tâm là Chính phủ điện tử, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo theo chứng chỉ A-2200 do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.



Giới thiệu về Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham)

Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam là một trong những tiếng nói nguyên tắc của cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam. Hiệp hội được thành lập vào năm 1998 để giúp phát triển Việt Nam thành một điểm đến đầu tư và đối tác thương mại hấp dẫn cho các doanh nghiệp châu Âu.


Về Ngân hàng Thế giới

Ngân hàng Thế giới là một nguồn hỗ trợ tài chính và kỹ thuật quan trọng cho các nước đang phát triển trên thế giới. Ngân hàng Thế giới không phải là một ngân hàng theo nghĩa thông thường mà là một quan hệ đối tác độc nhất để giảm nghèo và hỗ trợ phát triển.


Giới thiệu về Quỹ thúc đẩy quan hệ đối tác EU-Việt Nam (EVPF)

Quỹ Thúc đẩy Quan hệ Đối tác EU-Việt Nam (EVPF) nhằm thúc đẩy quan hệ EU-Việt Nam trong các lĩnh vực ưu tiên chính. Quỹ là sự hỗ trợ theo Công cụ Đối tác, là Công cụ Chính sách Đối ngoại thúc đẩy lợi ích của EU ở các nước thứ ba thông qua đối thoại chính sách, cải thiện khả năng tiếp cận thị trường và khả năng nhận biết tốt hơn của EU ở các nước đối tác
 
Trả lời

anhzai164

Búa Gỗ
tôi thích cách triển khai thực tế vào nhu cầu công việc trong nước