This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

Học hỏi kinh nghiêm (eGPU)

  • Thread starter ducphutv
  • Ngày gửi
D

ducphutv

Anh em trong diễn đàn có ai tự lắp eGPU chưa, cho mình xin ít kinh nghiệm + ý kiến để tham khảo học hỏi với. Cũng định vọc thử 1 con xem sao. :gach:
Mình dùng desk all in one của NEC. Định lắp con GTX 1060ti + nguồn 400W và qua cổng card mạng có được không?
 

ngao_op

chia sẻ kết nối bạn bè.
eGPU có thể kết nối với laptop qua những giao tiếp nào?

Hiện tại eGPU có thể kết nối với laptop thông qua những cổng giao tiếp như sau:

  • Cổng mPCIe (cổng cắm card wifi trên laptop): đây là một trong những giao thức kết nối phổ biến nhất giữa eGPU với laptop hiện đang được sử dụng. Tuy nhiên nó cũng là cách kết nối bất tiện nhất vì giải pháp này yêu cầu phải tháo vỏ laptop, tháo bỏ card wifi rồi cắm cable kết nối eGPU qua đó. Ngoài sự bất tiện đó ra thì giải pháp này còn gặp trở ngại với các dòng máy tính có white list (cổng wifi chỉ nhận card chính hãng) như Dell Latitude, HP Elitebook hay là Lenovo Thinkpad…
  • Cổng Express Card 34 và 54: đây là một trong những giao thức kết nối thuận tiện nhất vì eGPU có thể cắm trực tiếp với laptop thông qua cổng EC34 hoặc EC54 trên laptop mà không cần phải tháo máy. Cổng EC 34 và EC 54 thường có trên các dòng máy tính business và máy trạm.
  • Cổng M.2 (NGFF): cũng giống như cổng mPCIe, để kết nối eGPU với laptop qua cổng NGFF thì cần phải tháo máy. Cổng kết nối này thường có trên những chiếc laptop CPU Core i thế hệ 4 trở lên và có băng thông lớn hơn so với cổng mPCIe.
  • Cổng Thunderbolt: eGPU kết nối với laptop thông qua cổng thunderbolt là tốt nhất do cổng này có băng thông lớn. Tuy nhiên giải pháp này hiện tại rất ít người sử dụng tại Việt Nam do giá thiết bị quá đắt và các dòng laptop có cổng thunderbolt vẫn chưa phổ biến cho lắm. Dù vậy thì đây vẫn sẽ là giải pháp của tương lai khi mà kết nối thunderbolt 3 dùng chung chuẩn giao tiếp với USB-C trở nên phổ biến hơn.
  • Không có eGPU kết nối qua cổng USB và Card Lan vì băng thông cổng này không đủ lớn để eGPU hoạt động.


Sử dụng eGPU loại nào là tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của bạn. Mình có một số khuyến cáo dành cho các bạn mới chơi eGPU như sau:

  • Nên lưu ý đến tính thuận tiện của eGPU. Việc tháo lắp máy tính để cắm eGPU qua cổng mPCIe hoặc M.2 là rất bất tiện và tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể gây hư hỏng máy tính.
  • Nên sử dụng màn hình ngoài để hạn chế tình trạng nghẽn băng thông, hiệu năng card đạt được sẽ cao hơn.
  • Nếu bạn đang sở hữu chiếc máy tính business như HP Elitebook 8470p, HP Probook 6570b… Để chơi được những game như GTA5 hoặc tương đương bạn có thể đầu tư một bộ kit bao gồm 01 EXP GDC Beast cắm cổng EC, một bộ nguồn, một màn hình desktop và một card đồ họa cỡ như Nvidia Geforce GT 740 hoặc GTX 750. Tổng chi phí vào khoảng 3.500.000đ. Trong khi để lên đời một chiếc laptop có đồ họa mạnh tương đương (GTX 850M trở lên) bạn phải đầu tư cỡ khoảng 8-9.000.000đ.
  • Nếu bạn có điều kiện kính tế dư dả, bạn có thể trang bị eGPU với card đồ họa GTX 1050 trở lên. Lúc này bộ eGPU của bạn sẽ có sức mạnh đồ họa tương đương laptop gaming trị giá ~20.000.000đ
  • Việc cài phần mềm để eGPU hoạt động tốt khá phức tạp. Nếu không biết fix lỗi thì bộ eGPU của bạn có thể phải bỏ xó.
Chốt lại: khó, đắt, không tận dụng hết công suất. Nếu yêu thích và có kinh tế, bạn có thể vọc vạch tí cho anh em sáng tầm mắt.