Ảnh đẹp - Hình ảnh hiếm có về vị vua nhỏ tuổi nhất nhà Nguyễn | VN-Zoom | Cộng đồng Chia Sẻ Kiến Thức Công Nghệ và Phần Mềm Máy Tính

Adblocker detected! Please consider reading this notice.

We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.

We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.

If possible, please support us by clicking on the advertisements.

Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.

×

Ảnh đẹp Hình ảnh hiếm có về vị vua nhỏ tuổi nhất nhà Nguyễn

tranthanhkiet

Moderator
Thành viên BQT
Lên ngôi năm 8 tuổi, Vua Duy Tân (1900 - 1945) là vị vua nhỏ tuổi nhất trong 13 vị vua Nguyễn. Ông ở ngôi từ năm 1907-1916, được đánh giá là một vị vua yêu nước, có khí phách của một bậc đế vương.


Hinh-anh-hiem-co-ve-vi-vua-nho-tuoi-nhat-nha-Nguyen-38-1551569532-width417height500.jpg

Lễ đăng quang của vua Duy Tân ngày 5.9.1907. Hình chụp trên sân điện Cần Chánh. Ảnh tư liệu.

Hinh-anh-hiem-co-ve-vi-vua-nho-tuoi-nhat-nha-Nguyen-39-1551569532-width359height500.jpg

Vua Duy Tân mặc triều phục ngồi trên ngai, năm 1907. Ảnh tư liệu.

Hinh-anh-hiem-co-ve-vi-vua-nho-tuoi-nhat-nha-Nguyen-40-1551569532-width317height500.jpg

Hình ảnh vua Duy Tân trong một bưu thiếp của Pháp. Ảnh tư liệu.

Hinh-anh-hiem-co-ve-vi-vua-nho-tuoi-nhat-nha-Nguyen-41-1551569532-width793height500.jpg

Vua Duy Tân bên các cận thần. Ảnh tư liệu.

Hinh-anh-hiem-co-ve-vi-vua-nho-tuoi-nhat-nha-Nguyen-42-1551569532-width326height500.jpg

Vua Duy Tân (bên phải) với em trai và hai chị. Ảnh tư liệu.

Hinh-anh-hiem-co-ve-vi-vua-nho-tuoi-nhat-nha-Nguyen-43-1551569532-width676height500.jpg
Vua Duy Tân cùng các quan chức Pháp và Việt tại bến cảng năm 1912. Ảnh tư liệu.

Hinh-anh-hiem-co-ve-vi-vua-nho-tuoi-nhat-nha-Nguyen-44-1551569532-width667height500.jpg

Vua Duy Tân tại Hoàng thành Huế (ảnh trên, bên trái), hình ảnh được in trong một cuốn sách của Pháp. Ảnh tư liệu.

Hinh-anh-hiem-co-ve-vi-vua-nho-tuoi-nhat-nha-Nguyen-45-1551569532-width304height500.jpg

Tranh vẽ chân dung vua Duy Tân trên tấm ảnh tặng kèm khi mua chocolate hãng Guerin-Boutron của Pháp. Ảnh tư liệu.
 

tranthanhkiet

Moderator
Thành viên BQT
Hình như vua này bị lưu đày.
Biết Duy Tân là vị vua yêu nước, Việt Nam Quang Phục hội (tổ chức yêu nước do Phan Bội Châu chủ xướng) đã quyết định móc nối. Theo đó, hai chí sĩ là Trần Cao Vân và Thái Phiên đã gặp gỡ và cùng vua Duy Tân bàn mưu khởi nghĩa đánh Pháp. Không may kế hoạch bị lộ, ngày 6/5/1916, vua Duy Tân cùng nhiều chiến sĩ cứu nước khác đã bị thực dân bao vây và bắt giữ tại một ngôi chùa ở Quảng Ngãi. Dù Pháp dùng những lời đường mật , vua vẫn nhất định không theo giặc trở về. Khi toàn quyền Pháp ở Hà Nội đích thân ra gặp và dụ dỗ, vua vẫn kiên định trả lời: “Các ngài muốn buộc tôi làm vua nước Nam, thì hãy coi tôi là một ông vua trưởng thành và có quyền tự do hành động, nhất là quyền tự do trao đổi thư tín và chính kiến với chính phủ Pháp”.

Sau một tuần bị giam ở đồn Mang Cá và gặp những thuyết khách của triều Nguyễn, không thay đổi chính kiến, vua Duy Tân bị mang án lưu đày sang đảo Réunion. Theo vua đi đày có Hoàng mẫu Nguyễn Thị Định, Hoàng quý phi Mai Thị Vàng và em ruột Mệ Cưởi mới 12 tuổi. Các chí sĩ Trần Cao Vân, Thái Phiên, Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu đều bị xử chém.

Ngày 3 tháng 11 năm 1916, gia đình vua Thành Thái và Duy Tân lên tàu Guadiana ở Cap Saint-Jacques. Đến ngày 20 tháng 11 họ tới bến Pointe de Galets đảo La Réunion lúc 7 giờ rưỡi sáng. Tại đây, ông từ chối một biệt thự sang trọng người Pháp dành cho, gia đình cựu hoàng sống trong một căn nhà thuê lại một người dân ở thành phố Saint-Denis. Ông sống giản dị trong căn nhà nhỏ, ăn mặc và sinh hoạt cũng giản dị như bao người dân bình thường khác ở đảo.

Duy Tân bất bình với cha Thành Thái vì không hợp tính tình, ông cắt đứt liên lạc với gia đình. Duy Tân ghi tên học về vô tuyến điệnvà mở tiệm Radio – Laboratoire bán hàng sửa chữa máy. Đồng thời, ông thi tú tài ở trường trung học Leconte de Lisle và học thêm ngoại ngữ, luật học. Duy Tân ít quan hệ với người Pháp, chỉ giao du với một nhóm bạn bè. Ông tham gia hội yêu nhạc, học cưỡi ngựa và thắng nhiều cuộc đua. Cựu hoàng Duy Tân còn viết nhiều bài và thơ đăng trong những tờ báo Le Peuple (Dân chúng), Le Progrès (Tiến bộ) dưới biệt hiệu Georges Dry. Bài Variations sur une lyre briée (Những biến tấu của một cây đàn lia gãy vỡ) được giải nhất văn chương của Viện Hàn lâm Khoa học và Văn chương La Réunion năm 1924. Duy Tân còn là hội viên của Hội Tam Điểm, Franc-Macon và Hội địa phương bảo vệ Nhân quyền và quyền Công dân.

Trong Thế chiến II (1939 – 1945), vua Duy Tân tình nguyện gia nhập quân đội của “nước Pháp tự do”. Chiến thắng thuộc về phe Đồng minh, ông được giải ngũ với hàm thiếu tá không quân.
 

ovinguyen

Life is inherently sweet but also bitter.
Biết Duy Tân là vị vua yêu nước, Việt Nam Quang Phục hội (tổ chức yêu nước do Phan Bội Châu chủ xướng) đã quyết định móc nối. Theo đó, hai chí sĩ là Trần Cao Vân và Thái Phiên đã gặp gỡ và cùng vua Duy Tân bàn mưu khởi nghĩa đánh Pháp. Không may kế hoạch bị lộ, ngày 6/5/1916, vua Duy Tân cùng nhiều chiến sĩ cứu nước khác đã bị thực dân bao vây và bắt giữ tại một ngôi chùa ở Quảng Ngãi. Dù Pháp dùng những lời đường mật , vua vẫn nhất định không theo giặc trở về. Khi toàn quyền Pháp ở Hà Nội đích thân ra gặp và dụ dỗ, vua vẫn kiên định trả lời: “Các ngài muốn buộc tôi làm vua nước Nam, thì hãy coi tôi là một ông vua trưởng thành và có quyền tự do hành động, nhất là quyền tự do trao đổi thư tín và chính kiến với chính phủ Pháp”.

Sau một tuần bị giam ở đồn Mang Cá và gặp những thuyết khách của triều Nguyễn, không thay đổi chính kiến, vua Duy Tân bị mang án lưu đày sang đảo Réunion. Theo vua đi đày có Hoàng mẫu Nguyễn Thị Định, Hoàng quý phi Mai Thị Vàng và em ruột Mệ Cưởi mới 12 tuổi. Các chí sĩ Trần Cao Vân, Thái Phiên, Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu đều bị xử chém.

Ngày 3 tháng 11 năm 1916, gia đình vua Thành Thái và Duy Tân lên tàu Guadiana ở Cap Saint-Jacques. Đến ngày 20 tháng 11 họ tới bến Pointe de Galets đảo La Réunion lúc 7 giờ rưỡi sáng. Tại đây, ông từ chối một biệt thự sang trọng người Pháp dành cho, gia đình cựu hoàng sống trong một căn nhà thuê lại một người dân ở thành phố Saint-Denis. Ông sống giản dị trong căn nhà nhỏ, ăn mặc và sinh hoạt cũng giản dị như bao người dân bình thường khác ở đảo.

Duy Tân bất bình với cha Thành Thái vì không hợp tính tình, ông cắt đứt liên lạc với gia đình. Duy Tân ghi tên học về vô tuyến điệnvà mở tiệm Radio – Laboratoire bán hàng sửa chữa máy. Đồng thời, ông thi tú tài ở trường trung học Leconte de Lisle và học thêm ngoại ngữ, luật học. Duy Tân ít quan hệ với người Pháp, chỉ giao du với một nhóm bạn bè. Ông tham gia hội yêu nhạc, học cưỡi ngựa và thắng nhiều cuộc đua. Cựu hoàng Duy Tân còn viết nhiều bài và thơ đăng trong những tờ báo Le Peuple (Dân chúng), Le Progrès (Tiến bộ) dưới biệt hiệu Georges Dry. Bài Variations sur une lyre briée (Những biến tấu của một cây đàn lia gãy vỡ) được giải nhất văn chương của Viện Hàn lâm Khoa học và Văn chương La Réunion năm 1924. Duy Tân còn là hội viên của Hội Tam Điểm, Franc-Macon và Hội địa phương bảo vệ Nhân quyền và quyền Công dân.

Trong Thế chiến II (1939 – 1945), vua Duy Tân tình nguyện gia nhập quân đội của “nước Pháp tự do”. Chiến thắng thuộc về phe Đồng minh, ông được giải ngũ với hàm thiếu tá không quân.
Bị lưu đày mà vẫn tự lực và học hành giỏi quá, tiếc là ko giúp được cho người VN
 


Top