malemkhoang
Rìu Chiến

Khánh dồn tất cả những thứ cần thiết vào balô, hồi hộp, nôn nao cho một hành trình. Không phải tìm tự do. Không phải tự lập, tự chủ chi hết. Là một cuộc hành trình mang ý nghĩa của sự dằn mặt. Sẽ là vô bờ những hoang mang, hối hận, day dứt cho người ở lại. Sẽ thế, cần thế và phải thế!
Đã bao lần rồi, người đàn ông ấy phải hiểu ánh mắt lạnh lùng của Khánh nghĩa là sao chứ. Phải hiểu việc thằng con trai 16 tuổi cố tình một mình trèo lên mái nhà, hiên ngang đứng đón cái gió thổi phù phù từ sông vào và mạnh mẽ nện từng nhát búa gia cố lại mái tole nghĩa là sao chứ. Nghĩa là nó muốn nói: Tôi đủ là đàn ông, là trụ cột và không cần thêm một người đàn ông khác.
Vậy mà chiều nay người háng xóm lại qua, tặng một nhánh mai, “dáng đẹp, nụ nhiều” – ông tự hào thế, và ngồi lì đó không chịu về.
“Xoảng…!” Hủ dưa kiệu vỡ tan tành. Ngôi hàng xóm chạy xuống, mẹ nó chạy vào. Khánh lầm bầm:
– Bực cái mình!
Chẳng biết Khánh bực gì, bực mình vụng về hay bực ai. Nhưng từ “bực” ấy hiệu nghiệm vô cùng. Ông hàng xóm lặng lẽ ra về, mẹ nó lặng lẽ trở ra bếp.
22 giờ, mẹ đi biếu quà cho hàng xóm vẫn chưa về, đây là cơ hội tốt nhất. Khánh ôm ba lô bước đi, nhưng nghĩ: ngoài đường đang nhiều người, gặp nhau thế nào họ cũng hỏi:
– Đi đâu mà vác ba lô?
– Bỏ nhà đi bụi!
Không thể nói vậy. Đợi 2 giờ sáng, lúc ấy hàng xóm đã ngủ yên. Nhưng cũng không ổn, mở cửa lúc ấy mẹ sẽ giật mình và phát hiện.
Khánh đưa mắt qua của sổ, nhìn cây me cao ngất trước nhà.
Khánh dừng lại nơi nhánh cây to, cong có chỗ tựa lưng. Khánh đặt ba lô bên cạnh, cẩn thận mắc quai đeo vào cái nhánh cây be bé. Chỗ này đã đủ cao để người bên dưới không phát hiện.
Nó sẽ ngồi đây và đợi đến 2 giờ – lúc nhà nhà đã yên giấc.
Cơn gió ngoài sông mang theo cái lạnh của đêm 30 lùa xuyên qua những vòm lá làm Khánh rùng mình mấy lượt. Nó hướng mắt ra sông, xa nữa là cửa biển. Nó nhớ ba.
Năm ấy, tháng Chạp, trước khi lên tàu cá, ba nó vui vẻ chỉ tay vào sàng củ kiệu ướp muối đang phơi ngoài sân:
– Con nhớ phơi cho đủ nắng nghen, để mẹ làm dưa kiệu cho ngon.
Ba nó thích dưa kiệu. Tết năm ấy hủ kiệu không vỡ như chiều nay, nhưng cũng chẳng ai ăn vì ba nó không về nữa. Nó ghét biển. Buộc miệng, nó buông một tiếng chửi thề.
Gió ngoài sông thổi vào, một bên má nó nóng ran. Nó nhớ cái tát của ba.
Lúc nhỏ, nó chơi ngoài bến, quạu thằng bạn, chân vừa đá trái banh bay xa, miệng vừa buông một tràng chửi thề. Ngay lúc ấy ba đi về, bước lên bờ cho nó một cái tát. Ông trừng mắt giận dữ nhìn nó. Người hàng xóm đi cùng bước lại lau mắt, mũi cho nó.
– Chửi vậy là xấu biết không? Tại không ngoan nên ba con mới đánh. Xem kìa, ba Khánh đem về cho Khánh cái gì nè. Ngoan, xin lỗi ba đi con!
Khánh đã ôm quà, vui vẻ đi giữa hai người đàn ông để về nhà. Hồi đó là vậy, nhưng giờ sao ghét hàng xóm quá. Ghét từ lúc người ta nói: “Mẹ con thằng Khánh nên kiếm người về đỡ đần.”
Gần 12 giờ, mẹ nó về. Nhìn xuyên qua cửa sổ, cửa chính, nó thấy hết mọi việc trong nhà.
Mẹ gọi nó.
Mẹ đi ra phía sau.
Mẹ trở vào, vén màn buồng tìm nó.
Bà thở dài, vào bếp nấu nước.
Nó đoán chắc, mẹ nghĩ nó đi hội chợ chơi cùng bạn.
Từ trên ngọn cây, nó thấy mẹ mình kéo chiếc bàn nhỏ ra hiên. Bà chỉ kéo một tay, tay kia vừa vịn vào đã rụt lại ngay. Bà nhăn mặt, bóp nhè nhẹ lên vai, dường như bà đang đau lắm. Kì lạ, chẳng phải lúc sáng khi cùng nhau kê lại cái tủ to và nặng, nó đã nói bóng gió: dễ mà, chỉ cần hai mẹ con mình là đủ, bà đã mỉm cười – dẫu hơi gương – đồng ý đó sao? Bà cứ thế làm việc, không than vãn gì.
Người hàng xóm đang đi vào ngõ. Nó nhíu mày, nữa đêm còn sang làm gì, bực mình. Nó định buông một tiếng chửi thề thì con gió ngoài sông thổi vào vờn ngang má, nhắc nó mím môi, kìm lại.
Người hàng xóm nói lí nhí gì đó rồi đặt một vật lên bàn. Nó nhận ra đó là hủ dưa kiệu. Ông ta giúp mẹ nó khiêng chiếc bàn ra hiên rồi bước đến thắp hương cho ba nó. Xong, mẹ nó bày biện vài thứ lên bàn chuẩn bị cúng giao thừa, ông ta vẫn ngồi đó không về. Người Khánh run lên bần bật, nó đợi, chỉ cần ông ta bước đến đụng vào người mẹ nó, nó sẽ đu mình qua những nhánh cây – như người rừng, như siêu nhân vậy – nhảy xuống, đấm đá, cào cấu ông ta cho biết tay.
– Hồi chiều thằng Khánh nó vô tình làm vỡ đồ, chứ không phải nó ghét anh mà nó đập.
– Anh biết mà, ba nó thích dưa kiệu, nó đâu nỡ mà làm vậy. Anh đem hủ khác qua cho em cúng Tết.
– Dạ.
– Mùng ba, anh đi biển rồi.
– Anh đi biển trở lại hả?
– Ừ, nghỉ ba năm nay, cũng thấy nhớ biển, nghề của mình mà.
Người hàng xóm về. Mẹ nó ngẩn ngơ nhìn theo. Khánh thấy người mình nóng ran. Gió từ sông thổi vào.
Giao thừa.
Nó nhìn về chân trời, hướng thành phố – quá xa – không thể thấy chi tiết những chùm pháo hoa, chỉ thấy một vùng trời đỏ lên, tiếng nổ nghe lụp bụp. Bên dưới mẹ nó rót trà, thắp nhang cúng Tết.
Bà bước ra ngõ trông ngóng.
Bà trở vào mở ti vi xem trực tiếp bắn pháo hoa.
Khánh quan sát mẹ mình qua khung cửa sổ, như đang nhìn vào một cái ti vi cũ. Mỗi đợt pháo bắn lên tung tóe, bà lại cười vang, một mình, bà lại xuýt xoa khen đẹp, một mình.
Trên ngọn cây, lưng áo của Khánh ướt đẫm mồ hôi. 0 giờ, sương xuống nhiều. Gió từ biển cả thổi vào má Khánh, vỗ về.
Mẹ Khánh khép cửa chính lại sau khi nhìn ra ngõ, trông ngóng lần nữa. Khánh ngồi rất lâu trên cây. Gió ngoài biển cứ táp vào má nó nhè nhẹ, nhưng nóng rang.
Rất lâu.
Bốn bề yên ắng, Khánh mang ba lô lên vai, tuột xuống đất. Khánh vác ba lô, đi ra ngõ, bước ra khỏi cổng nhà, lặng lẽ đi ra đường.
Khánh rẽ vào nhà hàng xóm. Mùng 3 có người đi biển?
Ngại ngùng trước cái bậc thềm lâu rồi mình không bước sang, đan hai bàn tay lạnh ngắt vào nhau, Khánh đứng đấy trong vài phút, rồi… chùng chình trở về.
Mùng hai Tết. Có thằng con nít đi thắp hương nhà hàng xóm. Ngại ngùng trước cái bậc thềm lâu rồi không sang, chùng chình bước lên.
Gió ngoài sông thổi vào, như hơi thở ai nồng nàn mùi dưa kiệu, vỗ nhè nhẹ trên vai.
Đã bao lần rồi, người đàn ông ấy phải hiểu ánh mắt lạnh lùng của Khánh nghĩa là sao chứ. Phải hiểu việc thằng con trai 16 tuổi cố tình một mình trèo lên mái nhà, hiên ngang đứng đón cái gió thổi phù phù từ sông vào và mạnh mẽ nện từng nhát búa gia cố lại mái tole nghĩa là sao chứ. Nghĩa là nó muốn nói: Tôi đủ là đàn ông, là trụ cột và không cần thêm một người đàn ông khác.
Vậy mà chiều nay người háng xóm lại qua, tặng một nhánh mai, “dáng đẹp, nụ nhiều” – ông tự hào thế, và ngồi lì đó không chịu về.
“Xoảng…!” Hủ dưa kiệu vỡ tan tành. Ngôi hàng xóm chạy xuống, mẹ nó chạy vào. Khánh lầm bầm:
– Bực cái mình!
Chẳng biết Khánh bực gì, bực mình vụng về hay bực ai. Nhưng từ “bực” ấy hiệu nghiệm vô cùng. Ông hàng xóm lặng lẽ ra về, mẹ nó lặng lẽ trở ra bếp.
22 giờ, mẹ đi biếu quà cho hàng xóm vẫn chưa về, đây là cơ hội tốt nhất. Khánh ôm ba lô bước đi, nhưng nghĩ: ngoài đường đang nhiều người, gặp nhau thế nào họ cũng hỏi:
– Đi đâu mà vác ba lô?
– Bỏ nhà đi bụi!
Không thể nói vậy. Đợi 2 giờ sáng, lúc ấy hàng xóm đã ngủ yên. Nhưng cũng không ổn, mở cửa lúc ấy mẹ sẽ giật mình và phát hiện.
Khánh đưa mắt qua của sổ, nhìn cây me cao ngất trước nhà.
Khánh dừng lại nơi nhánh cây to, cong có chỗ tựa lưng. Khánh đặt ba lô bên cạnh, cẩn thận mắc quai đeo vào cái nhánh cây be bé. Chỗ này đã đủ cao để người bên dưới không phát hiện.
Nó sẽ ngồi đây và đợi đến 2 giờ – lúc nhà nhà đã yên giấc.
Cơn gió ngoài sông mang theo cái lạnh của đêm 30 lùa xuyên qua những vòm lá làm Khánh rùng mình mấy lượt. Nó hướng mắt ra sông, xa nữa là cửa biển. Nó nhớ ba.
Năm ấy, tháng Chạp, trước khi lên tàu cá, ba nó vui vẻ chỉ tay vào sàng củ kiệu ướp muối đang phơi ngoài sân:
– Con nhớ phơi cho đủ nắng nghen, để mẹ làm dưa kiệu cho ngon.
Ba nó thích dưa kiệu. Tết năm ấy hủ kiệu không vỡ như chiều nay, nhưng cũng chẳng ai ăn vì ba nó không về nữa. Nó ghét biển. Buộc miệng, nó buông một tiếng chửi thề.
Gió ngoài sông thổi vào, một bên má nó nóng ran. Nó nhớ cái tát của ba.
Lúc nhỏ, nó chơi ngoài bến, quạu thằng bạn, chân vừa đá trái banh bay xa, miệng vừa buông một tràng chửi thề. Ngay lúc ấy ba đi về, bước lên bờ cho nó một cái tát. Ông trừng mắt giận dữ nhìn nó. Người hàng xóm đi cùng bước lại lau mắt, mũi cho nó.
– Chửi vậy là xấu biết không? Tại không ngoan nên ba con mới đánh. Xem kìa, ba Khánh đem về cho Khánh cái gì nè. Ngoan, xin lỗi ba đi con!
Khánh đã ôm quà, vui vẻ đi giữa hai người đàn ông để về nhà. Hồi đó là vậy, nhưng giờ sao ghét hàng xóm quá. Ghét từ lúc người ta nói: “Mẹ con thằng Khánh nên kiếm người về đỡ đần.”
Gần 12 giờ, mẹ nó về. Nhìn xuyên qua cửa sổ, cửa chính, nó thấy hết mọi việc trong nhà.
Mẹ gọi nó.
Mẹ đi ra phía sau.
Mẹ trở vào, vén màn buồng tìm nó.
Bà thở dài, vào bếp nấu nước.
Nó đoán chắc, mẹ nghĩ nó đi hội chợ chơi cùng bạn.
Từ trên ngọn cây, nó thấy mẹ mình kéo chiếc bàn nhỏ ra hiên. Bà chỉ kéo một tay, tay kia vừa vịn vào đã rụt lại ngay. Bà nhăn mặt, bóp nhè nhẹ lên vai, dường như bà đang đau lắm. Kì lạ, chẳng phải lúc sáng khi cùng nhau kê lại cái tủ to và nặng, nó đã nói bóng gió: dễ mà, chỉ cần hai mẹ con mình là đủ, bà đã mỉm cười – dẫu hơi gương – đồng ý đó sao? Bà cứ thế làm việc, không than vãn gì.
Người hàng xóm đang đi vào ngõ. Nó nhíu mày, nữa đêm còn sang làm gì, bực mình. Nó định buông một tiếng chửi thề thì con gió ngoài sông thổi vào vờn ngang má, nhắc nó mím môi, kìm lại.
Người hàng xóm nói lí nhí gì đó rồi đặt một vật lên bàn. Nó nhận ra đó là hủ dưa kiệu. Ông ta giúp mẹ nó khiêng chiếc bàn ra hiên rồi bước đến thắp hương cho ba nó. Xong, mẹ nó bày biện vài thứ lên bàn chuẩn bị cúng giao thừa, ông ta vẫn ngồi đó không về. Người Khánh run lên bần bật, nó đợi, chỉ cần ông ta bước đến đụng vào người mẹ nó, nó sẽ đu mình qua những nhánh cây – như người rừng, như siêu nhân vậy – nhảy xuống, đấm đá, cào cấu ông ta cho biết tay.
– Hồi chiều thằng Khánh nó vô tình làm vỡ đồ, chứ không phải nó ghét anh mà nó đập.
– Anh biết mà, ba nó thích dưa kiệu, nó đâu nỡ mà làm vậy. Anh đem hủ khác qua cho em cúng Tết.
– Dạ.
– Mùng ba, anh đi biển rồi.
– Anh đi biển trở lại hả?
– Ừ, nghỉ ba năm nay, cũng thấy nhớ biển, nghề của mình mà.
Người hàng xóm về. Mẹ nó ngẩn ngơ nhìn theo. Khánh thấy người mình nóng ran. Gió từ sông thổi vào.
Giao thừa.
Nó nhìn về chân trời, hướng thành phố – quá xa – không thể thấy chi tiết những chùm pháo hoa, chỉ thấy một vùng trời đỏ lên, tiếng nổ nghe lụp bụp. Bên dưới mẹ nó rót trà, thắp nhang cúng Tết.
Bà bước ra ngõ trông ngóng.
Bà trở vào mở ti vi xem trực tiếp bắn pháo hoa.
Khánh quan sát mẹ mình qua khung cửa sổ, như đang nhìn vào một cái ti vi cũ. Mỗi đợt pháo bắn lên tung tóe, bà lại cười vang, một mình, bà lại xuýt xoa khen đẹp, một mình.
Trên ngọn cây, lưng áo của Khánh ướt đẫm mồ hôi. 0 giờ, sương xuống nhiều. Gió từ biển cả thổi vào má Khánh, vỗ về.
Mẹ Khánh khép cửa chính lại sau khi nhìn ra ngõ, trông ngóng lần nữa. Khánh ngồi rất lâu trên cây. Gió ngoài biển cứ táp vào má nó nhè nhẹ, nhưng nóng rang.
Rất lâu.
Bốn bề yên ắng, Khánh mang ba lô lên vai, tuột xuống đất. Khánh vác ba lô, đi ra ngõ, bước ra khỏi cổng nhà, lặng lẽ đi ra đường.
Khánh rẽ vào nhà hàng xóm. Mùng 3 có người đi biển?
Ngại ngùng trước cái bậc thềm lâu rồi mình không bước sang, đan hai bàn tay lạnh ngắt vào nhau, Khánh đứng đấy trong vài phút, rồi… chùng chình trở về.
Mùng hai Tết. Có thằng con nít đi thắp hương nhà hàng xóm. Ngại ngùng trước cái bậc thềm lâu rồi không sang, chùng chình bước lên.
Gió ngoài sông thổi vào, như hơi thở ai nồng nàn mùi dưa kiệu, vỗ nhè nhẹ trên vai.