First Man (Bước Chân Đầu Tiên) đem đến cho công chúng cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về sự kiện con người lần đầu tiên đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng – vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất. Quá trình khám phá Mặt Trăng không hề đơn giản như những gì mà hồi giờ bạn vẫn nghĩ, đằng sau đó là nhiều con người đã hi sinh tính mạng, hàng đống tiền đã được chính phủ rót cho NASA, và còn hàng trăm bí mật khác nữa.
Lúc còn ngồi ở ghế nhà trường, bạn đã nghe cô giáo dạy sử nhắc đi nhắc lại về con tàu Apollo vĩ đại đã đưa nhân loại đi sang một trang sử mới trong hành trình khám phá vũ trụ. Nghe thì có vẻ đơn giản, các phi hành gia chỉ phải ngồi vào trong tàu vũ trụ, ngồi đợi đến khi vào quỹ đạo Mặt Trăng và thong thả đi dạo trên đó như là đi bộ trong sân vườn nhà mình vậy.
Nếu tới giờ bạn vẫn nghĩ vậy thì thứ nhất, bạn cần xóa bỏ suy nghĩ đó ra khỏi đầu ngay, và hành động tiếp theo cần làm là mua vé ra rạp coi First Man. Bộ phim tập trung vào sứ mệnh chinh phục vũ trụ của nước Mỹ, đồng thời cũng là cách để khẳng định về sự tiến bộ khoa học công nghệ khi so với Liên Xô.
Phi hành gia Neil Armstrong (Ryan Gosling vào vai) sẽ là tâm điểm của bộ phim này, từng khó khăn, vướng mắc cho đến những mất mát hi sinh của ông đều được diễn tả chi tiết, rõ ràng. Là một phi hành gia, không phải chỉ cần mỗi sức khỏe tốt, mà tâm lý cũng phải vững nữa.
Neil đã phải đau thắt lòng khi chứng kiến con gái mình nằm dưới lớp đất lạnh vì khối u quái ác, rồi vài năm sau, những đồng nghiệp mà anh hết mực yêu quý lại lần lượt ra đi, để lại những vết thương lòng khó lành. Những cung bậc cảm xúc này cần được diễn viên thể hiện rõ ràng, dứt khoát, nếu không sẽ vô tình làm bộ phim thiếu đi tuyến cảm xúc chính.
Ryan Gosling là cái tên mà đạo diễn Damien Chazelle chọn để vào vai Neil Armstrong, và khán giả thì có quyền nghi ngờ về diễn xuất của anh này khi chuyển sang đóng một nhân vật hoàn toàn khác với anh chàng lãng tử trong La La Land.
Nhưng mà thật may mắn, với khả năng diễn xuất tài ba của mình, Ryan đã không hề phụ lòng khán giả khi cho họ thấy được anh đã nhập tâm hoàn toàn vào nhân vật, để lại những nỗi buồn đọng lại trong từng vị khán giả khi nhân vật Neil vừa tiếc thương, vừa biết ơn vì sự hi sinh của đồng nghiệp đã giúp anh có được một con tàu an toàn hơn trong chuyến du hành đến Mặt Trăng. Chưa dừng lại ở đó, cô vợ của Neil sẽ còn làm bạn nghẹn lòng khi thấy chồng mình xếp quần áo vào vali, chuẩn bị cho muốn chuyến đi mà có thể vĩnh viễn anh không bao giờ trở về, không còn có cơ hội gặp lại những đứa con thơ nữa.
First Man không chỉ gây xúc động khi diễn tả tình cảm con người với nhau, mà nó còn ánh lên một niềm tự hào cho cả nhân loại khi lần đầu tiên con người chạm chân lên Mặt Trăng.
Phải khen một điều rằng khâu âm nhạc của phim làm quá tốt, chỉ cần nhạc thôi là cũng đủ rùng mình, hồi hộp và tự hào khi phi thuyền chuẩn bị đáp xuống Mặt Trăng, đây chính là đỉnh điểm trong mạch cảm xúc của phim, thậm chí còn xúc động hơn cả lúc Neil để lại dấu chân đầu tiên trên bề mặt Mặt Trăng.
Hình ảnh trong phim cũng được chỉnh theo kiểu cũ cũ, rất khó để tả bằng lời nhưng khi xem thì Khen Phim chắc rằng bạn sẽ thích tông màu này. Lưu ý là những bạn hay bị chóng mặt thì nên cân nhắc trước khi xem phim, bởi phần lớn các cảnh phim đều rung lắc dữ dội, hiếm khi ổn định.
Lúc còn ngồi ở ghế nhà trường, bạn đã nghe cô giáo dạy sử nhắc đi nhắc lại về con tàu Apollo vĩ đại đã đưa nhân loại đi sang một trang sử mới trong hành trình khám phá vũ trụ. Nghe thì có vẻ đơn giản, các phi hành gia chỉ phải ngồi vào trong tàu vũ trụ, ngồi đợi đến khi vào quỹ đạo Mặt Trăng và thong thả đi dạo trên đó như là đi bộ trong sân vườn nhà mình vậy.
Nếu tới giờ bạn vẫn nghĩ vậy thì thứ nhất, bạn cần xóa bỏ suy nghĩ đó ra khỏi đầu ngay, và hành động tiếp theo cần làm là mua vé ra rạp coi First Man. Bộ phim tập trung vào sứ mệnh chinh phục vũ trụ của nước Mỹ, đồng thời cũng là cách để khẳng định về sự tiến bộ khoa học công nghệ khi so với Liên Xô.
Phi hành gia Neil Armstrong (Ryan Gosling vào vai) sẽ là tâm điểm của bộ phim này, từng khó khăn, vướng mắc cho đến những mất mát hi sinh của ông đều được diễn tả chi tiết, rõ ràng. Là một phi hành gia, không phải chỉ cần mỗi sức khỏe tốt, mà tâm lý cũng phải vững nữa.
Neil đã phải đau thắt lòng khi chứng kiến con gái mình nằm dưới lớp đất lạnh vì khối u quái ác, rồi vài năm sau, những đồng nghiệp mà anh hết mực yêu quý lại lần lượt ra đi, để lại những vết thương lòng khó lành. Những cung bậc cảm xúc này cần được diễn viên thể hiện rõ ràng, dứt khoát, nếu không sẽ vô tình làm bộ phim thiếu đi tuyến cảm xúc chính.
Ryan Gosling là cái tên mà đạo diễn Damien Chazelle chọn để vào vai Neil Armstrong, và khán giả thì có quyền nghi ngờ về diễn xuất của anh này khi chuyển sang đóng một nhân vật hoàn toàn khác với anh chàng lãng tử trong La La Land.
Nhưng mà thật may mắn, với khả năng diễn xuất tài ba của mình, Ryan đã không hề phụ lòng khán giả khi cho họ thấy được anh đã nhập tâm hoàn toàn vào nhân vật, để lại những nỗi buồn đọng lại trong từng vị khán giả khi nhân vật Neil vừa tiếc thương, vừa biết ơn vì sự hi sinh của đồng nghiệp đã giúp anh có được một con tàu an toàn hơn trong chuyến du hành đến Mặt Trăng. Chưa dừng lại ở đó, cô vợ của Neil sẽ còn làm bạn nghẹn lòng khi thấy chồng mình xếp quần áo vào vali, chuẩn bị cho muốn chuyến đi mà có thể vĩnh viễn anh không bao giờ trở về, không còn có cơ hội gặp lại những đứa con thơ nữa.
First Man không chỉ gây xúc động khi diễn tả tình cảm con người với nhau, mà nó còn ánh lên một niềm tự hào cho cả nhân loại khi lần đầu tiên con người chạm chân lên Mặt Trăng.
Phải khen một điều rằng khâu âm nhạc của phim làm quá tốt, chỉ cần nhạc thôi là cũng đủ rùng mình, hồi hộp và tự hào khi phi thuyền chuẩn bị đáp xuống Mặt Trăng, đây chính là đỉnh điểm trong mạch cảm xúc của phim, thậm chí còn xúc động hơn cả lúc Neil để lại dấu chân đầu tiên trên bề mặt Mặt Trăng.
Hình ảnh trong phim cũng được chỉnh theo kiểu cũ cũ, rất khó để tả bằng lời nhưng khi xem thì Khen Phim chắc rằng bạn sẽ thích tông màu này. Lưu ý là những bạn hay bị chóng mặt thì nên cân nhắc trước khi xem phim, bởi phần lớn các cảnh phim đều rung lắc dữ dội, hiếm khi ổn định.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: