This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

Đọc Sách Mỗi Ngày

guest11

Rìu Chiến Chấm
Quán trà thinh lặng
Tạp bút Trần Mộng Tú

Hà Nội là cả một thế giới bí mật, nó luôn luôn giấu những bất ngờ nho nhỏ ở một chỗ ta không hình dung ra được. Do một may mắn tình cờ nào đó, ta tìm thấy cái bí mật đó ngay trước mặt ta, ta bàng hoàng như được ai mời một chén rượu quý. Cái ngọt của ruợu cứ vương mãi ở cổ như một bài thơ chưa đọc đến câu cuối cùng. Câu thơ đó có thể ở lại với ta suốt một đời người.

Một buổi chiều, tôi lang thang trên đường phố Hà Nội, đi một mình trong khi chờ đợi chồng con (được một ngày mẹ cho) đang phân tán trong phố cổ trở về đi ăn tối. Vừa đi vừa ngắm nghía hai bên: phố, người, xe tấp nập buổi tan tầm, chạy đâm vào nhau, như những con rối trong tuồng múa rối nước. Cái cảnh này trên thế giới chỉ có ở những nơi đất hẹp người đông như Hà Nội, Sài Gòn của Việt Nam ta và có lẽ đó là hai nơi điển hình nhất.

Chen giữa bước chân đi là những hàng ăn, hàng uống bày cả ra hai bên phố. Ngay trước các cửa hiệu hàng hóa, ai muốn bán thì cứ bày ra bán. Ở một con ngõ vào xóm, người ta cũng có thể giăng một tấm bạt từ vách tường của nhà bên phải sang vách tường của nhà bên trái ở ngay đầu ngõ làm thành một quán cà phê hay một quán bán chè, bán cháo. Ai may mắn có được cái mặt tiền độ ba thước vuông là thành một cửa hiệu khang trang lắm rồi, còn không thì cứ bày ngay ra trên lối đi, trên một nắp miệng cống cũng để vừa một gánh hàng rong. Khách hàng xúm xít ngồi xuống ăn uống rất là tự nhiên, giản dị, thưởng thức món ăn rất hạnh phúc, chẳng kém gì những người khách ở trong một nhà hàng sang trọng thưởng thức món ăn của mình.

Tôi hòa mình vào trong cái dòng sinh mệnh đông đảo đó. Lang thang mãi, mỏi chân và khát nước, thấy thèm một ly trà quá. Thật may, vừa thấy một cái quán bán nước trà, kẹo lạc (đậu phọng) đơn sơ nằm ngay góc đường Tôn Đức Thắng và Đoàn Thị Điểm. Quán không có bảng hiệu, chỉ có vài cái bàn thấp và ghế đẩu, nhưng gần như mọi người đã ngồi hết. Tôi đứng loay hoay một vài giây chưa biết làm sao, bỗng có người dúi vào tay chiếc ghế đẩu, mà chẳng nói câu gì. Tôi vội vàng cám ơn và nhận được một nụ cười. Ngồi xuống chưa kịp gọi, thì chủ quán, một người đàn bà trẻ khoảng ngoài ba mươi, đem đến trước mặt tôi một ly nước trà và cái đĩa nhỏ có mấy chiếc kẹo. Chị không nói câu nào, đặt ly nước trà bốc khói, thơm ngát xuống ngay một một góc bàn đã có bốn người ngồi trước mặt tôi với một nụ cười, tôi cũng cười lại đáp lễ, cúi xuống nhìn vào ly nước một giây, rồi uống một ngụm nhỏ. Nước trà vừa chát, vừa ngọt, vừa thơm. Đúng là trà mộc Thái Nguyên. Uống ngụm trà mà như uống một nụ cười. Hình như những người ở trong quán này ai ai cũng hào phóng nụ cười.

Nước trà làm tôi tỉnh hẳn người, lúc đó tôi mới để ý nhìn chung quanh. Quán trà nhỏ xíu nhưng ấm cúng và giản dị. Chị chủ quán đang loay hoay với những chiếc ấm, những hộp, những gói trà và ly thủy tinh. Ánh lửa ở chiếc lò ga phản chiếu lấp lóe lên một bên má chị, nhìn thấy cả đuôi lông mày của con mắt bên đó, kéo dài một nét thanh thanh, cái bóng nhỏ bé của chị hắt một vệt rất mờ lên vách. Cả quán có ba chiếc bàn vuông và một chiếc bàn dài, bàn vuông ngồi được hai người, bàn dài ngồi được bốn người. Quán rất hẹp nên các bàn kê gần nhau lắm. Bàn nào hình như cũng chêm thêm ghế, khách ngồi sát vào nhau rất thân mật. Họ chụm đầu vào nhau trò chuyện, nhai kẹo lạc dòn thành tiếng. Khói trà nghi ngút bốc lên ngang mặt mọi người, nhưng sau làn khói mỏng manh đó, những con mắt vẫn ánh lên khi họ nhìn nhau trò chuyện. Thỉnh thoảng họ lại giơ tay đập vào vai nhau rất thân thiện.

Quán trà binh dân này không có tiếng hát, tiếng nhạc vỡ ra từ máy phát thanh hay truyền hình như ở các quán khác, nên không khí rất êm ả. Khách nói chuyện với nhau rất khẽ, khẽ đến nỗi không nghe được tiếng, chỉ thấy những bàn tay xòe ra, nắm vào, những ngón tay chỉ vào ngực mình, hay chỉ vào mũi người khác thi nhau múa lên. Nếu họ nói thành tiếng thì chắc quán trở nên ồn lắm. Mặc cho tiếng ồn ào của xe gắn máy, tiếng còi xe bóp inh ỏi, tiếng người gọi nhau ơi ới, tiếng rao hàng và đôi khi chen vào cả tiếng cãi cọ trước cửa quán, những người vào đây uống trà họ giữ được không khí rất thinh lặng. Nói rất khẽ và cười rất nhẹ. Chị chủ quán luôn luôn biết ý khách hàng. Không đợi gọi. Kẹo chưa hết đã đem ra, trà lúc nào cũng được rót đầy ly đem tới. Chị thong thả chuyền nước sôi từ ấm sang bình. Tiếng nước sôi trên bếp cũng nhẹ nhàng như tiếng guốc chị di chuyển, hình như tôi nghe được cả tiếng thở của chị.

Tôi uống đến ly trà thứ hai và ăn gần hết chiếc kẹo, tỉnh hẳn người, lúc đó mới quan sát kỹ đến những người khách chung quanh mình. Phần đông còn trẻ, người lớn tuổi nhất chắc chỉ khoảng bốn mươi, họ đang nói chuyện với nhau bằng những bàn tay múa khoa lên trong quán. Cách nói chuyện của họ làm tôi liên tưởng đến một lớp Sign Language ở College tôi đã theo học cách đây mấy năm. Câu đầu tiên chúng tôi học là lấy ngón tay chỉ vào giữa ngực mình, xong xòe bàn tay ra áp vào bên trái ngực, rồi chỉ ngón tay vào người đối điện. Như thế có nghĩa là I love you. Tôi đã học hết khóa vỡ lòng và có thể nói chuyện vài ba câu thông thường với người câm, điếc. Bẵng đi một thời gian không học tiếp theo, bây giờ khó mà nhớ lại được hết những điều mình đã học.

Chị chủ quán đến gần tôi với một mảnh giấy, đưa cho tôi đọc: “Đây là quán Trà của người câm và điếc, bà cần gì thêm xin viết xuống đây”. Tôi ngẩn người ra nhìn chị, chị nhìn lại tôi cũng vẫn với nụ cười. Tôi viết lên tờ giấy của chị vừa đem đến, hỏi chị mở quán này bao lâu? Chị cho biết là mới hai năm, sau khi vừa lập gia đình, anh cũng là người dùng ngôn ngữ thinh lặng như chị. Chúng tôi tiếp tục bút đàm với nhau, chị nói khi mới mở quán trà, muốn bán cho tất cả mọi người, nhưng khách nói được đến uống trà thấy cứ phải bút đàm với chủ quán mất nhiều thời giờ quá trong khi khách không nói được thì cứ giơ tay chỉ trỏ vào họ, nên họ bỏ đi. Dần dần những người câm, điếc rủ nhau đến đây uống trà, coi như quán này mở ra chỉ để dành riêng cho họ, những người đối thoại thinh lặng.

Tôi ngồi im trong bóng chiều chập choạng, một vài cửa tiệm đã lên đèn, chị chủ quán bật lên một ngọn đèn điện ở một góc quán, ngọn đèn không được sáng lắm, nhưng cũng soi rõ những bàn tay đưa ra, những ngón tay chỉ trỏ vào nhau. Tôi ngắm nhìn những bàn tay đó, cố vận dụng vốn liếng ít ỏi đã học được của mình, dần dần tôi hiểu họ đang nói với nhau về việc làm, giá sinh hoạt, có người có con vừa ở bệnh viện ra, có người vừa thất nghiệp. Tôi dở quá nên nghe được mà không nói được. Nếu tôi còn nhớ để nói chuyện được với họ thì hay biết bao!

Nếu ai đã từng được thưởng thức tuồng Nô (Noh) của người Nhật, là một loại tuồng trong đó các diễn viên sơn mặt trắng toát giống nhau, khi diễn kịch không nói tiếng nào, chỉ diễn tả bằng cách khoa tay múa chân, người xem phải đoán được cảm xúc của họ qua những cử chỉ đó, thì thấy những người đang uống trà trong quán này giống như họ vậy, có khác một điều là những người này không phải kịch sĩ, không quét sơn trắng lên mặt, nên ta đọc được cảm xúc trên từng cái cau lông mày, cái cười mệt mỏi nửa miệng, hay nụ cười nở tung ra như một đóa hoa. Tôi phải nhờ chị chủ quán thông dịch lại thứ ngôn ngữ thinh lặng này. Tôi viết xuống giấy câu hỏi, rồi chị chủ quán dùng tay nói lại với họ. Chị cho biết phần đông những người này không biết đọc, biết viết. Nếu tôi muốn nói chuyện với họ, phải nói thật to, không được dùng tay che miệng, họ sẽ nhìn miệng tôi mà đoán tôi đang nói câu gì.

Có người rút ở trong túi ra một tờ giấy, có bọc plastic với một dòng chữ in sẵn: Tôi vừa câm vừa điếc. Không biết chữ. Xin nói to và đừng che miệng. Tôi nhìn tờ giấy được giữ gìn cẩn trọng như một tờ căn cước mà trong lòng rưng rưng, thấy nghèn nghẹn ở cuống họng, vội cúi xuống uống ngay một ngụm trà.

Tôi ngồi chuyện trò với họ bằng sự trợ giúp của chị chủ quán, chúng tôi nói với nhau về sinh hoạt đời thường. Chuyện gia đình, chuyện học của con, chuyện việc làm của cha mẹ. Họ hỏi tôi về cái đất nước xa xăm tôi sống, ở đó những người câm, điếc được giúp đỡ thế nào? Chúng tôi hỏi nhau cả về chuyện uống trà. Câu chuyện càng lúc càng thân thiện cởi mở, họ nói năng tự nhiên, ước mơ giản dị, chỉ mong kiếm đủ ngày hai bữa, có chút tiền dành dụm phòng khi con cái ốm đau và đủ tiền đóng học phí cho con mỗi khóa học.

Vào những buổi chiều tan việc, họ bỏ lại tất cả nhọc nhằn khuân vác trên bến dưới thuyền ở những bãi sông; những túi xi măng, những viên gạch, tảng đá ở nơi xây cất; cái cuốc cái xẻng ở một con đường đang đào, đang đắp nào đó…, ghé vào đây uống mấy ly nước trà và gặp những người cùng chung ngôn ngữ với họ, ngôn ngữ thinh lặng trong quán trà thinh lặng này.

Tôi ngắm nhìn họ cầm ly uống trà rất là bình dân, với vẻ sảng khoái, hình dung ra ở một nơi uống trà khác của những người được gọi là thanh lịch. Những quán trà dành cho tao nhân mặc khách có những nghi thức cầu kỳ gọi là Trà Đạo. Khi cho trà vào ấm thì gọi là Ngọc Diệp Hồi Cung. Khi tráng trà thì gọi là Cao Sơn Trường Thủy (rót nước sáu mươi độ, cao cách trà hai mươi, ba mươi phân). Khi pha trà thì gọi Hạ Sơn Nhập Thủy (rót sát miệng ấm, nước sôi đủ một trăm độ). Khi nhấc chén trà lên thì mấy ngón tay cũng được thăng hoa gọi là ba con rồng Tam Long Giá Ngọc, trước khi uống ngụm trà đó phải từ tốn đưa lên mũi từ trái sang phải thưởng thức mùi thơm của trà gọi là Du Sơn Lâm Thủy(*). Chao ôi là nghi lễ, là cầu kỳ!

Những người uống trà trong quán trà thinh lặng này giản dị lắm, trà do chị chủ quán pha một bình lớn, rót ra sẵn trước mặt, họ cầm lấy chén trà, nhìn nhau bằng những ánh mắt thân mật, ngửa cổ lên uống một hơi đầy, uống theo cả mệt nhọc của một ngày lao động vất vả vào lồng ngực. Họ chỉ vào ngực mình, ngực bạn, nói lòng quý mến nhau. Những tiếng động bên ngoài đường của xe cộ, của âm thanh ầm ĩ, họ bỏ cả ngoài tai. Trong những lồng ngực đơn sơ đó cái âm thanh tĩnh lặng kéo dài theo nhịp đập êm ả của trái tim.

Tôi chào họ ra về, mang theo quán trà thinh lặng trong trái tim nhiều tiếng động đời thường của mình, nước mắt bỗng ứa ra.

Chao ôi, là quê hương yêu dấu! Mỗi chỗ giấu một điều bí mật, ta có may mắn tìm thấy, khác nào như những người tìm được châu báu trong kho tàng cổ tích thần tiên.

Trần Mộng Tú
2005
 

malemkhoang

Rìu Chiến

Một chín tám tư là tên một tiểu thuyết dystopia (phản địa đàng) phát hành năm 1949 của nhà văn người Anh George Orwell.

Phản địa đàng (tiếng Anh: dystopia, còn có cách gọi khác là cacotopia hoặc phản utopia) là một cộng đồng xã hội đáng sợ, khủng khiếp, một thế giới mất ổn định. Đó là một từ trái nghĩa của utopia, một thuật ngữ được đặt ra bởi Sir Thomas More và được coi là tiêu đề của tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, xuất bản năm 1516, một tác phẩm thiết kế một xã hội lý tưởng với tội phạm, bạo lực và nghèo đói luôn ở mức thấp nhất.

Phản địa đàng được biết đến bởi các yếu tố như vô nhân đạo, chính phủ bạo chúa, thảm họa môi trường, hoặc các đặc điểm khác liên quan đến sự suy đồi những giá trị tốt đẹp của xã hội. Xã hội phản địa đàng xuất hiện trong nhiều tác phẩm giả tưởng và tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là trong các câu chuyện kể về tương lai. Một số ví dụ nổi tiếng nhất là Thế giới mới tươi đẹp của Aldous Huxley (1932), Một chín tám tư (1949) của George Orwell, và Fahrenheit 451 (1953) của Ray Bradbury. Xã hội phản địa đàng xuất hiện trong nhiều thể loại tiểu thuyết và thường được sử dụng để cảnh tỉnh nhân loại chú ý đến xã hội, môi trường, chính trị, kinh tế, tôn giáo, tâm lý học, đạo đức, khoa học hoặc công nghệ. Một số tác giả sử dụng thuật ngữ này để ám chỉ một số xã hội hiện tại, nhiều trong số đó, hoặc đã từng là các quốc gia hoặc xã hội toàn trị trong tình trạng khủng hoảng.

Kể từ khi ra đời vào năm 1949, Một chín tám tư đã được xem là tác phẩm kinh điển về tư tưởng chính trị và khoa học giả tưởng. Nhiều từ vựng, khái niệm có trong tiểu thuyết như Big Brother, doublethink, thoughtcrime, Newspeak, Room 101, telescreen, 2+2=5memory hole đã đi vào đời sống (những người nói tiếng Anh). Tiểu thuyết cũng là nơi phổ biến tính từ Orwellian nhằm chỉ sự phủ nhận lịch sử, tung tin giả, theo dõi ngầm và tuyên truyền của nhà nước toàn trị.

Năm 2005, tạp chí TIME đã đưa Một chín tám tư vào danh sách 100 tiểu thuyết tiếng Anh xuất sắc nhất từ 1923 đến 2005. Trong danh sách "100 tiểu thuyết xuất sắc nhất của Modern Library", Một chín tám tư đứng thứ 13 do ban biên tập bình chọn và thứ 6 do người đọc bình chọn. Năm 2003, tiểu thuyết đứng vị trí thứ 8 trong "The Big Read", theo một cuộc điều tra của BBC.

Đối với nhiều người Việt Nam, đặc biệt là ở miền Nam, sẽ thấy cuốn phim “First, they killed my father” rất cuốn hút, vì nhiều người có thể tìm thấy mình qua những hình ảnh và nhân vật trong phim. Bộ phim “First, they killed my father” do Angelina Jolie đạo diễn, sản xuất năm 2017, mô tả thảm cảnh của một gia đình trung lưu ở Phnom Penh sau 1975. Trong phim, có một chữ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần là ‘Angkar‘, có nghĩa là Tổ Chức, nhưng có người dịch là ‘Anh Cả’. Khái niệm ‘Anh Cả’ đã xuất hiện trong tiểu thuyết “1984” của văn hào George Orwell.

Cuộc sống yên ấm của một gia đình trở thành đảo lộn sau khi Khmer Đỏ tiến vào ‘giải phóng’. Những gì xảy ra sau đó như tịch thu tài sản, tù cải tạo tập trung, tra tấn, giết chóc, v.v. làm cho người ta nhớ lại một thời kinh hoàng. Có những chi tiết nhỏ những đầy ý nghĩa như một cán bộ Khmer Đỏ đòi tước lấy cái đồng hồ của một người dân, vì Anh Cả cần cái đồng hồ đó, hay như chi tiết về một cựu viên chức giả vờ không biết tiếng Pháp để đóng vai người nông dân nhằm thoát bàn tay tử thần của đám cán bộ đang lăm le giết người. Thế nhưng cuối cùng thì anh ta cũng bị giết trong lúc cải tạo. Xuyên suốt cuốn phim, nhân vật vô hình “Anh Cả” được nhắc đi nhắc lại. Anh Cả biết hết. Anh Cả theo dõi mọi người. Anh Cả vĩ đại. Anh Cả bao dung và độ lượng. Thực tế, Anh Cả là kẻ giết người vô hình. Vô hình là vì không ai biết Anh Cả là ai. Đó chính là viễn ảnh của một xã hội được mô tả trong tiểu thuyết 1984.

Là một trong hai cuốn tiểu thuyết (cuốn kia là ‘Animal Farm’) nổi tiếng nhứt của văn hào George Orwell được xuất bản vào năm 1949. Trong 1984, Orwell cảnh báo thế giới về một viễn ảnh chế độ toàn trị sẽ gieo rắc lên xã hội, như hạn chế quyền tự do con người, kiểm soát hành vi, thậm chí suy nghĩ của dân chúng.

Cảnh báo của Orwell đã thành hiện thực không chỉ ở các nước theo chế độ toàn trị, mà còn ngay tại những nước từng có thời tự xem là ‘Tự do & Dân chủ’ ngày nay. Khái niệm ‘Anh Cả’ / Big Brother / Angkar bàng bạc trong xã hội ngày nay. Nó không chỉ là những khẩu hiệu, biểu ngữ giăng trên đường phố, mà còn là những ‘Ứng dụng’ trong cái điện thoại động và máy tính cá nhân theo dõi từng bước đi, đếm từng hơi thở, và lắng nghe từng lời nói của chúng ta.​


George Orwell, bên sách bên hút bên nào đắt hơn

George Orwell tên thật là Eric Arthur Blair sanh năm 1903 và qua đời năm 1950, thọ 46 tuổi. Ông chết vì bệnh lao phổi. Ông xuất thân là một nhà báo và nhà phê bình, nhưng lại biết đến như là một nhà văn. Ông mô tả gia đình ông thuộc giai cấp trung lưu, thân phụ là công chức làm việc ở Ấn Độ (nơi ông sanh ra) và thân mẫu xuất thân từ một gia đình doanh nhân gốc Pháp. Sau một thời gian sống ở Ấn Độ, ông theo thân mẫu về Anh, nơi ông được gửi đi học tại những trường danh tiếng như Sussex và Eton. Ngay từ thuở đó cậu bé George đã biểu hiện một tư chất thông minh nhưng thụ động. Aldous Huxley là một trong những người thầy của Orwell. Tuy nhiên, ông không thích môi trường học đường. Sau trường học, ông làm cảnh sát một thời gian, nhưng ông cũng không thích nghề cảnh sát. Thật ra, ông lúc nào cũng cảm thấy xấu hổ vì đã làm cảnh sát. Sau khi bỏ nghề cảnh sát, ông lang thang ở London và Paris và sống trong một khu tồi tàn, chung nhà với những người ăn xin. Ở Paris ông làm nghề rửa chén trong nhà hàng. Có lẽ chính vì thế mà ông rất ghét chủ nghĩa đế quốc. Ông tự xem mình là một người xã hội chủ nghĩa, thậm chí là người -censor-. Nhưng trớ trêu thay, hai tác phẩm Animal Farm và 1984 của ông lại là những cảnh báo về một viễn cảnh chế độ Nazi và Stalin áp đặt lên xã hội loài người.​


Tải eBook:
AZW3

Mã:
https://docs.google.com/uc?id=1t3R-4vb4eJJMGnLEVc0RwRBJUMvlc4at
EPUB
Mã:
https://docs.google.com/uc?id=1fKlYhdSb1PSyuL2RuA_ykiHjhWk6a2ic
MOBI
Mã:
https://docs.google.com/uc?id=1ybsGjLBK0DhIYypoIpIPh6EOSlxRKYrg
PDF
Mã:
https://docs.google.com/uc?id=1Id1TihttAzhuX19O91-1jk-flHhOV9Py
 

malemkhoang

Rìu Chiến
“Quãng Ðời Ðánh Mất” là quyển tiểu thuyết thứ ba của Dương Thu Hương do nhà xuất bản Hải Phòng in năm 1989, sau “Bên Kia Bờ Ảo Vọng” (1987) và “Thiên Ðường Mù” (1988) – hai tác phẩm đã đưa tên tuổi của bà lên vị trí sáng chói nhất trên văn đàn Việt Nam. Bộ ba tiểu thuyết này tạo thành một bức tranh hoành tráng của xã hội Việt Nam hiện thời, với biết bao khung cảnh, hình ảnh, nhân vật, tình tiết… Nghệ thuật miêu tả và phê phán hiện thực sắc bén và can đảm, cùng với nỗ lực phản kháng và giải ảo trong các tác phẩm của Dương Thu Hương, đã giúp bà trở thành nhà văn được tìm đọc nhiều nhất, và nổi tiếng nhất cả trong và ngoài nước… sống cuộc đời mình một cách độc lập, can đảm đối diện và chống lại những phi lý, nhìn cho đúng và phá vỡ những ảo tưởng xa lạ, yêu thương cuộc đời và con người chân thành… Ðó là một vài thông điệp chính mà “Quãng Ðời Ðánh Mất” gửi đến người đọc…


Nhà văn Dương Thu Hương sinh năm 1947 tại Thái Bình, cư ngụ nhiều năm tại Hà Nội, sau đó lưu trú tại Paris, Pháp. Năm 1994, Bộ Trưởng Văn Hóa Pháp Jacques Toubon trao tặng nhà văn Dương Thu Hương Huân Chương Văn Hóa Nghệ Thuật Chevalier Des Arts Et Des Lettres. Năm 2008, bốn tác phẩm “Bên Kia Bờ Ảo Vọng, Những Thiên Ðường Mù, Tiểu Thuyết Vô Ðề, Chốn Vắng” của bà được đưa vào bộ sách Bouquins. Năm 2009, Giáo Sư Tiến Sĩ Joseph Pivato dạy môn Văn Chương Anh Ngữ tại Ðại Học Athabasca ở Alberta, Canada, đề cử nhà văn Dương Thu Hương vào danh sách xét duyệt Giải Nobel Văn Chương.​


Dương Thu Hương nhận định: “Lịch sử cận đại của người Việt Nam đã diễn ra trong khói bom và tiếng nổ của đạn pháo. Cuộc chiến tranh Việt - Mỹ chia cắt đến tận cùng mỗi gia đình. Sự nhầm lẫn, sự bất khả tri không chỉ xảy ra giữa hai nền văn hoá Ðông - Tây mà còn xảy ra ngay giữa lòng dân tộc, giữa các thành viên trong một gia đình, một giòng họ, giữa miền Bắc và miền Nam, giữa người trong nước và những người sống ngoài biên giới. Tóm lại, người Việt bị chia cách bởi những con sông, những con sông thiếu vắng những cây cầu. Khoảng cách giữa người với người có thể còn dài rộng hơn sông, sâu hơn vực thẳm.”

“Quãng Ðời Ðánh Mất” của hai nhân vật Trọng và Bích để lại âm hưởng sâu lắng trong lòng độc giả: “… Khi con người đã quen sống kiếp mù lòa, ai vạch ra sự ngu dốt tối tăm trong kiếp sống của họ sẽ bị họ coi là quỷ dữ, vì điều đó chứng tỏ cái hèn kém của bản thân họ, và đặt ra những lời thách đố nguy hiểm. Mà chắc chắn họ không đủ khả năng vượt qua… Tình yêu cũng cần lòng can đảm. Giữa bao nhiêu dục vọng của đời sống phải chọn lấy một thứ, phải dập tắt mọi đám cháy để nuôi dưỡng duy nhất ngọn lửa của riêng mình. Tình yêu, hơn mọi thứ tình cảm khác, cần lòng hy sinh và sự trung thực…”​

Tải eBook
AZW3:

Mã:
https://docs.google.com/uc?id=1Fepa_cjxLLtAFkfe2Ede44PfK3mUshwn
EPUB:
Mã:
https://docs.google.com/uc?id=1tUUVEmXJAxK62URPrgWxbWaNeem4B5YF
MOBI:
Mã:
https://docs.google.com/uc?id=1Hi3L2wq1GZtcJH8dY7JWMTkrXiD_sNeg
PDF:
Mã:
https://docs.google.com/uc?id=1ZiMbLqkTKCd0eyEYHBKmSz3Ei5zgVW3J

 

malemkhoang

Rìu Chiến


"81 Án Tây Du" là một trong những tiểu thuyết trinh thám cổ đại được đánh giá cao tại Trung Quốc và nhận được phản hồi tích cực của độc giả Việt Nam ngay khi vừa phát hành.​

Tác giả: Trần Tiệm
Thể loại: Trinh thám cổ đại TQ
Đánh giá: Xuất sắc

"Địa ngục chính là con người làm ra. Thoát được ba ngàn Nê Lê ngục nhưng không thể thoát nổi núi đao biển lửa trong lòng"

Một cuốn sách trinh thám mang nhiều yếu tố huyền ảo, với một hệ thống tư liệu lịch sử nhân vật và địa lý thời Lý Thế Dân cùng sự vay mượn đầy sáng tạo từ Tây Du Ký. Phóng tác từ câu chuyện thỉnh kinh của Đường Tăng, lấy những nhân vật có thật để viết nên một câu chuyện đầy bí ẩn, hấp dẫn ngay từ những dòng đầu tiên.

Truyện xen lẫn thực tế và huyền huyễn. Người chết sống lại, âm ti địa phủ… là có thật hay chỉ do con người tạo ra? Con người khi chết đi sẽ phải trả giá cho những tội lỗi trên dương gian? Nếu biết Nê Lê ngục kinh khủng như thế, người làm ác liệu có chùn tay? Sự thật… đâu là sự thật? Nếu không còn bất kỳ bằng chứng nào trong tay, liệu ta còn đủ kiên định tin vào “sự thật”.

Sau bộ Trâm, bộ Liên Hoa Lâu và Nữ Ngỗ Tác Họa Cốt, người đọc vẫn chờ để gặp được một bộ trinh thám cổ đại hay tương tự như vậy. “81 Án Tây Du” là sách hay còn hay hơn cả Liên Hoa Lâu.

Bối cảnh câu chuyện diễn ra ở đời Đường phồn hoa thịnh thế, Lý Thế Dân đang cai trị, lấy niên hiệu là Trinh Quán – nghĩa là dẹp yên thiên hạ, mở rộng chính đạo. Nhà sư Huyền Trang đã một lần dâng biểu xin đi Tây Trúc thỉnh kinh nhưng vì biên cương còn loạn lạc nên nguyện vọng của ngài chưa được chuẩn tấu. Trước khi dấn thân vào chuyến Tây du không biết khi nào trở lại, Huyền Trang muốn truy tìm tung tích nhị ca là Trần Tố, xuất gia chùa Tịnh Thổ ở Lạc Dương với pháp danh Trường Tiệp, đã giết sư phụ Huyền Thành rồi bỏ trốn, sau đó còn dùng lời lẽ yêu mị xúi giục Huyện lệnh Hoắc Ấp là Thôi Giác treo cổ tự vẫn. Manh mối đưa đến huyện Hoắc Ấp, tại đây Huyền Trang được nhờ chữa bệnh cho phu nhân của tân Huyện lệnh Quách Tể. Chưa ở lại nội trạch của Quách Tể được một ngày thì Huyền Trang đã mấy lần gặp nguy hiểm tính mạng, vì vậy quyết định cùng người hầu Ba La Diệp đến chùa Hưng Đường cách huyện Hoắc Ấp vài dặm đường để trú lại. Những sự kiện thần bí cứ liên tục xảy ra xung quanh khiến Huyền Trang không thể không nghĩ rằng mình đang vướng vào một âm mưu rất lớn nào đó...

Truyện chứa đựng rất nhiều điển tích lịch sử, nhưng không gây chán chường cho người đọc; nhiều kiến thức Phật pháp mà không buồn ngủ, thậm chí còn hiểu biết thêm nhiều điều mới lạ. Từng câu từng chữ trong quyển sách này đều như châu như ngọc, xứng đáng nuốt vào bụng, thu vào tâm. Khá nhiều từ Hán-Việt, tuy nhiên người đọc không nhất thiết phải cố gắng tìm hiểu. Dịch giả có trình độ uyên thâm, chuyển ngữ mượt mà dễ hiểu, những đoạn giữ nguyên từ Hán-Việt thì tao nhã, thi vị. Đọc được một quyển sách hoàn hảo cũng giống như người sành ăn được thưởng thức món ăn ngon lành tinh tế.​

Tải eBook:
81 Án Tây Du - tập 1: Đại Đường Nê Lê Ngục
AZW3

Mã:
https://docs.google.com/uc?id=19OqffGd89_Nq4-FiuEUGFGv2eZIHr1Ua
EPUB
Mã:
https://docs.google.com/uc?id=11zhqxrh2S-uRs2jXGgmwuWlhPvTud93x
MOBI
Mã:
https://docs.google.com/uc?id=1q21BGK6pEeo1_0Alx-LcM7iyItjg5MaJ
PDF
Mã:
https://docs.google.com/uc?id=1GJ3Ux7jtp1SZ5yDD8wt8kV5ikmaUz2Gr

81 Án Tây Du - tập 2: Tây Vực Liệt Vương Ký
AZW3

Mã:
https://docs.google.com/uc?id=1HpXtOs8yUJmZLEymbV7Ic3VKdsYhwpS0
EPUB
Mã:
https://docs.google.com/uc?id=1A46w0KDNv7xE27FXVyDfAD6pF_2avDor
MOBI
Mã:
https://docs.google.com/uc?id=1HwF-MyIDeuTrvfeDNg_yHLAhqGO5lSNn
PDF
Mã:
https://docs.google.com/uc?id=1Ft7cx1_dTmxF-o82hyqNwBIUhInYmRdl

81 Án Tây Du - tập 3: Đại Đường Phạm Thiên Ký
AZW3
Mã:
https://docs.google.com/uc?id=1but82HMLo4ZW_usW-ZDkvGUMdjuHgCwH
EPUB
Mã:
https://docs.google.com/uc?id=1lGoSL5mrHEqhPHiOSo9LLrUWj0ufmiE1
MOBI
Mã:
https://docs.google.com/uc?id=1MAEWEjcwY4i6iFnUvPA3XtHrKJFuq_NL
PDF
Mã:
https://docs.google.com/uc?id=1MAEWEjcwY4i6iFnUvPA3XtHrKJFuq_NL


Trọn Bộ 2 Tập: 81 Án Tây Du 4
 
Sửa lần cuối:

Kamikaze

Rìu Sắt Đôi
Bác có cuốn SỐNG SAO TRONG THỜI ĐẠI SỐ của tác giả Eric Schmidt, Jared Cohen không?
Cho mình xin với
 

malemkhoang

Rìu Chiến
@Thai1107 đừng có Các bác... ợ... ghê chết đi được


Một vài thông tin về cuốn sách: Mẹ, Thơm Một Cái
Thể loại: Kỹ năng – Sống đẹp
Tác giả: Cửu Bả Đao
NXB: NXB Thời Đại
Công ty phát hành: Nhã Nam
Số trang: 230
Ngày tái bản: 03-2014

Con luôn thầm cảm ơn ông trời đã cho con và mẹ có cơ hội gặp nhau, đã cho con làm con của mẹ, và con cũng Cảm ơn mẹ, vì mẹ là mẹ của con.

Bạn đã bao giờ có cảm giác như tôi khi đọc cuốn sách này lại liên tưởng đến hoàn cảnh của cuộc đời mình... Tất cả những gì trong cuốn sách đó là những cảm xúc xuất phát từ trong trái tim của một người con viết về người mẹ, cảm xúc rất thật, rất sống động khi đọc cuốn Sách: “Mẹ, thơm một cái” của tác giả Cửu Bả Đao.

Tác giả đã có một tấm lòng hiếu thảo đối với mẹ của mình, tình yêu thương bao la dành cho mẹ đã để lại trong lòng những ai đã đọc qua cuốn sách này một bài học rất nhân văn và rất ý nghĩa. Dưới ngòi bút khéo léo và sinh động của tác giả Cứu Bả Đao, câu chuyện kể về việc cả gia đình của một nhà nọ, luôn sát cánh bên nhau và cùng mẹ vượt qua những sóng gió của cuộc đời, đã gây xúc động mạnh đến độc giả.

Xuyên suốt quyển sách không chỉ là câu chuyện kể về hành trình cùng mẹ thân yêu của mình vượt qua nỗi đau của bệnh tật mà còn đan xen vào đó là những câu chuyện từ thời ấu thơ của mình, được tác giả kể lại mà ai cũng thấy như bản thân mình qua từng câu văn của tác giả và chắc ai trong chúng ta cũng thấy mình trong những câu chuyện đó.

Người mẹ của tác giả Cửu Bả Đao là một hình mẫu người mẹ điển hình với sự hy sinh bản thân mình, sống vì chồng, vì con và yêu thương những đứa con của mình sinh ra với một tình yêu thương vô hạn.Mỗi người mẹ đều luôn có một tình yêu vĩ đại và bao la như vậy, nó đẹp hơn bất cứ những tình cảm nào trên thế gian này.

Họ luôn luôn hy sinh hạnh phúc của cả cuộc đời mình, để đổi lấy hạnh phúc cho con cái. Dù cho gia đình đang ở trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc, nợ nần chồng chất nhưng người mẹ của Cửu Bả Đao vẫn không hề đắn đo, suy nghĩ khi chi tiền học thêm cho con.

Sau mỗi thành công của tác giả đều có bóng dáng của người mẹ, sau mỗi lần đạt được một kết quả thành công nào đó thì tác giả đều chạy về ôm lấy mẹ và nói lời cảm ơn đối với bà mẹ của mình. Mẹ luôn là động lực để anh có được những thành công và để anh trở thành nhà văn lãng mạn được các độc giả yêu thích. Một đứa con hiếu thảo, tài năng như tác giả luôn là một niềm mong ước lớn lao của bất cứ bà mẹ nào trên thế giới này.

Tất cả các bà mẹ đều luôn mong con cái đạt được những điều tốt đẹp, luôn vui và hãnh diện tự hào về những đứa con của mình. Mẹ là người duy nhất và chỉ có một trên đời này luôn cảm thấy hạnh phúc trước những thành công mà con cái đạt được. Những thành công của con hôm nay, điều là do công sức của mẹ, cảm ơn mẹ đã cho con tất cả.

Mỗi chúng ta trong cuộc sống này, ai cũng có những lúc yếu lòng, những lúc khó khăn và những lúc tâm trạng mình cảm thấy chới với, thì tất cả chúng ta ai cũng thế, đều dựa vào mẹ như một lẽ bình thường, mẹ yêu thương ta vô điều kiện và vô bờ bến; mẹ cũng cần được đáp lại bằng sự hiếu thảo mà ta đừng quên điều đó. Chúng ta bản thân mình không nghĩ hay là chúng ta không dám nghĩ đến lúc mẹ rời xa cuộc đời cho đến khi cảm nhận được nó đang đến gần.

Gia đình luôn là ngôi nhà để chúng ta quay về sau những giông bão của cuộc đời, gia đình luôn là trạm dừng yêu thương của những chuyến hành trình khám phá những miền đất mới. Và một điều đặc biệt gia đình luôn là nơi bạn quay về bất cứ lúc nào bạn muốn. Bởi vì ở đó vẫn luôn có một người trông đợi bạn quay trở về.




Tải xuống eBook
AZW3:
Mã:
https://docs.google.com/uc?id=15mEKJmEW6IvB8b7o43J5dCmISYuwGcMF
EPUB:
Mã:
https://docs.google.com/uc?id=1zOLmbLLdFf-s0bCEDWKn_DQxwn4qtL7u
MOBI:
Mã:
https://docs.google.com/uc?id=1HVKkvOOkGPOE9zw54k0WmIa0-65BVVXM
PDF:
Mã:
https://docs.google.com/uc?id=1hC-CPDiLRARtj2rxDiA9vYEX0sBcmDd-




Một vài thông tin về cuốn sách: Bố con cá gai
Tác giả: Cho Chang-In
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Thể loại: Tiểu thuyết
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn
Giá bìa: 96.000 VNĐ
Loại bìa: Bìa mềm
Số trang: 340

Nội dung chính của cuốn sách Bố Con Cá Gai
Cá gai là loại động vật nhỏ, có nhiều gai ở lưng. Bố Con Cá Gai là một câu chuyện về hai bố con kiên cường, dũng cảm chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo của đứa con, từ lúc em còn 3 tuổi cho đến giờ em đã lên 10.
Thế nhưng em bé Daum lại rất giỏi, em chịu đau không hề khóc, em suy nghĩ lạc quan về cuộc sống. Em rất thông minh, quan tâm đến bố, rất hiểu chuyện vì em không muốn bố phải lo lắng.

Còn người bố, dành cả tuổi trẻ để bên con, chăm sóc đứa con bị bệnh. Hơn ai hết bố hiểu chỉ cần bố vẫn còn niềm tin, sức sống thì sẽ truyền cảm hứng cho đứa con nhỏ tội nghiệp chiến thắng bệnh tật. Có lẽ mọi người bố trên đời này đều tốt và hi sinh thầm lặng vì con như vậy.

Nhưng bất hạnh không chỉ đơn giản là thế. Cuốn sách đã lấy đi nước mắt và chạm tới trái tim của hơn 2 triệu bạn đọc Hàn Quốc, là cảm hứng cho nhiều bộ phim, luôn nằm trong top bán chạy, vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà hãy tìm đọc cuốn sách ngay đi!




Một vài thông tin về cuốn sách: Con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khác
Công ty phát hành Alphabooks
Ngày xuất bản 2015-03-09
Kích thước 13 x 20.5 cm
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 327
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Phụ Nữ

Nội dung chính của cuốn sách Con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khác
Lư Tô Vỹ bị thiểu năng trí tuệ sau một trận viêm não Nhật Bản, IQ chỉ đạt 70, các bài kiểm tra chỉ toàn điểm 1 và 2. Đối diện với đứa con không may như thế cha mẹ và mọi người trong gia đình không buông xuôi, đã tìm mọi cách để đưa con hòa nhập, vượt qua được trở ngại nhận thức.

Gia đình nghèo khổ, con cái nheo nhóc nhưng mẹ của Lư Tô Vỹ, dù mù chữ, vẫn hàng ngày theo con tới lớp, học từng chữ viết một, rồi tìm cách giảng giải dễ hiểu nhất để con tiếp nhận được và có hứng thú tới trường. Khi Lư Tô Vỹ được điểm 1 trên thang điểm 100 cha anh hét lên thích thú: "Vỹ, con thi được điểm thật rồi"; "Không tồi chút nào, bài này con có điểm"; "Vỹ rất thông minh, đã thế còn ngày càng thông minh hơn"; "Con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khác"... Bằng những lời khuyến khích, khen ngợi người cha đã gieo cho anh có niềm tin vào khả năng của mình.

Chị cả của anh, để có điều kiện hướng dẫn, dạy dỗ tốt nhất cho em, chấp nhận từ bỏ ước mơ trở thành một nhân viên ngoại giao, theo học ngành sư phạm. Bà ngoại anh trong lúc cảnh nhà khó khăn nhất vẫn yêu cầu cả gia đình phải dành cho anh điều kiện tốt nhất. Các thầy cô giáo cũng hết lòng yêu thương, tận tụy kèm cặp, nâng đỡ anh. Giáo sư Mã Truyền Trấn đã giúp anh phát hiện ra năng lực tiềm ẩn của mình theo học thuyết trí tuệ đa nguyên (7 loại hình thông minh) của Howard Gardner, để rồi từng bước anh khai phá, phát huy nó và gặt hái thành công.

Tình yêu và sự hy sinh cao cả của mọi người đã cho anh sức mạnh, đạt được những thành tựu trong sự nghiệp. Từ đứa bé ngốc nghếch anh trở thành tác giả của hơn 50 đầu sách nổi tiếng về giáo dục và là một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực khai thác và phát triển năng lực tiềm ẩn.

Con không ngốc, con chỉ thông mình theo một cách khác là câu chuyện cảm động về tình cảm gia đình, về sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi người, là niềm tin vào tình yêu cuộc sống. Cuốn sách giúp các bậc phụ huynh biết cách làm đẹp tâm hồn và khơi dậy thiên tài trong mỗi đứa con, như cách bố mẹ Lư Tô Vỹ đã làm.

Tải về eBook AZW3 EPUB MOBI PDF:
Mã:
https://mega.nz/folder/9ngg0DCY#G8DuRnM8PiW7jnrKFetExA
EPUB:
Mã:
https://docs.google.com/uc?id=0B2x67v4efiT5WmRIbUhjejkyQlE&export=download
PDF:
Mã:
https://docs.google.com/uc?id=0B2x67v4efiT5X3ZrUW5SN2dQbVU&export=download
PRC:
Mã:
https://docs.google.com/uc?id=0B2x67v4efiT5SmV3a1hLRWxUWUk&export=download



Một vài thông tin về cuốn sách: Hãy Chăm Sóc Mẹ
Xuất bản lần đầu tiên: 2008
Tác giả: Shin Kyung-sook
Người dịch: Lê Hiệp Lâm; Lê Nguyễn Lê
Thể loại: Tiểu thuyết
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Giá bìa: 82.000 VNĐSố trang: 323
Giải thưởng: Giải Văn học châu Á

Nội dung chính của cuốn sách Hãy Chăm Sóc Mẹ
Trong một lần cùng chồng đến ga tàu đi thăm các con, người mẹ đã bị lạc. Qua dòng hồi tưởng của những người trong gia đình, hình ảnh người mẹ hiện lên thật rõ nét. Đó là một người phụ nữ có mái tóc ngắn đã muối tiêu, xương gò má nhô cao. Bà suốt ngày lam lũ, vất vả kiếm tiền, làm thêm để gánh vác kinh tế cho gia đình. Bà gắn mình với cả công việc nội trợ với những bữa cơm tất tả. Tưởng như mọi việc trên đời đều đổ dồn vào đôi vai nhỏ bé, gầy gò của người phụ nữ.

Họ kiếm tìm và họ lo lắng vô cùng, họ ân hận vì những tháng ngày đối xử quá đỗi vô tâm với mẹ. Một ngày, một tuần rồi một tháng chầm chậm trôi qua kéo theo những nặng nề và day dứt. Bà mẹ không biết chữ và mắc bệnh ung thư vú. Đầu óc của bà không còn minh mẫn và thần chết đang chực chờ náu mình trong từng ngọn gió. Đã không còn cơ hội để làm lại nữa rồi, hiện thực khắc nghiệt phơi bày ngay trước mắt. Xin đừng thờ ơ, đừng vô tâm, đừng khiến mẹ phải tổn thương thêm nữa !




Một vài thông tin về cuốn sách: Tôi bị bố bắt cóc
Công ty phát hành: Alphabooks
Tác giả: Mitsuyo Kakuta
Ngày xuất bản: 07-2015
Kích thước: 13 x 20.5 cm
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Dân Trí
Loại bìa: Bìa mềm
Số trang: 179

Nội dung chính của cuốn sách Tôi bị bố bắt cóc
"Tôi bị bố bắt cóc" của Mitsuyo Kakuta sẽ giúp các thiên thần đang tuổi lớn có được những trải nghiệm, suy nghĩ tích cực hơn về cuộc sống, về tình thân gia đình.

Đây là cuốn sách đoạt giải văn học “Robo no ishi” năm 2000, giải thưởng văn học danh giá của Nhật Bản (cuốn sách Totto-chan, cô bé bên cửa sổ cũng nhận giải thưởng này năm 1983).

"Tôi bị bố bắt cóc" kể lại một chuyến nghỉ hè "lạ lùng" - bởi nhân vật chính đi cùng tên bắt cóc. Đây cũng là một chuyến bắt cóc đặc biệt, vì kẻ bắt cóc là bố - "một người lớn không tốt" và người bị bắt cóc là con gái "còn không biết là mình yêu hay ghét bố nữa".

Haru là cô bé 11 tuổi sống cùng mẹ sau khi bố mẹ cô ly thân bốn năm trước. Vào một ngày hè, cô thèm ăn kem và ra cửa hàng để mua thì bất ngờ gặp bố đã mở sẵn cửa xe cùng lời mời: "Xin mời tiểu thư".

Hai bố con bước vào vụ "bắt cóc" hay chính xác hơn là chuyến du lịch từ đó. Trong chuyến đi ấy, "tiểu thư" Haru đôi lần mệt mỏi đã tới đồn cảnh sát để vu rằng cô bị bắt cóc. Bằng tình cảm, sự kiên nhẫn, người bố đã đưa cô bé quen sống trong tiện nghi của thành phố hiện đại vào những trải nghiệm nơi nông thôn, miền núi hay vùng biển.

Chuyến đi như để 2 cha con tìm lại ký ức, nếm trải những điều thú vị trong cuộc sống, nhớ lại những kỷ niệm xưa cũ là món ăn gia đình từng ăn, ngôi nhà của họ ngày xưa và gặp lại những người bạn mới, bạn cũ.

Đôi lúc, hai cha con đi như kẻ bụi đời. Đó là đi lững thững trong đêm để cảm nhận, tận hưởng khoảnh khắc của biển, bữa tiệc BBQ trong công viên hay đơn giản đạp xe qua những cánh đồng để hít thở không khí trong lành của làng quê. Thậm chí, họ còn đi tìm lều ngủ để có những trải nghiệm...

Cứ như thế, cô con gái cảm nhận được tình yêu thương của cha dành cho mình. Từ lúc cô cảm thấy mất tự nhiên khi được bố nắm tay dắt đi cho đến khi cô cảm thấy ngại ngùng về sự vụng về của bố và ước rằng không ai biết người đàn ông đó chính là người sinh ra cô.

Và cuối cùng, cô cảm nhận được bố đã dành tất cả cho con, dù không biết nấu ăn nhưng bố vẫn cố gắng vào bếp, nấu những món ăn bằng cả trái tim với mong muốn con được no bụng.

Điều đặc biệt, chuyến đi không hề có những lời dạy bảo giáo điều của người cha với con gái. Bạn đọc chỉ cảm nhận được sự ương bướng, ngang ngạnh, cố chấp của cô con gái và sự lúng túng, vụng về, thiếu tự nhiên của người cha lâu ngày không gặp con. Tuy nhiên, họ vẫn cùng nhau thưởng thức cuộc sống tươi đẹp và dành cho nhau tình cảm chân thành nhất xuất phát từ trái tim.

Sau chuyến đi, Haru nhận được nhiều bài học về cách làm người thấm thía. Cô cảm nhận được tình yêu thương gia đình, sự ân cần, chăm sóc, hết lòng vì con của người bố mà vì lý do nào đó cô không được sống cùng. Có thể nói, đây là một chuyến đi nối liền trái tim của cô bé với người bố.

"Tôi bị bố bắt cóc" là cuốn sách sẽ giúp bạn đọc có được những trải nghiệm, suy nghĩ mới về cuộc sống, về tình thân gia đình. Cuốn sách cũng cần thiết cho những người lớn đang chật vật với khó khăn của việc làm bố, làm mẹ. Cuốn sách thực sự đáng được các bậc phụ huynh thưởng thức, tham khảo như nhiều đầu sách hướng dẫn nuôi dạy con khác.



Tải về ebook
AZW3:
Mã:
https://docs.google.com/uc?id=0B4xEjRl7MclVbUhqbHQ5cVJOd2s
EPUB:
Mã:
https://docs.google.com/uc?id=0B4xEjRl7MclVeWJOaVhQbnZqQTA
MOBI:
Mã:
https://docs.google.com/uc?id=0B4xEjRl7MclVbENOZXMtQ2c4SVk
PDF:
Mã:
https://docs.google.com/uc?id=0B4xEjRl7MclVN2FXanRkd0RNQTQ

 

malemkhoang

Rìu Chiến

Con mèo triệu kiếp
Con mèo đã chết một triệu lần
Con mèo đã sống một triệu lần
Hyakumankai ikita neko - Sano Yoko
The Cat That Lived a Million Times

Có một con mèo đã một triệu năm rồi mà vẫn chưa chết. Nó đã từng chết một triệu lần, rồi sống lại một triệu lần.

Có một chú mèo vằn đã sống một triệu năm. Nó đã chết đi sống lại đến triệu lần. Nó có một triệu người chủ khác nhau. Người nào cũng yêu quý nó hết mực. Người nào cũng khóc khi nó qua đời. Riêng mèo vằn chẳng yêu quý ai. Nó cũng chưa bao giờ khóc.

Có lần, chủ mèo vằn là một vị hoàng đế. Mèo ghét hoàng đế lắm. Ngài suốt ngày say sưa chiến tranh. Mỗi khi ra trận, ngài đều mang theo mèo vằn, cho nó ở trong một chiếc lồng vàng xinh đẹp. Thế rồi một lần mèo vằn bị tên lạc bắn xuyên qua người mà chết. Vị hoàng đế ôm lấy nó than khóc. Ngài mang xác mèo vằn về lâu đài. Mộ của con mèo nằm gọn ghẽ trong góc vườn thượng uyển.

Có lần, chủ mèo vằn là một chàng thủy thủ. Mèo ghét biển lắm. Chàng thuỷ thủ mang nó đi khắp các đại dương, đến từng bến cảng. Một hôm, con mèo sẩy chân ngã khỏi boong tàu rơi xuống biển. Chàng thủy thủ vội vớt nó lên nhưng không kịp. Mèo vằn đã chết đuối. Chàng thủy thủ ôm cái xác ướt nhẹp của con mèo khóc òa. Mộ của mèo vằn nằm ở một hòn đảo hoang xa xôi giữa biển khơi.

Có lần người chủ của mèo là một người làm trò ảo thuật trong gánh xiếc. Mèo ghét gánh xiếc lắm. Ngày ngày, người làm trò ảo thuật nhốt mèo vào một cái hộp, rồi dùng cưa cưa chiếc hộp ra làm đôi, sau đó lại lấy mèo từ trong hộp ra, vẫn còn nguyên vẹn, và khán giả vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt. Một hôm người làm trò ảo thuật đã lỡ tay cưa mèo đứt làm đôi thật. Ông ta cầm xác mèo đã bị đứt làm đôi, mỗi tay một nửa, mà khóc rống lên. Không ai vỗ tay cả. Người làm trò ảo thuật đã chôn mèo ở đằng sau rạp xiếc bé như cái chòi .

Có lần, chủ mèo vằn là một tên trộm. Mèo ghét tên trộm lắm. Tên trộm ôm nó theo đi khắp phố phường. Thấy gia đình nào đi vắng, hắn dụ cho lũ chó ra gầm gừ với mèo vằn rồi ung dung đột nhập mở két ăn trộm. Một hôm, con mèo bị chó dữ cắn chết. Tên trộm ôm xác nó đi lầm lũi trong đêm và khóc nức nở. Mộ của mèo vằn nằm im lìm nơi góc phố tối tăm.

Có lần, chủ mèo vằn là một bà lão. Mèo ghét cay ghét đắng bà cụ già Hằng ngày bà cụ già vuốt ve nó và ngóng con qua khung cửa sổ trong nhà dưỡng lão. Mèo vằn yên bình nằm ngủ trong lòng bà. Cuối cùng nó chết già. Bà cụ lụ khụ ngồi khóc bên xác con mèo. Mộ nó nằm ở gốc cây sát ngay cửa sổ nhà dưỡng lão.

Có khi người chủ của mèo là một cô bé. Mèo ghét cay ghét đắng cô bé. Cô bé cõng mèo trên lưng và ôm mèo thật chặt trong tay khi ngủ. Cô chùi mặt vào lưng mèo mỗi khi khóc. Một hôm, mèo bị sợi dây của chiếc địu sau lưng cô bé vướng vào cổ mà chết. Cô bé ôm mèo với cái đầu đã bị thắt gẫy nơi cổ mà khóc suốt một ngày. Rồi cô chôn mèo dưới gốc cây trong vườn.

Vì mèo vằn đã sống đến một triệu lần và người chủ nào cũng yêu quý nó nên nó coi chuyện được yêu quý là điều đương nhiên. Nó cũng đã chết quá nhiều lần nên chẳng hề thấy sợ chết.

Lần này mèo vằn không có ai là chủ. Nó trở thành mèo hoang. Vì đã sống đến cả triệu năm nên nó cực kỳ tinh khôn, giỏi giang và quyến rũ. Lũ mèo cái đều yêu nó điên dại. Mèo vằn chẳng coi điều đó có gì quá đặc biệt. Nó đã quen được yêu mến trong một triệu năm rồi. Lũ mèo cái tìm đủ mọi cách quyến rũ mèo vằn. Có con mèo mang cho nó thức ăn ngon. Nhưng ngon làm sao bằng đồ ăn trong cung đình? Có con mèo rủ nó đi du lịch bốn phương. Nhưng có nơi nào trên trái đất này mà chàng thủy thủ chưa đưa nó đến? Có con mèo hàng ngày liếm lông cho nó. Nhưng làm sao thích bằng việc được bà lão vuốt ve? Chẳng điều gì có thể khiến mèo vằn rung động vì nó đã sống đến một triệu lần.

Một hôm, có một con mèo trắng xinh đẹp xuất hiện. Khác với lũ mèo cái, mèo trắng chẳng hề chú ý đến mèo vằn. Mèo vằn thấy vậy liền tìm cách gây ấn tượng: “Này cô em, cô có biết là ta đã chết đến một triệu lần rồi không?”. Con mèo trắng không chút ngạc nhiên, chỉ ngước nhìn rồi nói: “Vậy ư?”. Thấy mèo trắng chưa để ý đến mình, hôm sau mèo vằn đến trước mặt mèo trắng rồi nói: “Này cô em, vì ta từng sống đến một triệu lần nên không có gì là ta không biết?”. Mèo trắng ngước mắt thờ ơ: “Vậy sao?”. Mèo vằn hãnh diện: “Đúng vậy!”. Mèo trắng hỏi: “Người ta bảo cuộc sống vô nghĩa nếu thiếu tình yêu. Thế anh có biết tình yêu là gì không?”. Mèo vằn thú nhận: “Ta chưa từng yêu bao giờ?”. “Thế anh sống đến một triệu lần vô nghĩa ư?”.

Mèo vằn không trả lời được. Nhưng cũng từ đó mà nó làm quen được với mèo trắng. Cho đến một hôm, mèo vằn ngỏ lời: “Anh vẫn chưa biết tình yêu là gì? Nhưng anh biết một điều rằng anh rất hạnh phúc nếu có em bên cạnh”. Mèo trắng dịu dàng dụi mình vào mèo vằn.

Mèo vằn và mèo trắng từ đó ở bên nhau. Nếu như mèo vằn thấy những cuộc đời trước dài lê thê thì cuộc sống bên cạnh mèo trắng trôi qua thật nhanh. Nó đã có với mèo trắng một lũ mèo con xinh xắn. Mèo vằn không bao giờ khoe nó đã sống một triệu lần nữa. Nó chỉ quan tâm đến cuộc sống bây giờ, bên cạnh mèo trắng. Hình như nó cũng không quan tâm đến bản thân mình nữa. Toàn bộ tình cảm nó đều dồn hết cho mèo trắng và lũ mèo con.

Lũ mèo con khôn lớn, chúng tỏa đi khắp nơi. Mèo vằn và mèo trắng tiếp tục sống bên nhau. Mèo vằn cứ nghĩ cuộc sống này sẽ kéo dài mãi mãi. Nhưng đến một hôm, mèo trắng ngủ mãi không tỉnh dậy. Mèo vằn khóc. Lần đầu tiên trong một triệu cuộc đời đã trải qua, mèo vằn khóc. Mỗi ngày nó rơi một triệu giọt nước mắt. Và một triệu ngày liên tục mèo vằn khóc bên nấm mộ của mèo trắng. Đến ngày thứ một triệu, nó gục xuống bên cạnh ngôi mộ rồi chết.

Mèo vằn từ bỏ phép lạ, nó không muốn sống lại nữa. Bởi khi đã sống một cuộc sống đầy ắp tình yêu, những cuộc sống khác là thừa thãi.

“Sống một triệu đời không tình yêu, cũng không thể nào sống bằng một đời yêu thương và được yêu thương.
Sống một triệu đời mà không cảm nhận được cuộc sống, càng không thể nào bằng sống một đời nhưng được yêu thương.”

 

malemkhoang

Rìu Chiến
Ngàn cánh hạc - Thousand Cranes


Hình ảnh chỉ mang tính chất ví dụ.
Tôi sẽ nói về Sadako Sasaki...

không...
Tôi sẽ nói về Senbazuru...

không...
Tôi muốn nói về Yasunari Kawabata và 千羽鶴 -Thousand Cranes- Ngàn cánh hạc
có lẽ là như thế này...

như thế này...

như thế này...

như thế này...

như thế này chăng...

Đúng... là như thế này... vậy

NGÀN CÁNH HẠC là một truyện tình giống nhiều truyện tình xuyên thế. Ota tìm lại người tình đã mất qua hình dáng phong độ của người con trai, kém mình 25 tuổi. Như thể đạo trà đến giờ lâm chung muốn được hồi sinh trở lại trong hơi thở thanh niên. Rồi đến lượt Kikuji, lại theo vết cũ, tìm nàng trong Fumiko, con gái của nàng.

Ota mang tất cả dịu dàng âu yếm của một người mẹ, nhưng lại có những nét ngây thơ mê đắm của một Juliette đang độ thanh xuân, có những đớn đau từng trải của một Anna Karénina bất hạnh, và ở nàng, còn một hồn Đạm Tiên linh ứng, hiển hiện. Ota chỉ sống có vài ngày trong đời Kikuji, yêu chàng trong vài khắc nhưng vết môi nàng đã tạc trong da thịt chén, đã thành gợn chén, nằm trong vật chất, đã trở thành một hữu thể. Đời Ota là đời trà trong buổi hoàng hôn, nàng như tia sáng cuối cùng loé lên trước khi tắt, nhưng hồn trà không đi được, cứ về trong chén. Trà và chén, như vết môi và con người, chẳng khác gì tác phẩm nghệ thuật. Người ta có thể bỏ bê trà, chén trong bóng tối, trong ẩm ướt của một trà thất không người; cũng như người ta có thể để sách ẩm mốc trong thư viện tối tăm mối mọt. Nhưng mỗi lần có một tâm hồn tri kỷ nâng chén, là vết son lại hiện lên cùng với hương trà, hồn trà, cũng như mỗi lần có người dở sách ra đọc, những con chữ trong tác phẩm sẽ lại động đậy, thì thầm nói chuyện.

Ota cũng như Eva, sau khi phạm kỵ, tất phải đọa đầy: hối hận, mặc cảm, tội lỗi. Tất cả được xây dựng như một bi kịch cổ điển Shakespeare, nhưng vô cùng thanh thoát như vòng luân hồi bể khổ, bến mê của nhà Phật.

Đọa đầy vì tội lỗi hay vì tình yêu? Câu hỏi ấy ngày đêm không ngớt dày vò Kikuji, không lời giải đáp…

Gợi cảm đến đầy nhục dục, tinh tế đến mơ hồ, đẹp đẽ đến đau đớn, Ngàn cánh hạc của Kawabata đào sâu vào số phận những cá nhân bị nhấn chìm trong tội lỗi. Ngàn cánh hạc là tác phẩm thể hiện bút pháp đỉnh cao của Kawabata trong nghệ thuật khơi gợi đầy ám ảnh bằng hình ảnh. Đâu chỉ riêng Kikuji mà dường như cả độc giả cũng bị mê hoặc bởi hình ảnh ngàn cánh hạc trên chiếc khăn furoshiki màu hồng đào của Yukiko. Những đối lập sạch sẽ / bẩn thỉu, ô uế /trong trắng, tinh khiết / dục vọng chạy xuyên suốt trong tác phẩm nhưng lại được chuyển tải bằng một thứ ngôn ngữ lãng đãng đầy hình ảnh đến mức văn xuôi của Ngàn cánh hạc như những làn sóng mỹ cảm làm chấp chới mọi lằn ranh, đẩy nhân vật vương vào những bi kịch nhân sinh, không lối thoát.

Chén trà thu lại phần ký ức,
Đời người tựa cánh hạc bay cuối ngàn.

Không gian văn hóa trong Ngàn cánh hạc là không gian nghệ thuật trà đạo, chén trà cũng thu lại cả phần ký ức lẫn ẩn ức yêu thương của con người. Nhưng tên tác phẩm lại được đặt theo ấn tượng đầu tiên khi Kikuji gặp gỡ Yukiko: “khăn furoshiki ngàn cánh hạc trắng bằng vải chirimen màu hồng đào rất đẹp.” Và biểu tượng ngàn cánh hạc trắng, cứ vậy trở đi trở lại trên trang sách, không đa dạng về hình thức xuất hiện hay nhức nhối với tần suất dày đặc như những ký hiệu gợi tới trà đạo mà biểu tượng ấy có phần bảng lảng, mơ hồ hơn song vẫn đầy day dứt, ám ảnh.

Trà đạo, nét đẹp gắn liền với ẩn ức đau buồn Kikuji muốn chối bỏ. Ngàn cánh hạc, vẻ đẹp thuần khiết Kikuji giữ mãi trong tâm trí song một người như anh, chẳng thể nào với tới được sự trong ngần ấy. Nhưng dẫu là cái đẹp lòng người muốn chối bỏ hay sự thuần khiết xa vời, thì tới cuối cùng, chính Kikuji đã thừa nhận “những gì thuần khiết nhất không bị bất kỳ điều gì làm ô uế.” Và con người, phải chăng ký ức như chén trà cạn vơi, còn cuộc đời lại tựa cánh hạc bay cuối ngàn. Trọn đời, người ta mãi đắm mình trong những đam mê dở dang, mãi kiếm tìm bản diện cái tôi giữa những vụn vỡ ký ức, khổ đau thực tại lẫn bất định tương lai.

Thưởng trà là thưởng thức nghệ thuật tâm tưởng, nhưng Ngàn cánh hạc lại thưởng trà bằng cách nhấn mạnh sự mong manh của đời người đặt bên chiều dài những đạo cụ pha, rồi lại nếm náp chính cái suy vi tan vỡ của những đạo cụ ấy. Nói khác đi là, dùng sự vô thường của trà để mà thưởng trà.

Chiếc gương soi phản chiếu thế giới. Chén trà biểu trưng cho vẽ mỹ miều của phụ nữ và các nhân vật cũng như chiếc gương soi hứng lấy bóng hình của người khác. Ta từng thấy những điều tương tự trong các tiểu thuyết cũng như truyện ngắn của Kawabata Yasunari, hình thành nguyên lý các tác phẩm của ông, một thế giới của những hình bóng. NGÀN CÁNH HẠC - đủ đầy hình bóng một thân phận.​

Thanh xuân như một chén trà.
Em toàn uống rượu nên trà phần sơ
Sơ về thêm sữa, thêm bơ,

Uống rồi, sơ béo, sơ tròn như heo.

Tải eBooks (bản cũ, xấu, 5 chương):

Mã:
AZW3 https://docs.google.com/uc?id=0B3fq_8MMSN0YUHcxMXl2alBDMVE
EPUB https://docs.google.com/uc?id=0B3fq_8MMSN0YcWVUZEJwd1ZHd3c
MOBI https://docs.google.com/uc?id=0B3fq_8MMSN0YTFF5bHNzaXNlLTA
PDF https://docs.google.com/uc?id=0B3fq_8MMSN0YZklmWDJscmw2S2M
PDF scan (5 chương), In xong 28.5.1969
Mã:
https://tusachtiengviet.com/images/file/gmkIdZNb2QgQAEwx/ngan-canh-hac-trung-du-o-ng-dich-yasunari-kawabata.pdf
ePub của tui (dựa trên bản in 1969):
Mã:
https://drive.google.com/file/d/1yMv_9D8Cpmh1bkJBCFbbKKbQMAJTmz-a/view?usp=sharing
 
Sửa lần cuối:

aepsu2023

Rìu Sắt
Tài khoản bị khóa

cuộc sống có ý nghĩa.
 

joevnpro

Búa Đá
Cái bạn nói thì không phải là sai. Nhưng ở nó đúng ở vi mô, nhưng ở vĩ mô thì nó sẽ không còn đúng nữa.

Đấy là lý do ở tầm quản lý vĩ mô, một quốc gia muốn thực sự phát triển thì buộc phải cắm đầu vào làm công nghệ lõi thay vì mua và phụ thuộc nước ngoài. Cái này hơi khó giải thích.

-> Ý tôi muốn nói ở đây là câu chuyện khác nhau về góc nhìn và phạm vi nhìn giữa cậu và người cậu đang def! Ko ai sai cả.
 

tamkhoe2k

Gà con
Em cũng đang tìm hiểu về sách, sách về nâng cao năng lực bản thân. Thấy đề tài này rất hay nhất là những câu trích dẫn nó tạo thêm rất nhiều động lực. Cám ơn ad