tranduyquang
Rìu Sắt
Nếu được bác chủ nên ghi ra list các sửa chữa/fix gồm thêm vào, bớt đi so với bản gốc...thì hay quá. Thanks!
Sửa lần cuối:
We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.
We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, or popup ad. We do not implement these annoying types of ads!
We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.
Please add https://vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.
Ngon rồi, lại down bản mới về dùng. ThankLại một lần nữa tuy bản Hybrid IoT LTSC đã chơi được game Store cài được OneDrive và tích hợp sẵn NET Framework 4.8 nhưng với một số bạn nó vẫn chưa được hoàn hảo lắm, và lần này nó tập trung ở đúng 1 khuyết điểm duy nhất là nó nặng hơn bản Lite LTSB nhiều (cụ thể là ăn nhiều RAM hơn), vì thế tôi quyết định sẽ bào chế tiếp một bản Hybrid mới mà có thể làm được tất cả mọi thứ như bản Hybrid IoT LTSC nhưng phải nhẹ không dám chắc là nhẹ bằng bản Lite LTSB nhưng phải nhẹ gần bằng như vậy, vì hiện nay chính là thời đại của Internet Of Things=VẠN VẬT KẾT NỐI, nên bản Hybrid mới cũng sẽ là một bản IoT, định hướng như vậy rồi cùng với kinh nghiệm đã có nên chỉ sau 3 ngày bản Hybrid IoT LTSB đã ra đời.
Sau đây là một vài hình ảnh Windows 10 IoT Enterprise 2016 LTSB x64 Hybrid. Tất cả hình ảnh được chụp khi cài trên PC thật (chứ ko phải máy ảo nhe) với cấu hình phần cứng cụ thể như sau:
CPU Core i5 3570K @ 4.5GHz.
RAM DDR3 8GB
HDD Western Digital Black 1TB
Quá trình cài bản Hybrid IoT LTSB sẽ hoàn toàn tự động ko phải khai báo chi hết, tự động đăng nhập vào win bằng tài khoản Administrator, win tự động kích hoạt bản quyền số (digital license) vĩnh viễn luôn, tuy vậy vẫn có công cụ kích hoạt trong thư mục ACTIVE ở ổ C. Yên tâm đây là công cụ kích hoạt hoàn toàn bằng dòng lệnh nên sẽ không bị các chương trình quét virus báo virus và công cụ này kích hoạt được cả Office 2019/2016/2010 luôn.
bản Hybrid IoT LTSB chiếm dung lượng đĩa cứng là 6.94GB so sánh với bản Hybrid IoT LTSC là 7.24GB.
Sau khi cài đầy đủ driver chipset, VGA, DirectX, Visual C++, Office 2019 và các phần mềm cho bản Hybrid IoT LTSB y như ở bản Hybrid IoT LTSC thì dung lượng đĩa cứng của bản Hybrid IoT LTSB chiếm hết 12.5GB so sánh với bản Hybrid IoT LTSC là 12.9GB.
Và cuối cùng tôi mới hồi hộp xem thử RAM của bản Hybrid IoT LTSB ăn hết bao nhiêu và thật vui mừng khôn xiết RAM khi full soft đối với bản Hybrid IoT LTSB chỉ là 0.9GB so sánh với bản Hybrid IoT LTSC là 1.2GB. Nghĩa là RAM của bản Hybrid IoT LTSB y hệt như bản Lite LTSB luôn
Cài đầy đủ driver chipset, driver VGA bộ Office 2019 và các soft giống hệt bản Lite LTSB. Thời gian khởi động tính từ lúc xuất hiện màn hình logo Mainboard đến khi vào Windows đối với bản Hybrid IoT LTSB là 25s (test trên HDD), tức là chậm hơn bản Lite LTSB chỉ có 2s.
Bản Hybrid IoT LTSB vẫn giữ nguyên những tính năng quan trọng nhất của bản full như Remote Desktop, File and printer sharing và PowerShell. Tôi đã tích hợp thêm một tiện ích nhỏ đó là khi bạn chuột phải vào một thư mục bất kỳ sẽ xuất hiện tùy chọn Open cmd với quyền Admin luôn (như hình bên dưới là khi chuột phải vào thư mục ACTIVE)
Ngoài việc vẫn hỗ trợ Bluetooth, bản Hybrid IoT LTSB vẫn giữ lại đầy đủ 7 món ăn chơi cho các vọc sỹ cài win như Services, gpedit, regedit, netplwiz và Task Scheduler
Bản Hybrid IoT LTSB vẫn sử dụng tính năng search mặc định của Windows, vẫn giữ nguyên Internet Explorer, mặc định tuy bản Hybrid IoT LTSB ko có Edge nhưng nếu thích vẫn cài được Edge Chromium Beta bình thường
Phiên bản NET Framework mặc định của Win v1607 chỉ là 4.6, ngay cả khi có cài Net 4.8 thì trong Windows Features của Win v1607 vẫn chỉ báo là 4.6. Muốn xem được phiên bản thật NET Framework đối với Win v1607 phải vào registry xem (https://smartdoc.zendesk.com/hc/en-us/articles/205232308-How-to-check-your-NET-Framework-version).
Với bản Hybrid IoT LTSB tôi đã kích hoạt sẵn NET 3.5, tích hợp phiên bản NET 4.8 và còn được kích hoạt full luôn. OneDrive đã cho phép cài trên win Hybrid IoT LTSB nhé.
Và bây giờ tôi bắt đầu test phần quan trọng nhất cũng là mục tiêu tôi đặt ra cho bản Hybrid IoT LTSB - CHƠI GAME TRÊN STORE - sau khi cài 2 ứng dụng là Store và Xbox vào, mở 2 ứng dụng này lên, cả 2 ứng dụng hoạt động OK.
Trước tiên là cài thử các ứng dụng nhẹ nhàng như bàn phím ảo, đồng hồ bấm giờ XNote, và trình xử lý ảnh Photos, mọi thứ đều chạy hoàn hảo
Và sau đó là test tất cả các game Store trên bản Hybrid IoT LTSB y hệt như đã từng test trên bản Hybrid IoT LTSC như :
Modern Combat 5
Overkill 3
Angry Birds 2
Zombie Anarchy
Dungeon Hunter 5
và Asphalt 9
Tất cả đều chơi được hoàn hảo trên bản win Hybrid IoT LTSB
Sau đó tôi bắt đầu test qua game PC hạng nặng và tất cả các game đều chạy ngon lành trên bản Hybrid IoT LTSB. Các game đã test là Battlefield V, CABAL Online (GSP), Control, Far Cry 5, Metro Exodus, Resident Evil 0 HD Remaster, Rise of the Tomb Raider, Shadow Of The Tomb Raider, Crysis 3, DOOM 2018, và Resident Evil 2 Remake.
Minh họa đang chơi siêu phẩm Control trên bản Hybrid IoT LTSB
Và DLC The Ghost Survivors trong game Resident Evil 2 Remake.
Bản Hybrid IoT LTSB không bị disk 100% nhé dù cài trên HDD và Superfetch mặc định là run Automatic.
Đề nghị của tôi như sau:
- Nếu bạn đang xài Laptop với CPU 2C/4T và RAM từ 4GB trở xuống, nhu cầu chủ yếu là làm việc nghe nhạc, xem phim, lướt web, không chơi game thì nên cài bản Lite LTSB vì dù sao bản Lite LTSB vẫn nhẹ hơn bản Hybrid IoT LTSC khá nhiều.
- Nếu bạn đang xài Laptop với CPU 2C/4T và RAM từ 4GB trở xuống nhưng vẫn muốn chơi game nhất là game Store thì không còn sự lựa chọn nào hoàn hảo hơn ngoài bản Hybrid IoT LTSB.
- Còn bạn đang xài PC với CPU 2C và RAM 4GB trở lên và vẫn thích chơi game nhất là game Store thì bản Hybrid IoT LTSC rất đáng để thử nghiệm.
Link down iso bản Hybrid IoT LTSB dung lượng 1.41GB hỗ trợ cả SSD NVMe M2 :
No quote
Mã MD5 : 62F9CB23967018DC8132980FDB1B73FE
Để sử dụng file iso cài Win này có 2 cách:
Cách 1: Chỉ cần chép file iso vào USB có WinPE 64bit (tốt nhất là Win10 vì Win10 mới hỗ trợ SSD NVMe), sau khi khởi động vào WinPE, chuột phải vào file iso để Mount file iso thành ổ đĩa ảo, rồi vào ổ đĩa ảo đó click đôi vào file setup và sau đó là tiến hành cài Windows bình thường.
Cách 2: Dùng phần mềm Rufus tạo USB cài win. Nhớ chép tất cả các tập tin và thư mục từ file iso Hybrid IoT LTSB vào USB.
File iso Win Hybrid IoT LTSB tương thích cả 2 chuẩn Legacy_MBR và UEFI_GPT nhé.
Chú ý tôi chỉ đề nghị 2 cách cài trên chắc chắn 100% sẽ thành công vì tôi đã test trên PC của tôi cả chục lần rồi, còn nếu ai cài bằng bất cứ cách khác nếu không cài được thì đừng thắc mắc tôi cũng sẽ không trả lời đâu.
Mình cài lại được rồi, do nhu cầu chỉ dùng mỗi cái Weather, nên giờ muốn xóa hẳn Store và Xbox đi thì làm thế nào vậy bạn ? Thanks !ko phải die đâu mình xóa đó, mới upload lên google drive rồi đó, bro check lại đi nhé.
down file zip gồm cả 2 ứng dụng store và xbox này về
No quote
Giải nén file zip ra một thư mục rồi vào thư mục đó chạy file StoreRunMe với quyền administrator là xong.
cài chạy vô tư đó bro.
làm theo đi bro https://www.howtogeek.com/224798/ho...-10s-built-in-apps-and-how-to-reinstall-them/Mình cài lại được rồi, do nhu cầu chỉ dùng mỗi cái Weather, nên giờ muốn xóa hẳn Store và Xbox đi thì làm thế nào vậy bạn ? Thanks !
mình cài bản loT ltsc 2019 đến màn hình đăng nhập k tự vào thì tài khoản là gì bạnmình xóa bản LTSC đó rồi bạn, nó cùi bắp lắm, thử bản Hybrid IoT LTSC 2019 mới nhất của mình đi.
Một lần nữa tuy bản Lite LTSB đã có Store và PowerShell nhưng với một số bạn nó vẫn chưa được hoàn hảo lắm, và tập trung chủ yếu với 2 khuyết điểm sau:
1. Bản Lite LTSB ko được tích hợp NET Framework 4.8 nên có một vài software hiện nay sẽ ko cài được (điển hình là NordVPN).
2. Bản Lite LTSB ko thể cài được OneDrive.
Còn đối với bản thân tôi thì điều làm tôi ko hài lòng nhất đối với bản Lite LTSB là Store của nó chỉ cho phép cài những software có dung lượng nhỏ, nhưng ko thể chơi được các game cài trên Store (mà game trên Store thì có rất nhiều game hay mà lại free nữa). Tuy nhiên tôi đã test rất nhiều bản Lite trên net và gần như 100% các bản Lite này đều ko chơi được game Store. Vì thế mới đầu tôi vẫn đinh ninh Win Lite thì ko chơi với game Store.
Và rồi vô tình tôi đã đọc được cái thred này : https://vn-z.vn/threads/windows-10-rs5-ltsc-truc-tiep-phien-ban-lite.15682/#post-215551 trong đó có link down bản Lite, tôi đã test bản Lite LTSC trong thread đó, quả thật bản Lite LTSC đó khá cùi bắp ko nhưng ko chơi được game Store mà software cài qua Store cũng ko chạy luôn. Tuy vậy trong thread đó cũng có link các bản win của tác giả Oprekin, và có bản Lite Plus của Oprekin làm tôi chú ý, vì dung lượng file iso của bản Plus là 2GB, vì thế tôi đã lấy mức 2GB làm chuẩn để tôi làm một bản win Lite mới, mà bản win mới này phải đáp ứng cả 3 điều kiện là phải tích hợp sẵn NET Framework 4.8, cài được OneDrive và quan trọng nhất là phải chơi được game Store và đồng thời dung lượng file iso phải nhỏ hơn 2GB.
Nhưng phải lấy bản win version nào làm bản win mới đây và lúc này tôi đã nhớ đến cái thread https://vn-z.vn/threads/windows-10-...64-built-1809-su-on-dinh-cung-nam-thang.9391/ vì IoT LTSC có cùng đặc điểm với win LTSC tức là nó đã được anh Mic nhà ta làm thon gọn đi rồi, bây giờ làm thon gọn đi nữa thì rất là phù hợp để làm Win Lite rồi, hơn nữa chỉ nội nghe cái tên IoT=Internet Of Things=VẠN VẬT KẾT NỐI là thấy khoái rồi, và cuối cùng nếu tôi ko lầm thì cho đến hiện nay chưa từng có một ai làm bản Lite IoT LTSC cả. Thế thì bản Lite IoT LTSC của tôi sẽ là bản Win Lite duy nhất rồi.
Xác định được mục tiêu cụ thể như vậy, sau 1 tháng bào chế cuối cùng bản Lite IoT LTSC đã ra đời, Tôi quyết định đặt tên nó là Hybrid, Hybrid nó sẽ giống Win Lite ở chỗ là đã bỏ đi Windows Defender, Action Center, System Restore..... với dung lượng nhỏ hơn bản Full nhiều tuy nhiên dung lượng cài vẫn lớn hơn bản Lite. Và tất nhiên vì nó giống bản Lite nên phần update Windows vẫn bị hư, chỉ có update driver là OK thôi. Bản Hybrid này sẽ giống như bản full ở chỗ nó sẽ support hardware y chang của bản full. Và cuối cùng bản Hybrid của tôi sẽ nhằm cạnh tranh với bản Lite Plus của Oprekin, để xem bản Win nào sẽ hỗ trợ game và software ngon hơn.
Sau đây là một vài hình ảnh Windows 10 IoT Enterprise LTSC 2019 x64 Hybrid. và so sánh với bản Hybrid IoT LTSC của tôi sẽ là bản Lite Plus LTSC của Oprekin. Tất cả hình ảnh được chụp khi cài trên PC thật (chứ ko phải máy ảo nhe) với cấu hình phần cứng cụ thể như sau:
CPU Core i5 3570K @ 4.5GHz.
RAM DDR3 8GB
HDD Western Digital Black 1TB
Quá trình cài bản Hybrid IoT LTSC sẽ hoàn toàn tự động ko phải khai báo chi hết, tự động đănh nhập vào win bằng tài khoản Administrator, win chưa được kích hoạt, các bạn có thể tự kích hoạt hoặc xài công cụ kích hoạt trong thư mục ACTIVE ở ổ C. Yên tâm đây là công cụ kích hoạt hoàn toàn bằng dòng lệnh nên sẽ không bị các chương trình quét virus báo virus và công cụ này kích được cả Office 2019/2016/2010 luôn.
Bản Hybrid IoT LTSC vẫn giữ nguyên những tính năng quan trọng nhất của bản full như Remote Desktop, File and printer sharing và PowerShell. Tôi đã tích hợp thêm một tiện ích nhỏ đó là khi bạn chuột phải vào một thư mục bất kỳ sẽ xuất hiện tùy chọn Open cmd với quyền Admin luôn (như hình bên dưới là khi chuột phải vào thư mục ACTIVE)
Và bây giờ là đến phần gay cấn nhất so sánh trực tiếp giữa bản Hybrid IoT LTSC của tôi và bản LTSC Lite Plus của Oprekin. File iso bản Hybrid IoT LTSC của tôi có dung lượng là 1.58GB còn file iso bản LTSC Lite Plus của Oprekin có dung lượng là 2.12GB.
bản LTSC Lite Plus chiếm dung lượng đĩa cứng là 10.1GB trong khi bản Hybrid IoT LTSC chỉ là 7.24GB, do bản LTSC Lite Plus chưa tắt swapfile 0.25GB, nếu xóa thêm file này thì bản LTSC Lite Plus vẫn chiếm dung lượng đĩa cứng nhiều hơn bản Hybrid IoT LTSC của tôi đến 2.5GB.
Sau khi cài đầy đủ driver chipset, VGA bản LTSC Lite Plus ăn ít hơn 0.1GB RAM so với bản Hybrid IoT LTSC, cụ thể là 1GB so với 1.1GB.
Đi sâu vào chi tiết thì có những điểm khác nhau cụ thể như sau: tính năng search bản LTSC Lite Plus của Oprekin được sử dụng thông phần mềm StartisBack, còn ở bản Hybrid IoT LTSC của tôi sử dụng tính năng search mặc định của Windows ko cần xài thêm soft phụ trợ nào hết
phần hỗ trợ Bluetooth của bản LTSC Lite Plus của Oprekin bị báo lỗi Error 126 ở service Bluetooth Audio Gateway Service trong khi ở bản Hybrid IoT LTSC của tôi vẫn chạy OK ko có lỗi.
Phiên bản NET Framework mặc định của Win v1809 chỉ là 4.7, ngay cả khi có cài Net 4.8 thì trong Windows Features của Win v1809 vẫn chỉ báo là 4.7. Muốn xem được phiên bản thật NET Framework đối với Win v1809 phải vào registry xem (https://smartdoc.zendesk.com/hc/en-us/articles/205232308-How-to-check-your-NET-Framework-version).
Trong khi bản LTSC Lite Plus của Oprekin phần NET Framework tuy đã được tích hợp phiên bản NET 4.8 nhưng không những không được kích hoạt full mà còn bị tháo gỡ rất nhiều dịch vụ của phiên bản NET 4.8, thì ở bản Hybrid IoT LTSC của tôi vẫn hỗ trợ đầy đủ tất cả dịch vụ của phiên bản NET 4.8 và còn được kích hoạt full luôn.
Vậy là đã xong phần đầu của bài review iso Windows, tóm lại bản LTSC Lite Plus của Oprekin tốn đĩa cứng nhiều hơn 2.5GB và tốn ít RAM hơn 0.1GB so với bản Hybrid IoT LTSC của tôi.
Đón xem tiếp phần 2 bài review này với phần so sánh hỗ trợ game Store và có cả link download bản Windows 10 IoT Enterprise LTSC 2019 x64 Hybrid.
.....còn tiếp
Bạn cài win theo cách nào vậyĐăng nhập thế này làm sao hả bạn. Mình cài bản Ltsc 2019
Mình cài bằng wintohdd bạn àBạn cài win theo cách nào vậy
Hèn chi lỗi đúng rồi, cài bằng WintoHDD rất dễ lỗi, bác ấy khuyên có 2 cách cài như vầy là chuẩn nhất rồi:Mình cài bằng wintohdd bạn à
Bây h có cách nào xử lý k bácHèn chi lỗi đúng rồi, cài bằng WintoHDD rất dễ lỗi, bác ấy khuyên có 2 cách cài như vầy là chuẩn nhất rồi:
Cách 1: Tạo 1 USB Boot, tham khảo AnhDV Boot, sau khi khởi động vào WinPE, chuột phải vào file iso để Mount file iso thành ổ đĩa ảo, rồi vào ổ đĩa ảo đó click đôi vào file setup và sau đó là tiến hành cài Windows bình thường.
Cách 2: Dùng phần mềm Rufus tạo USB cài win. Tham khảo trên google hướng dẫn tạo usb boot rufus nha bạn.
Bây h có cách nào xử lý k bác
LTSB nhẹ hơn LTSC nhiều đó bạn ngoài việc ăn RAM ít hơn khi xài mình cũng thấy nó cũng nhẹ hơn nữa.Cảm ơn bác đã làm ra bản Hybrid này, nghe qua thôi mà e đã thấy ham hố cài lắm rồi. Ngày trước e cài bản Windows 10 LTSB trên máy mà thi thoảng vẫn bị Full Disk nên hơi ngán Windows 10, phải ngậm ngùi dùng Windows 7. Bây giờ e đang phân vân giữa 2 bản IoT Hybrid LTSB và LTSC (bản ko Lite) thì nên cài bản nào ạ? Laptop của e có cấu hình như sau:
CPU i5 3310M, GPU Intel HD 4000 và Ram 8GB.
E đã xem so sánh của bác về 2 bản LTSB và LTSC mà vẫn chưa vỡ lẽ ra là LTSB nhẹ hơn LTSC ở điểm gì (ngoài việc nó boot nhanh hơn 1 chút, chiếm Ram ít hơn một chút). Trong khi đó e có nghe nói về một số phần mềm yêu cầu version Windows mới hơn thì lúc đó dùng LTSB sẽ hơi bất tiện. Nhu cầu của e chỉ là xem phim, duyệt web, office và thi thoảng động đến Adobe (và chắc là cài Windows 10 của bác e sẽ thử mấy game nhẹ nhẹ chơi luôn ^^). Mong bác chủ topic tư vấn cho e với ạ. E cảm ơn.
Ngày trước e thấy nhiều bác bảo LTSB/LTSC ko bị full disk mà e cài vào vẫn bị.LTSB nhẹ hơn LTSC nhiều đó bạn ngoài việc ăn RAM ít hơn khi xài mình cũng thấy nó cũng nhẹ hơn nữa.
Nếu nhu cầu của bạn giống như trên thì mình khuyên là bạn nên cài bản Hybrid LTSB, đúng là LTSB hơi cũ tuy nhiên với các soft cơ bản cùng bộ Adobe thì nó vẫn chạy tốt.
Chơi game trên laptop thì ko gì có thể qua được game cài trên Store vừa nhẹ vừa hay lại nhiều nữa đủ các thể loại luôn và cái quan trọng là chỉ cần IGP (không cần VGA rời) cũng chơi được vô tư.
E bị lỗi màn hình xanh thì phải khắc phục sao ạ?LTSB nhẹ hơn LTSC nhiều đó bạn ngoài việc ăn RAM ít hơn khi xài mình cũng thấy nó cũng nhẹ hơn nữa.
Nếu nhu cầu của bạn giống như trên thì mình khuyên là bạn nên cài bản Hybrid LTSB, đúng là LTSB hơi cũ tuy nhiên với các soft cơ bản cùng bộ Adobe thì nó vẫn chạy tốt.
Chơi game trên laptop thì ko gì có thể qua được game cài trên Store vừa nhẹ vừa hay lại nhiều nữa đủ các thể loại luôn và cái quan trọng là chỉ cần IGP (không cần VGA rời) cũng chơi được vô tư.
bro thử cài win bằng cách 2 xem (dùng Rufus tạo USB cài win) còn bị màn hình xanh ko ?Ngày trước e thấy nhiều bác bảo LTSB/LTSC ko bị full disk mà e cài vào vẫn bị.
E bị lỗi màn hình xanh thì phải khắc phục sao ạ?
Sau khi tải về và boot vào Winpe, mount ra ổ đĩa ảo, chạy file setup và để nó restart thì bị lỗi. E đã restart lại mấy lần vẫn bị vậy.
e không rõ có phải do ở môi trường Winpe ko mà e dùng Rufus toàn bị lỗi. Bây giờ e kéo thử bản LTSC về cài xem sao vậy :<bro thử cài win bằng cách 2 xem (dùng Rufus tạo USB cài win) còn bị màn hình xanh ko ?
Cách sử dụng Rufus thì có bạn post ở trện rồi đó.
mình đề nghị bro cài thử bằng cách dùng Rufus vì mình có ông bạn cũng xài laptop cũng xài bản Hybrid LTSB của mình nhưng ổng nói nếu cài bằng phương pháp Mount file iso thì bị màn hình xanh nhưng cài theo cách dùng Rufus thì lại OK.e không rõ có phải do ở môi trường Winpe ko mà e dùng Rufus toàn bị lỗi. Bây giờ e kéo thử bản LTSC về cài xem sao vậy :<