Giới thiệu
Thứ tư ngày 10 tháng 1 năm 1996, một nữ sinh viên năm nhất vừa mới vào học chưa đầy ba tháng, ở đại học Nam Kinh, gần Thanh Đảo, đột nhiên mất tích. 9 ngày sau, vào 19 tháng 1 cùng năm, nữ sinh này đã bị phanh thây, thi thể tản mác ở nhiều nơi trên đất Nam Kinh. Đó chính là vụ án phanh thây "1.19" rúng động đại học Nam Kinh. Đây vốn là vụ án giết người thông thường, nhưng vì những tình tiết đầu của vụ án được phát hiện tại khu vực trung tâm thành phố, nạn nhân lại là nữ sinh viên đại học, thủ pháp giết người bằng cách phanh thây đặc biệt ghê rợn, thêm vào đó, cảnh sát thời điểm đấy đã nỗ lực suốt nhiều tháng mà không tìm được hung thủ, kết quả vụ án trở thành câu chuyện phiếm lúc trà dư tửu hậu của những kẻ tò mò.
Cho đến năm 2008, những vụ án có tình tiết tương tự, vô cùng kinh khủng, mang màu sắc huyền ảo hư cấu, dần dần xuất hiện trong các tiểu thuyết online trên mạng. Ngay lập tức, vụ án phanh thây "1.19" liền trở thành chủ đề nóng trong dư luận. Các quan điểm kỳ quái, tin tức, luận điểm kinh dị cứ thế đồn thổi khắp đường làng ngõ xóm, ngay cả truyền thông chính thống cũng bắt đầu đưa tin lật lại vụ án bỏ ngỏ đã lâu. Cư dân mạng cũng tham gia vào suy luận tình tiết của vụ án, cảnh sát Nam Kinh cũng căn cứ các đầu mối mà cư dân mạng phát hiện để tiến hành điều tra. Năm 2008 chính là thời điểm quan trọng mà mọi manh mối được thu thập tưởng như đầy đủ nhất suốt ngần đấy năm, tuy nhiên đại bộ phận cư dân mạng mang tâm tính tò mò cái lạ, làm nhiễu thông tin vụ án "1.19", từ tin vỉa hè, nghe nhảm đồn bậy, giả thiết phán đoán chủ quan không chút suy luận, chỉ trích vô trách nhiệm, không những khiến rất nhiều người vô tội bị vu oan giá họa mà còn khiến phần lớn tin tức thật bị che giấu chỉ vì thỏa mãn cơn tò mò mà tạo ra lời đồn.
Mao Tiểu Miêu khi vào khóa học tâm lý học tội phạm thì bắt đầu quan tâm án này, sau đó có từng ở ký túc xá đại học Nam Kinh một thời gian. Sau một khoảng thời gian tác giả bài viết tự mình thu thập góp nhặt những tài liệu tương ứng, càng thu thập lại càng phát hiện những thông tin về vụ án được lưu truyền trên mạng càng lúc càng sai lệch sự thật dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng, tác giả bài viết quyết định viết bài này để mọi người có cái nhìn toàn cảnh về vụ án. Bài viết chia thành ba phần "Ghi chép lại", "Giải thích những tình tiết khó hiểu" và "Phân tích".
Ở chỗ này tác giả bài viết xin lưu ý vài điểm:
1. Bài viết này vẫn chưa đăng tải hình ảnh kinh khủng của vụ án, vì vậy các bạn có thể yên tâm đọc tiếp. Mà đối với những kẻ ôm mộng xem tiểu thuyết kinh dị thì chỉ sợ các người phải thất vọng, bài viết này dành cho những người quan tâm đến tin tức thật và chân tướng của vụ án.
2. Phần lớn bình luận là của tác giả, những tin tức vụ án thì đến từ rất nhiều nguồn tin trước đây, dùng quan điểm và hình ảnh nào thì tác giả đều chú thích đầy đủ. Bảo đảm yếu tố khách quan, để những người quan tâm đến vụ án muốn thử sức mình cũng có thể dùng lại những tin tức này.
3. Để phòng ngừa giẫm vào vết xe đổ của rất nhiều người khác quan tâm đến vụ án mà bị xem thành hung thủ, tác giả xin nói rõ, năm 1996 tác giả còn chưa vào tiểu học, lần đầu đến Nam Kinh cũng là mấy năm trước, người thân cũng như bạn bè cũng không có bất kỳ ai làm ngành tư pháp hay cảnh sát.
--------
I. Bản ghi chép về vụ án 1.19
Phần một
Vụ án “1.19” sau mười tám năm trôi nổi trên internet theo dòng thời gian
I. Bản ghi chép về vụ án 1.19
Phần một
Vụ án “1.19” sau mười tám năm trôi nổi trên internet theo dòng thời gian
Nạn nhân vụ án là Điêu Ái Thanh, nữ sinh tháng 3 năm 1976, nguyên quán tại một trấn nhỏ thuộc Khương Yển, Giang Tô, vào tháng 9 năm 1995, sau lần thứ hai tham dự kỳ thi vào đại học Nam Kinh thì đỗ khoa quản lý thông tin và ứng dụng máy tính hiện đại chuyên nghiệp hệ tại chức. Thứ tư, ngày 10 tháng 1 năm 1996, Điêu Ái Thanh vào học chưa được ba tháng (hồ sơ của trường đại học có ghi sau ngày khai giảng 1 tháng Điêu Ái Thanh mới nhận được tin báo trúng tuyển, vì vậy cô mới học gần ba tháng) tự ý nghỉ buổi học chiều, sau bữa cơm chiều Điêu Ái Thanh một mình rời khỏi trường học, theo nhân chứng thuật lại, Điêu Ái Thanh được nhìn thấy lần cuối tại đại học Nam Kinh thuộc Thanh Đảo, lúc đó Điêu Ái Thanh mặc áo khoác màu đỏ kiểu dáng phổ thông dành cho nữ.
9 ngày sau không có bất kỳ tin tức nào từ Điêu Ái Thanh, ngày 18 tháng 1, thành phố Nam Kinh có bão tuyết, sáng sớm ngày 19 tháng 1, ở phía nam đại học Nam Kinh, gần trung tâm thành phố Nam Kinh, trong một hẻm nhỏ, một bác gái lao công trong lúc quét đường đã nhặt được trong thùng rác một túi ni lông đen gồm nhiều miếng thịt được cắt nhỏ, lúc đó bác gái tưởng là thịt heo, bèn mang về nhà rửa sạch, kết quả ở trong túi thịt đó phát hiện 3 ngón tay người, lúc này mới báo công an. Cảnh sát khu vực tiến hành điều tra cẩn thận, phát hiện chắc chắn túi thịt này chính là một phần thi thể của nữ sinh viên Điêu Ái Thanh.
Sau đó cảnh sát lấy đại học Nam Kinh làm trung tâm, dự đoán khả năng địa điểm gây án rồi cho người tiến hành tìm kiếm, thu thập tin tức từ người dân, thế nhưng tới giờ cũng không tìm thấy địa điểm gây án ban đầu, tức là địa điểm mà hung thủ đã phanh thây nạn nhân, từng bắt giữ nhiều kẻ tình nghi nhưng tất cả đều được minh oan. Vụ án cuối cùng cũng rơi vào ngõ cụt trong khi các tin tức về vụ án ở Nam Kinh được giới truyền thông khai thác vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Năm 1998, một nhà văn tên là Vương Đại Tiến có linh cảm về vụ án phanh thây ở đại học Nam Kinh, trong tờ tạp chí <<Harvest>> hai tháng ra một lần có đăng truyện ngắn tên là <<Tưởng niệm>>, được viết ở ngôi thứ nhất, nhân vật chính có nhiều đặc điểm giống với nữ sinh viên bị sát hại trong vụ án phanh thây 1.19. Với tin tức thu thập được đến giờ, có thể nói đây là cốt truyện đầu tiên lấy cảm hứng từ vụ án 1.19.
Ngày 21 tháng 3 năm 2007, một cư dân mạng có nickname là “Thập lục trà” đăng tải bài viết trên mạng có tựa đề “Vụ án phanh thây năm 96 tại đại học Nam Kinh”, theo tin tức thu thập được đến giờ, đây là bài viết đầu tiên trên internet nói về vụ án “1.19” với nhiều tin tức chi tiết, vì 9 năm đã trôi qua, tôi vẫn chưa thể tìm được nguyên văn bài post này cũng như địa chỉ đăng tải đầu tiên, nhưng có thể xác định, khi internet lưu truyền về vụ án “1.19”, rất nhiều chi tiết miêu tả nạn nhân như “đầu và nội tạng nạn nhân đã được nấu chín”, “thi thể bị cắt thành hàng ngàn mảnh”, “ruột được xếp chồng lên nhau gọn gàng” đều được đề cập đến. Những thông tin này sau đó được rất nhiều nhà văn sử dụng trong tiểu thuyết dựa trên hoặc đề cập đến vụ án “1.19”.
Ngày 28 tháng 5 năm 2008, ở trên baidu task bar, đột nhiên có người lập tag “Điêu Ái Thanh”, để lại câu nói “Điêu Ái Thanh, thật sự rất nhớ cô, mong cô an nghỉ” tại bài post đầu, sau đó biến mất, ID lưu lại là 60.211.8.*
Những bài post sau đều hoài nghi đây là lời thú tội của hung thủ do không chịu nổi lương tâm cắn rứt, mà tình huống thực tế khi đó cả nước trên dưới đều đang bận rộn cứu trợ nạn nhân vùng động đất, thành ra bài post về vụ án 1.19 này chưa hẳn được quan tâm, cho đến khi một cư dân mạng với nickname là Black Mass lập topic.
Ngày 19 tháng 6 năm 2008, tại diễn đàn Thiên Nhai, Black Mass đăng tải bài viết có tên là <<Một ý kiến về vụ án phanh thây đại học Nam Kinh>>, ở giữa bài viết, Black Mass đặt giả thiết dựa vào căn cứ vụ án, cho rằng Điêu Ái Thanh đã chết và trở thành “món ăn” của hung thủ có liên quan tới gu thưởng thức của những người mê heavy metal rock, Black Mass giả thiết, Điêu Ái Thanh thông qua sở thích nghe heavy metal rock mà quen với hung thủ, vô tình kích thích hung thủ do hung thủ từ nhỏ đã có bóng ma tâm lý, rốt cuộc bị hung thủ giết với phương pháp biến thái. Bài viết của Black Mass như một cú hích với cư dân mạng, những luận ngữ như bóng ma tâm lý hồi nhỏ, heavy metal rock, giết người biến thái, trước giờ đều chưa từng xuất hiện khiến thông tin về vụ án “1.19” thêm màu sắc kỳ quái, mà giả thiết này lại trùng hợp với những tình tiết thường thấy trên phim ảnh, khiến cư dân mạng sôi sục, các bình luận liên tục được đăng tải phía dưới bài post, đặt dấu hỏi lớn về thân phận của Black Mass. Trên internet, tin tức về Điêu Ái Thanh một lần nữa trở thành điểm nóng, bài post trên Baidu tưởng nhớ Điêu Ái Thanh cũng nhận được sự quan tâm.
Bão mạng cũng ảnh hưởng tới truyền thông chính thống, ngày 24 tháng 6 năm 2008, tờ báo chủ lực của Nam Kinh là <<Modern Express>> đã đăng tải bài viết điều tra về vụ án phanh thây tại đại học Nam Kinh.
Bài post của Black Mass khiến vụ án “1.19” đã chìm xuống sau 12 năm lại nhận được sự quan tâm, cũng khiến vụ án trở nên rối rắm, từ đó trở đi, những tình tiết của vụ án như địa điểm phát hiện thi thể, số lượng thi thể bị chia cắt, tin tức về người bị hại đều được đào lên, thậm chí ngay cả thời gian xảy ra vụ án là 19 tháng 1 còn bị nhầm thành ngày 9 tháng 11 (nghĩa là Vụ án 1.19 bị nhầm thành Vụ án 11.9), rất nhiều quan điểm trái chiều. Về việc cư dân mạng nghi ngờ thân phận của Black Mass, cảnh sát Nam Kinh cuối cùng cũng can thiệp điều tra, xác định thân phận của Black Mass là một người có bố từng tham dự điều tra vụ án cùng cảnh sát, bản thân lại là một người mê thể loại nhạc heavy metal, đối với vụ án này cảm thấy hứng thú, vì vậy viết bài phỏng đoán hung thủ, không có khả năng giết người khi vụ án phát sinh. Khi có quá nhiều cư dân mạng vô tư thảo luận vụ án với thiên hình vạn trạng giả thuyết, vào cuối tháng 6, topic thảo luận về vụ án 1.19 của Black Mass trên Thiên Nhai bị khóa lại.
Nhưng topic này bị đóng, topic khác lại mọc lên, ngày 4 tháng 7 năm 2008, một người lấy tên là “Chủ nhân cối xay gió đỏ” trên mạng Sơn Đông cùng một ký giả khác đi đến Khương Yển, Giang Tô, phỏng vấn bố của Điêu Ái Thanh, thu được rất nhiều tư liệu giá trị do đóng giả là người của Công an thành phố Nam Kinh, sau đó bị anh rể của Điêu Ái Thanh phát hiện báo cảnh sát. Cảnh sát địa phương áp giải hai người họ, lấy đi các tư liệu có được trong quá trình phỏng vấn cũng như mẫu máu thu thập được, rồi thả về. Ngày 13 tháng 7, “Chủ nhân cối xay gió đỏ” tập hợp tư liệu phỏng vấn thành bài viết “Dự đoán kết cục Vụ án phanh thây đại học Nam Kinh”, đồng thời đăng trên <<American Sound>> đoạn ghi âm buổi phỏng vấn không quá 20 phút. Topic của “Chủ nhân cối xay gió đỏ” bị khóa lại vì bài viết dựa vào phỏng đoán, nhưng lại tiêu cực cho rằng bài viết này chứa đựng “thông tin thật” ám chỉ quân đội đã nhúng tay vào vụ án. Đồng thời, “Chủ nhân cối xay gió đỏ” mổ xẻ bài viết của Black Mass, phát hiện có chuyện ẩn giấu sau những lời bình luận của cư dân mạng, sau đó chuyển hướng tập trung vào tác phẩm “Tưởng niệm” năm 98 của nhà văn Vương Đại Tiến.
Rồi đến ngày 25 tháng 7 năm 2008, tờ báo <<Southern Weekly>> số 237 dựa vào sức nóng của vụ án phanh thây đại học Nam Kinh đã đăng bài viết nhan đề “Vụ án phanh thây đại học Nam Kinh – internet và sự thật”, ký giả của Southern Weekly đã phỏng vấn bố mẹ Điêu Ái Thanh cùng bạn học cao trung, đồng thời đăng tấm ảnh chụp Điêu Ái Thanh, giúp cho cư dân mạng lần đầu thấy hình ảnh cô. Bài viết của Southern Weekly cũng tóm tắt phỏng đoán của Black Mass và “Chủ nhân cối xay gió đỏ”. Thời điểm này, “Một ý kiến về vụ án phanh thây đại học Nam Kinh” của Black Mass, nguồn thông tin dồi dào được đưa ra bởi “Chủ nhân cối xay gió đỏ”, và bài báo của Southern Weekly tạo thành chủ đề nghị luận xoay quanh vụ án 1.19, nhưng ba bài viết này đều có những điểm mâu thuẫn, quan điểm tuy mới mẻ nhưng đa phần là suy đoán chủ quan, khiến cho việc thông tin phát tán trên mạng càng lúc càng loạn. Tuy nhiên, cơn sốt của vụ án phanh thây đại học Nam Kinh lần thứ hai cũng dần dần lắng lại.
Ngày 30 tháng 11 năm 2009, cũng trên diễn đàn Thiên Nhai, một cư dân mạng có tên là “Lặn xuống nước a lặn xuống nước nhiều năm” đăng tải bài post “Tôi muốn nói rằng tôi biết về Vụ án phanh thây 1.19 ở đại học Nam Kinh”, theo suy đoán trong bài viết, thời điểm diễn ra vụ án vẫn còn là nam sinh viên, tận mắt chứng kiến cảnh sát Nam Kinh ở đại học Nam Kinh điều tra phá án, đề cập đến rất nhiều tin tức tương đối chính xác, đồng thời cũng dựa vào căn cứ điều tra được mà suy đoán rằng chính đại học Nam Kinh đã đứng đằng sau vụ án này, vì một năm sau khi vụ án diễn ra cũng từng có thêm vụ việc học sinh bị thương tích, khiến anh cho rằng đây là phương pháp xử lý kỳ lạ của đại học Nam Kinh. Topic này có thể nói là dư âm từ đợt sóng dư luận năm 2008.
Trong năm 2010, tài khoản “múa bút thành văn” trên diễn đàn Thiên Nhai có tên là “Tri Thù” (tên thật là Vương Lê Vĩ) ra mắt cuốn tiểu thuyết kinh dị <<Thập tông tội>> (đã xuất bản tại Việt Nam dưới tên Mười tội ác), trong đó chương thứ 9 và chương thứ 10, tác giả trích dẫn vụ án phanh thây 1.19 ở đại học Nam Kinh, đồng thời nhắc đến cả nhân vật tiêu điểm năm 2008 là Black Mass, bởi vì là tiểu thuyết hư cấu, miêu tả tình tiết trong vụ án 1.19 tương đối ấn tượng, một số chi tiết so với thực tế rất khác nhau, nhiều thế hệ độc giả trẻ đã dựa vào tiểu thuyết này để biết về vụ án “1.19” với rất nhiều thông tin sai lệch, khiến vụ án phanh thây 1.19 ở Nam Kinh được lan truyền trên internet càng ngày càng ảo.
2 năm sau, ngày 23 tháng 3 năm 2012, vẫn trên diễn đàn Thiên Nhai, một cư dân mạng có tên “baaaaabbcc” post bài viết tên là <<cuộc đời màu xám – truy tìm hung thủ vụ án phanh thây đại học Nam Kinh 1996>>, từ bài viết có thể nhìn ra baaaaabbcc dựa vào bài viết của “Lặn xuống nước a lặn xuống nước nhiều năm” suy đoán hung thủ là bạn học của Điêu Ái Thanh hoặc một nhóm sinh viên, theo suy luận trong bài viết, cho rằng “Lặn xuống nước a lặn xuống nước nhiều năm” lúc đó cũng nằm trong nhóm sinh viên đấy, thậm chí có khả năng cả nhóm chính là hung thủ, mà sự kiện một năm sau học sinh khác cùng trường bị tập kích từng được đề cập đến trong bài viết của “Lặn xuống nước a lặn xuống nước nhiều năm”, có thể là chính nhóm đấy để bảo vệ bí mật nên đã ra tay trừ khử. Như vậy, lại thêm một hướng suy luận mới – “Thủ phạm là một nhóm sinh viên cùng trường” được đưa ra.
Trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2011, một người đàn ông họ Từ người Nam Kinh đã cung cấp thêm một đầu mối cho cảnh sát, khi vụ án Nam Kinh diễn ra thì người này là thành viên của đội liên phòng, theo hồi ức của ông thì thời điểm Điêu Ái Thanh mất tích, ông ở thảo cầm viên cũ của Nam Kinh (về sau phát hiện một phần thi thể ở phụ cận khu vực này) phát hiện hai “người Khương Yển khả nghi”, mang theo những chiếc túi cùng loại với “túi màu đen chứa thi thể nạn nhân”, ông Từ cũng công bố thông tin này trên mạng. Vì vậy, ngoại trừ giả thiết “sát nhân biến thái”, “nhà văn giết người”, “chân tướng vụ án”, “nhóm sinh viên cùng trường” thì giờ ta có thêm “sát nhân là người Khương Yển”.
Như vậy, nguyên gốc Vụ án phanh thây tại Nam Kinh 1996, qua 18 năm lưu truyền trên internet, đã trở thành truyền kỳ quái dị, hiện giờ khi tìm kiếm tin tức về Vụ án phanh thây trên mạng sẽ thấy các loại “giả thiết”, hầu như phía dưới bài viết nào cũng có câu thề thốt rằng mình biết chân tướng vụ án, giả thiết rằng “Vụ án đã tìm được thủ phạm chỉ là bị ém đi không công bố”. Với các giả thiết dựa vào tình huống cặn kẽ, giải thích điểm khó hiểu và phản biện, tôi sẽ giải đáp ở chương sau. Hiện tại tôi căn cứ những tư liệu thu thập được suốt mấy năm nay sẽ cho mọi người cái nhìn khách quan tổng thể chân thực về vụ án “1.19”.
Còn tiếp...