malemkhoang
Rìu Chiến
Truyện ngắn
DOSTOIEVSKI (Nga)
Tôi là nhà văn, và, dường như chính tôi đã sáng tác ra một “câu chuyện”. Tại sao tôi nói: “dường như”, trong khi tôi biết chắc là mình đã sáng tác ra, nhưng tôi vẫn cứ cảm thấy rằng cái đó đã từng xảy ra ở đâu đấy, và nó đã xảy ra đúng ngay trước lễ Giáng Sinh, trong một thành phố lớn nào đó vào một ngày giá rét kinh hoàng.
Tôi hình dung ra một cậu bé ở dưới một tầng hầm, nhưng cậu bé hãy còn rất nhỏ, mới chừng sáu tuổi hoặc thậm chí ít hơn. Buổi sáng, cậu bé tỉnh dậy trong căn hầm ẩm ướt và buốt lạnh. Cậu mặc một chiếc áo khoác và run cầm cập. Hơi thở của cậu bay ra trắng đục, và ngồi trên chiếc hòm trong góc hầm, vì không biết làm gì, cậu nghĩ ra trò nghịch bằng cách liên tục phả hơi ra và nhìn luồng hơi nước bay khỏi miệng mình. Nhưng cậu rất muốn được ăn. Từ sáng, cậu đã mấy lần đi đến bên chiếc phản, nơi người mẹ đang ốm liệt giường của cậu nằm trên tấm chăn mỏng tang như chiếc bánh đa, đầu kê lên chiếc tay nải thay cho gối. Làm sao mà chị ta có mặt ở đây? Có lẽ chị ta cùng với con trai đến từ một thị trấn khác, và đột nhiên ngã bệnh. Bà chủ của hầm trọ này hai ngày trước đã bị cảnh sát bắt về đồn, những khách ở trọ tản mát hết, chỉ còn một tay thợ ở lại thì không đợi đến ngày lễ đã hơn một ngày đêm say mèm nằm như chết. Trong góc hầm khác, một bà già khoảng tám mươi tuổi bị chứng phong thấp nằm rên rỉ; bà ta trước đây làm bảo mẫu ở đâu đó, còn bây giờ hấp hối trong cô đơn, luôn miệng kêu rên, càu nhàu và gầm gừ với cậu bé, khiến cậu không dám đến gần góc phòng của bà ta. Nước uống cậu đã tìm được ở phòng ngoài, nhưng bánh mì thì không thấy ở đâu cả, và cậu đã hàng chục lần đến bên phản để đánh thức mẹ dậy. Càng lúc cậu càng cảm thấy sợ: trời đã tối từ lâu, mà chưa có ai thắp đèn lửa lên cả. Cậu sờ lên mặt mẹ, ngạc nhiên thấy mẹ không nhúc nhích và lạnh băng như bức tường. “Ở đây lạnh quá”, - cậu nghĩ, đứng im một lúc, vô tình để quên bàn tay mình trên vai người đã chết, sau đó thở lên những ngón tay của mình để làm cho chúng ấm lên. Và đột nhiên cậu sờ soạng tìm chiếc mũ lưỡi trai của mình trên phản, rồi chậm chạp, dò dẫm bước ra khỏi tầng hầm. Cậu có thể đi ra ngoài sớm hơn, nhưng sợ một con chó lớn ở phía trên cầu thang, suốt ngày nó cứ gầm gừ sủa sang cánh của nhà hàng xóm. Nhưng con chó bây giờ không còn ở đấy nữa, và cậu chạy vụt ra đường.
Lạy Chúa, một thành phố mới to lớn làm sao! Cậu chưa bao giờ nhìn thấy một cái gì như thế cả. Nơi thị trấn cậu ở trước đây, đêm đến tối đen tối mò, cả con phố chỉ có mỗi một ngọn đèn lồng. Những căn nhà gỗ thấp tè đóng kín mít; trời chỉ mới tối một chút là đường phố vắng tanh, tất cả mọi người đóng cửa ở trong nhà mình, và chỉ có những đàn chó, hàng trăm hàng ngàn con chó, chúng gào tru chúng cắn sủa suốt cả đêm. Nhưng được cái ở đó ấm áp và cậu có cái để ăn, còn ở đây - lạy Chúa, giá được ăn một chút gì đấy! Và ở đây bao nhiêu là tiếng ồn ào, tiếng gầm rú, bao nhiêu là ánh sáng, và nào người, nào ngựa, nào xe, và rét, rét không chịu được! Hơi nước đông lạnh tỏa ra từ thân những con ngựa bị quất chạy như điên, từ những cái mõm thở hổn hển nóng bỏng của chúng; tiếng móng ngựa đập xuống mặt đường lát đá vẳng lên qua làn tuyết mỏng; và tất cả cứ chen chúc, cứ xô đẩy, và lạy Chúa, thèm ăn quá, giá được dù chỉ một mẩu bánh con con. Và sao những ngón tay bỗng đau nhức như thế này. Một nhân viên trị an đi ngang qua và ngoảnh vội mặt đi để khỏi nhìn thấy cậu bé.
Lại một đường phố nữa - ôi sao mà nó rộng đến thế! Ở đây thì dễ bị đè bẹp dí như chơi; và người, xe đi lại, chạy cuống cuồng, la hét; và ánh điện, bao nhiêu là điện sáng! Còn đây là cái gì? Ô, một tấm kính thật lớn, phía sau tấm kính là căn phòng, trong phòng có một cái cây cao tới tận trần; đó là cây Giáng Sinh, trên cây bao nhiêu là đèn, bao nhiêu là những quả táo và những tấm giấy vàng, và xung quanh là búp bê, là những con ngựa nhỏ, và những đứa trẻ chạy đi chạy lại trong phòng, mặc quần áo đẹp, sạch sẽ, cười nói và chơi đùa, và ăn, và uống một cái gì đó. Kìa, có cô bé bắt đầu điệu nhảy với một cậu bé, ôi cô bé mới xinh làm sao! Lại còn nhạc, qua tấm kính vẫn nghe thấy tiếng nhạc. Cậu bé đứng nhìn, ngạc nhiên, và bất giác cất tiếng cười; những ngón chân của cậu cũng bắt đầu nhức buốt, những ngón tay thì đã tấy đỏ và không thể gập lại được nữa, cử động rất đau. Đột nhiên cậu bé nhớ đến những ngón tay, ngón chân đang nhức buốt của mình, liền òa ra khóc và chạy đi tiếp; rồi cậu lại thấy một căn phòng khác phía sau một tấm kính khác, ở đó cũng lại có những cái cây, nhưng trên bàn là bánh, đủ các loại bánh - hạnh nhân, màu vàng, màu đỏ; bốn quí bà ăn mặc sang trọng ngồi bên bàn, mỗi khi có ai đến họ liền đưa bánh ra mời; và cánh cửa cứ liên tục mở ra, rất nhiều những quí ông quí bà từ ngoài phố bước vào phòng, đến bên họ. Cậu bé rón rén bước tới bên thềm, bất ngờ mở cánh cửa và bước vào nhà. Ôi, mọi người la hét, xua đuổi cậu mới khiếp chứ! Một quí bà vội chạy đến bên cậu, nhét vào tay cậu một đồng xu nhỏ, và bà ta mở cửa đẩy cậu ra đường. Ôi, cậu sợ quá đi mất! Đồng xu tuột khỏi tay cậu và lăn leng keng trên bậc thềm: cậu không thể gập những ngón tay tấy đỏ của mình để giữ nó lại. Cậu bé quay mình vụt chạy, chạy thật nhanh, thật xa khỏi chỗ này, còn tới đâu thì chính cậu cũng không biết. Và cậu lại muốn khóc, nhưng cậu sợ, và cậu vừa chạy vừa thổi lên những ngón tay của mình. Rồi một nỗi buồn tràn ngập lòng cậu, vì cậu bỗng cảm thấy thật cô đơn và hoảng sợ, và bỗng nhiên, lạy chúa!.. Lại cái gì thế này? Một đám người chen chúc, kinh ngạc đứng nhìn: trên của sổ phía sau tấm kính là ba con búp bê, nhỏ nhắn, mặc áo váy màu xanh và màu đỏ, giống hệt như người đang sống! Một ông già ngồi bên cạnh dường như đang chơi cây vĩ cầm to đùng, còn hai người khác đứng gần đó thì chơi những chiếc vĩ cầm bé xíu, họ gật gật đầu theo nhịp và nhìn vào mắt nhau, môi của họ mấp máy, họ đang nói, họ nói cái gì đấy, nhưng không nghe thấy qua lớp kính. Lúc đầu cậu nghĩ đó là những người sống thật, nhưng sau khi biết chắc đấy chỉ là búp bê - cậu bỗng phá ra cười. Cậu chưa bao giờ thấy những con búp bê như vậy và không biết rằng trên đời lại có những thứ như vậy! Thật ra thì cậu muốn khóc, nhưng cậu thấy những con búp bê kia quá buồn cười. Bỗng nhiên có ai đó túm lấy áo cậu ở phía sau: một thằng con trai lớn tướng và dữ tợn đứng cạnh cậu bất ngờ đánh lên đầu cậu, giật lấy chiếc mũ lưỡi trai của cậu, lại còn lấy chân đá cậu. Cậu bé ngã lăn ra đất, xung quanh mọi người kêu ồ lên; cậu choáng váng, chồm dậy bỏ chạy, rồi bất ngờ chui qua một khe cổng vào một khoảng sân lạ nào đó mà không biết mình đang chạy đi đâu, - và ngồi ẩn vào sau đống củi: “Ở đây họ sẽ không nghe thấy, trời lại tối nữa”.
Cậu bé ngồi xuống, người co rúm lại, cậu không thể thở lấy hơi được vì quá sợ hãi; và bất ngờ, hoàn toàn bất ngờ, cậu cảm thấy rất dễ chịu: hai tay và hai chân đột nhiên không đau nữa, và trở nên ấm áp, rất ấm, như trên lò sưởi vậy; cậu rùng mình toàn thân: ôi, cậu đã ngủ thiếp đi! Ngủ ở đây thật là dễ chịu: “Mình ngồi đây một lát rồi sẽ lại đi xem búp bê, - cậu bé nghĩ và chợt mỉm cười khi nhớ đến chúng, - Hệt như người sống ấy!..” Và bỗng nhiên cậu nghe thấy tiếng mẹ cậu hát đâu đó bên cạnh. “Mẹ ơi, con ngủ đây, ôi, ngủ ở đây thật là dễ chịu!”
- Nào, ta đi xem cây thông Giáng Sinh đi, - một giọng nói khe khẽ bỗng vang lên bên tai cậu.
Thoạt đầu cậu nghĩ đó là mẹ của cậu, nhưng không, không phải mẹ; ai gọi cậu, cậu không nhìn thấy, nhưng trong bóng tối có người nào đó cúi xuống bên cậu, ôm lấy cậu, và cậu chìa tay về phía người ấy, và… và bỗng nhiên, - ôi, ánh sáng! Ôi, cây Giáng Sinh! Mà đó không phải cây thông, những cây như thế này cậu chưa từng thấy! Bây giờ cậu đang ở đâu: xung quang tất cả đều chói lòa, tất cả đều rực rỡ, và xung quanh toàn búp bê, - nhưng không, không phải búp bê, đó là những cậu bé và những cô bé, chỉ có điều tất cả đều lộng lẫy, chúng vây quanh cậu, bay lượn, tất cả đều ôm hôn cậu, cầm tay cậu, nâng cậu lên cao, và cậu cũng bay lượn, và cậu trông thấy: mẹ cậu đang nhìn cậu và cười với cậu thật mãn nguyện.
- Mẹ! Mẹ ơi! Ôi, ở đây thích quá, mẹ ạ! - cậu bé kêu to với mẹ, và cậu lại ôm hôn những đứa trẻ, và cậu muốn kể ngay cho chúng nghe về những con búp bê phía sau tấm kính. - Các bạn là ai thế, các bạn trai và các bạn gái? - Cậu hỏi, miệng cười, rạng rỡ yêu thương.
- Đó là “Cây Giáng Sinh của Chúa Cứu Thế”, - chúng nói với cậu. - Đức Chúa Cứu Thế vào ngày này luôn luôn có cây Giáng Sinh dành cho những đứa trẻ ở dưới kia không có cây Giáng Sinh của mình… - Và cậu được biết rằng tất cả các bạn xung quanh cậu, con trai và con gái, đều là những đứa trẻ giống như cậu, nhưng một số thì bị chết cóng khi nằm trong những chiếc giỏ bị vứt lại nơi thềm nhà các quan chức thành phố Peterburg; một số khác chết trong nhà những nông dân Phần Lan nhận chúng từ cô nhi viện về nuôi (1); số thứ ba nằm chết trên bộ ngực khô lép của những bà mẹ trong nạn đói ở Samara (2); số thứ tư chết ngạt trong các toa tàu hạng ba vì hôi thối; và tất cả bọn chúng giờ đây đều như các thiên thần, đều về ở với Chúa, và chính Đức Chúa cũng ở giữa chúng, và chìa tay cho chúng, và ban phước lành cho chúng và những người mẹ tội lỗi của chúng. Còn những người mẹ của những đứa trẻ này cũng có mặt tại nơi đây, đứng ở bên cạnh, và khóc, mỗi người tìm thấy con của mình, họ bay tới và ôm hôn chúng, lấy tay lau nước mắt cho chúng và khuyên nhủ chúng đừng khóc nữa, vì ở đây dễ chịu đến vậy…
Còn ở phía dưới, sáng hôm sau những người làm công tìm thấy thi hài nhỏ bé của một cậu bé nằm chết cóng phía sau đống củi; họ đi tìm mẹ của cậu bé… Chị này đã chết trước cậu, và cả hai đã gặp nhau nơi nhà của Chúa, trên trời.
Và tại sao tôi lại sáng tác câu chuyện như vậy, một câu chuyện không phù hợp cho cuốn sổ tay khôn ngoan thông thường, lại là của một nhà văn? Lại còn hứa hẹn những truyện ngắn chủ yếu viết về những sự kiện có thật! Nhưng chính vấn đề là ở chỗ, tôi cứ cảm thấy, cứ bị ám ảnh, rằng tất cả những chuyện này, - tức là chuyện diễn ra ở dưới tầng hầm và ở sau đống củi, - đã có thể xẩy ra thật; còn về chuyện cây Giáng Sinh của Chúa Cứu Thế ở trên kia - thì tôi không biết, nói thế nào với các bạn nhỉ, liệu nó có thể xẩy ra hay không? Và tôi làm nhà văn vốn là để hư cấu.
(ĐOÀN TỬ HUYẾN dịch)
-------
(1) Thời đó, những đứa trẻ vô thừa nhận thường được cô nhi viện giao cho các gia đình nông dân người Phần Lan ở ngoại thành Peterburg đưa về nuôi, theo báo chí đưa tin tỉ lệ tử vong rất cao.
(2) Chỉ nạn đói lớn xẩy ra năm 1871 – 1873 ở Samara do bị mất mùa nặng.
+++++++++++++++++++
YouTube
Audio
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/...the-doc-truyen-dem-khuya-va.68BLjip3Yz2q.html
https://www.nhaccuatui.com/playlist/doc-truyen-dem-khuya-vol-4-va.BrgF5HGI866C.html?st=3
DOSTOIEVSKI (Nga)
Tôi là nhà văn, và, dường như chính tôi đã sáng tác ra một “câu chuyện”. Tại sao tôi nói: “dường như”, trong khi tôi biết chắc là mình đã sáng tác ra, nhưng tôi vẫn cứ cảm thấy rằng cái đó đã từng xảy ra ở đâu đấy, và nó đã xảy ra đúng ngay trước lễ Giáng Sinh, trong một thành phố lớn nào đó vào một ngày giá rét kinh hoàng.
Tôi hình dung ra một cậu bé ở dưới một tầng hầm, nhưng cậu bé hãy còn rất nhỏ, mới chừng sáu tuổi hoặc thậm chí ít hơn. Buổi sáng, cậu bé tỉnh dậy trong căn hầm ẩm ướt và buốt lạnh. Cậu mặc một chiếc áo khoác và run cầm cập. Hơi thở của cậu bay ra trắng đục, và ngồi trên chiếc hòm trong góc hầm, vì không biết làm gì, cậu nghĩ ra trò nghịch bằng cách liên tục phả hơi ra và nhìn luồng hơi nước bay khỏi miệng mình. Nhưng cậu rất muốn được ăn. Từ sáng, cậu đã mấy lần đi đến bên chiếc phản, nơi người mẹ đang ốm liệt giường của cậu nằm trên tấm chăn mỏng tang như chiếc bánh đa, đầu kê lên chiếc tay nải thay cho gối. Làm sao mà chị ta có mặt ở đây? Có lẽ chị ta cùng với con trai đến từ một thị trấn khác, và đột nhiên ngã bệnh. Bà chủ của hầm trọ này hai ngày trước đã bị cảnh sát bắt về đồn, những khách ở trọ tản mát hết, chỉ còn một tay thợ ở lại thì không đợi đến ngày lễ đã hơn một ngày đêm say mèm nằm như chết. Trong góc hầm khác, một bà già khoảng tám mươi tuổi bị chứng phong thấp nằm rên rỉ; bà ta trước đây làm bảo mẫu ở đâu đó, còn bây giờ hấp hối trong cô đơn, luôn miệng kêu rên, càu nhàu và gầm gừ với cậu bé, khiến cậu không dám đến gần góc phòng của bà ta. Nước uống cậu đã tìm được ở phòng ngoài, nhưng bánh mì thì không thấy ở đâu cả, và cậu đã hàng chục lần đến bên phản để đánh thức mẹ dậy. Càng lúc cậu càng cảm thấy sợ: trời đã tối từ lâu, mà chưa có ai thắp đèn lửa lên cả. Cậu sờ lên mặt mẹ, ngạc nhiên thấy mẹ không nhúc nhích và lạnh băng như bức tường. “Ở đây lạnh quá”, - cậu nghĩ, đứng im một lúc, vô tình để quên bàn tay mình trên vai người đã chết, sau đó thở lên những ngón tay của mình để làm cho chúng ấm lên. Và đột nhiên cậu sờ soạng tìm chiếc mũ lưỡi trai của mình trên phản, rồi chậm chạp, dò dẫm bước ra khỏi tầng hầm. Cậu có thể đi ra ngoài sớm hơn, nhưng sợ một con chó lớn ở phía trên cầu thang, suốt ngày nó cứ gầm gừ sủa sang cánh của nhà hàng xóm. Nhưng con chó bây giờ không còn ở đấy nữa, và cậu chạy vụt ra đường.
Lạy Chúa, một thành phố mới to lớn làm sao! Cậu chưa bao giờ nhìn thấy một cái gì như thế cả. Nơi thị trấn cậu ở trước đây, đêm đến tối đen tối mò, cả con phố chỉ có mỗi một ngọn đèn lồng. Những căn nhà gỗ thấp tè đóng kín mít; trời chỉ mới tối một chút là đường phố vắng tanh, tất cả mọi người đóng cửa ở trong nhà mình, và chỉ có những đàn chó, hàng trăm hàng ngàn con chó, chúng gào tru chúng cắn sủa suốt cả đêm. Nhưng được cái ở đó ấm áp và cậu có cái để ăn, còn ở đây - lạy Chúa, giá được ăn một chút gì đấy! Và ở đây bao nhiêu là tiếng ồn ào, tiếng gầm rú, bao nhiêu là ánh sáng, và nào người, nào ngựa, nào xe, và rét, rét không chịu được! Hơi nước đông lạnh tỏa ra từ thân những con ngựa bị quất chạy như điên, từ những cái mõm thở hổn hển nóng bỏng của chúng; tiếng móng ngựa đập xuống mặt đường lát đá vẳng lên qua làn tuyết mỏng; và tất cả cứ chen chúc, cứ xô đẩy, và lạy Chúa, thèm ăn quá, giá được dù chỉ một mẩu bánh con con. Và sao những ngón tay bỗng đau nhức như thế này. Một nhân viên trị an đi ngang qua và ngoảnh vội mặt đi để khỏi nhìn thấy cậu bé.
Lại một đường phố nữa - ôi sao mà nó rộng đến thế! Ở đây thì dễ bị đè bẹp dí như chơi; và người, xe đi lại, chạy cuống cuồng, la hét; và ánh điện, bao nhiêu là điện sáng! Còn đây là cái gì? Ô, một tấm kính thật lớn, phía sau tấm kính là căn phòng, trong phòng có một cái cây cao tới tận trần; đó là cây Giáng Sinh, trên cây bao nhiêu là đèn, bao nhiêu là những quả táo và những tấm giấy vàng, và xung quanh là búp bê, là những con ngựa nhỏ, và những đứa trẻ chạy đi chạy lại trong phòng, mặc quần áo đẹp, sạch sẽ, cười nói và chơi đùa, và ăn, và uống một cái gì đó. Kìa, có cô bé bắt đầu điệu nhảy với một cậu bé, ôi cô bé mới xinh làm sao! Lại còn nhạc, qua tấm kính vẫn nghe thấy tiếng nhạc. Cậu bé đứng nhìn, ngạc nhiên, và bất giác cất tiếng cười; những ngón chân của cậu cũng bắt đầu nhức buốt, những ngón tay thì đã tấy đỏ và không thể gập lại được nữa, cử động rất đau. Đột nhiên cậu bé nhớ đến những ngón tay, ngón chân đang nhức buốt của mình, liền òa ra khóc và chạy đi tiếp; rồi cậu lại thấy một căn phòng khác phía sau một tấm kính khác, ở đó cũng lại có những cái cây, nhưng trên bàn là bánh, đủ các loại bánh - hạnh nhân, màu vàng, màu đỏ; bốn quí bà ăn mặc sang trọng ngồi bên bàn, mỗi khi có ai đến họ liền đưa bánh ra mời; và cánh cửa cứ liên tục mở ra, rất nhiều những quí ông quí bà từ ngoài phố bước vào phòng, đến bên họ. Cậu bé rón rén bước tới bên thềm, bất ngờ mở cánh cửa và bước vào nhà. Ôi, mọi người la hét, xua đuổi cậu mới khiếp chứ! Một quí bà vội chạy đến bên cậu, nhét vào tay cậu một đồng xu nhỏ, và bà ta mở cửa đẩy cậu ra đường. Ôi, cậu sợ quá đi mất! Đồng xu tuột khỏi tay cậu và lăn leng keng trên bậc thềm: cậu không thể gập những ngón tay tấy đỏ của mình để giữ nó lại. Cậu bé quay mình vụt chạy, chạy thật nhanh, thật xa khỏi chỗ này, còn tới đâu thì chính cậu cũng không biết. Và cậu lại muốn khóc, nhưng cậu sợ, và cậu vừa chạy vừa thổi lên những ngón tay của mình. Rồi một nỗi buồn tràn ngập lòng cậu, vì cậu bỗng cảm thấy thật cô đơn và hoảng sợ, và bỗng nhiên, lạy chúa!.. Lại cái gì thế này? Một đám người chen chúc, kinh ngạc đứng nhìn: trên của sổ phía sau tấm kính là ba con búp bê, nhỏ nhắn, mặc áo váy màu xanh và màu đỏ, giống hệt như người đang sống! Một ông già ngồi bên cạnh dường như đang chơi cây vĩ cầm to đùng, còn hai người khác đứng gần đó thì chơi những chiếc vĩ cầm bé xíu, họ gật gật đầu theo nhịp và nhìn vào mắt nhau, môi của họ mấp máy, họ đang nói, họ nói cái gì đấy, nhưng không nghe thấy qua lớp kính. Lúc đầu cậu nghĩ đó là những người sống thật, nhưng sau khi biết chắc đấy chỉ là búp bê - cậu bỗng phá ra cười. Cậu chưa bao giờ thấy những con búp bê như vậy và không biết rằng trên đời lại có những thứ như vậy! Thật ra thì cậu muốn khóc, nhưng cậu thấy những con búp bê kia quá buồn cười. Bỗng nhiên có ai đó túm lấy áo cậu ở phía sau: một thằng con trai lớn tướng và dữ tợn đứng cạnh cậu bất ngờ đánh lên đầu cậu, giật lấy chiếc mũ lưỡi trai của cậu, lại còn lấy chân đá cậu. Cậu bé ngã lăn ra đất, xung quanh mọi người kêu ồ lên; cậu choáng váng, chồm dậy bỏ chạy, rồi bất ngờ chui qua một khe cổng vào một khoảng sân lạ nào đó mà không biết mình đang chạy đi đâu, - và ngồi ẩn vào sau đống củi: “Ở đây họ sẽ không nghe thấy, trời lại tối nữa”.
Cậu bé ngồi xuống, người co rúm lại, cậu không thể thở lấy hơi được vì quá sợ hãi; và bất ngờ, hoàn toàn bất ngờ, cậu cảm thấy rất dễ chịu: hai tay và hai chân đột nhiên không đau nữa, và trở nên ấm áp, rất ấm, như trên lò sưởi vậy; cậu rùng mình toàn thân: ôi, cậu đã ngủ thiếp đi! Ngủ ở đây thật là dễ chịu: “Mình ngồi đây một lát rồi sẽ lại đi xem búp bê, - cậu bé nghĩ và chợt mỉm cười khi nhớ đến chúng, - Hệt như người sống ấy!..” Và bỗng nhiên cậu nghe thấy tiếng mẹ cậu hát đâu đó bên cạnh. “Mẹ ơi, con ngủ đây, ôi, ngủ ở đây thật là dễ chịu!”
- Nào, ta đi xem cây thông Giáng Sinh đi, - một giọng nói khe khẽ bỗng vang lên bên tai cậu.
Thoạt đầu cậu nghĩ đó là mẹ của cậu, nhưng không, không phải mẹ; ai gọi cậu, cậu không nhìn thấy, nhưng trong bóng tối có người nào đó cúi xuống bên cậu, ôm lấy cậu, và cậu chìa tay về phía người ấy, và… và bỗng nhiên, - ôi, ánh sáng! Ôi, cây Giáng Sinh! Mà đó không phải cây thông, những cây như thế này cậu chưa từng thấy! Bây giờ cậu đang ở đâu: xung quang tất cả đều chói lòa, tất cả đều rực rỡ, và xung quanh toàn búp bê, - nhưng không, không phải búp bê, đó là những cậu bé và những cô bé, chỉ có điều tất cả đều lộng lẫy, chúng vây quanh cậu, bay lượn, tất cả đều ôm hôn cậu, cầm tay cậu, nâng cậu lên cao, và cậu cũng bay lượn, và cậu trông thấy: mẹ cậu đang nhìn cậu và cười với cậu thật mãn nguyện.
- Mẹ! Mẹ ơi! Ôi, ở đây thích quá, mẹ ạ! - cậu bé kêu to với mẹ, và cậu lại ôm hôn những đứa trẻ, và cậu muốn kể ngay cho chúng nghe về những con búp bê phía sau tấm kính. - Các bạn là ai thế, các bạn trai và các bạn gái? - Cậu hỏi, miệng cười, rạng rỡ yêu thương.
- Đó là “Cây Giáng Sinh của Chúa Cứu Thế”, - chúng nói với cậu. - Đức Chúa Cứu Thế vào ngày này luôn luôn có cây Giáng Sinh dành cho những đứa trẻ ở dưới kia không có cây Giáng Sinh của mình… - Và cậu được biết rằng tất cả các bạn xung quanh cậu, con trai và con gái, đều là những đứa trẻ giống như cậu, nhưng một số thì bị chết cóng khi nằm trong những chiếc giỏ bị vứt lại nơi thềm nhà các quan chức thành phố Peterburg; một số khác chết trong nhà những nông dân Phần Lan nhận chúng từ cô nhi viện về nuôi (1); số thứ ba nằm chết trên bộ ngực khô lép của những bà mẹ trong nạn đói ở Samara (2); số thứ tư chết ngạt trong các toa tàu hạng ba vì hôi thối; và tất cả bọn chúng giờ đây đều như các thiên thần, đều về ở với Chúa, và chính Đức Chúa cũng ở giữa chúng, và chìa tay cho chúng, và ban phước lành cho chúng và những người mẹ tội lỗi của chúng. Còn những người mẹ của những đứa trẻ này cũng có mặt tại nơi đây, đứng ở bên cạnh, và khóc, mỗi người tìm thấy con của mình, họ bay tới và ôm hôn chúng, lấy tay lau nước mắt cho chúng và khuyên nhủ chúng đừng khóc nữa, vì ở đây dễ chịu đến vậy…
Còn ở phía dưới, sáng hôm sau những người làm công tìm thấy thi hài nhỏ bé của một cậu bé nằm chết cóng phía sau đống củi; họ đi tìm mẹ của cậu bé… Chị này đã chết trước cậu, và cả hai đã gặp nhau nơi nhà của Chúa, trên trời.
Và tại sao tôi lại sáng tác câu chuyện như vậy, một câu chuyện không phù hợp cho cuốn sổ tay khôn ngoan thông thường, lại là của một nhà văn? Lại còn hứa hẹn những truyện ngắn chủ yếu viết về những sự kiện có thật! Nhưng chính vấn đề là ở chỗ, tôi cứ cảm thấy, cứ bị ám ảnh, rằng tất cả những chuyện này, - tức là chuyện diễn ra ở dưới tầng hầm và ở sau đống củi, - đã có thể xẩy ra thật; còn về chuyện cây Giáng Sinh của Chúa Cứu Thế ở trên kia - thì tôi không biết, nói thế nào với các bạn nhỉ, liệu nó có thể xẩy ra hay không? Và tôi làm nhà văn vốn là để hư cấu.
(ĐOÀN TỬ HUYẾN dịch)
-------
(1) Thời đó, những đứa trẻ vô thừa nhận thường được cô nhi viện giao cho các gia đình nông dân người Phần Lan ở ngoại thành Peterburg đưa về nuôi, theo báo chí đưa tin tỉ lệ tử vong rất cao.
(2) Chỉ nạn đói lớn xẩy ra năm 1871 – 1873 ở Samara do bị mất mùa nặng.
+++++++++++++++++++
YouTube
Audio
https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/...the-doc-truyen-dem-khuya-va.68BLjip3Yz2q.html
https://www.nhaccuatui.com/playlist/doc-truyen-dem-khuya-vol-4-va.BrgF5HGI866C.html?st=3