Note: Đây là bài viết dành cho các IT Admin, không dành cho người dùng thông thường. Vì vậy bài hướng dẫn này sẽ mặc định là bạn đã biết cách bật Remote Desktop và cho phép các user đó có quyền Remote Desktop. Biết cách tắt bật service Remote Desktop.
Như chúng ta đã biết thì Remote Desktop Protocol (RDP) là một giao thức độc quyền được phát triển bởi Microsoft, nó cung cấp cho chúng ta giao diện đồ họa để kết nối với một máy tính khác qua kết nối mạng. Mặc định, trên Windows chỉ cho phép kết nối một phiên làm việc đến máy tính, khi một User khác Remote Desktop đến máy tính thì User đang dùng sẽ phải thoát ra màn hình đăng nhập đó là với Windows client. Còn với Windows Server thì chỉ có 3 user. Vậy để tăng số lượng người dùng đồng thời lên thì chúng ta sẽ phải mua license. Giá nó như nào thì bạn có thể lên Google tìm kiếm với cụm từ "client access license pricing".
Để tăng số lượng người dùng đồng thời lên thì trên internet hiện có rất nhiều bài hướng dẫn cả Tiếng Anh và Tiếng Việt. Bài viết này mình sẽ tổng hợp lại cách dễ làm và dễ thao tác nhất.
Trong bài hướng dẫn này mình sẽ dùng công cụ RDPWrap-v1.6.2. Link tải mình để nó ở phía cuối bài.
Chạy file RDPCheck.exe thì sẽ nhận được thông báo:
Các bước thực hiện:
Bước 1: Tải file về, xả nén và chạy file install.bat với quyền admin. Chú ý nên tắt phần mềm Antivirus. hoặc Exclude folder ActiveMultiRDP.
Bước 2: Chạy file RDPConf.exe để kiểm tra sẽ xuất hiện dòng [not supported]. Dòng này báo cho chúng ta biết rằng phiên bản RDPWrap-v1.6.2 không hỗ trợ cho phiên bản Windows Server 2016 version 10.0.14393.4169.
Kiểm tra phiên bản của file termsrv.dll trong system32:
Bước 3: Stop service Remote Desktop, Change owner và permission file termsrv.dll
+ Stop service:
+ Change owner và permission file termsrv.dll:
- Lệnh takeown /F c:\Windows\System32\termsrv.dll /A: Thay đổi quyền sở hữu file termsrv.dll sang nhóm Administrator.
- Lệnh icacls c:\Windows\System32\termsrv.dll /grant Administrators:F: Gán quyền cho nhóm Administrators trên file termsrv.dll
- Nếu bạn muốn gán cho 1 user cụ thể thì bạn thay Administrator bằng user đó và user đó nằm trong nhóm Administrators:
Vì bài viết này mình làm trên Windows Server nên mặc định sẽ đăng nhập vào tài khoản Administrator luôn. Vì vậy nếu bạn làm ở user thường thì phải chạy cmd với quyền admin.
Bước 4: Copy và Replace file
Copy file termsrv.dll trong foler \ActiveMultiRDP\termsrv\Server2016\10.0.14393.1737 vào trong C:\Windows\System32. Chú ý trong đường dẫn có chữ Server2016 có nghĩa là mình đang làm cho phiên bản Windows Server 2016. Nếu bạn làm cho phiên bản nào thì bạn vào folder của phiên bản đó.
Bước 5: Start service Remote Desktop và check
+ Start service Remote Desktop:
+ Quay lại folder ActiveMultiRDP và chạy lại file RDPConf.exe
Dòng [fully supported] đã có màu xanh là ok.
Bước 6: Test
+ Tạo và cấp cho user có quyền Remote Desktop
+ Tăng số lượng connections:
+ Kết quả:
Kết quả từ phiên bản máy tính client chạy Windows 10 version 20H2 build 19042.746:
- Multi user:
- Multi Session:
---
Kinh nghiệm:
Link tải công cụ:
New version:
Tổng hợp các bài viết của mình tại VN-Zoom: https://vn-z.vn/tags/manhnd/
Như chúng ta đã biết thì Remote Desktop Protocol (RDP) là một giao thức độc quyền được phát triển bởi Microsoft, nó cung cấp cho chúng ta giao diện đồ họa để kết nối với một máy tính khác qua kết nối mạng. Mặc định, trên Windows chỉ cho phép kết nối một phiên làm việc đến máy tính, khi một User khác Remote Desktop đến máy tính thì User đang dùng sẽ phải thoát ra màn hình đăng nhập đó là với Windows client. Còn với Windows Server thì chỉ có 3 user. Vậy để tăng số lượng người dùng đồng thời lên thì chúng ta sẽ phải mua license. Giá nó như nào thì bạn có thể lên Google tìm kiếm với cụm từ "client access license pricing".
Để tăng số lượng người dùng đồng thời lên thì trên internet hiện có rất nhiều bài hướng dẫn cả Tiếng Anh và Tiếng Việt. Bài viết này mình sẽ tổng hợp lại cách dễ làm và dễ thao tác nhất.
Trong bài hướng dẫn này mình sẽ dùng công cụ RDPWrap-v1.6.2. Link tải mình để nó ở phía cuối bài.
Chạy file RDPCheck.exe thì sẽ nhận được thông báo:
Các bước thực hiện:
Bước 1: Tải file về, xả nén và chạy file install.bat với quyền admin. Chú ý nên tắt phần mềm Antivirus. hoặc Exclude folder ActiveMultiRDP.
Bước 2: Chạy file RDPConf.exe để kiểm tra sẽ xuất hiện dòng [not supported]. Dòng này báo cho chúng ta biết rằng phiên bản RDPWrap-v1.6.2 không hỗ trợ cho phiên bản Windows Server 2016 version 10.0.14393.4169.
Kiểm tra phiên bản của file termsrv.dll trong system32:
Bước 3: Stop service Remote Desktop, Change owner và permission file termsrv.dll
+ Stop service:
Mã:
net stop termservice
+ Change owner và permission file termsrv.dll:
Mã:
takeown /F c:\Windows\System32\termsrv.dll /A
icacls c:\Windows\System32\termsrv.dll /grant Administrators:F
- Lệnh takeown /F c:\Windows\System32\termsrv.dll /A: Thay đổi quyền sở hữu file termsrv.dll sang nhóm Administrator.
- Lệnh icacls c:\Windows\System32\termsrv.dll /grant Administrators:F: Gán quyền cho nhóm Administrators trên file termsrv.dll
- Nếu bạn muốn gán cho 1 user cụ thể thì bạn thay Administrator bằng user đó và user đó nằm trong nhóm Administrators:
Mã:
icacls c:\Windows\System32\termsrv.dll /grant %username%:F
Vì bài viết này mình làm trên Windows Server nên mặc định sẽ đăng nhập vào tài khoản Administrator luôn. Vì vậy nếu bạn làm ở user thường thì phải chạy cmd với quyền admin.
Bước 4: Copy và Replace file
Copy file termsrv.dll trong foler \ActiveMultiRDP\termsrv\Server2016\10.0.14393.1737 vào trong C:\Windows\System32. Chú ý trong đường dẫn có chữ Server2016 có nghĩa là mình đang làm cho phiên bản Windows Server 2016. Nếu bạn làm cho phiên bản nào thì bạn vào folder của phiên bản đó.
Bước 5: Start service Remote Desktop và check
+ Start service Remote Desktop:
Mã:
net start termservice
+ Quay lại folder ActiveMultiRDP và chạy lại file RDPConf.exe
Dòng [fully supported] đã có màu xanh là ok.
Bước 6: Test
+ Tạo và cấp cho user có quyền Remote Desktop
+ Tăng số lượng connections:
+ Kết quả:
Kết quả từ phiên bản máy tính client chạy Windows 10 version 20H2 build 19042.746:
- Multi user:
- Multi Session:
---
Kinh nghiệm:
- Trong folder ActiveMultiRDP\termsrv\ là nơi mình đã tổng hợp các file termsrv.dll đã được fix của các phiên bản windows. Bạn dùng phiên bản nào thì chọn đúng file của phiên bản đó.
- Version của file termsrv.dll sẽ bị thay đổi theo đúng version của windows khi windows update lên builds mới. Vì vậy để khôi phục lại bạn cần copy lại file termsrv.dll đè vào file termsrv.dll mới trong system32. Khi copy đè bạn cần change owner và permission như ở bước 3. Khi thao tác bạn cần stop service lại, xong thì lại bật lên. Sau đó chạy file RDPConf.exe để check.
- Trong folder ActiveMultiRDP\termsrv thì chỉ duy nhất có phiên bản Windows 10 version 2004 và 20H2 (10.0.19041.746 và 10.0.19042.746) là có hỗ trợ multi user và multi session, còn lại tất cả các phiên bản còn lại thì chỉ hỗ trợ multi user logon. Multi user là nhiều user cùng đăng nhập và sử dụng máy cùng lúc; multi session nghĩa là 1 account có thể sử dụng để đăng nhập đồng thời ở nhiều phiên khác nhau..
- Mình sẽ cố gắng update file termsrv.dll đã được fix lên phiên bản mới hơn mỗi khi có bản mới và chỉ hỗ trợ cho phiên bản Windows 10 version 2004 và 20H2 (10.0.19041.746 và 10.0.19042.746) trở về sau.
- Mình đã sử dụng phương pháp bên trên ở công ty mình cho máy cấu hình: CPU i5 10th, RAM 16GB, Main B460, ổ cứng NVMe 512GB với 3 người sử dụng đồng các công cụ xử lý hình ảnh và video vô cùng hiệu quả.
Link tải công cụ:
Mã:
Pass: akioway.com
New version:
Mã:
https://manhpc.com/huong-dan-tang-so-luong-ket-noi-remote-desktop/
Tổng hợp các bài viết của mình tại VN-Zoom: https://vn-z.vn/tags/manhnd/
Sửa lần cuối: