Hướng dẫn  Các cách bỏ qua TPM 2.0 cài đặt Microsoft Windows 11

VNZ-NEWS
Vn-Z.vn 28 tháng 06 năm 2021, Microsoft đã chính thhuwcs đưa ra các yêu cầu cấu hình phần cứng cho hệ điều hành Win11, một trong những yêu cầu về cấu hình phần cứng của nhiều máy tính, đó là TPM 2.0.

Windows-11-reviews.jpg


Theo Microsoft , họ tin rằng chip TPM 2.0 có thể cung cấp khả năng cách ly và mã hóa dựa trên phần cứng, có lợi cho việc kết hợp các tính năng bảo mật của hệ thống Windows 11 giúp ứng phó với các mối đe dọa và bảo vệ thông tin cá nhân.
Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về TPM 2.0

Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân của tôi thì yêu cầu phần cứng này thực sự không cần thiết. Công nghệ này cũng không có gì mới. Dưới đây tôi xin chia sẻ một số cách bỏ qua phát TPM 2.0 giúp cài đặt Windows 11 bình thường.

1. regedit

Khi cài đặt Win11 nếu bạn gặp thông báo "Máy tính này không thể chạy Win11". như hình ảnh dưới đây


a53079f3-5834-4142-94e1-9bdb2d7fc0f7.jpg


Hãy khoan thoát, nếu bạn muốn tiếp tục cài đặt Windows 11 hãy nhấn Shift + F10 ngay trên thông báo này để mở giao diện dòng lệnh, nhập regedit mở sổ Registry, sau đó tìm kiếm :

HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\Setup

Tạo một mục có tên "LabConfig", sau đó tạo hai giá trị DWORD trong "LabConfig":

- Khóa "BypassTPMCheck" với giá trị là "00000001"
- Khóa "BypassSecureBootCheck" đặt giá trị là "00000001"

Sau khi lưu và thoát, lỗi thông báo trên biến mất, bạn có thể cài Windows 11 bình thường.

2. Sửa đổi file image ISO và thay đổi ngày :

Trong trường hợp nếu bạn muốn nâng cấp hệ thống bằng cách chạy chương trình setup.exe trực tiếp từ file image ISO Win11 thay vì cài đặt mới, có một giải pháp đơn giản khác.

Bạn cần tìm tệp appraiserres.dll của Win10 ISO , copy và thay thế sang tệp cùng tên của Win11 ISO. Sau khi hoàn tất, bạn cần sử dụng công cụ của bên thứ ba (chẳng hạn như Rufus hoặc AnyBurn) để tạo lại ảnh ISO, sau đó chạy lại file setup để cài đặt Windows 11.

3. Nâng cấp trực tiếp

Phương pháp này có thể nâng cấp trực tiếp , bạn cần bật Secure Boot, sau đó định dạng đĩa sang định dạng GPT, cài đặt Win10, sau đó sử dụng Win11 ISO để nâng cấp và cài đặt.

4. Cài đặt không cần TPM 2.0 và Secure Boot trên ‘Legacy BIOS Mode

Đây là cách cài đặt Windows 11 trên BIOS cũ. Bạn có thể áp dụng các phương pháp bên trên Về cơ bản, bạn cần tạo một ổ USB Windows 10 có thể khởi động và sau đó thay thế tệp install.wim trong thư mục ‘sources’ của USB boot Windows 10 bằng tệp install.wim từ file imgae ISO Windows 11.


allthings.how-how-to-install-windows-11-on-legacy-bios-without-secure-boot-and-tpm-navigate-sources-1.webp

allthings.how-how-to-install-windows-11-on-legacy-bios-without-secure-boot-and-tpm-install-wim.webp



Dán tệp install.wim bạn đã sao chép từ file image ISO của Windows 11 vào thư mục ‘source’ ổ USB Windows 10 boot . Nhớ chọn Replace the file in the destination để ghi đè.

Những cách trên đây được thử nghiệm thành công đối với phiên bản rò rỉ Windows 11 dev vào ngày 15 tháng 06.


Vn-Z.vn team tổng hợp
 
Trả lời

nguhanhson

Rìu Sắt
4. Cài đặt không cần TPM 2.0 và Secure Boot trên ‘Legacy BIOS Mode

Đây là cách cài đặt Windows 11 trên BIOS cũ. Bạn có thể áp dụng các phương pháp bên trên Về cơ bản, bạn cần tạo một ổ USB Windows 10 có thể khởi động và sau đó thay thế tệp install.wim trong thư mục ‘sources’ của USB boot Windows 10 bằng tệp install.wim từ file imgae ISO Windows 11.
Kết quả thực hiện trên laptop HP Pavilion dv4-1120us (đời 2008) CPU Core2 Duo và RAM 4GB, không hỗ trợ Secure Boot và GPT:

about.png


Windows 11 chạy hơi chậm trên cấu hình máy hiện tại nhưng cũng cố đấm ăn xôi theo trào lưu :D, cái chính là muốn trải nghiệm chức năng chạy ứng dụng Android trực tiếp trong Windows (vì các ứng dụng như Bluestack, Nox, ... đều đã chê máy này không có hỗ trợ công nghệ ảo hóa đời mới).

ISO Windows 10 Pro Insider x64 và Windows 11 Pro x64 đều tải từ trang web UUP.

Thêm: Cài mới hoàn toàn thì được, chứ chạy setup.exe trong Windows 10 để nâng lên Windows 11 thì khi khởi động lại sẽ báo lỗi driver WinBoot.sys.
 
Sửa lần cuối:

hieuly

Rìu Sắt Đôi
Vẫn là cách 1, nhưng đơn giản hơn là các bạn tải file fix.reg này về click đúp vào, chọn ok là có thể cài windows 11 mà ko báo lỗi. Xong rồi chỉ cần cài windows 11 như bình thường.
Tuyệt vời. Cài theo cách của bạn mình đã cài thành công window 11 mà không gặp khó khăn gì cả với em máy cổ của mình.

2021f031349e-5cf1-42ec-a25b-600ea51e2a22.png
 

nguhanhson

Rìu Sắt
Kết quả thực hiện trên laptop HP Pavilion dv4-1120us (đời 2008) CPU Core2 Duo và RAM 4GB, không hỗ trợ Secure Boot và GPT:
about.png

Windows 11 chạy hơi chậm trên cấu hình máy hiện tại nhưng cũng cố đấm ăn xôi theo trào lưu :D, cái chính là muốn trải nghiệm chức năng chạy ứng dụng Android trực tiếp trong Windows (vì các ứng dụng như Bluestack, Nox, ... đều đã chê máy này không có hỗ trợ công nghệ ảo hóa đời mới).

ISO Windows 10 Pro Insider x64 và Windows 11 Pro x64 đều tải từ trang web UUP.

Thêm: Cài mới hoàn toàn thì được, chứ chạy setup.exe trong Windows 10 để nâng lên Windows 11 thì khi khởi động lại sẽ báo lỗi driver WinBoot.sys.

Bàn phím tiếng Việt tích hợp của Windows chạy rất ổn (mình đang dùng để gõ tiếng Việt đây).

Hiệu ứng Boot Animation mới trong Windows 11 (hướng dẫn ở đây) thay thế đường chấm chấm bằng đường liền nét.

Có một số lỗi (không biết là chỉ bị trên máy mình hay bị chung):

1. Windows Mobility Center không hoạt động;

2. Không cài được các thành phần bổ sung cho ngôn ngữ tiếng Việt (không thử với ngôn ngữ khác :p)
errorVN.png
;

3. Edge và Bing đang bất hòa với nhau vì lỗi Certificate Authority
errorEdgeBing.jpg
.
Vì vậy mình phải vào cài đặt của Edge chuyển sang dùng dịch vụ tìm kiếm khác thay cho Bing hoặc dùng trình duyệt khác.
 

@sec0

Rìu Chiến Vàng Chấm
Bàn phím tiếng Việt tích hợp của Windows chạy rất ổn (mình đang dùng để gõ tiếng Việt đây).

Hiệu ứng Boot Animation mới trong Windows 11 (hướng dẫn ở đây) thay thế đường chấm chấm bằng đường liền nét.

Có một số lỗi (không biết là chỉ bị trên máy mình hay bị chung):

1. Windows Mobility Center không hoạt động;

2. Không cài được các thành phần bổ sung cho ngôn ngữ tiếng Việt (không thử với ngôn ngữ khác :p)
;

3. Edge và Bing đang bất hòa với nhau vì lỗi Certificate Authority
errorEdgeBing.jpg
.
Vì vậy mình phải vào cài đặt của Edge chuyển sang dùng dịch vụ tìm kiếm khác thay cho Bing hoặc dùng trình duyệt khác.
Cái gói ngôn ngữ việt nó ko tải được giọng đọc thôi , chứ bộ gõ và LIP cho HDH vẫn hiển thị Việt được , tôi cũng lắm lúc bị lỗi như bạn , nhưng ko mấy khi dùng giọng đọc nên kệ bà nó cho qua :)
 

nguhanhson

Rìu Sắt
Cái gói ngôn ngữ việt nó ko tải được giọng đọc thôi , chứ bộ gõ và LIP cho HDH vẫn hiển thị Việt được , tôi cũng lắm lúc bị lỗi như bạn , nhưng ko mấy khi dùng giọng đọc nên kệ bà nó cho qua :)

Vì lần này mình dùng bộ gõ tiếng Việt tích hợp của Windows 11 nên mới thấy nó bị lỗi vậy, chứ còn trước đến giờ vẫn chỉ dùng giao diện tiếng Anh. Trong Windows 10 mấy phiên bản đầu, bộ gõ tiếng Việt tích hợp không ổn định nên mình bỏ luôn, chỉ dùng UniKey. Mà cứ một lúc nó lại nhá thông báo là đang cài thêm chức năng (ý là cài phần giọng đọc đó), rồi sau đó lại hiện thông báo bị lỗi không cài được. Bực cả mình.
 
Sửa lần cuối:

LGBTIQ

Gà con
Cách thứ 4 đổi file install.wim nó chỉ đổi giao diện giống win11 thôi chứ thực ra xem thông tin giới thiệu hệ thống vẫn là win10
 

anhtuan1967

Rìu Chiến Bạc
Có một cách mà mình làm trên máy thật và thành công là cách dùng Win NT mà bác [B]Hoang Duch2[/B] đã viết ở đây:
Tóm tắt như sau:
Dùng USB boot nào đó tạo phân vùng, chuyển ổ đĩa về GPT
1. Tạo các phân vùng ESP (khoảng 100MB) và MSR (khoảng 120 MB)
trong đó ESP fomat chế độ Fat32 để boot được.
2. Phân vùng còn lại làm ổ C chừng 80-100 GB để cài Windows định dạng NTFS và đặt tên bình thường.
3. Cài đặt windows 11 (hay w10) bằng WinNT
Chọn chế độ setting BIOT chế độ boot UEFI và chọn boot vào ổ C cài windows là dùng tốt.
P/S máy mình là máy cũ, không cần TPM 2.0 nhưng không gặp trở ngại gì khi dùng cách này.
Tối nay trang V-Z load chậm quá, mãi không vào được!.
 
Sửa lần cuối:

nguhanhson

Rìu Sắt
Có một cách mà mình làm trên máy thật và thành công là cách dùng Win NT mà bác [B]Hoang Duch2[/B] đã viết ở đây:
Tóm tắt như sau:
Dùng USB boot nào đó tạo phân vùng, chuyển ổ đĩa về GPT
1. Tạo các phân vùng ESP (khoảng 100MB) và MSR (khoảng 120 MB)
trong đó ESP fomat chế độ Fat32 để boot được.
2. Phân vùng còn lại làm ổ C chừng 80-100 GB để cài Windows định dạng NTFS và đặt tên bình thường.
3. Cài đặt windows 11 (hay w10) bằng WinNT
Chọn chế độ setting BIOT chế độ boot UEFI và chọn boot vào ổ C cài windows là dùng tốt.
P/S máy mình là máy cũ, không cần TPM 2.0 nhưng không gặp trở ngại gì khi dùng cách này.
Tối nay trang V-Z load chậm quá, mãi không vào được!.
Máy mình không hỗ trợ GPT nên chỉ làm được theo cách thứ 4 là đổi install.wim thôi. Mình cài trên máy thật luôn.