Reviews  Bên trong một Vi xử lý (CPU)

Administrator
Đây là hình ảnh một giảng viên phần cứng khám phá bên trong một chiếc CPU intel pentium III.


tV8I139.jpg


XnebBAZ.jpg

Mặt sau của con chip, có nhiều chân kết nối với con chip trung tâm

c2itFi0.jpg


MYmqnVK.jpg

Một mảnh của bộ vi xử lý đã được bóc ra

Z2gxkOD.jpg

Các chấm trắng trên con chip

Fh0qLML.jpg

Phóng to hơn

IPZGqwh.jpg

Đây là một phần của bộ vi xử lý với các lỗ nhỏ, chấm trắng trên bo mạch

2s3XLwE.jpg

To hơn nữa chúng ta có thể thấy được các bóng bán dẫn kết nối trên một bản mạch kim loại trên con chip Silicon

dnF5YYu.jpg

Phóng to hơn bằng kính hiển vi ta thấy nhiều đoạn mạch

Gy2hLts.jpg


mp2Tc7E.jpg


uKEXw1t.jpg


OTf89Ok.jpg


f1SbGqG.jpg


vWAouXX.jpg


Dù là công nghệ từ năm 1999 những cũng có thể thấy cấu tạo phức tạp của một con chip pentium III

( THông tin thêm từ WIki Dù là công nghệ từ năm 1999
Pentium III (năm 1999) bổ sung 70 lệnh mới (Streaming SIMD Extensions - SSE) giúp tăng hiệu suất hoạt động của BXL trong các tác vụ xử lý hình ảnh, audio, video và nhận dạng giọng nói. Pentium III gồm các tên mã Katmai, Coppermine và Tualatin.

Katmai sử dụng công nghệ 0,25 µm, 9,5 triệu transistor, bộ nhớ đệm L1 32KB, L2 512KB, đế cắm Slot 1 SECC2 (Single Edge Contact cartridge 2), tốc độ 450, 500, 550, 533 và 600 MHz (bus 100 MHz), 533, 600 MHz (bus 133 MHz).

Coppermine sử dụng công nghệ 0,18 µm, 28,1 triệu transistor, bộ nhớ đệm L2 256 KB được tích hợp bên trong nhằm tăng tốc độ xử lý. Đế cắm Slot 1 SECC2 hoặc socket 370 FC-PGA (Flip-chip pin grid array), có các tốc độ như 500, 550, 600, 650, 700, 750, 800, 850 MHz (bus 100 MHz), 533, 600, 667, 733, 800, 866, 933, 1000, 1100 và 1133 MHz (bus 133 MHz).

Tualatin áp dụng công nghệ 0,13 µm có 28,1 triệu transistor, bộ nhớ đệm L1 32KB, L2 256 KB hoặc 512 KB tích hợp bên trong BXL, socket 370 FC-PGA (Flip-chip pin grid array), bus hệ thống 133 MHz. Có các tốc độ như 1133, 1200, 1266, 1333, 2900 MHz.

Celeron Coppermine (năm 2000) được "rút gọn" từ kiến trúc BXL Pentium III Coppermine, còn gọi là Celeron II, được bổ sung 70 lệnh SSE. Sử dụng công nghệ 0,18 µm có 28,1 triệu transistor, bộ nhớ đệm L1 32KB, L2 256 KB tích hợp bên trong BXL, socket 370 FC-PGA, Có các tốc độ như 533, 566, 600, 633, 667, 700, 733, 766, 800 MHz (bus 66 MHz), 850, 900, 950, 1000, 1100, 1200, 1300 MHz (bus 1000 MHz).

Tualatin Celeron (Celeron S) (năm 2000) được "rút gọn" từ kiến trúc BXL Pentium III Tualatin, áp dụng công nghệ 0,13 µm, bộ nhớ đệm L1 32KB, L2 256 KB tích hợp, socket 370 FC-PGA, bus hệ thống 100 MHz, gồm các tốc độ 1,0, 1,1, 1,2, 1,3 và 2,9 GHz.


Đinh Quang Vinh tham khảo sciencystuff​
 
Sửa lần cuối:
Trả lời

long bac

Búa Gỗ
Cũng như mấy bạn trên, không hiểu gì hết trơn
ước gì mình là người tạo ra nó !
 
Coi xong ko hiểu gì ráo :)
 

vettinhsau

Rìu Sắt
Mình cũng có con amd a8 k sài, hôm nào rỗi khai quật nó, ai đó làm ơn cho mượn kính hiển vi và máy ảnh chụp macro nhé...
 

guest11

Rìu Chiến Chấm

"....chi nhánh TPHCM của Công ty Thiết kế và Sản xuất chip Arrivetechnologies (California, Mỹ))
Mới chỉ là chi nhánh của công ty mẹ bên ngoại quốc thôi.
 

dammage

Rìu Chiến
"....chi nhánh TPHCM của Công ty Thiết kế và Sản xuất chip Arrivetechnologies (California, Mỹ))
Mới chỉ là chi nhánh của công ty mẹ bên ngoại quốc thôi.

bạn đọc không kỹ rồi, để tui chia ra 2 phần cho dễ thấy
Từ năm 2006, 2 con chip AT4848 và Europa đã ra đời tại chi nhánh TPHCM của Công ty Thiết kế và Sản xuất chip Arrivetechnologies (California, Mỹ), là những con chip đầu tiên có người Việt tham gia nghiên cứu, thiết kế.

Tới 16-1-2008, chip có tên SigmaK3, kết quả của đề tài “Nghiên cứu thiết kế lõi IP và chế tạo chip 8-bit RISC SigmaK3”, do ICDREC và ĐH Quốc gia TPHCM thiết kế. Đây là chip “thuần Việt” đầu tiên ra đời.....
phần đầu chỉ là để dẫn nhập cho bài viết và "khoe" có người việt tham gia thôi, chứ đâu có nói 2 con chip đó là thuần việt đâu, con "thuần việt" ở đây là con SigmaK3 do ICDREC và ĐH Quốc gia TPHCM tự làm (không liên quan gì tới Arrivetechnologies), 2 cái khác nhau mà bạn
 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm
bạn đọc không kỹ rồi, để tui chia ra 2 phần cho dễ thấy

phần đầu chỉ là để dẫn nhập cho bài viết và "khoe" có người việt tham gia thôi, chứ đâu có nói 2 con chip đó là thuần việt đâu, con "thuần việt" ở đây là con SigmaK3 do ICDREC và ĐH Quốc gia TPHCM tự làm (không liên quan gì tới Arrivetechnologies), 2 cái khác nhau mà bạn
Bạn nói đúng. Hai con chips này do ĐH Quốc gia TP HCM thiết kế và được coi là sản phẩm đặt 'viên gạch' đầu tiên cho ngành công nghệ vi mạch trong nước (sản phẩm vi mạch đầu tiên, chứ chưa phải là phát minh). Đây là niềm vui lớn cho dân Việt, nhưng chưa phải là niềm hãnh diện vì thiết kế này chưa phải là thiết kế chưa từng có. Kỹ thuật sản xuất chips đã có sẵn nhưng Việt Nam không thể tự sản xuất chips này; và ý tưởng thiết kế này cũng đã có trên thế giới. Thiết kế này mới chỉ là bước đầu (cần có) trong lãnh vực phát minh và sản xuất. Tương lai vẫn còn mù mịt. Dân Việt không thiếu nhân tài, chất xám. Chất xám người Việt tại hải ngoại được nuôi dưỡng và phát triển vì có được điều kiện thuận lợi. Nhưng tiếc thay nhân tài tại Việt Nam không có được môi trường thuận lợi.
 

Huynhtam01284

Búa Đá Đôi
Chắc phải đợi tự làm con ốc vít xong cái đã rồi hãy mơ tới cũng chưa muộn -.- haizzz
Cái tư tưởng ỐC VÍT của bạn thì bao giờ đất nước mới khá lên được, ai đưa ra ý tưởng mới thì cũng có người vào bảo "đợi làm xong cái ốc vít đi rồi tính" ...muôn đời nát ;)