Mẹo chụp hình
Làm sao có ảnh đẹp như những ảnh này (có phần phản chiếu)?
/QUOTE]
Không ngờ cách này thật đơn giản, lúc trước thì phải nhờ tới phù thuỷ Photoshop
POCO bứt phá với POCO X7 Series: Hiệu năng dẫn đầu kết hợp thiết kế táo bạo
We've detected that you are using AdBlock Plus or some other adblocking software which is preventing the page from fully loading.
We don't have any banner, Flash, animation, obnoxious sound, .... We do not implement these annoying types of ads!
We need money to operate the site, and almost all of it comes from our online advertising.
Please add vn-z.vn to your ad blocking whitelist or disable your adblocking software.
All the knowledge we share is completely free. If you are willing, please support us here.
Mẹo chụp hình
Làm sao có ảnh đẹp như những ảnh này (có phần phản chiếu)?
/QUOTE]
Không ngờ cách này thật đơn giản, lúc trước thì phải nhờ tới phù thuỷ Photoshop
ăn cắp vặt
Người phụ nữ vén váy, lấy trộm ốp điện thoại
Bạo động tại Philadelphia, Pensylvania
Thứ hai ngày 26 tháng 10
- Tại Philadelphia, Pensylvania cảnh sát đã bắn chết một người Mỹ đen tên Walter Wallace Jr., 27 tuổi.
- Sau khi cảnh sát nhận được một cú điện thoại, cảnh sát đến nơi gọi, thấy Walter Wallace đang cầm dao. Cảnh sát ra lệnh anh bỏ dao xuống nhưng người cầm dao không tuân theo và cảnh sát đã bắn hơn 10 viên đạn vào người anh. Kết quả Walter Wallace chết sau khi được chở vào bệnh viện.
- Sau đó dân chúng xuống đường biểu tình phản đối cảnh sát, liệng gạch đá vào cảnh sát, miệng hô lớn BLM và đập phá một số cửa tiệm.
- Ít nhất 30 cảnh sát bị thương trong đó 12 người phải nhập viện. Một nữ cảnh sát, 56 tuổi bị thương nặng khi một xe chạy tông vào bà và đồng nghiệp.
- Hơn 30 người biểu tình đã bị bắt giữ.
Một số xe bị đốt trong đó có ít nhất một xe cảnh sát
Gạch đá được dùng để tấn công cảnh sát
Một nhân viên cảnh sát bị thương
Cảnh sát và một người biểu tình
Người biểu tình phóng pháo hoa
Cảnh hỗn loạn tại University City
Một số người bị bắt giữ
Hiện trường nơi Walter Wallace bị bắn chết
Không sai. Đêm 27 tháng 10, BLM tiếp tục biểu tình, phóng hỏa trên đường và đập phá nhiều cửa tiệm, ăn cắp đồ tại Philadelphia. Cảnh sát bất lực và tiểu bang đã gởi vệ binh quốc gia của tiểu bang đến để tiếp tay với cảnh sát.
Thảm sát tại nhà thờ chính tòa Nice, PhápPháp và khủng bố Hồi Giáo cực đoan
Vài tuần trước một thày giáo cho học sinh cả lớp coi hình hí họa của người sáng lập Hồi Giáo, Mohamet. Vài ngày sau giáo sư đó bị chặt đầu do một người Hồi Giáo cực đoan. Hằng ngàn dân Paris xuống đường biểu tình, cảnh báo quyền tự do ngôn luận tại Pháp đang bị đe dọa.
Ngày 28 tháng 10, tại Nhà thờ chính tòa Noter Dame ở thành phố Nice. Một người khủng bố Hồi Giáo cực đoan đã vào nhà thờ, đâm và chặt đầu một cụ già khoảng 70 tuổi đến nhà thờ sớm để cầu nguyện. Một nạn nhân khác 45 tuổi cũng bị chặt đầu. Người thứ 3 khoảng 30 tuổi bị đâm nhưng chạy thoát ra khỏi nhà thờ. Trước khi giết người, kẻ khủng bố Hồi Giáo cực đoan hô to tiếng Ả Rập “Allahu Akbar”. Cảnh sát đến và bắn chết kẻ khủng bố.
Hai giờ đồng hồ sau, tại một thành phố khác, thành phố Avignon, cách xa Nice 190 cây số, một khủng bố khác hô to “Allahu Akbar” và đe dọa dân trên đường phố. Cảnh sát đến và bắn chết kẻ khủng bố.
Trong vài thập niên qua, Pháp (và Tây Âu) đã tiếp nhận rất nhiều người tị nạn Hồi Giáo từ Trung Đông và Phi Châu. Phần lớn những người này không muốn thích nghi vào đời sống mới của quốc gia đã tiếp nhận mình, ngược lại họ muốn biến quốc gia tiếp nhận họ thành một nước Hồi Giáo.
Với tỷ lệ sinh sản của dân da trắng xuống quá thấp trong vài thập niên qua, trong vài thập niên tới dân Pháp da trắng sẽ thành sắc dân thiểu số ngay tại quê hương mình.
Nhà thờ chính tòa Noter Dame tại Nice, nơi kẻ khủng bố chặt đầu 2 người và đâm trọng thương 1 người
Bên trong nhà thờ chính tòa, nơi nạn nhân đến cầu nguyện và bị chặt đầu
Cảnh sát đến hiện trường
Một phút mặc niệm cho nạn nhân tại quốc hội Pháp
Tin này đã đăng rồi bác chủ top à"Dời trường học"
Một trường học tại Thượng Hải 5 tầng được xây cất năm 1935, phải được dời đi chỗ khác, nhường chỗ cho việc xây cất một khu thương mại.
Để di chuyển trường này, kỹ sư đã phải dùng đến 200 trụ đỡ tòa nhà. Những trụ này sẽ phải làm 2 việc chính: Nâng tòa nhà lên, và di chuyển như những chân của động vật. Toàn nhà đã được di chuyển một đoạn đường dài 62 mét và phải cần 18 ngày di chuyển tới đích.
Bạo loạn cũng dữ mà số ca nhiểm Covid-10 cũng nhiềuBên lề về dịch covid-19, vào đây tám
Mẹo chụp hình Làm sao có ảnh đẹp như những ảnh này (có phần phản chiếu)? /QUOTE] Không ngờ cách này thật đơn giản, lúc trước thì phải nhờ tới phù thuỷ Photoshopvn-z.vn
Tây Ban Nha và Covid-19
Tuần này Tây Ban Nha ban bố tình trạng khẩn trương trên toàn quốc về ca nhiễm Covid-19 tăng nhanh, và cho phép chính quyền địa phương ban hành luật lockdown, đặc biệt nghiêm nhặt với Barcelona. Dân chúng biểu tình phản đối và liệng gạch đá vào cảnh sát.
Nếu vậy coi thêm clip này còn cũ hơnTin này đã đăng rồi bác chủ top à
Section 230 và Twitter, Facebook, Google
Ngày 28 tháng 10, CEO’s của Twitter (Jack Dorsey) , Facebook (Mark Zuckerberg), và Google (Sundar Pichai) đã phải điều trần trước một tiển ban của thượng viện (viễn liên) về sự không công bằng trong việc chặn tin của cánh hữu.
Sundar Pichai, Mark Zuckerberg, và Jack Dorsey
Dẫn Nhập
- Nếu báo chí, đài truyền hình, truyền thanh… cố tình vu cáo gian bạn lừa đảo, không bằng chứng, bạn có quyền thưa kiện tờ báo, đài truyền hình, truyền thanh đó (CNN và Washington Post đã bị kiện 2 năm trước đây và đã thỏa thuận chịu bồi thường ngoài tòa). Vì giới này thuộc nhóm đưa tin. Họ có thể và có quyền kiểm duyệt các bài đăng (publishers).
- Nếu một người dùng mạng xã hội như Twitter, Facebook, Google…. Cố tình vu cáo gian bạn lừa đảo, bạn không thể thưa kiện Twitter, Facebook, Google được vì những mạng xã hội đó chỉ là diễn đàn (platforms), không phải như cơ quan truyền thông, báo chí đưa tin tức thời sự.
Tại sao có Section 230?
- Bắt nguồn từ từ thập niên 1950’s khi một tiệm sách, bán rất nhiều loại sách, trong đó có sách tục tĩu. Một số người kiện chủ nhân tiệm sách bán sách tục tĩu. Vụ kiện kéo dài và lên đến tối cao pháp viện. Vụ kiện này gây hiệu ứng cóng lạnh “Chilling Effect”, một người phải chịu trách nhiệm về nội dung của sách, bài đăng của người khác.
- Vào đầu thập niên 1990’s khi internet bắt đầu nở rộ, hai diễn đàn (platforms) xuất hiện: CompuServe và Prodigy. CompuServe chọn cách không kiểm soát (moderatin), Prodigy chọn cách chọn lọc bài đăng cho hợp với nhiều người dùng. Cả hai bị thưa kiện. CompuServe bị thưa kiện, nhưng về sau vụ kiện bị hủy. Còn Prodigy gặp vấn đề khi kiểm soát bài đăng vì làm như vậy Prodigy thuộc Publisher, người đăng tin như một tờ báo chứ không phải kệ bán báo (platforms).
Năm 1996 một đạo luật Mỹ ra đời trong đó có Section 230. Điều khoản này bảo vệ mạng xã hội (platforms), giúp mạng xã hội tránh bị kiện tụng, bị bồi thường (trong đại đa số trường hợp) vì nội dung bài đăng của người dùng.
Lập luận chính của mạng xã hội: Chúng tôi được Section 230 bảo vê, và chúng tôi muốn chặn đứng tin tức sai lệch được thông tin trên mạng xã hội.
Lâp luận chính chủ tiểu ban thượng viện: Nếu mạng xã hội chọn lọc thông tin của người dùng (kiểm duyệt) thì mạng xã hội không được Section 230 bảo vệ vì đã hành động như một cơ quan đưa tin (publisher, chịu trách nhiệm về nội dung bài đăng) chứ không thuộc diễn đàn (platform, không chịu trách nhiệm về nội dung của bài đăng của người dùng diễn đàn, được Section 230 bảo vệ.) Và nếu mạng xã hội có mục đích ngăn chặn thông tin sai lạc, tại sao lại kiểm duyệt cánh hữu mà không kiểm duyệt cánh tả?. Mạng xã hội chỉ được chọn một trong hai: platform hoặc publisher mà không được cả hai.
Một cuộc đối chất trong nhiều đối chật giữa Thượng Nghị Sĩ (TNS) của tiểu ban thượng viện và Jack Dorsey (Twitter)
TNS Cruze: Twitter có khả năng tạo ảnh hưởng kết quả bầu cử sắp tới không?
Dorsey: Không.
TNS Cruze: Ông không tin là Twitter có khả năng tạo ảnh hưởng kết quả bầu cử?
Dorsey: Chúng tôi chỉ là một phần của nhiều phương tiện truyền thông mà mọi người có.
TNS Cruze: Như vậy là ông đang tuyên bố trước tiểu ban này là khi Twitter kiểm duyệt, bịt miệng, ngăn chặn tiếng nói bất đồng chính kiến hoàn toàn không có ảnh hưởng gì đến kết quả bầu cử?
Dorsey: Mọi người có sự lựa chọn phương tiện truyền thông họ muốn…
TNS Cruze: Không. Họ không có sự lựa chọn nếu họ không được nghe những thông tin. Nếu ông không nghĩ là ông có khả năng tạo ảnh hưởng kết quả bầu cử, tại sao ông lại chặn đứng việc thông tin?
Dorsey: Chính sách của chúng tội là bảo đảm có nhiều tiếng nói tại diễn đàn. Chúng tôi đã thấy có nhiều lạm dụng, đe dọa, làm nhiều người bỏ diễn đàn.
TNS Cruze: Hai tuần trước đây, Twitter, và Facebook mặc dầu ít hơn, đã đơn phương quyết định kiểm duyệt tờ báo New York Post, và một số bài báo có những thông tin quan trọng liên quan đến sự tham nhũng, hối lộ của Joe Biden trong vụ Ukraine và Trung Quốc. Quyết định này của Twitter nhằm hai mục đích: 1) ngăn chặn mọi người dùng Twitter chia sẽ bài báo; 2) và chặn (blocked) tờ New York Post chia sẻ bài báo của tờ báo mình. Tại sao Twitter quyết định kiểm duyệt tờ báo New York Post?”
Dorsey trả lời đó là theo chính sách “thông tin bị hacked” của Twitter được áp dụng từ năm 2018. Tuy nhiên Dorsey thừa nhận Twitter không biết thông tín trong bài báo của New York Post có bị hacked hay không.
TNS Cruze: Như vậy theo cách nhìn của ông, nếu nguồn của bản tin không được xác định, Twitter có quyền block bài đăng của báo chí? Trong trường hợp này tờ New York Post xác nhận rõ ràng là New York Post lấy thông tin từ laptop đích thực của Hunter Biden. Tờ báo không hề che dấu nguồn.
Dorsey trả lời cộng sự viên của ông đã làm một “quyết định nhanh” và chính sách ngăn chặn đường dẫn đến những bài báo của New York Post là sai. Nhưng bây giờ chính sách đó đã thay đổi.
TNS Cruze: Cho tới hôm nay, và tới giờ này, sau hai tuần, tờ New York Post vẫn còn bị cấm (blocked) đăng bài.
Dorsey: Đúng. Với điều kiện họ chỉ cần đăng nhập và xóa bài cũ, vì bài gốc cũ vi phạm chính sách của Twitter, và đăng lại y chang bài cũ, mọi sự sẽ trôi chảy.
TNS Cruze: Như vậy ông có quyền hạn kiểm soát báo chí. Tờ New York Post đã có hơn hai trăm năm, là tờ báo đứng hàng thứ 4 trong phạm vi lưu hành ấn bản in. Và với cương vị của ông tại Silicon Valley, ông có quyền yêu cầu, ra lệnh báo chí phải đăng những bài gì, và gởi thông điệp đến người dân Mỹ họ chỉ có thể nghe biết những gì. Có đúng không? Tôi có một câu hỏi cho ông. Ông chặn tờ New York Post vì bài đăng do nguồn bị hacked. Twitter có chặn tờ New York Times khi tờ này vài tuần trước đây đăng bản sao của hồ sơ khai thuế của Trump?
Dorsey: Chúng tôi nghĩ chúng tôi không vi phạm chính sách của chúng tôi vì tờ New York Times chỉ tường trình (report) bản tinh chứ không phát tin (distribute).
TNS Cruze: Thực sự không đúng. Tờ New York Times đăng bài từ nguồn chính. Và theo luật liên bang, những ai đăng hồ sơ thuế của một người mà người đó không cho phép, người đăng đã phạm tội hình sự. Bài đăng của New York Times đã vi phạm luật liên bang, và Twitter đã để người dùng lưu hành bản tin đó, trong khi bài đăng của New York Post không có lợi cho Joe Biden trong mùa bầu cử, Twitter đã tuyệt đối tìm cách ngăn chặn và bịt miệng mọi người.
Dorsey: Một lần nữa, chúng tôi công nhận những lỗi lầm đó và chúng tôi đã thay đổi chính sách đó trong vòng 24 tiếng đồng hồ.
TNS Cruze: Nhưng ông vẫn còn đang chặn (block) tờ New York Post. Ông đâu đã thay đổi.
Dorsey: Chúng tôi đã thay đổi. Họ chỉ đăng nhập. xóa bài gốc cũ, và….
TNS Cruze: Ông có thể [quyền] kiểm duyệt tờ Politico, (giả sử) tờ New York Times, và mọi cơ quan thông tin khác. Ông Dorsey, “who the hell”, ai đã bầu chọn ông và đặt ông vào vị trí cho phép ngành truyền thông thông tin những gì và cho phép người dân nghe biết những gì?....
Một thượng nghị sĩ (TNS) khác về chính sách “thông tin sai lạc”. Trong tháng qua một số bài Tweets của Trump bị dán nhãn coi chừng “thông tin sai lạc” trên Twitter. Lãnh tụ Ayatollah Ali Khamenei của Iran thường hay đăng bài trên Twitter phủ nhận việc Holocaust là có thực và kêu gọi tiêu diệt Do Thái.
** Holocaust là một từ của việc Đức Quốc Xã Hitler giết 6 triệu người Do Thái.
TNS Cory Gardner: Ông có tín holocaust đã xảy ra?
Dorsey: Tôi tin.
TNS Cory Gardner: Ông có đồng ý những ai thông tin phủ nhận holocaust là thông tin sai lạc không?
Dorset: Ơ. Tôi tin
TNS cory Gardner: Cám ơn ông đã trả lời câu hỏi này. Tôi rất ngạc nhiên. Ayatollah Ali Khamenei đã làm việc thông tin sai lạc: phủ nhận holocaust là có thực trên Twitter. Và những bài tweets của Ayatollah Ali Khamenei không hề bị dán cảnh báo “thông tin sai lạc.”
Dorset: Tôi không thấy Ayatollah Ali Khamenei vi phạm chính sách của Twitter (trong 3 phạm vi: Covid-19, sức khỏe công chúng, đàn áp đi bầu, và can thiệp vào việc bầu cử).
Ngoài ra một thượng nghị sĩ khác, Johnson, hỏi Dorset có chứng cớ nào bài đăng của tờ báo là do Nga cung cấp.
Dorset: Không có
TNS Johnson: Ông không có bằng chứng? Thế tại sao ông ngăn chặn trên Twitter, một mạng đáng lý ra dùng để cổ võ tự do phát biểu tư tưởng, một tư tưởng đúng sự thật?
Dorset: Chúng tôi tin là nguồn tin bị hacked. Chúng tôi quyết đoán….
TNS Johnson: Cái gì bị hacked? Nguồn tin đâu có bị hacked.
Dorset: Vào lúc chúng tôi quyết đoán, nguồn tin có vẻ bị hacked.
TNS Johnson: Ông sai rồi.
Dorset: Nhưng sau đó chúng tôi đã cập nhật (update) chính sách của chúng tôi trong vòng 24 giờ đồng hồ.