This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

Bên lề về dịch covid-19, vào đây tám

guest11

Rìu Chiến Chấm
Ảnh trông có vẻ siêu thực

Moises Levy,
một nhiếp ảnh gia và kiến trúc sư. Ông chụp ảnh nhiều thể loại, phần lớn đen trắng, trong đó phần nhiều là những sinh hoạt của dân chúng trong thành phố, đặc biệt tại bãi biển nơi có nhiều người, nhiều sinh hoạt khác nhau…
Ảnh ông chụp trông giống như “siêu thực” (surreal), không thể có trong thực tại (hoàn toàn không ghép hình). Sở dĩ ông tạo được hiệu ứng siêu thực vì khi ông chụp “ngược sáng” (backlit), nguồn sáng chiếu về ống kính tạo tấm ảnh thành shilhouette (hình bóng, chú trọng vào những nét chung quanh của vật thể), và hạ ống kính xuống thật thấp để tạo vật gần máy ảnh to hơn, vật xa máy ảnh nhỏ hơn. Nhưng phần chính vẫn nhờ vào bố cục của ảnh. Ông điêu luyện trong lãnh vực này



























 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Pháp và khủng bố Hồi Giáo cực đoan

Vài tuần trước một thày giáo cho học sinh cả lớp coi hình hí họa của người sáng lập Hồi Giáo, Mohamet. Vài ngày sau giáo sư đó bị chặt đầu do một người Hồi Giáo cực đoan. Hằng ngàn dân Paris xuống đường biểu tình, cảnh báo quyền tự do ngôn luận tại Pháp đang bị đe dọa.

Ngày 28 tháng 10, tại Nhà thờ chính tòa Noter Dame ở thành phố Nice. Một người khủng bố Hồi Giáo cực đoan đã vào nhà thờ, đâm và chặt đầu một cụ già khoảng 70 tuổi đến nhà thờ sớm để cầu nguyện. Một nạn nhân khác 45 tuổi cũng bị chặt đầu. Người thứ 3 khoảng 30 tuổi bị đâm nhưng chạy thoát ra khỏi nhà thờ. Trước khi giết người, kẻ khủng bố Hồi Giáo cực đoan hô to tiếng Ả Rập “Allahu Akbar”. Cảnh sát đến và bắn chết kẻ khủng bố.
Hai giờ đồng hồ sau, tại một thành phố khác, thành phố Avignon, cách xa Nice 190 cây số, một khủng bố khác hô to “Allahu Akbar” và đe dọa dân trên đường phố. Cảnh sát đến và bắn chết kẻ khủng bố.
Trong vài thập niên qua, Pháp (và Tây Âu) đã tiếp nhận rất nhiều người tị nạn Hồi Giáo từ Trung Đông và Phi Châu. Phần lớn những người này không muốn thích nghi vào đời sống mới của quốc gia đã tiếp nhận mình, ngược lại họ muốn biến quốc gia tiếp nhận họ thành một nước Hồi Giáo.

Với tỷ lệ sinh sản của dân da trắng xuống quá thấp trong vài thập niên qua, trong vài thập niên tới dân Pháp da trắng sẽ thành sắc dân thiểu số ngay tại quê hương mình.

Nhà thờ chính tòa Noter Dame tại Nice, nơi kẻ khủng bố chặt đầu 2 người và đâm trọng thương 1 người


Bên trong nhà thờ chính tòa, nơi nạn nhân đến cầu nguyện và bị chặt đầu


Cảnh sát đến hiện trường




Một phút mặc niệm cho nạn nhân tại quốc hội Pháp
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Một nhà thờ Tin Lành Việt Nam tại Philadelphia cũng bị BLM đốt vào tối thứ ba ngày 27 tháng 10.

Mục sư Philip Phạm tối thứ ba nhận được cú điện thoại của một giáo dân gọi nhà thờ bị đốt. Ông nói BLM đã đốt nhà thờ bằng cách phóng hỏa có chất hóa học lên mái nhà và nhà thờ bị cháy từ trên xuống dưới. Ông nói ông không hiểu tại sao họ lại có thể làm như vậy được. Ông lo lắng cho 3 ổ cứng (harddrives) của nhà thờ bị cháy rụi. Nhưng khi vào đến nơi ông ngạc nhiên 3 ổ cứng không hề hấn gì.

Bên trong nhà thờ bị cháy


Cháy trên cháy dưới nhưng 3 ổ cứng vẫn không bị gì


Một trong 3 ổ cứng thoát cháy


 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm

Pháp và Covid-19

Tổng thống Pháp ban hành luật lockdown được áp dụng tại Paris bắt đầu từ thứ sáu ngày 30 tháng 10 tới ngày 1 tháng 12 năm 2020. Đây là lần thứ 2 luật lockdown được ban hành, sau khi trong vòng 24 tiếng đồng hồ số ca nhiễm covid-19 của Pháp là 47.637, và số tử vong là 235. Một số thành phố khác tại Âu Châu cũng đã và đang rục rịch tái ban hành luật lockdown vì ca nhiễm lên cao báo động mặc dầu số tử vong thấp.

Tối thứ năm ngày 29 tháng 10, dân Paris ra ngoài ăn bữa cuối cùng trước ngày lockdown. Đường xá kẹt xe một phần là một số người muốn thoát khỏi Paris ra ngoại ô và nơi khác để tránh lockdown tại Paris.

Thưởng thức đêm cuối trước khi bị lockdown tại Paris




Dân chúng lũ lượt ra khỏi Paris tại gare de Lyon


Xếp hàng đợi từ bên ngoài nhà ga Lyon


Giấy đi cầu bị mua gần hết tại siêu thị ở Paris


Sau khi luật lockdown có giá trị



Xe cộ tại Khải Hoàn Môn, muốn thoát khỏi Paris để tránh lockdown


Kẹt xe khi dân chúng muốn ra khỏi Paris trước giờ lockdown

Tại một vài thành phố tại Âu Châu, dân chúng biểu tình phản đối lockdown, phóng hỏa trên đường và đập phá




Tỷ lệ ca nhiễm/1 triệu dân tại một số nước Âu Châu


Tỷ lệ tử vong/1 triệu dân tại một số nước Âu Châu


Tỷ lệ ca nhiễm/tổng số dân tại Âu Châu và Mỹ


Tỷ lệ tử vong/tổng số dân tại Âu Châu và Mỹ
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Thảm sát tại nhà thờ chính tòa Nice, Pháp
Thủ pham chặt đầu 2 người và đâm chết một người tại nhà thờ chính tòa Nice là Brahim Aoussaoui, 21 tuổi, người Tunisia. Brahim vào lục địa Ậu Châu tại Ý khi con tàu chở Brahim Covid-19 cho khách vào Ý sau khi bị cách ly Covid-19 vào ngày 8 tháng 10. Ngày hôm sau chính quyền Ý thả Brahim và Braham đi xe lửa tới Pháp. Ba tuần sau Brahim có mặt tại Nice, vào nhà thờ chính tòa, đâm và chặt đầu 2 người đang cầu nguyện trong nhà thờ. Người thứ 3 bị đâm, chạy thoát nhưng sau đó cũng chết. Trước khi chết nạn nhân nhắn nhủ người chung quanh rằng hãy nói cho con cái nạn nhân biết là nạn nhân rất thương yêu chúng.
Vụ án mạng xảy ra sau khi tổng thống Pháp Macron bênh vực một tờ báo Pháp in hình vị sáng lập Hồi Giáo Mohamet vì tự do ngôn luận. Trước đây vài tuần một thày giáo trong lúc dạy học sinh về tự do ngôn luận và có trưng hình Mohamet cho học sinh coi. Vài ngày sau vị giáo sư này bị một khủng bố Hồi Giáo quá khích chặt đầu. Dân chúng Paris biểu tình lên án vụ chặt đầu vị giáo sư và cảnh báo mọi người tự do ngôn luận tại Pháp đang bị đe dọa.

Thủ phạm Brahim Aoussaoui, 21 tuổi khi vào Ý ngày 8 tháng 10 năm 2020


Thủ phạm bị cảnh sát bắn và được nhân viên y tế băng bó vết thương ngay tại hiện trường



Nạn nhân bị đâm Simone Barreto Silva, 44 tuổi, người Ba Tây, chạy thoát tới một quán 3 nhưng sau đó chết. Trước khi chết cô nói. Hãy nói con tôi rằng tôi yêu con tôi lắm.


Mẹ thủ phạm tại Tunisia khóc nức nở khi hay tin con mình giết người và bị bắn


Nhân viên chính quyền điều tra tại hiện trường, trước nhà thờ chính tòa tại Nice


Nhân viên điều tra tại một quán cà phê gần nhà thờ chính tòa



Dân chúng thắp nến tưởng nhớ nạn nhân



Dân chúng biểu tình tưởng niệm nạn nhân và lên án vụ thảm sát


Tưởng niệm nạn nhân




Sau vụ thảm sát, dân chúng tại Tunisia biểu tình phản đối việc in hình Mohame, vị sáng lâp Hồi Giáo


Tại Ấn Độ, dân Hồi Giáo phản đối tổng thống Pháp


Dân Hồi Giáo tại Ân Độ phản đối chính quyền Pháp


Tại Pakistan
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Động đất 7.0 tại Thổ Nhĩ Kỳ và Hy lạp

Ngày 30 tháng 10 một cơn động đất với cường độ 7. 0 Richter scale đã xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, gây thiệt mạng ít nhất 14 người, 419 người bị thương. Chính quyền và dân chúng đang kiếm tìm thêm những người sống sót dưới những lớp tường đổ.

Sau cơn động đất 7.0 tại Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ


Tải thương




Tìm kiếm kẻ sống sót






Hoang tàn sau cuộc động đất


Một tòa nhà cao bị sụp


Tìm kiếm nạn nhân



















 

guest11

Rìu Chiến Chấm

Tây Ban Nha và Covid-19

Tuần này Tây Ban Nha ban bố tình trạng khẩn trương trên toàn quốc về ca nhiễm Covid-19 tăng nhanh, và cho phép chính quyền địa phương ban hành luật lockdown, đặc biệt nghiêm nhặt với Barcelona. Dân chúng biểu tình phản đối và liệng gạch đá vào cảnh sát.

Người biểu tình và cảnh sát tại Barcelona


Cảnh sát được được gọi đến để trị an. Ít nhất 2 người bị bắt giữ


Người biểu tình liệng gạch đá tấn công cảnh sát


Phóng hỏa trên đường




Khói lửa


Bắt giữ








 

guest11

Rìu Chiến Chấm
"Dời trường học"
Một trường học tại Thượng Hải 5 tầng được xây cất năm 1935, phải được dời đi chỗ khác, nhường chỗ cho việc xây cất một khu thương mại.
Để di chuyển trường này, kỹ sư đã phải dùng đến 200 trụ đỡ tòa nhà. Những trụ này sẽ phải làm 2 việc chính: Nâng tòa nhà lên, và di chuyển như những chân của động vật. Toàn nhà đã được di chuyển một đoạn đường dài 62 mét và phải cần 18 ngày di chuyển tới đích.

 

Modelo

Rìu Chiến
Tin này đã đăng rồi bác chủ top à
 

Modelo

Rìu Chiến
Bạo loạn cũng dữ mà số ca nhiểm Covid-10 cũng nhiều
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Thế giới Hồi Giáo phản đối tổng thống Pháp

Bối cảnh


Năm 2011, một tờ báo Pháp có tên Charlie Hebdo, in hình giáo chủ Muhammad, vị sáng lập Hồi Giáo. Ngay sau khi báo được phát hành, thế giới Hồi Giáo công kích tờ báo quyết liệt. Và sau đó nhóm Hồi Giáo cực đoan bắt đầu thực hiện những cuộc khủng bố vào ban biên tập tờ báo, nước Pháp, và Do Thái.

- Ngày 2 tháng 11 năm 2011, khúng bố đã tấn cộng tòa sạn tờ báo nhưng không ai bị thương

- Tháng 3 năm 2012 nhóm khủng bố giết 3 b sinh Do Thái, một thày tư tế Do Thái Giáo, và 3 người khác tại Toulouse, Pháp

- Ngày 7-9 tháng 1 năm 2015 nhóm khủng bố tấn công tòa soạn báo Charlie Hebdo, giết chết 12 biên tập viên tờ báo và 2 người tại tiệm thực phẩm Do Thái

- Ngày 13 tháng 11 năm 2015, khủng bố tấn công nhà hòa nhạc và một số nơi khác tại Paris, gây tử vong 130 người

- Ngày 14 tháng 7 năm 2016, một tên khủng bố lái xe đâm vào đám người ăn mừng lễ Bastille Day tại Nice, giết chết 86 người

- Ngày 26 tháng 7, một linh mục 85 tuổi đang lúc làm lễ bị 2 tên khủng bố cứa cổ chết

… và còn nhiều vụ khủng bố khác do nhóm Hồi Giáo cực đoan thực hiện.

Gần đây nhất, 2 tuần trước vào ngày 16 tháng 10, một giáo sư bị cắt cổ chết ngay trên đường vì ông trong lúc dạy môn lịch sử về tự do ngôn luận, cho học sinh coi hình Muhammad.

Tổng thống pháp lên án hành vị khủng bố giết vị giáo sư đó và tuyên bố tự do ngôn luận tại Pháp bị đe dọa.

Ngày 29 tháng 10, một thanh niên Hồi Giáo người Tunisia đi tàu lậu tiến vào lãnh thổ Ý, nhưng bị chặn lại và cả tàu bị cách ly trên một hòn đảo. Sau thời gian cách ly, tàu cặp bến Ý và những người trên Tàu bị tạm giữ vì nhập cảnh lậu. Nhưng không hiểu sao chính quyền địa phương thả thanh niên này. Sau khi được thả, thanh niên này lấy xe lửa đi Paris, và vòng thành phố Nice, vào một nhà thờ chính tòa, đâm và cắt cổ 2 giáo dân đang cầu nguyện trong thánh đường, người thứ 3 bị đâm nhưng chạy thoát tới một cửa tiệm gần đó. Sau môt thời gian ngắn người đó chết.

Sau vụ án mạng, tổng thống Pháp Macron tuyên bố Pháp sẽ không “từ bỏ những giá trị của Pháp”. Ngay sau đó thế giới Hồi Giáo biểu tình chống tổng thống Pháp tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Tại Karachi, Pakistan


Tại Bangladesh


Trước cửa tòa đại sứ Pháp tại Beirut, Lebanon


Tại Ấn Độ

Tại Lahore, Pakistan


Palestine


Treo hình nộm TT Pháp Macron tại Afghanistan…


…và đốt


Cảnh sát ngăn chặn người biểu tình trước nơi đại sứ Pháp cư trú tại Beirut, Lebanon


Cảnh sát Beirut, Lebano ngăn chặn người biểu tình


Cảnh sát bắn hơi cay để giải thể đám biểu tình trước tòa đại sứ Pháp tại Islamabad, Pakistan


Chạy trốn hơi cay


Trước tòa đại sứ Pháp tại Moscow, Nga


Trước tòa đại sứ Pháp tại Copenhagen, Đan Mạch


Trước tòa đại sứ Pháp tại Berlin, Đức


Trước tòa đại sứ Pháp tại London


Palestine


Nam Dương (Indonesia)


Afghanistan


Tripoly, Lybia


Somalia


Bangladesh


Ấn Độ
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Những cây cổ thụ già và hiếm nhất thế giới.

Ảnh do nhiếp ảnh gia Beth Moon chụp


Shebehon Forest


The Great Western Red Cedar


The Strangler Fig


Kapok


Desert Rose (Wadi Fa Lang)


The Ifaty Teapot


Corvus


Cetus


Lyra


Lacerta





 
Sửa lần cuối:

guest11

Rìu Chiến Chấm

Tweeter nhượng bộ
Ngày 14 tháng 10 tờ New York Post đăng bài trên Twitter liên quan đến vụ laptop của con trai Joe Biden trong đó có tài liệu gia đình Joe Biden làm ăn với công ty Burisma và một công ty tại TQ. Việc làm ăn này được coi như tham nhũng vì con trai Joe Biden lợi dụng chức vụ phó tổng thống của cha để làm ăn và chia phần cho cả nhà.
Ngay sau khi bài vừi được đăng Twitter blocked đường dẫn đến URL của tờ báo và khóa tài khoản tờ báo với lý do tài liệu tờ New York Post cung cấp là tài liệu bị đánh cắp (hacked) mà Twitter không đưa một bằng chứng nào. Sau vài ngày bị nhiều giới phản đối kịch liệt vì Twitter vi phạm tự do ngôn luận, Twitter nhượng bộ cho người dùng được dẫn đường link đến URL của tờ báo, nhưng vẫn khóa tài khoản Twitter của tờ báo. Một tiểu ban của thượng viện yêu cầu Jack Dorsey, CEO của Twitter, điều trần trước tiểu ban. Dorsey chối nhưng bị chất vấn tại sao tài khoản của tờ báo vẫn còn bị khóa. Dorsey đưa điều kiện tài khoản của tờ báo sẽ được mở trở lại với điều kiện New York Post xóa tweets cũ và đăng lại với nội dung không thay đổi (chỉ khác ngày đăng). New York Post vẫn không chịu xóa tweets cũ. Twitter vẫn không mở lại tài khoản tờ báo.

Thứ sáu ngày 30 tháng 10 cố phiếu của Twitter rớt thảm hại, thụt 21% trong khi chỉ số S&P 500 rớt chỉ 1.2% (Twitter nằm trong danh sách 500 công ty của chỉ số thị trường chứng khoán S&P 500).

Sau đó Twitter nhượng bộ, mở lại tài khoản của New York Post.

Tờ New York Post coi đây như một chiến thắng của tờ báo trong việc bảo vệ tự do ngôn luận. Được biết trong thời gian bị khóa tài sản, số người followers của tờ báo tăng 19.000 người.



https://nypost.com/2020/10/30/twitter-backs-down-agrees-to-unlock-posts-account/
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Diễn viên James Bond từ trần

Sir Sean Connery
, diễn viên nổi tiếng trong những phim James Bond vào những năm 1962-1971 từ trần, hưởng thọ 90 tuổi. Ông cũng từng diễn trong những phim The Untouchables, The Hunt for Red October, Indiana Jones and the Last Crusade, và The Rock.

Sean Connery và vợ năm 2012


Sean Connery trong phim James Bond 007 "Goldfinger" năm 1964


Trong phim 'Thunderball', 1965


Trong phim Indiana Jones And The Last Crusade
 

guest11

Rìu Chiến Chấm
Đề phòng bạo loạn trong ngày bầu cử 3 tháng 11 tại Mỹ

Dân Mỹ lo ngại sẽ có bạo loạn trong (sau) ngày bầu cử, không cần biết ai thắng, Joe Biden hay Donald Trump. Nhiều cửa tiệm tại nhiều thành phố lớn bắt đầu lấy gỗ bít cửa sổ, nhân viên an ninh chuẩn bị sẵn sàng đối phó với bạo loạn nếu bạo loạn xảy ra.

Washington DC








Los Angeles


New York City




Denver


Philadelphia